Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development


NHỮNG TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG TINH XÁ CHÍNH



tải về 1.45 Mb.
trang14/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   38

NHỮNG TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG TINH XÁ CHÍNH


Sự phát triển của tư-tưởng tinh xá, hay của nền siêu-hình-học về tâm linh sẽ được đề cập tới sau này từ chương iV đến chương iX.  Những dòng phân chia chính được biểu thị trên Đồ biểu phụ lục, để giải thích đồ biểu ấy, ở đây tôi xin nói qua đôi lời.

Sự phân chia nền tảng là sự phân chia giữa Tiểu Thừa và Đại thừa.  Trong Tiểu Thừa trước hết có Cổ Phái Trí Tuệ,hai trăm năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, tách ra làm hai ngành: Thượng Tọa bộ ở đông Ấn, ngày nay còn ngự trị ở Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan.  Nhất thiết hữu bộ Tây Ấn, cường thịnh trong 1500 năm, với các trung tâm Mathurà, Gandhàra và Kashmir.  Ngoài ra còn có những bộ phái khác mà ngày nay hầu như sử liệu đã mất hết.  Những bộ phái của Đại chúng bộ, ở Magadha và ở Phương Nam xung quanh Amaràvatì tổ chức vào khoảng 250 trước T.L. những biệt giáo phái của Cổ Phái Trí Tuệ hợp thành một giáo phái riêng biệt và giáo phái này chỉ bị tan rã khi Phật giáo bị tiêu diệt ở Ấn độ.

Ngành Đại chúng bộ tự do nhất của truyền thống Phật giáo chẳng bao lâu phát triển thành một khuynh hướng mới gọi làĐại thừa cũng phân hóa thành nhiều trường phái khác, không phải ngay sau đó, nhưng vào khoảng bống trăm năm sau.  Mỗi trường phái nhấn mạnh đến một trong nhiều phương tiện giải thoát khác nhau.  Phái Trung Quán[1] do Nàgàrjuna thành lập vào khoảng 150 sau T.L. chờ đợi giải thoát bằng tu tập trí tuệ hiểu như là sự quán tưởng về không tính.  Vì họ xây dựng học thuyết trong sự tương phản cố ý đối với “Cổ phái Trí Tuệ” nên chúng ta đặt tên học thuyết của họ là “Tân Phái Trí Tuệ”.  Một trường phái tư tưởng khác, liên quan mật thiết với Trung Quán, đặt đức tín và lòng, xùng mộ nơi Chư Bồ Tát.  Nhưng công trình hệ thống hóa do các nhà Trung Quán thực hiện đã bỏ rơi một vài ý tưởng quen thuộc của Đại Thừa nguyên thủy, sau này phải chịu nhận một sức đè nặng lớn lao của những sự phát triển song song trong Ấn độ giáo.  Ảnh hưởng của triết học Sànkhya Yoga thấy rõ trong Duy Thức Tông[2] do Asanga (Vô Trước) thành lập vào năm 400 sau Công-nguyên, đặt giải thoát trên sự quán tướng nội quán được gọi phép là Yoga.  Sau hết, ở Ấn-độ giáo mở đường cho một hình thức pháp thuật của Phật-giáo gọi làTantra, chờ đợi sự Giác ngộ hoàn toàn bằng những thực hành pháp thuật.  Tantra gây được nhiều ảnh hưởng ở Népal, Tây-Tạng, Trung-Hoa, Nhật-Bản, Java và Sumatra.  Ngoài Ấn Độ một số ít những trường phái mới chính thống được phát triển bởi sự hòa hợp của Đại Thừa với những yếu tố bản xứ.  Trong số đó đáng kể nhất là Thiền tông[3] và Di-Đà giáo[4] ở Trung-hoa và Nhật-Bản, ở Tây-Tạng Rnyin-ma-pa, pha trộn nhiều với Shaman giáo bản xứ.

Đà sáng tạo của tư-tưởng Phật giáo dừng lại vào khoảng 1500 năm sau ngày đức Phật nhập Niết-Bàn.  Trong suốt 1000 năm sau không có một trường phái mới quan trọng nào phát khởi, và Phật-giáo chỉ có thể tin rằng Liên hoa của giáo lý, sau một ngàn rưởi năm, đã phơi mở trọn vẹn rồi có lẽ chẳng còn gì nữa.  Những điều kiện của nền văn minh kỹ nghệ chúng ta, tuy nhiên, tạo ra một thử thách có thể mang lại một tổng hợp mới.  Trừ khi nền văn minh hiện tại sớm hủy diệt vì tính cách bạo tàn của nó, Phật-giáo sẽ phải tìm một vài cách hòa giải với nó, Chính Pháp sẽ không thể gây một âm vang vào trong một thế giới chế ngự bởi khoa học và tiến bộ kỹ thuật hiện đại.  Một số biện pháp thích nghi lớn cần phải viện ra và một sự thay đổi vĩ đại cần phải được mang vào sự triển khai giáo lý.  Cho đến bây giờ, những tia sáng mờ nhạt của sự khởi đầu một cuộc thay đổi như thế này đã được ghi nhận trên những phần đất khác nhau của thế giới, nhưng chúng đưa đủ rõ rệt để được kể đến trong cuốn lịch yếu luận này.



* tức Mililnda-pancha, Đại tạng gọi là “Na Tiên Tỳ Khưu Kinh” (G.c.D)

[1] Madhyamika.

[2] Yogacara

[3] Ch'an hay Zen

[4] Amidism  (G.c.D.) 

--- o0o ---

III - PHẬT GIÁO ĐẠI CHÚNG

ĐỊA VỊ CỦA CƯ SĨ


Tự bản chất và tự nền tảng, Phật giáo đã và đang là một phong trào của những ẩn sĩ khổ hạnh.  Tuy nhiên đám cư sĩ không phải là không cần thiết.  Khi Phật giáo tăng trưởng từ một tông phái thành một Giáo hội rộng lớn, vai trò của cư sĩ càng trở nên quan trọng.  Như chúng ta đã thấy, chư tăng và sa môn khổ hạnh, tạo thành nền móng của phong trào, không thể tự mưu sinh.  Về phương diện vật chất, đời sống của họ tùy thuộc thiện ý của đám thường nhân.  Thêm vào đó, ngay từ lúc đầu, Đức Phật và chư tăng cảm thấy có trách nhiệm đối với sự an lạc của dân gian nói chung.  Bản sinh Truyện[1] kể truyện Sumedha - tiền thân của đức phật, Sàkyamuni khước từ giải thoát dục vọng và từ chối Niết Bàn ra sao.  Như Lai lúc đó hiểu là Dìpankara (Nhiên Đăng).  Khi Dìpankara đến thành Ramna, “Sumedha hoan hỷ gieo mình xuống vủng bùn trước ngài để làm cầu cho ngài.”  Và trong khi nằm trong vủng bùn, chiêm ngưỡng oai-nghi-Phật của Nhiên Đăng, Sumedha phát nguyện quyết tâm đạt đến “trí tuệ tối thượng của chân lý, để có thể đưa nhân loại xuống thuyền chính pháp, và đưa họ vượt qua Đại dương sinh tử, và khi sứ mạng này thực hiện xong, bấy giờ mới nhập Niết Bàn.”  Chính pháp là một cái gì phải ban phát cho tất cả.  Sự thúc đẩy của sứ mệnh truyền giáo bao giờ cũng mảnh liệt nơi Phật giáo.  Hoàng đế Asoka là một thí dụ điển hình của một vị vương cố gắng đem Chính Pháp ra làm cho dân được sung sướng, và người đã cử nhiều đoàn truyền giáo đi sang các nước lân quốc giao giảng về Chính Pháp.  Khi một chế độ tăng lữ khép kính phát triển nơi nào, lập tức nó sẽ được bổ chính ngay bằng lý tưởng Bồ-tát (xem chương V).

Lòng nhiệt thành mà Phật tử của mổi trường phái đem giao truyền giáo lý của họ khắp Á Châu, và những đức tính khiến họ có thể thực hiện công việc đó, được dẩn dụ bằng truyện Pùrna, một trong những sứ đồ đầu tiên của chính pháp.  Pùrna xin phép Đức Phật đã đi tới một xứ man rợ gọi là Sronàparànta để truyền giáo.  Đức Phật cố gắng ngăn cản ông ta và cuộc đối thoại diển ra như sau: “Dân chúng ở ‘Sronàparànta dữ tợn, hung ác, và tàn bạo.  Lời nói của họ độc ác, thô bỉ, ngạo ngược.  Nếu họ nói với ông những lời độc ác, thô bỉ, ngược ngạo, ông sẽ nghĩ thế nào về điều đó ?

Pùrna: “Con sẽ nghĩ rằng ‘Sronàparànta quả thực là những người tốt và hiền lành, vì họ không giơ tay đánh đập con cũng như không lấy đá ném con.”

Đức Phật: “Nhưng nếu họ đánh đập ông hay lấy đá ném ông, ông sẽ nghĩ sao về điều đó ?

Pùrna: “Con sẽ nghĩ rằng họ là những người tốt và hiền lành vì họ không đánh con bằng gậy hay bắn gươm giáo.”



Đức Phật: “Nhưng nếu họ đánh ông bằng gậy hay bằng gươm giáo ông sẽ nghĩ sao về điều đó ?”

Pùrna: “Con sẽ nghĩ rằng họ là những người tốt và hiền lành vì họ không giết con.”



Đức Phật: “Nhưng nếu họ giết ông, Pùrna, ông sẽ nghĩ sao về điều đó ?”

Pùrna: “Con sẽ nghĩ rằng họ là những người tốt và hiền lành vì họ giải thoát con khỏi cái thân thể hư thối này không khó khăn lắm.  Con biết nhiều tăng sĩ xấu hổ về thân thể họ, bị dầy vò và kinh tởm nó, đã tự tử bằng vỏ khí, dùng thuốc độc, treo cổ bằng giây thừng hay lao mình xuống vực sâu.”



Đức Phật: “Pùrna, ông có lòng tốt, và kiên nhẫn siêu phàm.  Ông có thể sống nơi những người Sronàparànta và ở lại đó.  Ông hãy đến và dạy họ làm cách nào giải thoát như chính ông đã giải thoát.”

Người ta thường cho rằng Tiểu Thừa không nhiệt thành trong sứ mạng truyền giáo bằng Đại Thừa.  Điều đó không đúng.  Giống như Đại Thừa, Tiểu Thừa đã được truyền đến Tích Lan, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Hoa, Java và Sumatra.  Nếu chỉ có riêng Đại Thừa tồn tại ở Tây Tạng, Trung Hoa là bởi vì nó thích hợp với những dân tộc ngoài Ấn độ hơn Tiểu Thừa.  Thí dụ vua Tây Tạng năm 750 mời Nhất Thiết Hữu bộ của Tiểu Thừa – lúc ấy đang cường thịnh ở Kashmìr và Trung Á - đến Tây Tạng.  Nhưng đám dân chúng lại muốn một tôn giáo ma thuật, và vì thế, Nhất Thiết Hữu bộ bị tàn lụi mau chóng ở Tây Tạng.  Như thế chứng tỏ Phật giáo mọi tôn phái luôn luôn sẳn sàng giao truyền tin lành của Chính Pháp khắp muôn phương.



Đồng thời bất cứ nơi nào Dharma đã trở thành một thực tại xã hội sống động, lý thuyết Phật giáo cũng pha trộn một thứ siêu hình cao siêu với sự chấp thuận những tin tưởng pháp thuật và thần thoại đặc biệt của đám nông dân, binh lính và thương gia nơi mà nó bắt rễ.  Nếu muốn trung thành với lý tưởng từ bi, chư tăng phải thu thập tín đồ.  Nếu muốn tồn tại, họ phải cần đến sự cúng dường của cư sĩ tín đồ, hay của vua chúa.  Vì thế cần phải xét tới hai vấn đề:

1.      Chư tăng đã làm gì cho tín đồ hay cho vương quyền bảo trợ ? Và,

2.      Lợi ích cho sự cần thiết cư sĩ đến lượt nó ảnh hưởng lại Phật giáo ra sao ?

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương