Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang19/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38

TU TẬP


Trong Phật giáo, những sự tu tập thiền định là ngọn suối từ đó phát nguyên tất cả những gì là sống động trong nó.  Sự phát triển lịch sử của Phật giáo chủ yếu là sự đào luyện những phương tiện giải thoát luôn luôn mới mẻ.  Tuy nhiên, trình bầy một cách sáng sủa những sự tu tập này không phải là một việc dễ dàng, bởi vì chúng đều là những phương pháp lấy sự khước từ thế gian này làm cứu cánh, và đa số mọi người ngày nay thực sự không lưu tâm tới một mục đích như vậy.  Những phương pháp này chỉ có hai điểm đụng chạm tới lãnh vực trí tuệ của con người trung bình, - khởi điểm và tận điểm.  Khởi điểm của tất cả những cố gắng Phật giáo là sự bất mãn với thế giới hiện tiền; phần đông đều cảm thấy sự bất mãn này luôn luôn, mặc dầu ít khi họ biết phải xử trí ra sao với nó.  Chung cục, kết quả của những cuộc chiến đấu của Phật giáo là trung tính (xả) mà ai cũng rất muốn có, nếu họ biết cách làm thế nào để thủ đắc nó.  Nhưng, giữa khởi điểm và tận điểm của con đường còn rất nhiều vất vả gian nan mà người ta thường thích lảng tránh.

Tự nhiên là sự hiểu biết thâm sâu của chính Đạo chỉ dành cho những kẻ đi trên đó.  Song bây giờ chúng ta thử cố gắng trình bầy những phương pháp mà Cổ Phái Trí Tuệ thường dùng để huấn luyện các vị A La Hán.  Những phương pháp này, theo truyền thống nằm trong Tam Học, là Giới, Định, Tuệ.  Chúng ta may mắn có được một cuốn chuyên thư tuyệt vời bàn về những sự tụ tập này, cuốn Visuddhimagga của Buddhaghosa, đã được dịch, dầu không hoàn hảo lắm, với nhan đề Thanh TịnhĐạo Luận. 

---o0o---

GIỚI


Trên đây chúng ta đã nói về khía cạnh tinh xá của giới luật Phật giáo (chương II).  Phật tử tin rằng chúng ta chỉ có thể thâu tóm được tri thức hay trực giác khi chúng ta in nó lên thân thể miễn cưỡng của chúng ta chứ không phải khi chúng ta đồng hóa nó với sự diễn tả bằng ngôn từ.  Người ta chẳng gặt hái được bao nhiêu bằng cách tin tưởng trừu tượng vào sự vô nghĩa của những dục lạc giác quan, và vào sự xô đẩy và ghê tởm đi kèm theo cái kích thích chúng, nếu những bắp thịt hay những tuyến hoặc da dẻ đi ngược lại lòng xác tín này của lưỡi và óc.  Những bộ phận này của thân thể chúng ta tác động như sự nhập thể của những khoái lạc đã trở nên gần như tự động.  Nếu chúng ta thèm ăn, nếu chúng ta nhìn tất cả những thiếu nữ chúng ta gặp ngoài phố và trở nên khốn khổ khi chúng ta đói, lạnh và bất an, lúc đó những xác tín tinh thần của chúng ta về tính cách vô nghĩa của sự vật trần gian chỉ chiếm một phân số nhỏ con người chúng ta và sẽ bị phần còn lại bài bác bằng hành động minh chứng rất rõ rệt.  Một đạo sư hỏi đệ tử mình theo hắn cái gì cao cả nhất.  Đệ tử trả lời một cách ngoan ngoãn.  “Brahma, hay Tinh thần tối thượng”.  Nghe nói đạo sư liền dẫn đệ tử ra ngoài bờ ao, nhận đầu hắn xuống nước vào khoảng hai phút và rồi hỏi đệ tử hắn ao ước cái gì nhất sau hai phút đó.  Đệ tử không ngần ngại trả lời rằng không khí là cái hắn ao ước nhất, và Tinh thần tối thượng, lạ lùng thay, chẳng ăn nhập gì với lúc đó.  Chừng nào mà chúng ta còn ở trong tâm trạng của môn đệ này, Giáo Lý Thiêng Liêng có ích lợi gì cho chúng ta?

Một thái độ tinh tấn và nghiêm túc đối với thân thể chính là nền tảng của sự tu tập Phật giáo.  Bước giải thoát chúng ta khỏi những ảo tưởng về cá tính chắc chắn nhất là sự từ khước từ giây giàng buộc hợm hĩnh và tự luyến đối với thân thể.  Thân thể vật lý luôn luôn nằm trong trung tâm điểm của quán sát: “Chính ở trong cái thân thể này, cái thân thể mang đầy tử tính và chỉ cao có sáu bộ này, ta tuyên bố với các ông rằng đó là thế giới, nguồn gốc thế giới, và sự đoạn diệt của thế giới, và tương tự như thế Đạo dẫn tới sự đoạn diệt này”.

Tâm trí con người quen điều động qua những đối kháng.  Khi chúng ta nhìn những công trình nghệ thuật của Phật giáo, hoặc điêu khắc hay hội họa, chúng ta sẽ thấy rằng, hình thể con người đã được trình bầy một cách vô cùng dâm đãng ở Amaràvati và ở Ajantà và nó được lý tưởng hóa bằng một sự đãi lọc tinh nhã trong nghệ thuật ở Trung Hoa và Tây Tạng.  Phần lớn sự luyện tập của tăng sĩ, tuy nhiên, hệ tại một tương phản toàn diện.  Luôn luôn người ta dậy ông ta coi thân thể vật chất này như một vật dơ bẩn, đáng ghê tởm và bài xích: Đệ tử lại quán tưởng thân thể này, từ đầu ngón chân tới đỉnh đầu, và từ đỉnh đầu trở xuống đầu ngón chân, với một lớp da bao bọc nó và đầy những thứ bất tịnh trong đó.  Trong thân thể này có:

tóc, lông, móng, răng, da;

bắp thịt, gân, xương, tủy, thận;

tim, gan, màng rỉ nước vàng, tụy tạng, phổi;

ruột, màng ruột, bao tử, phân, óc;

mật, dịch tiêu hóa, mủ, máu, nhớt, mỡ;

nước mắt, nước miếng, nước mũi, mồ hôi, tương dịch, nước tiểu”.

Khi một cái nhìn hay một hình ảnh về “ba mươi hai phần của thân thể” như thế này được đặt chồng lên hình người đàn bà quyến rũ, chắc chắn nó sẽ gây ra một hiệu quả chán nản đối với bất cứ một đam mê nhục cảm nào có thể có.  Hơn nữa, Phật tử và những người theo Kỳ-na giáo được dậy tập trung sự chú ý của họ vào “Cửu Khổng,” nơi mà những chất ô uế và ghê tởm không ngừng tuôn ra – hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, miệng, ống dẫn nước tiểu và hậu môn.  Chưa hài lòng với điều đó, tăng sĩ còn được khuyến thích đi thăm viếng những nghĩa địa hay những nơi hỏa táng để xem thân thể ông ta sẽ ra sao qua những giai đoạn khác nhau của sự tan rã.  Trong tất cả những điều đó, phép tu tập của Phật giáo chủ ý đi ngược lại tập quán của xã hội văn minh cấm đoán những cảnh huống của đời sống mà Phật giáo thường nhấn mạnh.  Mục đích của xã hội văn minh hoàn toàn trái ngược với mục đích của Chính Pháp, và phần tử trung bình của nó được bưng bít để tránh bất cứ một điều trông thấy nào có thể làm nguy hại cho lòng yêu đời, dù mong manh của hắn.

Giống như bao người Ky tô giáo, Phật tử không được kiêu hãnh về thân thể mình, nhưng phải cảm thấy xấu hổ và ghê tởm nó.  Không bao giờ chúng ta được phép quên rằng trong hệ thống tư tưởng này, chúng ta liên kết với một thân thể như vậy bằng một hành động tự ý về phía chúng ta, bởi vì đó là một dụng cụ tuyệt vời của ưu ái và ao ước của chúng ta.  Khi chúng ta thấy rõ tính cách giả tạm của thân thể, bao nguy hiểm và yếu đuối chờ đợi nó và những cơ nang chính yếu của nó nhơ bẩn thế nào, chúng ta phải cảm thấy xấu hổ và kinh sợ trước những điều kiện trong đó cái Ngã thần linh của chúng ta đã tạt vào - được đặt một cách bấp bênh giữa hai cái màng mỏng mà theo tiếng bóng hiện tại, chúng ta sẽ nói, được phát triển lần lượt từ ngoại bì và nội bì.  Chắc chắn Ngã của chúng ta không được ở trong hình thức tốt đẹp nhất trong những điều kiện như thế này.  Chắc chắn nó không thể tự do và thoải mái trong những điều kiện do tham muốn tạo ra, và rồi còn đưa đến nhiều tham muốn hơn nữa.  Về phương diện này, truyền thống Phật giáo đồng ý với bài thơ nổi tiếng sau đây của Andrew Marvell:

Oh who shall from its dungeon raise



This soul enslaved so many ways

With bonds of bone, that fettered stands

In feet and manacled in hands

Here blinded with an eye; and there

Deaf with the drumming of an ear!”

(ôi ai có thể từ ngục tối

Giải thoát linh hồn bối rối trong thân

Bình thịt xương kín đáo muôn phần

Che con mắt tỏ lấp dần đôi ta!)

Sung sướng thay khi tìm đưọc những lời lẽ để thuyết phục những người khác về không tính của tất cả những pháp hữu vi.  Cần yếu hơn nữa làm sao dậy được thân thể chúng ta bài học này.  Những giác quan được cô lập và chịu một sự kiểm soát nghiêm nhặt đặc biệt.  Thuật ngữ gọi là “indriya-gutti”, nghĩa đen “gìn giữ các giác quan (thu thúc lục căn)”.  Khi một tăng sĩ bước đi, ông ta phải nhìn thẳng phía trước mặt, mắt không được nhìn sự vật bên phải và trái trong một thời gian đó:

Cặp mắt không được đảo điên như con khỉ trong rừng

Hay như con mai run rẩy, hay như đứa trẻ sợ hãi.

Cặp mắt phải nhìn xuống, và phải nhìn

Một khoảng cách bằng một cái đòn gánh, hắn không được để

Tư tưởng chế ngự hắn như một con khỉ nhẩy nhót không yên”.

Sau đó đến cái gọi là “giữ gìn những cửa ngõ của giác quan”, chúng ta có thể phân biệt hai yếu tố chính trong kinh nghiệm cảm giác.  Một chỉ là trực giác giác quan về vật kích thích , yếu tố kia là phản ứng cố ý đối với vật kích thích đó.

Sự tiếp xúc giữa những giác quan của chúng ta với những vật kích thích đặc biệt là một “cơ hội”, như công thức Phật giáo thường dùng, để cho “những trạng thái thèm muốn, buồn bã, tội lỗi và xấu xa tràn ngập lên chúng ta, chừng nào chúng ta còn sống trong buông lung” với những giác quan.  Do đó chúng ta phải kìm hãm khát vọng không bao giờ no chán về sắc, thanh, v.v…làm chúng ta chia lìa với chính chúng ta: chúng ta phải học cách ngăn ngừa tâm trí, tư tưởng, hay tâm hồn chúng ta khỏi bị những đối tượng mà giác quan chúng ta tiếp xúc, mê hoặc.  Chúng ta phải học khảo sát mỗi một vật kích thích, khi chúng đi vào thành trì của tâm hồn chúng ta, sao cho những đam mê bất chính của chúng ta không thể kết tủa xung quanh,và không thể trở nên mãnh liệt bằng cách luôn luôn tìm kiếm những tâm điểm mới.  Người nào đã cố gắng thực nghiệm lời giáo huấn của Đức Phật về sự giữ gìn giác quan hẳn biết cái mức độ tàn bạo ghê gớm mà hắn gây ra cho tâm hồn mình để giữ cho nó đứng lặng yên, dù chỉ trong một hai phút.  Làm sao chúng ta có thể tìm thấy đâu là bản chất đích thực của tâm chúng ta nếu chúng ta không thể bảo vệ nó chống lại sự xâm lăng thường trực của cái bên ngoài nó và chiêm ngắm nó trong bản lai diện mục của nó ? 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương