Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang17/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   38

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯ SĨ


Chúng ta vừa khảo sát những việc mà Tăng già phục vụ cho cư sĩ – tâm linh, thần thoại và pháp thuật.  Phần trình bầy của chúng ta về Phật giáo đại chúng sẽ thiếu sót nếu không vạch ra vài nét đại cương về hậu quả mà sự bảo trợ của vua A'soka (khoảng 250 trước T.L.) hình như đã tác động trên thái độ của tăng sĩ đối với cư sĩ.

Thoạt kỳ thủy, chư tăng có vẻ để cho cư sĩ rất ít quyền tự do.  Dĩ nhiên có những thuyết giáo và khuyên răn về những vấn đề tâm linh.  Có một vài thỏa mãn cho những nhu cầu sùng tín bằng cách thờ phụng những caitya và tháp, và bằng sự hành hương dedến thánh địa.  Gần như không có một nghi lễ và tế tự nào mà cư sĩ có thể tham dự.  Tiếp xúc với những xá lợi thiêng liêng của Đức Phật và của những cao đệ cho cư sĩ một cảm thức về sức mạnh, những xá lợi này dành riêng cho họ, bởi vì đối với tăng sĩ, việc đó bị coi như mất thì giờ và vô ích.  Vả lại, Phật tử thờ phụng những thánh linh Ấn độ như tất cả mọi người khác, và dùng những thần chú gốc Ấn độ để phục vụ mục đích của họ.  Vì đại để con người trung  bình thấy thờ phụng thần thánh dễ dàng hơn thục hiện ý muốn của các ngài, chư tăng luôn luôn nhắc nhở cư sĩ rằng người ta tôn kín Đức Phật nhiều hơn bằng cách thi hành những bổn phận đã được đề ra hơn là bằng cách thờ phụng ngài.  Những bổn phận tối thiểu của một gia chủ được tóm tắt trong một công thức cổ truyền gọi là Tam Bảo, hay Báu, và trong sự trì năm giới luật.  Công thức của Tam Bảo này, đã được tụng đọc hơn 2500 năm, nội dung như sau:

Tôi xin quy y Phật[14]

Tôi xin quy y Pháp

Tôi xin quy y Tăng

Lần thứ hai tôi xin quy y Phật

Lần thứ hai tôi quy y Pháp

Lần thứ ba tôiquy y Tăng

Lần thứ ba tôi xin quy y Phật

Lần thứ ba tôi quy y Pháp

Lần thứ ba tôiquy y Tăng

Về phần năm giới luật, công thức được chấp hành là:



1.      Không sát sinh.

2.      Không trộm cắp.

3.      Không tà dâm.

4.      Không nói dối.

5.      Không rượu chè làm trí tuệ hôn mê 

Những giới luật này có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau như ý nghĩa của chúng hoàn toàn rất rõ rệt.

Sự bảo trợ của vua Asoka hình như mang lại một sự thay đổi đáng dể trong thái độ đối với cư sĩ.  Từ đó một vài tông phái có vẻ đã cố gắng rất nhiều để đại chúng hóa.  Đặc biệt chúng ta phải kể tới Đại Chúng bộ(Mahàsanghika), bắt đầu từ cuộc sống [phân biệt, đã tìm cách làm cho luật của tăng chúng cởi mở hơn bằng cách giảm trừ Giới luật, mà từ xưa vì tính cách nghiêm khắc, đã loại bỏ rất nhiều tín đồ có thế lực.  Họ đã nhập cuộc trong khoảng một thế kỷ để chống lại chủ nghĩa chấp nhất cứng đọng của một vài tông phái, họ đã tranh đấu, sau Asoka, để mở rộng cửa cho cư sĩ; và những tông phái khác đã cộng tác tác với nhiều hoặc ít thiện chí trong đường lối mới.  Kết quả là Phật giáo đã trở nên một tôn giáo đại đồng hơn trước kia.  Đức Phật trở thành một thứ Thượng Đế, một Thượng Đế cao viễn hơn tất cả.  Sự sùng bái Đức Phật được cụ thể hóa bằng cách biểu thị Đức Phật dưới hình thức nhân loại, phát triển sau Asoka một hay hai thế kỷ.  Giáo lý, thay vì chỉ chú trọng tới Niết Bàn, “Chính Pháp”, “Thiền định”, và những đề tài tương tự, vô cảm đối với thế nhân, đã nhấn mạnh trên giáo lý về Nghiệp và Luân Hồi, có vẻ liên hệ đến con người trung bình chặt chẽ hơn nhiều.  Một nền văn chương đại chúng rộng rãi được tạo ra để cảm hóa thường nhân.  Nền văn chương này gồm có những truyện về tiền kiếp Đức Phật, còn giữ lại cho chúng ta hoặc như Jàtaka (Bản sinh truyện), hoặc như Avadàna.  Trong nhiều chùa chiền tường cách có trạm trổ những truyện này.  Nền văn chương mới này không nói gì về tăng sĩ và đời sống tinh xá.  Nó cũng chẳng nhắc nhở bao nhiêu tới những giáo lý căn bản của Phật giáo.  Nó chỉ đề cập tới những đức tính luân lý tổng quát, và luật Nghiệp báo bất di bất dịch, theo đó chúng ta gặt hái cái chúng ta đã gieo rắc, tuy phải cần nhiều kiếp mới thấy được phần thường hay hình phạt đi đến chỗ kết quả.  Ở đây, chúng ta gặp phải một giáo lý mới - một giáo lý cho gia chủ bận rộn - cố gắng kích thích óc tưởng tượng và lòng sùng mộ của nhà vua giàng buộc hắn trung thành với giáo hội Phật giáo hơn nữa.

Sự cần thiết cư sĩ này càng trở nên quan trọng với ithời gian, và đưa tới sự phát triển của Đại Thừa (xem chương V).  Ở đây, chỉ cần nêu ra một vài lý do cho thấy tại sao sự bảo trợ của vua Asoka đã tạo ra một thứ khủng khoảng trong giáo hội.  Sự bảo trợ của vương quyền rộng rãi nhưng ngắn hạn; nó gồm có một phần lợi tức của nhà vua được dùng để cấp dưỡng chư tăng.  Nhiều người gia nhập giáo hội không có một xu hướng đích thực nào.  Họ theo chỉ bởi nó cho họ một đời sống tịnh xá phần lớn đã biến mất. Tăng sĩ không còn hài lòng với bất cứ một mảnh vải rách nào để may y nữa, nhưng họ đi đến chỗ trông đợi người ta cúng dường y áo.  Đa số không còn đi khất thực, nhưng có cơm nước nấu nướng đều đặn trong tinh xá.  Như kinh điển đã ghi, chư tăng trở nên quen với những phụ trợ của học vấn, và học vấn ở đây tự chứng tỏ có hại cho sự phát nguyện bần hàn giống như trong trường hợp những tu sĩ dòng thánh Dominique và Francois d'Assise thứ nhất.  Trong lịch trình tiến tirển này, tăng sĩ nương tựa và trở nên lệ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nhiều hơn trước kia.



Đồng thời, chúng ta nên nhới rằng một số sự xa lánh thế sự, kết quả của sự thực hành Phật-giáo có thể chúng minh dễ dàng chống lại sự tồn tại của tôn giáo.  Quả thực, sự pha trộn chặt chẽ giũa tăng lữ đoàn và đời sống của các bộ tộc ở Magadha trong những niên đại đầu tiên của Phật giáo sừ là một điều đáng chú ý.  Sự giao tiếp thân mật với này những dân làng trong đa số trường hợp bị sứt mẻ kho kho tàng nhà vua bắt đầu đảm nhiệm việc cấp dưỡng chư tăng.  Khi sự trợ giúp của vua A'soka chấm dứt, người ta đã cần cố gắng rất nhiều để củng cố giây liên lạc của tăng sĩ với thế giới bên ngoài, và mua chuộc thiện tâm của gia chủ.  Đại Thừa, với thái độ ưu tư lo lắng cho sự giải thoát của tất cả mọi người bắt nguồn từ trong những hoàn cảnh này; và đó là một cách giải quyết cơn khủng khoảng hữu hiệu nhất.

[1] Jàtaka

[2] Nhục-chi

[3] Ba Nhĩ Cán

[4] Khan (G.c.D)

[5] Quí Sương

[6] Lãnh thần

[7] Vishnuism

[8] Nestorianism

[9] Avalokite'svara

[10] Amitàyus

[11] Bạch Sa Ngóa

[12] Tháp

[13] Những câu hỏi của vua Milinda.

[14] Anh dịch: Tôi đến với Phật đề tìm nơn ẩn trú. (To the Buddha for fefuge I go)  (G.c.D)

 

--- o0o ---

IV - CỔ PHÁI TRÍ TUỆ

NHỮNG TÔNG PHÁI


Vào những năm 480 trước Tây Lịch, khi Đức Phật nhập Niết Bàn, một số giáo hội tăng già hình như đã xuất hiện trên vùng Đông Bắc Ấn.  Sự khuất bóng của nhục thân Đức Phật và sự hướng dẫn của ngài được coi như một biến cô nghiêm trọng.  Không một người kế vị nào được chỉ định.  Theo nguyên văn kinh điển, chỉ có giáo lý của đức Phập (Pháp) còn hướng dẫn giáo hội.  Dĩ nhiên, giáo lý ấy không hiện hữu dưới hình thức văn tự.  Trong suốt bốn thế kỷ Kinh điển vẫn chưa được san định, và chỉ hiện hữu trong trí nhớ của chư tăng.  Như những người Bà-la-môn, Phật tử rất ghét việc viết giáo điển.  Cổ thời chúng ta cũng thấy thái độ đó ở Viễn Tây, như Gaule, nơi theo Jules César (De Bello Gall) những tu sĩ Druide “không nghĩ rằng viết những lời phát biểu này (về triết lý) là một việc thích đáng.  Tôi tin rằng họ chấp nhận thái độ đó vì hai lý do: họ không muốn những giới luật (kỷ luật) trở thành công sản cũng như không muốn những người học giới  luật ỷ vào ngôn tự và do đó sao nhãng tập luyện trí nhớ; và quả thực, sự trợ giúp của chữ viết thường làm suy giảm sự chuyên cần nơi học viên và sự vận động của ky ức”.  Chính vì thái độ ác cảm với những tài liệu bút ký này mà sự hiểu biết của chúng ta về Phật giáo sử cổ thời mới đến nỗi thiếu hụt và thiếu thỏa đáng đến thế.

Tuy nhiên, rõ ràng là trong những thế kỷ này, khi thánh điển được giữ sinh động bởi sự tán hay hợp tụng, một sự bất đồng lớn lao của những truyền thống được dịp phát triển trong những địa phương khác nhau, nhất là khi tôn giáo bành trướng.  Mọi người tin rằng ngay sau khi Đức Phật diệt độ, một cuộc kết tập gồm 500 vị A La Hán cử tụng lại kinh điển theo trí nhớ của Ànanda (A nan).  Nhưng ngay thời đó cũng đã có một tăng sĩ khác phát biểu rằng, giáo lý của đấng Thế Tôn, như vị đó nhớ, hoàn toàn khác hẳn, và người ta tôn trọng ý kiến của vị đó.

Về những  bộ và những tông phái phát triển như hậu quả của những sai biệt trong truyền thống kinh điển, trong cách giải thích triết lý của kinh điển và trong những tập tục địa phương, trước hết chúng ta phải khảo sát những tông phái này mà chúng ta có thể ghép chung vào một nhóm dưới danh từ Cổ Phái Trí Tuệ. 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương