TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Vài nét về phân bố địa lý lịch sử và văn hóa tại vùng biển và hải đảo Việt Nam



tải về 392.55 Kb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13


28. Vài nét về phân bố địa lý lịch sử và văn hóa
tại vùng biển và hải đảo Việt Nam




Dư Văn Toán

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường



Báo cáo trình bày một số nét văn hóa tiêu biểu của cư dân ven biển Việt Nam theo dòng lịch sử phát triển đất nước. Căn cứ vào sơ đồ Nam tiến, xét theo vị trí bản đồ, có thể đưa ra giả thuyết từ hàng nghìn năm trước dân ta đã có thể có đi đến Hoàng Sa, 700 năm trước đã đến Trường Sa. Phân bố các dân tộc ven biển có 6 dân tộc (Kinh, Dao, Sán, Hoa, Chăm và Khơme) cùng với 5 tôn giáo (Thiên chúa, Phật, Ấn Độ, Cao Đài và Hòa Hảo). Từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo đề xuất lập chương trình nghiên cứu quốc gia về lịch sử, văn hóa vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.

Some remarks of geographical distribution of culture and history in the coastal areas and islands of Vietnam


Du Van Toan
Research Institute for Management of Seas and Islands,
Ministry of Natural Resources and Environment



This paper presents typical culture of the inhabitants of Vietnam coastal zone during Vietname's history. According to the expansion of our men, basing on the location map we can hypotherize that thousands years ago our people were able to go to the Paracel islands, 700 years ago we went to the Spratlys. Distribution of the coastal nation has six ethnic groups: Kinh, Dao, San, Hoa, Cham, Khmer, along with five religions: Christianity, Buddhism, Hinduism, Cao Dai and Hoa Hao. This paper proposed a program of national research on the history, culture and coastal islands of Vietnam.

29. Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái nhằm sử dụng
bền vững tài nguyên nước vùng ven biển Quảng Bình


Phan Văn Trường1, Nguyễn Cao Huần2, Đặng Văn Bào2

1Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Vùng ven biển Quảng Bình là một đơn vị lãnh thổ, nơi có nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng khả năng khai thác hạn chế do những điều kiện khó khăn. Nước thường xuyên thoát ra biển nhanh chóng làm nhiều khu vực thiếu nước trong mùa ít mưa. Báo cáo này trình bày khái quát những đặc trưng của tài nguyên nước trong khu vực và đề xuất các giải pháp kỹ thuật sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

The ecological engineering methods for using
water potential on Quang Binh coastal zone


Phan Van Truong1, Nguyen Cao Huan2, Dang Van Bao2

1Institute of Materials Science, Vietnam Academy of Science and Technology

2Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



The coastal area of Quang Binh is a terriorial unit. Water is the abundant resource available to this area, but limitedly exploited because of difficult conditions. Water usually runs quickly to the sea, consequently many areas are in water shortage in the short rainy season. This paper generalizes the characteristics of water sources in areas and proposes ecological engineering methods for resonable use of resources and environmental protection.

30. Tài nguyên đất và thực trạng khai thác, sử dụng đất
ở tỉnh miền núi Hà Giang


Nguyễn Xuân Trường

Đại học Thái Nguyên



Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. Tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế, đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Hướng sử dụng đất cần phải dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, nhằm kết hợp tốt ý đồ phát triển của các ngành để đưa ra hướng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo các quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và định hướng sử dụng đất theo các khu vực địa lý nhằm phát huy những thế mạnh riêng của mỗi vùng.



Land resource and situation of exploitation and
use of land in the Ha Giang’s mountainous province


Nguyen Xuan Truong

Thai Nguyen University



Ha Giang is located in the high mountainous area in the north of Vietnam. Naturally, it has many typical soil types of mountainous region. However, the province has ineffectively and inefficiently used of those. By analyzing soil quality, natural resources, socio-economic condition and economic development strategy till 2015, this paper presented some proposals for rational use and sustainable development of this territory.



31. Xây dựng vành đai nông nghiệp Thunen
ở tỉnh Hải Dương dựa vào mô hình Gravity


Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Hiền2, Trần Thùy Chi3

1Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam



Báo cáo này trình bày một phương pháp định lượng trong xây dựng vành đai nông nghiệp Thunen dựa trên mô hình Gravity để đánh giá hiện trạng các hoạt động nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Đây là mô hình không gian cho phép phân tích các dạng hoạt động của con người giải thích mối quan hệ giữa cung và cầu trong nền nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu chính bao gồm: (1) Xây dựng các bản đồ phân bố giá trị hấp dẫn tiềm năng của một số sản phẩm nông nghiệp năm 1997 và năm 2003; (2) Xây dựng đường đẳng giá trị hấp dẫn tiềm năng từ năm 1997 đến năm 2003; (3) Xây dựng cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen của tỉnh Hải Dương.









Construction of Thunen agricultural rings
based on gravity model in Hai Duong province


Tran Anh Tuan1, Nguyen Hien2, Tran Thuy Chi3

1Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU

2Development Strategy Institute, Ministry of Planning and Investment

3Vietnam National Museum of Nature,
Vietnam Academy of Science and Technology



This paper presents a quantitative method based on gravity model for constructing Thunen agricultural rings in order to assess current agricultural activities in Hai Duong province. This is a spatial model that can be used to analyze human activities and to explain demand and supply relation in agriculture. The main results are: (1) Map of potential attractive distribution value of some agricultural products in 1997 and 2003; (2) Construction of potential attractive isolines in 1997 and 2003; (3) Construction of Thunen agricultural pattern in Hai Duong province.

32. Đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp
của FAO-UNESCO phục vụ cho quy hoạch phát triển
nông-lâm nghiệp ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh


Nguyễn Quang Tuấn1, Trương Quang Hải2, Phạm Quang Tuấn3

1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

2Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN

3Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN


Phương pháp đánh giá đất đai của FAO-UNESCO là một phương pháp tốt, được ứng dụng cho lãnh thổ huyện Kỳ Anh phục vụ quy hoạch phát triển nông-lâm nghiệp. Báo cáo đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và sử dụng đất đai ở lãnh thổ nghiên cứu. Bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000 được thành lập căn cứ vào 8 chỉ tiêu được phân cấp. Sau đó, quy trình đánh giá đất đai theo 9 bước của FAO-UNESCO được áp dụng cho bản đồ đơn vị đất đai. Kết quả đánh giá phân hạng đất đai với 4 cấp sử dụng chính là cơ sở vững chắc phục vụ định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp.

Evaluating land resource by FAO-UNESCO
method for planning agro-forestry development
in Ky Anh district, Ha Tinh province


Nguyen Quang Tuan1, Truong Quang Hai2, Pham Quang Tuan3

1College of Science, Hue University;

2Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences, VNU
3Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



At the present time, the land evaluating method of FAO-UNESCO is one of the good methods, which is applied in Ky Anh district for planning the agro-forestry development. The paper has analyzed the elements affecting the land forming and using process in the research area. The group of researchers use the 9-step process of FAO-UNESCO in order to evaluate land basing on the land unit map. Basing on 8 targets, the land unit map with 1:50.000 scale is formed. The results of land classifying for 4 main levels are the important basis for putting forward the orientation to develop the agro-forestry at the Ky Anh district, Ha Tinh province.

33. Đánh giá, phân hạng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị sinh thái cảnh quan cho phát triển
nông-lâm nghiệp bền vững ở vùng đồi núi
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh


Nguyễn Quang Tuấn1, Hà Văn Hành1, Lê Việt2

1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

2Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh



Lãnh thổ đồi núi huyện Kỳ Anh có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng và phức tạp, bao gồm 92 loại cảnh quan nằm trong 2 phụ kiểu, 1 kiểu, 4 phụ lớp, 2 lớp, 1 phụ hệ và 1 hệ cảnh quan. Báo cáo trình bày kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị cấp loại cảnh quan cho 5 loại hình sử dụng đất chính, đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sản xuất. Dựa trên phân tích hiện trạng và định hướng phát triển nông - lâm nghiệp của địa phương, hệ thống sử dụng lãnh thổ và một số mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái cảnh quan được đề xuất xác lập.

Evaluating, classifying and putting forward to use territory
in landscape ecological units for sustainable agro-forestry development in Ky Anh district,
Ha Tinh province


Nguyen Quang Tuan1, Ha Van Hanh1, Le Viet2

1College of Science, Hue University

2Nguyen Hue high school, Ky Anh district, Ha Tinh



The hilly and mountainous territory of Ky Anh has a diversified and complicated natural conditions. In the territory under research there are 92 eco-landscape categories belonging to 2 subtypes of 1 types, 4 subclasses of 2 classes, 1 subsystems of 1 landscape system. The report presents the results estimating and classifying the suitable levels of eco-landscape categories for 5 main forms of use land and their socio-economic and environmental effects. Combining with analising the present conditions and orientatiats for agro-forestry development of the locality, the report proposes the territory use system and some specific eco-ecology models, suitable for the condition of every eco-landscape small zone.



34. Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2007
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định


Phạm Quang Tuấn, Trần Văn Trường

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh, công nghệ bản đồ số là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian, kinh phí, có độ chính xác cao, cập nhật thông tin dễ dàng. Kết quả thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy lập năm 2007 cho thấy tổng diện tích của huyện là 23.799,64ha, trong đó đất nông nghiệp là 16.890,52 ha chiếm 70,97%; Đất phi nông nghiệp là 5.789,27 ha chiếm 24,33%; Đất chưa sử dụng là 1.119,85 ha chiếm 4,70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Kết quả này phù hợp với kiểm kê đất đai của huyện năm 2007.



An analysis of existing land use in 2007
of Giao Thuy district, Nam Dinh province


Pham Quang Tuan, Tran Van Truong

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



Establishment of existing land use map by using satellite data and digital mapping method is effective, saving time and money, highly accurate and easy to update information. The statistics from land use map in 2007 has shown that: the total area of Giao Thuy district is 23,779.64ha, of which argricultural land is 16,890.52ha (70.97% of total area), non-agricultural land is 5,798.27ha (24.33% of total area), non-use land is 1,119.85ha (4.70% of total area). Those figures are compatible with the numeral statistics of land inventory of Giao Thuy district.

35. Phân tích hiện trạng hệ thống sử dụng đất
của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững
tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La


Trần Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Hiện nay sự phát triển bền vững của khu vực miền núi của nước ta nói chung và tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng phụ thuộc nhiều vào thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Trên địa bàn xã Đông Sang, người dân tộc thiểu số gồm Thái và HMông chiếm tới 92% dân số. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp và đất ở được giao cho các hộ thuộc hai dân tộc này sử dụng. Qua phân tích hiện trạng hệ thống sử dụng đất của các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: hệ thống sử dụng đất của người Thái gắn với trồng lúa ruộng nước, làm nương, trồng rau và cây ăn quả đã cho hiệu quả kinh tế, xã hội khá cao nhưng áp dụng phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc còn hạn chế; hệ thống sử dụng đất của người HMông gắn với khai thác rừng, làm nương và chăn nuôi đại gia súc cho hiệu quả còn thấp và thiếu bền vững. Hiện trạng độc canh cây ngô trên đất dốc, rừng phòng hộ tại khu vực vùng cao của xã chưa được bảo vệ dẫn đến xói mòn, rửa trôi, chất lượng đất bị suy giảm. Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất xã Đông Sang gồm: xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi; thiết lập các mô hình hệ kinh tế - sinh thái nông hộ bền vững; khuyến khích người dân trồng các dải cây xanh, dải băng đậu, lạc, cỏ trên đất dốc nhằm bảo vệ đất và môi trường.

Analysis of existing land use systems of ethnic minorities
for sustainable development at Dong Sang commune,
Moc Chau district, Son La province


Tran Van Tuan, Nguyen Xuan Son

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



Recently, the sustainable development at the mountainous regions in general and at the Dong Sang commune, Moc Chau district, Son La province in particular, fundamentally bases on exploiting, using and protecting status of land resource. At the Dong Sang commune ethnic minorities including Thai and H’Mong which cover 92% of the population. Most of cultivating and housing land are given to those ethnic minorities to use. By mean of analysis land using system status of the ethnic minorities at the Dong Sang Commune indicating that: Thai land using system associates with upland rice cultivation, slash and burn cultivation, fruit and vegetable growing, which has pretty high social - economic effect but applying the sustainable cultivating methods on the sloping land are not good enough; H’Mong land using system associates with cutting timber, slash and burn cultivation and cattle breeding which has low social - economic effect and does not sustainable. Because of corn mono cultivation on sloping land and protective forest at the high mountain region of the commune that led to erosion and land quality has been reduced. This paper mention some solutions which contribute to the sustainable using orientation of land resource at Dong Sang commune including: building and reconstructing the road and irrigation systems; establishing the substantial economic - ecological models for farmer households; encouraging cultivate the verdure, bean, peanut and grass bands on the sloping land to protect the land and environment.



36. Một số đánh giá và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


Trần Văn Tuấn, Lê Phương Thúy

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Để xây dựng được phương án quy hoạch hợp lý cần phải có đầy đủ nguồn thông tin về đất đai và các yếu tố liên quan khác như kinh tế, xã hội, môi trường,... Do vậy thiết lập cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm vừa qua ở nước ta, mặc dù việc xây dựng CSDL tài nguyên đất đã đạt được một số kết quả nhất định, song ứng dụng phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn còn ở bước đầu, chỉ tập trung ở một số công đoạn tính toán số liệu, số hóa bản đồ mà chưa có giải pháp đồng bộ về thiết lập và khai thác CSDL đất đai phục vụ cho công tác này. Trên cơ sở làm rõ vai trò của CSDL đất đai đối với quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng CSDL với yêu cầu thông tin trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các tác giả đã đề xuất một số định hướng hoàn thiện gồm: chuẩn hóa CSDL không gian, xây dựng và cập nhật CSDL thuộc tính, lựa chọn hệ quản trị và phương án tổ chức CSDL đất đai hợp lý nhằm đáp ứng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.


Some assessments and proposals for
constructing database of land use planning


Tran Van Tuan, Le Phuong Thuy

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



Land use planning is an important tool of land administration and it facilitates the development of economic, society, protects environment. To built the reasonable land use planning, we should have enough information related to land and other features of economic, society, environment. Therefore, it’s very necessary to establish land database and apply information technology for serving land use planning. In Vietnam, although the establishment of land database has achieved some results in recent years, its application for land use planning is in the initial stage such as simple calculation, map digitization and there is not any total solutions to built and use land database effectively. In this paper, the authors will make clearly the role of land database in land use planning; the current land database compared with the information requirements in land use planning; and propose some ideas relevant to: standardize spatial database, build and update attribute database, select database management system and type of organization land database for serving land use planning in Vietnam.

TiÓu ban §Þa lý


tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương