Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang22/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   38

SỰ SUY TÀN


Phật giáo thường nhấn mạnh đến tính cách vô thường của tất cả mọi sự trong thế gian, khôngthể hy vọng tôn giáo của họ là một ngoại lệ của cái luật chung này.  Như tất cả mọi sự việc khác, Chính Pháp cũng phải suy đồi – ít ra tất cả những cơ sở mong manh mà nó đã có trong thế gian này.  Nó chỉ đứng vững một thời gian rất ngắn trong tất cả sinh lực và sự tinh khiết của nó: rồi tiếp theo một thời kỳ suy tàn dài, và cuối cùng hoàn toàn biến mất cho đến khi có một cuộc phát lộ mới.  Vế vấn đề liên can tới thời hạn chính xác của Chính Pháp, người ta tính toán khác nhau.  Trước hết, người ta nói đến một thời kỳ dài 500 năm; về sau, thời kỳ đó khó dài tới 1.000, 1.500 hay 2.500 năm.  Những Kinh Điển được thành lập giữa 200 năm trước công nguyên và 400 năm sau công nguyên có những đoạn mô tả về những giai đoạn của sự suy tàn Chính Pháp dưới hình thức tiên tri.  Theo một văn kiện bằng tiếng Pàli, chư tăng chỉ có thể đạt đến Chính Đạo và trở thành A La Hán trong thời kỳ thứ nhất.  Sau đó trái chính của đời sống linh thánh không còn ai với tới nữa.  Đạo hạnh tồn tại ở thời kỳ thứ hai, sự hiểu biết uyên bác về Thánh Điển ở thời kỳ thứ ba, nhưng trong thời kỳ thứ tư chỉ có những biểu tượng bề ngoài, như đồng phục của chư tăng còn lại; sang đến thời kỳ thứ năm, duy những xá lợi còn được bảo tồn và tôn giáo biến mất khỏi trần gian.  Một kinh khác tiên đoán rằng trong 500 năm sau khi Đức Phật Niết bàn, tăng sĩ và tín đồ có đủ sức để đạt tới sự phối hợp với Chính Pháp; trong giai đoạn 500 năm thứ hai, họ giỏi về thiền định; trong giai đoạn 500 năm thứ ba, họ giỏi về kiến thức uyên bác; trong giai đoạn thứ tư họ giỏi về sự thành lập tinh xá; và trong 500 năm sau cùng họ giỏi về chinh chiến và bút chiến.  Lúc đó Tịnh Pháp không còn ai thấy nữa.  Ở Trung Hoa, người ta thường chia ra làm ba thời kỳ.  Trước hết 500 năm trong đó Chính Pháp được thi hành nghiêm túc và mang lại kết quả.  Sau đó, 1000 năm Chính Pháp giả mạo, tiếp theo bởi một thời kỳ cuối cùng 1000 hay 3000 năm trong đó Chính Pháp suy tàn.  Qua tất cả những sai biệt trong những bản tường thuật này, chúng ta nhận thấy có một lòng xác tính mạnh mẽ rằng sau 500 năm sẽ có một cơn khủng hoảng, một sự thay đổi rõ rệt tồi tệ xẩy ra.

Toàn thể Phật giáo sau này tiếp tục trong bóng cái cảm thức suy tàn này.  Kinh điển chứng cho điều ấy ở khắp nơi.  Vào khoảng 400 sau T.L.  khi Phật giáo bề ngoài còn rất hưng thịnh ở Ấn-độ, Vasubandhu đã kết luận bộ Câu Xá Luận nổi danh của ngài bằng cái nhận xét buồn bã này: Đạo của Mu-ni đang thở hơi cuối cùng, đây là thời kỳ ác pháp hoành hành; kẻ nào muốn giải thoát phải tinh tấn”.  Những thế kỷ sau, và khoảng 1.200 năm sau T.L., Pháp Nhiên (Ho-nen) ở Nhật Bản biện minh cho thái độ bỏ rơi sự tu tập của ông  bằng cách quả quyết rằng thời đại của ông ta quá xa Đức Phật, thời đại quá suy đồi đến nỗi không ai còn có thể hiểu thấu đạo được minh triết thâm sâu của Phật giáo và hành vi tin tưởng đơn thuần vào Đức Phật là tất cả những gì người ta còn có thể làm được.  Lại nữa vào thế kỷ 19, Sri Weligama ở Tích Lan quả quyết với Sri Edwin Arnold rằng người ta đã bị xa đọa khỏi trí tuệ xưa, và ngày nay không ai còn có thể tiến xa như các bậc Hiền nhân trong quá khứ.

Những điều kiện lịch sử bất lợi chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ về cái cảm thức tuyệt vọng thổi qua Giáo đoàn lúc công nguyên sắp khởi đầu.  Những sự khó khăn sâu xa hơn thế.  Ngay những phương pháp mà Cổ Phái Trí Tuệ bênh vực, bắt đầu mất nhiều hiệu lực vào khoảng 300 năm sau ngày Phật Niết Bàn.  Vào thời kỳ Giáo hội mới bắt đầu, chúng ta nghe nói nhiều người trở thành A La Hán, một vài người với một sự dễ dàng lạ lùng.  Trong những văn kiện sau này, những trường hợp được ghi nhận mỗi ngày một ít đi.  Cuối cùng, như tiên tri đã trình bày trên, lòng xác tín rằng thời của các A La Hán đã qua rồi lan rộng.  Gạo đã được lấy ra khỏi trấu.  Học giả đã trục xuất thánh nhân, và đa văn đã thay chỗ cho thể hiện.  Một trong những kinh điển của Nhất Thiết Hữu Bộ thuật lại câu chuyện buồn và kinh khủng về vụ sát hại vị A La Hán cuối cùng bởi tay của một trong những học giả này.  Câu chuyện cho thấy rõ tính chất của thời đại đó.

Trước sự thất bại này, giáo hội phản ứng bằng hai cách.  Một tông phái không thừa nhận lối giải thích mà Sàriputra đã dành cho giáo lý nguyên thủy và xây dựng một giáo lý mới (ch. V-IX).  Một tông phái trung thành với quan điểm cũ trong khi đi đến một vài sự hòa giải thứ yếu.  Vì sự suy đồi của nghị lực mà họ giải thích như sự suy đồi của đức tin, những phần tử của phái bảo thủ bắt đầu thay đổi từ truyền thống tụng đọc sang truyền thống văn tự.  Ở Tích Lan, Kinh tạng Pàli lần đầu tiên được ghi bằng văn tự vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.  Một thay đổi khác cốt hạ thấp mức độ đạt mục đích.  Trong những thế kỷ đầu tiên nhiều tăng sĩ ước nguyện trực tiếp Niết Bàn.  Chỉ có những cư sĩ và những tăng sĩ ít tham vọng mới bằng lòng với hy vọng đầu thai vào một kiếp khá hơn.  Nhưng từ khoảng 200 trước T.L., trở đi gần như tất cả mọi người đều cảm thấy rằng những điều kiện quá bất lợi để có thể đạt tới giác ngộ trong cuộc đời này.  Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy vào thời ấy một truyền thống về Đức Phật tương lai, Phật Di Lặc (Maitreya), được đưa lên bình diện thứ nhất.  Maitreya (từ chữmaitrì) tượng trưng cho từ tâm.  Thánh truyện này một cách nào đó hứng khởi từ mạt thế luận Ba tư nhưng nó đáp ứng cho những nhu cầu của hoàn cảnh mới.  Quả thực, Thượng Tọa Bộ tiếp nhận nó một cách không nồng nhiệt lắm, và Metteya không bao giờ chiếm một địa vị quan trọng nơi họ.  Nhưng đối với Nhất Thiết Hữu Bộ và những tông phái của Đại Thừa, nó giữ một vai trò quan trọng càng ngày càng gia tăng.  Theo vũ-trụ luận Phật giáo, trái đất trải qua những chu kỳ; trong một vài chu kỳ này, trái đất tốt đẹp hơn, trong những chu kỳ khác, nó sa đọa.  Tuổi trung bình con người là dấu hiệu chỉ tính chất thời đại hắn sống.  Nó có thể thay đổi từ 10 tuổi đến hằng trăm triệu năm.  Vào thời Thích Ca, mức độ trung bình của đời sống là 100 năm.  Sau ngài, thế gian hư hỏng, cuộc sống con người rút ngắn đi.  Đáy sâu của tội lỗi và bất hạnh sẽ hiện ra khi tuổi trung bình của con người hạ xuống còn 10 tuổi.  Diệu pháp của Thích Ca lúc đó sẽ hoàn toàn bị bỏ quên.  Nhưng sau đó một cuộc đột khởi mới lại bắt đầu.  Khi nào đời sống con người lên tới 80.000 năm, Di Lặc Phật lúc này đang ở cung trời của Tự Tại Thiên (Đâu Suất) (Tushita), sẽ hiện ra trên trái đất, lúc đó ở trạng thái mầu mỡ lạ thường.  Nó sẽ lớn hơn bây giờ.  Một lớp cát vàng bao phủ nó.  Cây cối đầy hoa thơm, hồ nước tinh khiết và châu báo ở khắp nơi.  Tất cả mọi người đều đức độ và lịch sự, thịnh vượng và sung sướng.  Dân cư sẽ rất đông đúc và đồng áng mỗi năm gặt 7 mùa.  Những người ngày nay thi hành công quả, tạc tượng, xây tháp, cúng dường, sẽ hồi sinh làm kiếp người thời Di Lặc và đạt Niết Bàn nhờ ảnh hưởng của giáo lý của ngài, đồng nhất với giáo lý đức Phật Thích Ca mu ni.  Như thế sự giải thoát đã trở nên một nguồn hy vọng cho tương lai không phải riêng cho cư sĩ mà cho cả tăng sĩ nữa.

Trong thời kỳ đầu tiên của sự suy tàn, Cổ Phái Trí Tuệ còn chứng tỏ có một đời sống tâm linh mãnh liệt.  Giữa khoảng 100 trướcT.L. và 400 sau T.L. chư tăng biên tập giáo lý thành kinh điển, và trước tác nhiều bài chú giải và bình luận vềAbhidharma.  Sau thời gian đó họ bằng lòng bảo vệ những gia sản quá khứ.  Trong suốt 1500 năm sau, Cổ Phái Trí Tuệ chết dần mòn, như một cái cây cổ thụ hùng vĩ mất từng cành nhánh một cho đến khi chỉ còn trơ lại cái thân không.  Giữa khoảng năm 1000 và 1.200, Phật giáo biến mất ở Ấn Độ, vì những hiệu quả hỗn hợp giữa những yếu kém của nó, cộng với sự hồi sinh của Ấn Độ giáo và sự ngược đãi của Hồi giáo.  Nhất Thiết Hữu Bộ đã chiếm được những tiền đồn ở Trung Á và ở Sumatra, nhưng những tiền đồn này bị chiếm mất vào khoảng năm 800 khi Kim cương thừa (Vajrayàna) Mật Tông thay thế Tiểu Thừa ở Sumatra, và vào khoảng năm 900 khi Hồi Giáo chinh phục Trung Á.  Mặt khác, Thượng Tọa Vộ tiếp tục hiện hữu ở Tích Lan, Miến Điện và Xiêm La.  Phật giáo được Asoka (A dục vương) du nhập vào Tích Lan vào khoảng năm 250 trước T.L.  Vào thời Trung Cổ Đại Thừa có nhiều tín đồ ở đây.  Ngày nay, Thượng tọa bộ đã loại trừ tất cả những tông phái khác.  Phật giáo được đưa vào Diến Điện vào thế kỷ thứ V, dưới hình thức Đại Thừa.  Nhưng từ năm 1050 Thượng Tọa bộ trở nên càng ngày càng có ưu thế hơn, với tiếng Pàli là thánh ngữ.

[1] Theravàda

[2] Sarvàstivadà

[3] Nghĩa là thiên nhãn; thiên nhĩ; tha tâm thông; túc mạng thông, lậu tận thông; thần túc thông.  (G.c.D)

[4] Tức Tam học – (G.c.D)

[5] Yogàcàra

[6] Tức Tầm Tứ (cf. Thắng Pháp Tập Yếu Luận, tr.43 tt.)

[7] Tức Hỷ (Pìti), Lạc (Sukha) – (G.c.D)

[8] Tức Hỷ (Pìti), Lạc (Sukha) – (G.c.D)

[9] Tức Xả (Upeksa).

[10] Diệt thọ tưởng định (G.c.D)

[11] Ultimate reality: thực tại cứu cánh (cứu kinh) hay tối hậu  (G.D.).

 

--- o0o ---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương