TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Approach methods in researching of national borders



tải về 392.55 Kb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Approach methods in researching of national borders


Nguyen Dang Hoi

Vietnam-Russian Tropical Centre, Ministry of Nation Defence

Researching national borders is one of the important contents of political geography science. In order to determinate national border and to maintain stability, the government needs to have the scientific basics on specific geography and history. Especially, in considering the national border, it is required to have practical research, using means to determinate national border, as well as territorial units, this could only be done on the maps - the results of geographical science. It needs to have approach view-points and methods to study the national border, depending on perspective, ideology of each nation and each scientific school. In addition to the system approach, this paper gives four researching approaches that are being widely used around the world, namely: history - map, clasification, functional approach, geo-political approach. We suggest to apply these approaches in researching the national border in our country on current stage.

Basing on analysing the specific characteristic of Vietnam, the paper proposes the way to apply the approaches to each type of national border lines, and to each neighboring partners. The approaches will take a part to clarify the issues, and to ensure the scientific and international basics in resolving difficulties and sensitive issues of the country. This is also the base for Vietnam to define objectives and long-term goal to consolidate and develop the border regions equally to other regions in term of social and economic development.

15. Quản lý và phát triển bền vững đới bờ biển
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế


Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu,

Phạm Quang Anh, Trần Anh Tuấn, Dư Vũ Việt Quân, Đỗ Trung Hiếu

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN


Đới bờ biển Bình - Trị - Thiên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam nói chung, của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói riêng. Cho đến nay, công tác quản lý đới bờ tại đây vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Sự chồng chéo trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới suy giảm môi trường và xung đột/mâu thuẫn về lợi ích kinh tế ở vùng bờ. Bên cạnh đó, hiện tượng bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển và các tai biến thiên nhiên khác xảy ra với cường suất ngày càng cao gây ra những khó khăn cho công tác quản lý.

Các kết quả phân tích về điều kiện tự nhiên cho thấy có thể phân chia đới bờ biển Bình - Trị - Thiên thành 5 đới tự nhiên với những đặc trưng khác nhau về tài nguyên thiên nhiên. Sự hiểu biết về các đới tự nhiên này là cơ sở khoa học quan trọng để phân chia các vùng chức năng cho công tác quản lý đới bờ, ví dụ có thể chia thành vùng bảo vệ/bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phát triển du lịch, vùng đánh bắt cá,... Mô hình phù hợp cho quản lý và phát triển bền vững đới bờ biển Bình - Trị - Thiên là Quản lý tổng hợp đới bờ - một mô hình quản lý tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp/thống nhất và đa ngành nguồn tài nguyên ở đới bờ. Đây là một quá trình phát triển việc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực con người, cơ cấu tổ chức, chính sách, pháp luật và các quy định, các công cụ khác để thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước, của tư nhân và các tài nguyên thiên nhiên phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững.



Coastal zone management and sustainable development
of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue provinces


Nguyen Cao Huan, Truong Quang Hai, Dang Van Bao, Nguyen Hieu,
Pham Quang Anh, Tran Anh Tuan, Du Vu Viet Quan, Do Trung Hieu

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



The Binh - Tri - Thien coastal zone has important role in the socio-economic and national security and defence strategy of Vietnam in general and of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue provinces in particular. Up to now, the coastal management of this area has not been very effective as desire. The overlap of management and use of natural resources leads to degenerate the environment and the contradiction of economic benefit in the coastal area. Besides, the typhoon, flood, river bank/ beach erosion and other natural hazards have happened more and more frequently that cause the difficulties for the management in the area.

The results of analyzing natural characteristics show that the Binh - Tri - Thien coastal zone can be divided into 5 natural zones with specific natural features and resources. The thorough knowledge of these zones is important scientific base to set up functional areas for coastal zone management, such as protected area, tourism development area, limited exploitation of fishes, etc. The model for management and sustainable development of Binh - Tri - Thien coastal zone is ICZM (Integrated Coastal Zone Management) with the integrated and interdisciplinary approach of coastal resource management. This is a process that improves the rational and effective use of human resources, policies, law and other tools for utilizing the goverment and private investigation and sustainable aims.


16. Sử dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong nghiên cứu
biến động sử dụng đất huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế


Đỗ Thị Việt Hương, Bùi Thị Thu

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế


Nghiên cứu biến động sử dụng đất bằng kỹ thuật viễn thám và GIS đã và đang được sử dụng rất phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kỹ thuật này giúp khắc phục được những khó khăn của phương pháp truyền thống và phát huy được hiệu quả và độ chính xác cao trong xử lý số liệu, được ứng dụng đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất lãnh thổ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong báo cáo này, tư liệu ảnh hàng không được sử dụng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ nghiên cứu biến động. Các phần mềm chuyên dụng là ERDAS Imagine, ArcGIS và MapInfo đóng vai trò trợ giúp nghiên cứu và phân tích biến động. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập có độ tin cậy cao. So sánh bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai giai đoạn cho thấy biến động tăng lớn nhất là đất nuôi trồng thuỷ sản (+1199.95 ha), sau đó là đất ở nông thôn (+617.51 ha); biến động giảm lớn nhất là đất bằng chưa sử dụng (-1218.48 ha), sau đó là đất trồng lúa (-709.13 ha). Sự biến đổi này không nằm ngoài quy luật chung của quá trình phát triển.


tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương