Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang27/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   38

NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH


Những tư tưởng của Prajnàpàramità và Trung Quán luận có thể lạ lùng đối với người Âu châu, vì hoàn toàn đứng ngoài dòng truyền thống triết học của chúng ta.  Vì thế, tưởng cần phải nhắc nhở độc giả rằng đây không phải là một hiện tượng đặc biệt Ấn Độ, nhưng thế giới Địa-Trung-Hải biết, hay đã biết một số những phát triển tương tự.

Thái độ phi lý thuyết của Trung Quán chẳng hạn, có một sự song hành đặc biệt trong thuyết tự nhận Hoài nghi Hy Lạp.  Người sáng lập ra trường phái này là Pyrrhon ở Elis (khoảng 350. tr.T.L.) Ngoại trừ sự nhấn mạnh về Chính biến tri, quan niệm về cuộc đời của trường này tương đương với quan niệm của Trung Quán một cách chặt chẽ trong mọi chi tiết.  Pyrrhon không có lý thuyết tích cực.  Là đồ đệ của ông ta có nghĩa “sống một cuộc đời tương tự với cuộc đời của Pyrrhon”.  “Ông muốn phát lộ cho mọi sự bí ẩn của hạnh phúc, bằng cách cho họ thấy giải thoát chỉ có thể tìm thấy trong sự thanh bình của một tư tưởng lãnh đạm, một cảm tính nguội lạnh, một ý chí phục tùng; và hơn nữa, sự tìm kiếm này đòi hỏi một cố gắng, về phía cá nhân, là một cố gắng tiêu diệt tự thân.” (L.Robin, Pyrrhon et le scepticisme grec, 1944, p.24).

Độc lập đối với đam mê là một mục đích cao cả của cuộc đời, và trung tính là một thái độ người ta cần phải tôi luyện.  Tất cả sự vật ngoại giới đều giống nhau, không có sự khác biệt nào giữa chúng, và hiền triết không biện biệt.  Để đạt được trạng thái lãnh đạm này người ta phải hy sinh tất cả những bản năng tự nhiên.  Mọi quan điểm lý thuyết đều thiếu nền tảng và người ta phải hoàn toàn tránh việc tạo những mệnh đề và đưa ra những phán đoán.  Trong triết học của Pyrrhon cũng có sự phân biệt giữa tục đế, hiện tượng (phainomena) một bên, và chân đế (adèla) phía bên kia.  Chân đế hoàn toàn ẩn kín: “Tôi không biết mật ong có ngọt thật không, nhưng tôi công nhận thấy nó như vậy.”

Sự cấm đoán mọi phán đoán lý thuyết nơi Pyrrhon thuật ngữ gọi là epkhe.  Ý nghĩa của từ ngữ được Aristoc les de Messène giải thích rất rõ ràng dưới ba đề mục: 1. nội tính (= tự thân, svabhàva trong Sanskrit) của sự vật là gì ? Nó chỉ có thể được xác định bởi những phủ định, bởi vì tất cả mọi sự vật đều phiếm định, bất khả lượng, bất xác.  Chúng đều đồng đẳng và không vật nào nặng hơn vật nào.  Người ta không thể nói về một vật rằng nó như thế này hơn là không như thế này.  Người ta cũng rất có thể khẳng định rằng nó có và không có, hay chối cãi rằng nó có hay không có.  2.- Địa vị của chúng ta ra sao so với chúng ? Chúng ta không được tin vào vật này hơn vật khác.  Chúng ta không được ngả về chúng.  Chúng ta không được rối loạn vì chúng.  3.- Chúng ta phải đối xử thế nào với chúng ? Thái độ khôn ngoan nhất là im lặng vô ngôn, điềm tĩnh tự tại và lãnh đạm.  Vô vi là hành vi duy nhất có thể chấp nhận được.

Căn cứ vào sự song hành này người ta phần nào có thể rút ra được một kết luận về thời gian xuất hiện của những khái niệm Trung Quán ở Ấn Độ.  Kết luận này có vẻ vô lý, nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng đáng được kể ra đây.  Việc Pyrrhon thành lập trường phái ngay sau khi từ Á châu, nơi ông ta cùng với thầy là Anaxarchos, theo đoàn tùy tùng của binh đội Alexandre thăm viếng trở về, đã là một sự kiện.  Ngoài ra, Robin và một số những thế giá khác cũng đã xác nhận rằng triết học hoài nghi là một cái gì hoàn toàn mới lạ ở Hy-Lạp, và không có một sự phát triển đặc biệt Hy Lạp tiền phong nào mở đường cho nó cả.  Vì thế người ta có thể kết luận một cách khá chắc chắn rằng Pyrrhon đã hấp thụ những quan điểm của ông ở Ấn Độ hay Iran.  Nếu ông không thủ đắc chúng ở Iran, những lý thuyết của Trung-luận phải có ở Ấn Độ vào khoảng 350 tr. T.L.  Dĩ nhiên chúng không nhất thiết phải do chư tăng Phật giáo truyền cho Pyrrhon.  Có thể ông ta đã tiếp xúc với những tu sĩ Kỳ Na Digambara những người mà trong sử sách Hy Lạp được chỉ định dưới danh từ “Xích thể tiên” (Gymnosophistes), lõa thân đạo sĩ.  Những tu sĩ Kỳ Na giáo và Phật giáo giao tiếp chặt chẽ với nhau, và giáo lý của phái nọ cho thấy ảnh hưởng của phái kia.  Chẳng hạn sự kiện lạ lùng là Kỳ Na giáo có một danh sách lần lượt hai mươi tư đấng Tirthankara (cứu thế), và Phật giáo Tiểu Thừa nguyên thủy biết một danh sách hai mươi tư vị Phật đi trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni.  Tôi tin rằng lý thuyết về chính biến tri của Đại Thừa cũng chịu ảnh hưởng sâu xa những quan điểm của Jaina về vấn đề này.  Quả thực trong những châm ngôn của Pyrrhon người ta đã ghi nhận một lý thuyết đặc biệt của Kỳ Na.  Lý do ông viện ra để biện minh cho việc không viết sách là ông đã quyết định không gây áp lực trên tâm trí của bất cứ một người nào.  Những đạo sĩ Kỳ Na giáo, trước ông, đã rút từ chủ trương “bất hại” của họ một kết luận luận lý cho rằng người ta không được gây bạo động cho bất cứ người nào bằng cách bắt hắn phải chấp nhận quan điểm của mình.  Dầu sao chăng nữa nếu, người ta chấp nhận rằng Pyrrhon đã vay mượn những lý tưởng chính yếu của ông từ Ấn Độ, và nếu triết lý của ông rất giống với triết lý của Trung Quán luận, thì học thuyết của Trung Luận, mà chúng ta chỉ biết bởi những ghi chép chắc chắn không xưa hơn vào khoảng 100 năm tr.T.L., phải đi ngược lên vào khoảng năm 350 tr.T.L. nghĩa là trong khoảng 150 năm sau Phật nhập Niết Bàn.

Luận chứng này dù có giá trị thế nào không biết vẫn còn tại sự kiện lạ lùng là trong cùng thời đại đó, nghĩa là vào khaỏng 200 năm tr.T.L. trở về sau – hai nền văn minh khác biệt, một ở Địa Trung Hải, một ở Ấn-Độ, đã thiết lập bằng những yếu tố văn hóa có trước, một chuỗi những ý tưởng liên quan đến Trí-Tuệ, và hình như độc lập với nhau.  Ở Địa-Trung-Hải Đông Phương chúng ta có những cuốn sách Trí Tuệ của Cựu Ước, gần như đồng thời với Prajnàpàramità trong hình thức tiên khởi.  Sau đó, dưới ảnh hưởng của Alexandrie, những triết gia theo phái duy-tri và Tân-Platon đã phát triển một nền văn chương dành một địa vị quan trọng cho Minh Triết (Sophia) và, từ Philon đến Proclus, phát lộ những sự trùng hợp ngôn từ đầy rẫy với kinh bản Prajnàpàramità.  Giữa những người Ky-tô-giáo, truyền thống này được tiếp tục bởi Origenè và Denys l'Aréopagite; giữa những người khác, giáo hội rực rỡ Hagia Sophia là một bằng chứng hùng hồn của tầm quan trọng của trí tuệ trong ngành Đông phương của giáo hội Ky-Tô.  Vô vàn những bước tiến song hành, hay trùng hợp giữa sự luận giải của Cochma và Sophia một bên, và những kinh văn Phật giáo bàn về trí tuệ viên mãn phía bên kia.  Giải thích những sự trùng hợp này bằng một sự “vay mượn” không dẫn chúng ta đi xa lắm.  Chúng ta không “giải thích” xã luật của Lloyd George bằng cách cho rằng ông đã “vay mượn” nó từ Đức-quốc.  Một sự giải thích đích thực phải đi vào nguyên nhân của người vay mượn.  Một sự vay mượn đơn giản không thể giải thích sự kiện khái niệm về Trí tuệ trong cả Phật-giáo cũng như Kỳ-Na giáo, như nó tiến triển sau 200 năm trước T.L. xuất phát, một cách hoàn toàn tự nhiên từ truyền thống tiên khởi, và không hề đụng chạm với bất cứ một khái niệm căn bản nào của chúng.  Chúng ta chỉ ghi nhận một sự sai biệt: Sophia giữ một vai trò rõ rệt trong sự sáng thế, trong khi Prajnàpàramità không có chức phận vũ trụ nào và thanh thoát với sự khởi nguyên của vũ trụ.  Những môn tiếu tượng học[14] của Sophia và Prajnàpàramità hình như cũng đã tiến triển độc lập.  Song tôi rất thích thú khi tìm thấy một pho tượng Byzance nhỏ thế kỷ thứ 10 (Vat. Plat.gr.381 fol.2) mà người ta cho rằng dập theo một mẫu của Alexandrie.  Tay phải của Sophia làm dấu đang giảng dạy, trong khi tay trái cầm một cuốn sách.  Pho tượng này không khác một vài pho tượng Prajnàpàramità Ấn Độ.  Trong tất cả những trường hợp này, chúng ta có những sự phát triển song song, dưới ảnh hưởng của những điều kiện địa phương, khởi từ một mẫu văn hóa nhân loại tổng quát lan truyền rộng rãi.  Hoặc, dĩ nhiên, có thể có một nhịp bí mật nào trong đó trong lịch sử đã vận động một vài khuôn mẫu[15] như Jung nói – vào một vài thời đại ở những nơi rất xa cách nhau.



[1] 5 tân thuyết của Đại Thiên nhằm chống lại như vị A la hán truyền thống Nam và Bắc giải thích có đôi chút khác nhau.  Căn cứ vào bộ “Di-Bộ-Tôn-Luận”, luận về bài kệ của Ngài Đại Thiên, 5 thuyết ấy là:

1-Dư Sở Dụ 3-Do dự

2-Vô Tri                 4-Tha-Linh-Nhập               5-Đạo Nhân

[2] Baroque. dt nguyên thủy: Khuynh hướng nghệ thuật nhằm trình bầy cuộc đời trong sự hỗn loạn và ồn ào của nó, ngược lại khuynh hướng cổ điển, t.t. ngày nay có nghĩa là lạ lùng, kỳ quái, kỳ dị, dị dạng.

[3] Rococo, dt nguyên thủy: Đồ vật trang trí, thịnh hành dưới thời Louis XV và đầu thời Louis XVI tĩnh từ: cổ điển, cổ lỗ, trái mùa. – (G.c.D.)

[4] (Buddha Suprem) hay Duyên Giác Thừa – (G.c.D.) Sanskrit:

[5] Saddharma – pundarika – Sùtra

[6] Vimalakrtinirdesa – Sùtra

[7] Anh dịch: Lotus of The Good Law và Exposition of Vimalakirti  (G.c.D.)

[8] Tu-bồ-đề  (G.c.D.)

[9] Một trong những cái khôi hài của lịch sử là Phật Giáo, hệ thống phi thương mại hơn cả và hơn nữa phản thương mại nhất này, lại chịu trách nhiệm trong việc tạo ra một công cụ mà không có nó ngành thương mại hiện đại đã không thể phát triển được.  Không có sự phát minh ra số zéro hay “số không”, những chủ tiệm, giám đốc ngân hàng và những chuyên viên thống kê còn được bối rối nghiêng ngửa vì những cái kỳ cục của bàn toán.  Cái vòng tròn nhỏ mà chúng ta gọi là zero được người Á rập biết tới vào khoảng năm 950 sau T.L. dưới tên Shifr, “trống không”.  Tên này trở thành cifra trong La tinh, khi vào khoảng 1150 “không” đến Âu châu.  Trong Anh ngữ thoạt đầu chúng ta có chữ “cypher” để chỉ zéro và cypher không là gì khác hơn chữSùnya Sanskrit.

[10] “Hãy mở cửa cây vừng!” câu thần chú để mở cửa động dấu châu báu của bọn cướp, và rộng ra, mọi cánh cửa trong truyện “Ali Baba và bốn mươi tên kẻ trộm” trong Nghìn Lẻ Một Đêm.  (G.c.D.)

[11] bản Anh: existence and non existence, eternity and annihilation.

[12] Hán dịch: Như mộng, huyền, bào, ảnh (Kinh Kim Cương) – G.c.D.

[13] Hay: bất quyết Ghi chú của Dịch giả

[14] iconographies.

[15] archetype

 

--- o0o ---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương