Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang6/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG CỬU


Dầu cho các bậc hiền triết có tài hùng biện đến mấy đi nữa về phương diện này, lương tri vẫn không thể không cảm thấy rằng con đường thoát tục, dù hết sức cao đẹp, không thích hợp cho những kẻ phải sống trong trần thế và trên trái đất nào.  Ngày nay tất cả mọi người đều theo thuyết của Darwin một cách vô thức, và giá trị trường cửu của một học thuyết xuất chế thật chẳng đáng một hạt kê.  Làm thế nào học thuyết ấy đứng vững trên trái đất ? Tuy nhiên sự kiện lịch sử đã làm cho tục thức bối rối không ít.  Phật giáo đoàn là một đoàn thể kỳ cựu nhất thế giới.  Nó tồn tại lâu hơn bất cứ một đoàn thể nào, trừ tông phái có liên hệ gần với nó, Jainaĩsme.  Nơi đây chúng ta có những đế quốc tàn bạo của lịch sử, do quân đội, thuyền bè và phán quan bảo vệ.  Ít khi có một đế quốc nào có thể tồn tại lâu hơn ba thế kỷ.  Nơi kia chúng ta có một phong trào gồm những hành khất tự nguyện, những kẻ luôn đề cao thanh bần hơn phú quí, phát thệ không sát hại chúng sinh, suốt đời mơ mộng những giấc mộng tuyệt vời, và tạo ra những cõi thiên thai, những kẻ khinh bỉ tầt cả những cái thế tục đề cao, đề cao tất cả những cái thế tục khinh bỉ nhịn nhục, quảng đại, sự trầm tư nhàn nhã.  Và tuy vậy, trong khi những đế quốc hùng mạnh, xây dựng trên tham, sân và si chỉ tồn tại được vài thế kỹ thì sự khước từ mình đã chống đỡ Phật giáo đoàn trong 2500 năm.  Tôi tin rằng rất nhiều giả thuyết có thể phát khởi từ sự kiện này.  Chủ nghĩa duy nhất tôi muốn nhắc tới là chủ thuyết của Darwin, và những triết học khác đằng sau những đế quốc vĩ đại rất hời hợt; chúng cũng có thời của chúng - một thời không lâu dài và không yên ổn lắm.  Trong khi đó truyền thống minh triết vĩ đại và phổ quát của nhân loại chìm xuống tận nguồn, giao thoa với cả hơi thở và nhịp điệu của đời.  Chính những kẻ ôn nhu thừa kế trái đất, chính những kẻ ôn nhu đã thừa kế trái đất - bởi vì chỉ có mình họ là những kẻ sẵn sàng sống giao tiếp với nó.  Triết gia Trung Hoa Lão Tử đã diễn tả điều đó rất tuyệt diệu trong cuốn Đạo Đức Kinh (chương VII):

Trời dài và đất lâu.



Cái cớ khiến trời đất dài lâu là bởi trời đất không sống cho mình;

Vì vậy trời đất sống lâu.

Thế nên Thánh nhân tự đặt mình ra sau mà mình ở trước;

Quên mình mà được bảo toàn.

Phải chăng vì không quan tâm tới mình

Mà cái riêng tây của mình còn đó ? [3]


 

* Aitareya Upanishad



[1] Huyền học Hồi giáo – (Ghi chú của Dịch giả)

[2] Tức Sắc, Thụ, Tưởng, Hành Thức – (G.c.D)

[3] Ed.Conze dịch thoát nguyên tác.  Câu thứ hai: “Cái cớ khiến trời đất dài lâu là bởi trời đất không sống cho mình” (The reason why they are lasting and enduring is that they do not live for themselves)

Nguyên văn:

“Cái cớ khiến trời đất dài lâu là bởi tại trời đất không tự sinh ra mình;”

(G.c.D.)


---o0o---

I - NỀN TẢNG CHUNG

HƯƠNG VỊ CỦA CHÍNH PHÁP 


Sử gia nào muốn xác định đúng đắn giáo lý của đức Phật là gì đều thấy mình đứng trước một rừng kinh sách, và tuy tất cả đều tuyên xưng thế giá của đức Phật, nhưng lại chứa đựng những giáo lý rất khác biệt và chống đối nhau.  Một vài tác giả có uy tín, được nuôi dưỡng trong truyền thống Phi công thức, mới đây chủ trương rằng người ta phải tìm giáo lý của Đức Phật Gautama (Cồ-Đàm) trong chính những lời Phật dậy vào khoảng 500 năm trước Tây lịch.  Chủ trương này đã gặp phải một vài phản ứng gay gắt.  Sự thực là tầng cổ sơ nhất của kinh điển hiện hữu chỉ có thể đạt tới bằng những lý luận và giả thuyết không mấy vững chắc.  Một điểm duy nhất mà những toan tính khôi phục lại một thứ đạo Phật “Nguyên Thủy” này chia xẻ với nhau: tất cả đều đồng ý rằng: giáo lý của Đức Phật chắc chắn không phải là cái mà những người Phật tử hiểu.  Bà Rhys Davids chẳng hạn, đã khai trừ khỏi Phật giáo lý thuyết “vô ngã” và nếp sống khổ hạnh.  Theo bà, giáo lý căn bản của đạo Phật là một hình thức thờ phụng “Người Nam” H J.Jennings lạnh lùng gạt bỏ ra ngoài Kinh điển tất cả những gì liên quan đến thuyết luân hồi, và tuyên bố đã phục hồi được ý nghĩa nguyên thủy của Kinh điển.  Đến lượt bác sĩ P.Dahlke không muốn biết tới tất cả những pháp thuật và thần thoại đầy rẫy trong Phật giáo cổ truyền và giản lược giáo lý Phật giáo thành một thuyết bất khả tri hoàn toàn hợp lý.

Qua cuốn sách này, tôi cố gắng trình bầy truyền thống Phật giáo sinh tồn qua những thời đại, và tôi xin thú thực rằng tôi không hiểu “thông điệp nguyên thủy” của đạo Phật là gì.

Nhìn tất cả lịch sử Phật giáo sau này như bằng chứng của sự “suy đồi”của thông điệp “nguyên thủy” thật chẳng khác nào coi cây  sồi như một sự suy đồi của trái sồi.  Trong tác phẩm này tôi nhận định rằng giáo lý của Đức Phật, quan niệm trong mọi chiều hướng, vẻ uy nghiêm và vĩ đại, gồm tất cả những giáo lý nối kết với những giáo lý nguyên thủy bởi sự liên tục của lịch sử, và tạo thành những phương pháp đưa tới hủy diệt cá tính bằng cách loại bỏ lòng tin tưởng vào tự ngã. 

---o0o---



TÀI LIỆU

Suốt cuốn sách này chúng ta sẽ phải tra cứu kinh điển như những tài liệu chính yếu của Phật giáo sử.  Về điểm này, chúng ta phải thêm vào một cái nhìn tổng quan về văn học Phật giáo và phải duyệt qua những sự phân chia khác nhau của Kinh điển, thời đại và những bộ sưu tập trong đó những kinh tạng này được gìn giữ.

Từ khởi thủy, Kinh điển đã được chia ra làm Pháp

(Dharma) và Luật tạng (Vinaya).  Luật bàn về kỷ luật tu tập, Phápvề học thuyết.  Sau này, chúng ta sẽ thấy Kinh điển được chia ra làm ba loại, là Luật, Pháp hay Khế Kinh (Sùtra) và Luận tạng (Abhidarma).  Luận tạng  bàn về những học thuyết cao hơn (xem chương IV.)

Một sự phân chia quan trọng khác nữa là sự phân chia giữa Khế Kinh và Luận thuyết (Sàstra).  Khế kinh là một kinh văn được coi như chính đức Phật thuyết.  Khế kinh luôn luôn mở đầu bằng câu: Như vậy tôi nghe một thời.  Đức thế tôn đang trú tại…[1] “Tôi” đây là tôn giả Ànanda (A-nan) người đã đọc lại tất cả những lời Phật thuyết sau khi Phật nhập Niết Bàn.  Rất nhiều Khế Kinh được thành lập sau khi Phật diệt độ hàng mấy thế kỷ.  Những tác giả thực sự của những Khế Kinh không phải do chính Đức Phật lịch sử nói, dĩ nhiên, vô danh.  Chính những Phật tử cũng bị chia rẽ rõ rệt vì giá trị của những khế kinh hậu tập này.  Một phần được gọi là Hinayàna hay Tiểu Thừa chủ trương Kinh điển được viết rất lâu sau năm 480 trước T.L và không được tụng đọc trong Kết tập lần nhất ngay sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, không thể được coi là chính thống, không phải chính lời Phật thuyết, không thể là gì khác hơn thi ca và truyện thần tiên.  Phần kia được biết dưới danh từMahàyàna hay Đại Thừa, ngược lại, bất chấp những khó khăn về niên kỷ, đã quả quyết rằng những Khế Kinh sau này cũng do chính miệng Đức Phật nói ra.  Sự chậm trễ trong việc ấn tống được giải thích bằng nhiều cách khác nhau.  Chẳng hạn người thường kể rằng Kinh Prajnàpàramità, kinh văn bàn về trí tuệ viên mãn được chính Đức Phật nói nhưng vì quá khó nên những người đương thời không hiểu nổi.  Vì thế, cuốn kinh được cất trong lâu đài của Xà Thần, hay Long Vương gọi là Nàgas, dưới Ấm Phủ (long cung).  Khi thời cơ đến, Long Thụ đại luận sư xuống dưới Ấm Phủ và mang lên trần giới.  Câu chuyện này không cốt kể cho tất cả mọi người.  Trong ý định thích nghi với căn cơ khác nhau của nhiều người khác nhau, Phật giáo luôn luôn sẳn sàng cung cấp một lối giải thích thần thoại cho những người quen suy tưởng trong những tượng quan thần thoại, và đồng thời một lối giải thích triết học cho những người quen với những hình thái tư tưởng triết học.  Sự biện minh có tính cách triết học của những Khế Kinh sau này hay dùng thuyết “Tam Thân” của Đức Phật mà chúng ta sắp nói tới, theo đó các Kinh điển cổ điển do “Ứng thân” của Đức Phật thuyết, và Kinh điển sau do “Báo thân” Phật (xem chương VII), phần Những Học Thuyết khác).



Luận thuyết (Sàstra) là một cuốn luận do một tác giả mà tên tuổi thường được biết đến, cố gắng trình bầy hệ thống hơn những Khế Kinh trước, và thích dẫn những Kinh này như những thế giá,  Nhiều luận thuyết do các nhà bác học của Giáo Hội như Nagàrjuna, Vasubandhu (Thế Thân), và những vị khác trước tác, còn lưu truyền đến ngày nay.

Toàn bộ sáng tác phẩm văn học Phật giáo thật mênh mông.  Chỉ có những đoạn ngắn đến tay chúng ta.  Phật giáo sử của chúng ta vì thế sẽ mãi mãi còn là mảnh vụn và giả định.  Trong khoảng 400 năm truyền thống chỉ được lưu truyền bằng cách truyền khẩu.  Một vài nét đặc trưng của Cựu Điển rõ ràng là những nét của truyền thống khẩu truyền, như sự lặp đi lặp lại nhiều lần, sự ưa chuộng vấn điệu và những danh số.  Hậu quả của sự ưa chuộng khẩu truyền này là rất nhiều tài liệu cổ điển nhất ngày nay không còn nữa.

Nói về thời đại của các Kinh điển chúng ta gần như trong đêm tối.  Phật giáo thuộc thành phần của những truyền thống trong đó ít tên tuổi lộ diện, và trong đó niên kỷ lại càng ít được biết đến một cách rõ ràng hơn nữa.  Thực là bực bội khi chúng ta muốn cố gắng áp dụng những ý niệm thông dụng của ngành phê bình sử.  Langlois và seignbos, trong tác phẩm giáo khoa về phương pháp sử học, đã quả quyết rằng: “Một tài liệu mà tác giả, niên biểu và xuất xứ không thể xác định không có giá trị gì hết”.  Than ôi! Đó chính là trường hợp của phần lớn những tài liệu mà chúng ta dùng để xây dựng “lịch sử” Phật giáo.  Người Ấn Độ luôn luôn tỏ ra hầu như thờ ơ đối với các niên biểu của lịch sử.  Sự thay đổi của lịch sử được coi như hoàn toàn không quan trọng so với Chân lý bất biến.  Những Phật tử Ấn đã chia sẻ thái độ này.  Ngay cả trước một niên biểu quan trọng như thời tại thế của đức Phật, sự thẩm định của họ cũng sai biệt rất nhiều.  Các học giả hiện đại thường đặt thời Niết bàn của Phật vào năm 483 trước T.L.  Ở Ấn, truyền thống Phật giáo còn đưa ra nhiều niên đại khác, thí dụ 852 trước T.L. hay 652, hay 353, hoặc ngay cả 252 tr. T.L. nữa.  Vì thiếu một cái khung niên biểu chắc chắn, một phần lớn những điều mà ta bàn đến về sự tiếp nối của những biến cố lịch sử Phật giáo chỉ là những ức đoán mà thôi.  Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng thái độ Phật giáo đối với các niên đại, dù đáng bực bội đối với các sử gia, không phải hoàn toàn do tà ý như chúng ta tưởng.  Chính Pháp tự nó không có lịch sử.  Những gì thay đổi chỉ là những cảnh ngộ bên ngoài mà trong đó nó vận hành.  Và hầu hết những gì quan trọng thực sự theo quan điểm tôn giáo và tâm linh không có chỗ đứng trong một cuốn sử.  Hầu hết những kinh nghiệm của các bậc hiền triết và thánh nhân xa xưa đều thực nghiệm trong cô liêu thoát khỏi con mắt nhà sử học.

Phật giáo cũng giữ lại rất ít tên tuổi vì rằng trong những thời kỳ tốt đẹp nhất, đặt tên tuổi mình vào một tác phẩm văn học là một hình thức xấu xa đối với một tu sĩ.  Với họ, vấn đề quan trọng không phải là ai đã nói, mà là cái đó có đúng hay không, có ích lợi hay không, có trung thành với truyền thống hay không.  Tính cách độc đáo hay mới mẻ không được đề cao, vô danh đồng nghĩa với thánh thiện.  Thái độ này sẽ được đền bù.  Nếu một công trình tập thể kiên quyết, trong một thời gian lâu dài, do một số người hoàn toàn dâng mình cầu tìm giải thoát, tạo ra một hệ thống trị liệu tâm linh thì kết quả, sau một thế kỷ, có thể nói vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, ngay nơi mà những tên tuổi được viện dẫn, người ta cũng không thể chấp nhận ngay giá trị pháp định của chúng được.  Những tên tuổi vĩ đại như Mạ Minh (Ásvaghosha) Long Thụ (Nàgàrjuna) và Thế Thân (Vasubandhu) thường đi đôi với nhiều tác phẩm, mà truyền thống sùng tín sau này đôi khi kéo dài đời sống của tác giả chúng thêm vài thế kỷ, trong khi ngành phê bình lịch sử hiện đại gặp phải nhiều khó khăn trong việc phân biệt nhiều người khác nhau dưới một cái tên.

Tuy nhiên có thể võ đoán niên biểu của vài tác phẩm.  Kinh Tập bộ (Sutta Nipàta) chẳng hạn, hình như chứa đựng một vài bản văn tối cổ mà chúng ta có, một phần vì ngôn ngữ cổ điển của nó, một phần vì phần bình luận của nó nằm trong Thánh điển của Thượng Tọa Bộ (Theravàda).  Giả thuyết của chúng ta liên quan tới niên kỷ của những kinh điển Phật giáo có thể căn cứ trên nền tảng ngữ học hay học thuyết.  Căn cứ trên nền tảng học thuyết người ta thường gặp phải nguy hiểm – mà quá khứ thường không tránh khỏi – là người ta tạo ra một vài quan niệm độc đoán về Phật giáo “sơ khai” rồi căn cứ vào đó định niên biểu cho tất cả.  Những bản dịch Hán văn giúp chúng ta rất nhiều, bởi vì những bản dịch này đề ngày tháng rất cẩn thận, do đó cho pháp chúng ta suy ra rằng nguyên tác hẳn phải được viết ở Ấn Độ một khoảng thời gian trước đó.  Nhưng dẫu vậy, chúng ta cũng thấy rằng sự hình thành của những tác phẩm quan trọng nhất hình như trải qua một thời kỳ dài.  Những tác phẩm nhưMahàvastu, hay Latitavistara chứa đựng những nguyên liệu có thể xếp từ 200 năm trước T.L. tới 600 năm sau T.L.  Trong một cuốn kinh như Diệu Pháp Liên Hoa kinh, hay Bát nhã Bát thiên tụng những chương cuối được viết sau những chương đầu hàng mấy thế kỷ.

Những Kinh điển còn tồn tại đến ngày nay gồm trong ba đại bộ:

1.      Tam Tạng Pàli (Tripitaka Pàli)

Tam Tạng này chứa đựng những kinh điển của một trong những tông phái Tiểu Thừa, Thượng Tọa bộ.  Những Kinh điển khác của những tông phái Tiểu Thừa khác một phần lớn được giữ trong văn hệ Sanskrit và Hán văn, nhưng một phần lớn đã bị mất.  Để cho sự tham khảo sau này được dễ dàng, tôi nêu ra đây một cái nhìn tổng quan về những sự phân chia chính củ Thánh Điển Tiểu Thừa.

2.      Tam Tạng Trung Hoa.

Sự thành lập Tam Tạng này không được xác định rõ rệt, và nó thay đổi theo thời gian.  Bản Kinh Mục tối cổ, vào khoảng 518 sau T.L. kê khai 2.113 tác phẩm, trong đó 276 tác phẩm còn tồn tại.  Bộ Tam Tạng được ấn tống lần đầu tiên vào năm 972.  Lần ấn loát mới nhất của Nhật Bản, Taisho Issaikyo (Đại Chính Nhất Thiết Kinh), vào văm 1924.1929 cho 2.184 tác phẩm trong 55 quyển mỗi quyển khoảng 1000 trang[2].

3.      Kanjur và Tanjur Tây Tạng[3]

Kanjur là một toàn bộ các Khế Kinh, gồm 108 hay 100 quyển trong số đó có 13 quyển bàn về Vinaya hay Luật; 21 quyển về Prajnàphàramità hay “Trí Tuệ Viên Mãn Bát-Nhã”[4]; 45 quyển về những kinh tạng khác và 21 quyển về Mật-Tạng.  Tanjur, trong 225 quyển gồm những chú sở và luận tập (Sàstra).  Tanjur chia ra làm ba phần: Phần thứ nhất, trong một cuốn duy nhất, gồm 64 bài kệ, phần thứ hai 2.664 chú giải về các bản kinh văn Mật tông, gồm trong 86 quyển.  Phần thứ ba phức tạp hơn.  Trước hết, nó chứa đựng 38 bài chú giải về Prajnàpàramità trong 15 quyển; sau đó những luận tập của phái Trung quán (Màdhyamika) (q.16-33); thứ đến chú-giải về một loạt kinh-tạng khác nhau (q.34-43) và những luận-tập của phái Duy-Thức (Yogàcàra) 93.44-61).  Đến đây là hết kinh bản của Đại-thứa.  Kế đến vào khoảng 30 quyển nghiên cứu của Tiểu-thừa.  Với quyển 94 của phần thứ ba, những luận-tập thuần túy phật-giáo kết thúc.  Những luật tạng đó, được nối tiếp bằng 30 quyển dành cho phần dịch thuật những tác phẩm sanskrit bàn về những vấn đề thứ yếu như luận ký, văn phạm, y học, nghệ thuật và những thủ công nghệ kinh-tế xã hội; cuối cùng 13 quyển gồm những tác phẩm Mật tông về những vấn đề chuyên môn.

4.      Một phần lớn tác phẩm Sanskrit còn được bảo toàn nhưng không có đủ bộ tập hay Thánh điển.

Trong cuốn sách này, tất cả những thiên luận được kể dưới bốn tiểu đề này đều được coi như những nguồn tài liệu chính thống của tư tưởng phật-giáo.  Sự lựa chọn này đã được thực hiện trong quá khứ bởi những người khôn ngoan hơn tôi, và tôi không có lý do gì để bài bác cả.  Phần lớn cuốn sách này sẽ được dành để bàn về những sự tin tưởng và tụ tập của riêng một phần Phật giáo đoàn, phần chia ra Tu-sĩ và Cư-sĩ, Tiểu thừa và Đại-thừa và những trường phái tư tưởng khác nhau.  Tuy nhiên một thiểu số những đức tin có một nền tảng chung với toàn thể phong trào Phật-giáo trong tất cả mọi hình thức của nó và của chúng ta phải bắt đầu từ những đức tin ấy.  Trước hết chúng ta phải nói qua về lòng tin tưởng liên quan đến Đức-phật và liên hệ với chủ đề này, chúng ta phải bàn về cái bị coi là “Vô-thần” của đức-tin Phật-giáo.  Thứ đến một vài quan điểm giáo-lý chung của tất cả mọi Phật-tử.  Những quan điểm đó hoặc liên quan đến hoặc chính là yếu tính của cuộc sống tâm linh, và do đó nằm trong “Tứ.thánh.Đế” Hoặc chúng liên quan đến cơ cấu và sự tiến triển của thế giới, và phát xuất từ Ấn-độ-giáo. 

Thượng Tọa Bộ (Pàli)

                    



  1. Vinaya Pitaka. 1564 tr. (Luật Tạng)

 

  1. Sutta Pitaka: (Kinh Tạng)

1.      Dìgha nikàya. 904 tr. (Trường Bộ Kinh)

2.      Majjhima nikàya, 1092 Tr (Trung bộ kinh)

3.      Samyutta nikàya, 1686 tr. (Tương ứng Bộ)

4.      Augttara nikàya, 1840 tr. (Tăng Nhất Bộ)

 

5.      Khuddaka nikàya: 15 quyển. (Tiểu Bộ) t,d:



Sutta Nipàta (Kinh Tập), 226 tr.

Jàtaka (Bản Sinh kinh), Apadàna (Thí dụ), 613 tr.



  1. Abidhama Pitaka (Luận Tạng): 7 quyển, t.d:

Dhammasangani. 264 tr. (Pháp tập luận)

Vibhanga., 436 tr. (Phân biệt luận)

Patthana: 3120 tr.

 


Nhất Thiết Hữu Bộ (Hán)

 

1. Vinaya, độ 300 tr.



 

 

2. Sùtra:



1.Dìrghàgama (Trường A-hàm)

2.Madhyamàgama (Trung A-hàm)

3.Samyuktàgama (Tạp A-hàm)

4.Ekottaràgama (Tăng nhất A-hàm) (chỉ còn giữ lại từng phần)

5.KSHUDRAKA, t.d: Dharmapada (sankr.)

Jàtakas


   Nhiều Avadàna (sankr.)

 

 



 

3. Abhidharma: 7 quyển t,d;

Dharma Skandha Pada (Pháp uẩn túc luận):; 232 tr.

Jnàna Prasthàna, (Phát trí luận), 554 tr.

 


Đại Chúng Bộ

 

1. Vinaya (hán)



Mahàvastu, của Vinaya (sanskr.)

2.

1.   -



 

2.   -


 

3.  -


 

4.Ekottaràgama (hán)

 

 

5.  -



     -

 

 



 

  Lalitavistara (sanskr.)

 

3.   -


      -

      -

 ---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương