Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang9/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38

TỨ THÁNH ĐẾ 


Sau Phật, là Pháp.  Tinh hoa của giáo lý, được tất cả các trường phái công nhận, nằm trong tứ Thánh Đế mà Đức Phật giảng lần thứ nhất tại Bénarès (Ba-la-nại) ngay sau khi giác ngộ.  Trước hết tôi phát biểu công thức của phần giáo lý căn bản này, sau đó đến phần bình luận.

1. Khổ Đế là gì ? Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.  Ái-biệt ly khổ.  Oán-tắng-hội[9] khổ.  Cầu-bất-đắc cũng là khổ.  Tóm lại, chấp thủ vào (bất cứ, cái gì nằm trong ngũ uẩn là khổ.



2. Khổ Tập Thánh Đế là gì ? Đó chính là dục đưa đến tái sinh, tương ưng với hỷ và tham, cầu tìm hoan lạc nay đây mai đó, nghĩa là khao khát kinh nghiệm cảm giác, khao khát miên trường tự ngã (thường kiến) khao khát hủy diệt,(đoạn kiến).

3. Khổ Tập Diệt Thánh Đế là gì ?Đó là sự tận diệt hoàn hoàn tham ái khao khát này, sự trừ khử, xả ly, giải thoát khỏi nó, không ràng buộc với nó.

4. Khổ Tập Diệt Đạo Thánh Đế là gì ? Đó là bát chính Đạo, gồm có: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm chính định.

Sự quán tưởng một cách có hệ thống về tứ Thánh Đế, được coi như những sự kiện nền tảng của đời sống, là một phận sự then chốt của đời sống Phật tử.  Ở đây tôi phải giới hạn vào Thánh đế thứ nhất.  Duyệt qua một vài ý nghĩa hàm xúc của nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc thấu hiểu giáo lý Phật giáo trong viễn tượng đứng đắn của nó.



Phần thứ nhất không mang lại nhiều khó khăn lắm cho trí tuệ, và ai cũng có thể ưng chuẩn.  Nó chỉ kể ra bẩy khía cạnh quen thuộc chất chứa khổ đau của cuộc đời.  Sự chống đối tinh thần của chúng ta chỉ bắt đầu với phần thứ hai, bao hàm phổ quát tính của đau khổ.  Tuy nhiên chúng ta phải kể thêm sự chống đối cảm xúc tác động như một chướng ngại mãnh liệt cho sự thẩm định viên mãn đối với ngay cả phần thứ nhất.  Đa số chúng ta có khuynh hướng sống trong một thiên đưòng ảo tưởng, ngắm nhìn những khía cạnh tươi sáng của cuộc sống và thu nhỏ đến mức tối thiểu những khía cạnh khó chịu của nó.  Thường trụ trên đau khổ thông thường đồng nghĩa với việc đi ngược lại những khuynh hướng của chúng ta.  Thường thường, chúng ta che phủ nỗi đau khổ bằng tất cả mọi loại “màn che cảm xúc”.  Cuộc đời sẽ không thể nào chịu đựng được với phần đông chúng ta có thể nhìn thấy rõ bản chất của nó, và nếu viễn tượng tinh thần của chúng ta chiếu rọi vào những khía cạnh nhờm tởm của nó cùng một cường độ ánh sáng như vào những khía cạnh đáng yêu kia.  Chúng ta thích quay mặt đi với những sự kiện đau buồn. Điều thấy rõ trong sự bành trướng của những “Uyển khúc ngữ Pháp”, (euphemisms) là một cách nói tránh những danh từ có thể gợi ra những liên thưởng khó chịu.  Một lối diễn tả mơ hồ hay quanh co che lấp một sự kiện khó chịu hay cấm ky.  Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có hàng trăm uyển khúc ngữ pháp dùng thay cho sự “chết, dĩ vãng, bệnh hoạn, cái giống, sự tiêu hóa, và những thảm cảnh gia đình”.  Một người không “chết”, nhưng hắn “đi”, “trút hơi thở cuối cùng”, “yên nghỉ”, “từ trần”, “gặp lạiĐấng đã tạo ra hắn”, “về chầu ông bà”, “về Tây phương cực lạc” v.v… Một cố gắng tư duy đặc biệt cần phải vận dụng để đối mặt với thực tại viên mãn của cái chết.  Thái độ chung là nhắm mắt trước những sự kiện cay đắng, quầy quả bỏ đi, giảm tới mức tối thiểu tầm quan trọng của chúng hay thêu dệt hoa hoè hoa sói.  Những người đàn bà đứng tuổi không thích người ta nhắc tới tuổi tác mình.  Khi nhìn thấy một xác chết người ta thường rùng mình và nhìn đi chỗ khác.  Như một đề tài trò chuyện, những khía cạnh não nề và buồn nản của cuộc đời làm chướng tai gai mắt người thượng lưu, và làm những người khác kinh sợ.  Hơn nữa, một sự tư duy đặc biệt rất cần thiết để gợi ra những cái thường thường bị bỏ quên.  Ở đây tôi không thể chứng minh một cách kỹ lưỡng sự chạy trốn thực tại chua chát lại một phần do lòng ngã ái, và nhất là do sự sợ hãi, cộng với ước muốn bảo vệ nhân tính khỏi những ý tưởng đe dọa sự nhất trí của nó ra sao.  Cái đám đại chúng áp đảo dễ sợ kia chẳng có thể sống hớn hở như thế nếu không từng chấp nhận một thái độ đà điểu trước cuộc đời.  Chính trong ý nghĩa này mà Thánh đế thứ nhất tự nó chẳng phân minh.  Để hiểu nó, chúng ta phải tàn bạo với những tập quán suy tưởng cố cựu của chúng ta.  Trong ước muốn in sâu những khía cạnh thiếu quyến rũ của cuộc đời lên một tâm trí trơ lì khăng khăng cự tuyệt, Quán hạnh sư Phật giáo (Yogin) vì thế sẽ phải quán tưởng cặn kẽ từng chi tiết lần lượt bẩy đề mục của công thức.

Cuối công thức, Đức Phật đã phát biểu rằng vạn pháp trong thế gian này đều bị trói buộc trong vòng khổ đau.  Trước đây chúng ta đã nói tới ngũ uẩn.  Bây giờ người ta nói rằng không thể “đụng chạm” tới vật thể, hay cảm giác, tri giác, xung động và những hành động ý thức[10] mà không bị lôi cuốn vào đau khổ.  Buddhaghosa (Phật Minh) giảng giải ý nghĩa những lời giáo huấn của đức Phật bằng một chuỗi thí dụ chọn lọc.  “Cũng như lửa với củi, khí giới với mục tiêu, những con ruồi trâu, muỗi, v.v… với thân con bò, những người thợ gặt với cánh đồng, những tên trộm cướp với xóm làng – cũng vậy ở đây sinh, v.v… xáo trộn ngũ uẩn trong đó chúng được tạo ra, giống hệt như cỏ và cây leo mọc trên mặt đất, hay như hoa và trái trổ trên cây”.

Phổ quát tính của khổ đau không hiện ra ngay như một sự kiện tự minh nhiên.  Chúng ta bướng bỉnh bám vào niềm tin rằng người ta có thể tìm thấy một vài nguồn hạnh phúc trong thế gian này.  Chỉ có thánh nhân, A-La-Hán mới có thể hiểu trọn vẹn đệ nhất Chân Lý.  Như đức Phật đã nói: “Bắn hết mũi tên này đến hết mũi tên khác qua một lỗ khóa nhỏ ở đằng xa và không trượt một lần nào là một việc khó khăn.  Bắn một sợi tóc chẻ ra một trăm lần xuyên qua một sợi tóc cũng chẻ ra từng ấy lần còn khó khăn hơn nữa.  Thấu hiểu sự kiện: “tất cả là khổ đau” còn khó khăn hơn thế nữa”.

Quả thực, việc trực giác được phổ quát tính của khổ đau tăng trưởng dần dần cùng với sự trưởng thành tâm linh của chúng ta.  Có nhiều nỗi đau khổ hiển hiện trong thế gian.  Tuy nhiên một phần lớn bị che khuất và chỉ có hiền nhân mới nhận ra.  Nỗi đau khổ hiển hiện ra bởi những cảm giác khó chịu và đau đớn liên kết với nó, và bởi phản ứng lẩn tránh và gớm ghét.  Nỗi đau khổ che khuất nằm trong cái mà bề ngoài có vẻ thú vị, nhưng trong đó đã chứa sẵn niềm đau.  Chỉ cần kể ra đây bốn thứ đau khổ bị che lấp, sự thấu hiểu những nỗi đau đó tùy thuộc trình độ sâu sắc của trực giác tâm linh chúng ta:



1. Một cái gì, trong khi thú vị, bao hàm nỗi đau khổ của tha nhân.

Người ta thường mù quáng đối với khía cạnh này của sự vui thú cá nhân.  Khả năng từ bi của chúng ta càng tăng lên, nó càng mở rộng phạm vi sầu muộn và chúng ta cảm thấy những nỗi đau khổ của những kẻ khác như của riêng chúng ta vậy.  Con vịt quay thú vị chừng nào chúng ta chưa biết tới cảm giác của con vịt.  Tâm trí vô thức của chúng ta có cảm thức liên đới với người khác mãnh liệt hơn chúng ta tưởng.  Khi chúng ta mua lạc thú bằng cách tước đoạt những lạc thú của người nào đó, chúng ta có thể cảm thấy rằng lạc thú là một thứ đặc quyền đi đôi với một cảm thức tội lỗi vô thức.  Điều đó có thấy rõ trong thái độ của những người giầu sang đối với của cải họ.  Ít người giầu có mà tôi đã gặp không sợ trở thành nghèo khó.  Họ cảm thấy không xứng đáng đối với của cải họ, vì thế người ta thường thấy họ cố gắng tỏ ra xứng đáng với nó.  Vì họ hại người nghèo để làm giầu, họ không muốn nhìn thấy những người này, hay mua chuộc họ hoặc dầy xéo họ về phương diện tinh thần bằng cách ngắm nhìn sự vô giá trị của họ.  Cảm thức tội lỗi vô thức là kết quả của lòng từ bi bị ức chế.  Người ta dễ dàng so đọ mình với một người đau khổ, nghèo túng hay dị dạng, và thường đặt mình vào cảnh ngộ những người ấy.  Một vài người trong chúng ta cảm thấy mình không làm gì để xứng đáng được sung sướng hơn những người bạn xấu số.  Ngược lại, chúng ta có thể cảm thấy xứng đáng bị trừng phạt, và không có gì thực có thể bảo vệ chúng ta khỏi một số phận tương tự.  Người ta tránh nỗi tuyệt vọng tâm linh nhức nhối bằng cách chạy trốn nhận rằng lương tâm xã hội không bao giờ hoàn toàn dập tắt được.  Những kẻ được sống trong hoàn cảnh may mắn thường tự trách mình vì sự khốn khổ của những kẻ khác.  Tuy vậy họ tạo ra một hình ảnh xã hội trong đó sự cơ cực có thể hoặc giảm thiểu đến mức tối đa, hay có thể được biện minh hoặc tô vẽ đẹp đẽ: “Không ai có thể đói khát ở Anh quốc.” “Ai cũng có thể có công ăn việc làm nếu họ muốn.” “Hành khất chỉ là những kẻ làm biếng, và thường họ rất giầu.  Bạn không thấy báo chí mới đây nói tới chuyện đó sao ?” “Người nghèo có thể sẽ khá giả nếu họ không uống rượu nhiều thế, hay nếu họ bớt hút đi.”  Tất cả những điều đó có thể đúng nhưng tại sao lại có thượng tầng kiến trúc tinh tác đó nếu không có một cảm thức tội lỗi trong cùng đáy của nó ?



2. Một cái gì, trong khi thú vị, bị nối kết với xao xuyến, vì người ta sợ mất nó.

Phật giáo gọi nó là “hoại khổ”, và hầu hết, nếu không phải là tất cả, đều có thể vướng vào.  Xao xuyến và lo âu không thể tách lìa với giàng buộc.  Sự kiện này chỉ có thể hoàn toàn sáng tỏ khi người ta dám giải thoát khỏi giàng buộc, và nếm cực lạc và vô úy khởi từ đó.



3. Một cái gì, trong khi thú vị, trói buộc chúng ta chặt hơn nữa với những pháp hữu vi là mảnh đất trên đó đa số đau khổ không thể tránh được.

Biết bao điều kinh khủng chúng ta đã gặp phải chỉ bởi sự kiện chúng ta có một cái thân!  Nhiều dục lạc được tiếp nối bởi ác nghiệp (trừng phạt), và bởi khao khát mới trói buộc chúng ta với trần gian này.  Khổ đau liên quan mật thiết với sự kiện duy nhất là cuộc sống của chúng ta thuộc pháp hữu vi.  Thường thường chúng ta hoàn toàn không thể nhìn thấy rõ, và cặp mắt chúng ta chỉ rộng mở khi nào, nhờ sự thiền định lâu dài, chúng đạt được một vài hiểu biết về cái vô vi như quê hương của chúng ta (xem chương IV, đoạn 6).



4. Những lạc thú phát sinh ra từ bất cứ cái gì nằm trong những “uẩn” đều không thể thỏa mãn được những ước vọng thâm sâu của chúng ta.

Chúng phù phiếm, đầy xao xuyến, thô bỉ và đê tiện.  Cố gắng xây dựng hạnh phúc chân chính trên cái phù hoa, tầm thường và vô nghĩa như những cái mà thế gian này cung hiến cho chúng ta là một việc phi lý.  Điều đó càng ngày càng trở nên rõ rệt khi chúng ta đạt tới kinh nghiệm về cực lạc tâm linh.  So sánh với nó, những lạc thú khách quan hình như thiếu thỏa đáng, độc hại nữa, bởi vì chúng loại trừ niềm thanh tịnh mà sự xả ly và đoạn diệt khát vọng đem lại.

Niềm vui của những dục lạc trong thế gian,

Và niềm vui lớn của cõi trời,

So với niềm vui của sự diệt trừ khao khát

Thật chẳng đáng một phần mười sáu.

Buồn thay cho kẻ mang gánh nặng chĩu trên vai,

Và sung sướng thay cho kẻ nào đã quẳng nó xuống;

Khi quẳng được gánh nặng đi rồi;

Hắn sẽ không bao giờ tìm cách quẩy nó lên mình nữa.

Về Chân Đế thứ hai và thứ ba, ý nghĩa của chúng đã khá minh bạch.  Chúng quả quyết rằng tham dục là nguồn gốc của khổ đau, và đoạn diệt tham dục sẽ diệt trừ khổ đau.  Cái giây chặt chẽ nối kết khổ đau với tham dục đã được trình bầy trong một hệ luận quan trọng với Tứ Thánh Đế, được biết dưới công thức Duyên Khởi.  Bắt đầu Vô minh, nó kết cấu mười hai nhân duyên với lão và tử ở cuối cùng, bao gồm tất cả những hành pháp trong thế gian này.  Cuộc khám phá ra thập nhị nhân duyên được tán thán như công đức lớn lao nhất của Như Lai (Tathàgata).  Một tụng ngôn tóm tắt cương lĩnh của tất cả mọi tông phái Phật giáo, và người ta thấy khắp nơi trên chùa chiền, bia đá, tượng, và bia ký trong khắp thế giới chịu ảnh hưởng Phật giáo.  “Như Lai đã giảng dạy nguyên nhân của tất cả các pháp khởi lên từ một nhân duyên, và chấm dứt cũng bằng một nhân duyên.  Đó là giáo lý của đấng Đại Sa Môn.[11]  Tuy nhiên ý nghĩa đích thực của thuyết thập nhị nhân duyên được diễn dịch một cách rất khác nhau trong những tông phái khác nhau.  Những chi tiết vượt ra ngoài khuôn khổ cuốn sách này.  Pháp môn tu tập nằm trong Bát Chính Đạo sẽ được bàn tới kỹ lưỡng trong những chương kế tiếp.  Ở đây, chúng ta chỉ cần ghi nhận rằngChính Kiến chỉ cho “Tứ Thánh Đế”, Chính Tư Duy, là một ước vọng diệt tự ngã và đem lại an lạc cho kẻ khác, được Buddhaghosa chú giải bằng ba thuật ngữ “Xả ly, Vô ác ý và Bất hại”, và Chính Tinh Tấn nhằm những cố gắng từ bỏ tất cả mọi ác pháp, và gặt hái, phát triển, gieo trồng thiện pháp thay vào đó.


---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương