Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang25/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   38

KHÔNG TÍNH


Hai điều, Kinh điển nói với chúng ta, cần thiết nhất cho một Bồ tát, và cho sự tu tập trí tuệ: “Không bao giờ bỏ rơi chúng sinh và nhận chân bằng vạn pháp giai không.”  Bây giờ chúng ta phải cố gắng lĩnh hội ý tưởng vô cùng quan trọng vềKhông tính.

Ở đây một lần nữa ngữ căn Sanskrit lại giúp chúng ta.  Nó cho thấy chữ Không có thể dễ dàng trở thành một chữ đổng nghĩa với Vô ngã như thế nào.  Cái mà chúng ta gọi là Không tính trong Việt ngữ là 'Sùnyatà trong Phạn ngữ.  Danh từ Sanskrit 'Sùnya phát sinh từ ngữ căn 'SVI, làm phồng lên.  'Sùnya theo nghĩa đen là: phồng lên.  Trong quá khứ xa xưa, tổ tiên chúng ta, với một bản năng tinh tế về bản chất biện chứng của thực tại, thường dùng cùng một cơ bản động từ để biểu thị hai phương diện đối kháng của một cục diện.  Họ đặc biệt ý thức về nhất tính của những mâu thuẫn, cũng như về đối tính của chúng.  Cũng như thế ngữ căn SVI – Hy văn là KY -, hình như diễn tả ý tưởng rằng cái gì có vẻ “phồng lên” ra bên ngoài lại “trống rỗng” bên trong.  Điều này có thể chúng tỏ dễ dàng bởi những sự kiện của ngữ học tỉ giảo.  Chúng ta có nghĩa phồng lêntrong những chữ này của La văn: Camulus (đống, chồng) và caulis (thân (cây) cuống (hoa)).  Chúng ta có nghĩa trống rỗng, cùng một ngữ căn, trong Hy văn Kiolos, La văn cavus.  Như vậy con người chúng ta phồng lên chừng nào nó còn được cấu tạo bởi ngũ uẩn, nhưng nó cũng trống rỗng bên trong, bởi thiếu một trung ngã.  Hơn nữa “phồng lên” còn có thể có nghĩa “chứa đầy cái gì xa lạ”.  Khi một thiếu phụ “phồng lên” trong lúc mang thai – và ở đây người Hy Lạp lại dùng cùng ngữ căn Kyo –, nàng đầy bởi một thân thể khác, bởi một cái gì không phải của riêng nàng.  Tương tự như thế, cá tính không chứa đựng cái gì thực sự thuộc về nó.  Nó bị phồng lên bởi những yếu tố ngoại lai.  Giống như hài nhi, thân thể ngoại lai phải bị trục xuất.

Đáng tiếc vô cùng khi những nghĩa rộng trừu tượng của đa tiếng sùnyatà bị mất đi khi chúng ta nói về không tính.  Cửa mở rộng cho vô vàn những ngộ nhận.  Nhất là đối với người không được khai ngộ, không tính này sẽ chỉ hiện ra như một hư vô giống hệt như trường hợp chữ Nirvàna[9].

Mặc dầu trong nghệ thuật Phật Không tính thường được tượng hình bởi một vòng tròn trống-không, người ta không được coi không tính Phật giáo chỉ như một số không, hay một khoảng trống.  Đó là một danh từ dùng để chỉ sự thiếu vắng của ngã, hay sự xóa bỏ ngã.  Trong tư tưởng Phật giáo một vài ý tưởng liên hợp với nhau mà thường chúng ta không liên kết lại.  Tôi vạch chúng ra đây trong một giản đồ:



Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) một thiền sư Ấn Độ hay Ba-Tư, đến Trung-Hoa vào khoảng 500 sau T.L. diễn tả ý nghĩa của chữ một cách rõ ràng khi nói: “Vạn pháp giai không, không có gì đáng ao ước hay đáng tìm kiếm.”

Được dùng như một thuật ngữ những chữ không và không tính trong truyền thống Phật-giáo diễn tả sự phủ nhận hoàn toàn trần gian này bằng sự tu tập trí tuệ.  Ý tưởng chính là sự xả-ly và từ bỏ, một sự thoái triệt và giải thoát hoàn toàn khỏi thế giới xung quanh chúng ta, trong tất cả mọi phương diện và đọc theo suốt chiều rộng của nó.

Những luận sư A-Tỳ-Đàm biết danh từ không, dùng nó rất hạn chế.  Trong Thánh điển Pàli, chỉ có vài trường hợp.  Tân Phái Trí Tuệ coi từ ngữ này như cây vừng mở tất cả mọi cánh cửa[10], và Long-Thụ đã khai thác triệt để những ẩn dụ của nó về phương diện nhận thức luận.  Không tính ở đây có nghĩa là sự đồng nhất của có và không.

Trong hệ thống tư tưởng này, nghệ thuật vi diệu phá hủy bằng một tay cái người ta vừa làm bằng tay kia, được coi như phần tinh túy nhất của cuộc sống hữu hiệu.  Hiền triệt Phật giáo được mô tả như một thứ Penelope trung thành, kiên nhẫn chờ đợi sự trở về của Ulysse Giác ngộ.  Ngài thực sự không bao giờ được “có” cũng như “không” về bất cứ một việc gì.  Nhưng, nếu một khi ngài nói “có” ngài lại phải nói “không”.  Và khi ngài nói “không”, ngài cũng đồng thời phải nói “có”.

Không là cái đứng giữa khẳng định và phủ định sinh và diệt, thường và đoạn[11].  Mầm mống của ý tưởng này được tìm thấy trong giáo huấn nguyên thủy, mà kinh điển của mọi bộ phái đều truyền đạt.  Đức Phật nói với Katyàna rằng thế gian thường xây dựng quan điểm trên hai điều, sinh và diệt.  “Có” là một cực đoan; “không có”  là một cực đoan khác.  Giữa hai giới hạn đó, thế giới bị cầm tù.  Thánh nhân siêu vượt sự giới hạn này.  Tránh cả hai cực đoan.  Như Lai giảng chính Pháp trong khoảng giửa, nơi duy nhất chân lý có thể được tìm thấy.  Pháp này bây giờ được gọi là không tính.  Tuyệt đối thể là không tính và vạn Pháp giai không.  Trong không tính, Niết Bàn và thế gian trùng hợp, chúng không còn sai khác, nhưng là một.

Hiển nhiên thuyết Vô ngã (Anattà) đi ngược với công ý.  Những luận sư của cổ phái Trí tuệ đã chấp nhận sự đụng độ như không thể hòa giải được bằng cách phân biệt hai loại chân lý: Chân đế hệ tại những phát biểu về các pháp, tục đế nói vềngười và sự vật.  Những cứu cánh (ultimate events) của bộ phái này có chức vụ hệt như những nguyên tử, tế bào và thực thể, thường bị quên trong đời sống thường nhật, nhưng những mệnh đề của khoa học hiện đại đặc biệt hay viện dẫn.  Tân Phái Trí Tuệ còn mang khái niệm về Chân đế đi xa hơn một bước nữa.  Nó bây giờ được tìm thấy trong liên quan mật thiết với một thực thể tối hậu, là Tuyệt đối thể trong không tính của nó.  Chân đế không còn có nghĩa là chân lý khoa học nhưng huyền học.  Rõ ràng trong ý nghĩa này bất cứ cái gì chúng ta có thể nói rốt ráo đều phi thực.  Không tính không thể là đối tượng của một tin tưởng khẳng định.  Chúng ta không thể vươn tới nó, và dầu chúng ta có thể, chúng ta sẽ không nhận ra nó, bởi vì nó không có đặc điểm.  Tất cả mọi giáo lý, ngay cả Tứ thánh đế, rốt ráo đều sai lầm, bằng chứng của vô minh.  Lý thuyết che đậy Áng Sáng Vô Ngôn của đấng Độc Giác, và chúng chỉ đúng một cách thường tục, theo nghĩa chúng phù hợp với những khả năng lĩnh hội những kinh nghiệm tâm linh khác nhau của mọi người.  Để thích hợp với những khuynh hướng và căn cơ của chúng sinh, giáo lý có thể và bắt buộc phải thay đổi đến vô cùng.

Giáo nghĩa của không tính thường được diễn tả bằng biểu tượng.  Cổ Phái Trí Tuệ đã so sánh trần gian quanh chúng ta này với một đám bọt nước, một ảo tưởng, một ảo ảnh, một giấc mộng, một màn ảo thuật[12].  Những cái biểu tượng có mục đích làm sáng tỏ quan niệm cho rằng thế gian tương đối không quan trọng, vô giá trị, giả dối và không có thực thể.  Các thi sĩ ở Tây Phương cũng thường dùng những tỉ dụ tương tự với một ý tưởng tương tự:

But what are men who grasp at praise sublime

But bubbles, on the the rapid stream of time,

That rise and fall and swell and are no more

Born and forgot, the thousand in an hour.”

(Nhưng cái người đời thường chụp lấy ca ngợi

Chỉ là bọt nước trên giòng thời gian chẩy xiết

Lên xuống sủi bọt và không là gì hết

Sinh ra và bị lãng quên, mười ngàn lần trong một giờ.)

Hay, đoạn nổi tiếng hơn nữa:

The world is but a fleeting show

For man’s illusion given;

The smiles of joy, the tears of woe

Deceitful shrine, deceitful flow –

Theres nothing true but heaven.”

(Thế giới chỉ là một màn ảo thuật

tạo ra vì ảo tưởng của con  người

Những nụ cười hân hoan, những giọt nước mắt đau buồn,

Vẻ hào nhoáng giả dối, sự tuôn trào giả dối

Không có gì thực ngoài Thiên đàng.)

Khi Tân Phái Trí Tuệ, đến lượt nó, so sánh các Pháp với một giấc mộng, một âm hưởng, một hình bóng, một ảo ảnh, hay một màn ảo thuật, nó dùng trong một ý nghĩa chuyên môn hơn.  Tuyệt đối duy nhất không phụ thuộc vào bất cứ cái gì; nó là thực thể cứu cánh.  Bất cứ sự vật tương đối nào đều tùy thuộc một cách cơ năng vào những sự vật khác, và chỉ có thể hiện hữu, và quan niệm được trong và qua những tương quan với những sự vật khác.  Tự nó, nó không là gì hết, nó không có thực thể nội tại riêng biệt. “Một món tiền đi vay không phải là vốn riêng.” như Candrakirti nói.  Nhưng nếu mỗi và mọi vật “không có tự thể,” và không thực sự hiện hữu giống như “cô con gái của một trinh nữ không sinh sản khắc trên đá”, làm cách nào chúng ta có thể nhìn, nghe và cảm thấy những sự vật thực sự không có xung quanh chúng ta ? Những tỷ dụ của một giấc mơ, v.v… dành để trả lời cho câu hỏi này.  Người ta nhìn thấy một màn ảo thuật, hay một ảo ảnh, người ta nghe thấy âm hưởng, người ta mơ một giấc mơ, và tuy vậy cả thầy chúng ta đều biết rằng sự hiển hiện ảo thuật chỉ là trò đánh lừa (xem cuối chương VII), không có nước thực trong ảo ảnh, âm hưởng không đến từ tiếng người, và âm hưởng đó không phải là ai nói, và vật mà người ta yêu quí, ghét bỏ và sợ hãi trong một giấc mơ không thực sự có.

Nhiều sự ngộ nhận về quan niệm của Trung Quán luận về không tính đã tránh được nếu những từ ngữ được dùng như đồng nghĩa với nó có đầy đủ hiệu năng.  Một trong những đồng nghĩa hay được dùng nhất là Bất-Nhị.  Trong thuyết trực quan toàn bích mọi nhị nguyên tính đều bị phá hủy, đối tượng không khác chủ thể, Niết Bàn không khác thế gian, sinh không còn là một cái gì biệt lập với diệt.  Sự biện biệt và phức tính là những dấu triện của vô minh.  Từ một quan điểm khác, không tính được gọi là Như Lai bởi vì thực tại như thế  nào người ta chấp nhận như thế, không phủ bất cứ một ý tưởng nào trên nó.

Những phát biểu của các triết gia Đại Thừa về chân tri hết mâu thuẫn và phi lý khi người ta ý thức được rằng chúng nhằm mô tả Vũ trụ như nó xuất hiện ở trình độ diệt ngã hoàn toàn, hay từ quan điểm của Tuyệt Đối.  Nếu mô tả thế gian này như nó xuất hiện trước Thượng Đế là một công việc đầy ý nghĩa và thuần lý.  Meister Eckhart và Hegel đã thử làm một việc tương tự.  Tác phẩm của các ông cũng gợi ra cho người ta thấy rằng ý hướng của Thượng Đế không phải lúc nào cũng dễ hiểu. 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương