Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang23/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   38

V - ĐẠI THỪA VÀ TÂN PHÁI TRÍ TUỆ 

ĐẠI CHÚNG BỘ


Trong lịch sử tiên khởi của Giáo hội, những sự phân phái chủ yếu vì nguyên nhân địa lý. Chính Pháp khởi đầu ở Magadha (Ma Kiệt Đà) và từ đó bành trướng tới phương Tây và phương Nam.  Vào khoảng 100 tới 200 năm sau Niết Bàn, một vài sự phân chia và đối kháng hình như phát triển giữa Đông và Tây.  Vào thời A dục vương những mối bất hòa trong giáo Hội hình như đã dẫn đến sự ly giáo đầu tiên.  Thượng Tọa Bộ (Sthavia-vàda) ly khai khỏi Đại Chúng Bộ (Mahàsanghika), hay ngược lại.  Thượng-Tọa Bộ là những người bảo thủ đi theo giáo lý của các bậc Trưởng Lão, trong khi khuynh hướng dân chủ hơn Mahà-Sanghika, Đại chúng Bộ, ủng hộ Đại Chúng gồm có chư tăng kiến thức kém hơn và cư sĩ tại gia chống lại A La Hán Bộ khắt khe và thủ cựu.

Nêu ra những yếu tố đích thực của sự ly giáo không phải là việc dễ dàng.  Những văn kiện của một trong những phái liên hệ, nghĩa là của Đại Chúng Bộ, đã bị thất lạc gần hết.  Một phần lòng kiêu hãnh và hiềm thù phe phái pha trộn vào trong tất cả những văn kiện mà chúng ta có.  Điều chắc chắn là sự phân phái này xẩy ra vào thời vua A-Dục, và có liên quan tới năm thuyết của một tăng sĩ tên là Đại Thiên (Mahàdeva).  Đại Thiên đã thành công trong việc khêu mối phẫn nộ nơi những địch thủ của ông, những người mô tả ông như con của một thương gia, phạm tội loạn luân với mẹ, đầu độc cha, và rồi giết chết mẹ và một vài A La Hán.  Sau khi làm tất cả những việc đó, ông cảm thấy hối hận, từ bỏ gia đình, tự thọ giới - một cách rất khác thường – và rồi sau đó buộc giáo hội chấp nhận 5 tân thuyết[1].  Hai điểm trong những điểm này trực tiếp công kích những A La Hán và gán cho chư vị một vài khuyết điểm, luân lý cũng như tinh thần.  Một điểm quả quyết rằng các vị A La Hán vẫn còn xuất tinh ban bêm.  Điều đó cho thấy rằng đam mê của chư vị chưa hoàn toàn hết bởi vì các ngài vẫn còn bị cám dỗ và vẫn bị Ma vương quấy nhiễu.  Thêm vào cặn bã của đam mê, các ngài vẫn còn lại chút vô mình trong các ngài.  Các ngài chưa phải là toàn tri đầy đủ, và do đó vẫn còn cái gì trở ngại tư tưởng của các ngài.  Điểm thứ hai nầy trở nên rất quan trọng cho sự phát triển lý tưởng chính biến tri trong Đại Thừa (xem đoạn Giải thoát).  Năm điểm của Đại Thiên chỉ là một cái cớ của chủ trương phân chia của Đại Chúng Bộ.  Mặc dầu những lời các đối phương nói về họ, chúng ta không thấy lý do để tin rằng giáo lý của họ ít cổ điển hơn giáo lý mà chúng ta đã nói tới ở Chương IV.  Nếu ở đây chúng ta không nói về họ một cách tỷ mỷ, chính là vì không có bao nhiêu để nói.



Đại Chúng Bộ trở thành khởi điểm của sự phát triển Đại Thừa bởi thái độ phóng khoáng, và bởi một vài thuyết đặc biệt của họ.  Về tất cả mọi phương diện Đại Chúng Bộ khoan dung hơn đối phương của họ.  Họ bớt nghiêm nhặt trong việc giải thích luật, bớt độc đoán đối với cư sĩ tại gia, và nhìn những khả năng tinh thần của phụ nữ và của tăng sĩ căn cơ kém hơn bằng cặp mắt thiện cảm hơn, và sẵn sàng coi là chính thống những tác phẩm trước tác sau này thêm vào kinh điển.  Nhiều đặc điểm của lý tưởng Bồ Tát của Đại Thừa được tìm thấy lần đầu tiên nơi họ, ngoài ra một vài giới huấn của họ có một tác dụng rất quan trọng về phương diện lịch sử là tách rời truyền thống Phật giáo ra khỏi đức Phật lịch sử, đề cao những lời dạy không còn tính cách cưỡng chế của ngài: “Trong một âm thanh Đức Phật đã giảng thuyết tất cả những giáo lý của ngài”.  “Ngài thấu hiểu tất cả mọi sự trong một khoảnh khắc”.  “Nhục thể của Như Lai vô biên, quyền năng và sự trường sinh của ngài cũng vậy”.  “Đức Phật không bao giờ chán giác ngộ những chúng sinh có linh giác và thức tỉnh đức tin tinh khiết trong họ”. “Đức Phật không ngủ cũng không mộng”.  “Đức Phật luôn luôn thiền định”.  Những lời nói như thế này quả không phù hợp chút nào với người tên Gautama đã sống ở Magadha trước kia.  Trong khi nhấn mạnh tới những tính chất siêu nhiên, hoặc siêu thế của Đức Phật trong đó ngài khác biệt tất cả thế nhân, họ đã dẫn tín đồ ra khỏi những hoàn cảnh lịch sử ngẫu nhiên của sự xuất hiện của ngài.  Một vài tăng sĩ thuộc Đại Chúng Bộ còn đi xa đến chỗ chủ trương rằng Thích Ca Mu Ni không là gì khác hơn là một sáng tạo pháp thuật, nhân danh đức Phật Siêu thế gian, đã thuyết pháp.  Nếu Đức Phật chỉ hiện hữu vào khoảng 500 trước Tây Lịch, ngài chỉ có thể thuyết pháp vào thời đại ấy, và toàn bộ giáo lý sẽ hoàn tất lúc ngài diệt độ.  Nhưng nếu Đức Phật chân chính hiện hữu trong tất cả mọi thời đại, thì lúc đó không có lý do gì ngăn cản ngài tìm thấy trong mọi thời đại những công cụ để giảng thuyết.  Như thế một sự phát triển giáo lý tự do và phóng khoáng đã được bảo đảm, và những sự canh tân, dù cho người ta không thấy dấu vết trong toàn bộ Kinh điển hiện tiền vẫn có thể đuợc biện minh như những phát lộ về nguyên tắc đích thực của Phật tính. 

---o0o---


TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA


 Một giáo lý mới được phát minh từ Đại Chúng Bộ.  Tín đồ thoạt đầu gọi nó là Bồ Tát Thừa (Bodhisattvayàna), và, sau đó, Mahà-yàna, Đại Thặng hay Đại Thừa.  Đối lại, những tín đồ của Cổ Phái Trí Tuệ ngẫu nhiên nhận tên Hìnayàna hay Tiểu Thặng, Tiểu Thừa.  Đại Thừa tỏ ra lớn vì nhiều nguyên do - nhất là vì tính chất từ bi vô lượng, pháp không luận và vì mục đích vĩ đại không gì khác hơn Chính Phật tính mà nó theo đuổi.

Trong ý hướng nguyên thủy, Tiểu Thừa là một  danh từ dùng đễ lăng mạ, và những người theo Đại Thừa thản hoặc mới dùng tới.  Họ thường coi đối thủ của họ như Thanh Văn và Độc Giác Thừa (Bích ChiPhật Pratyeka-buddha).  Ngày nay khi ý nghĩa trừu tượng rộng rãi nguyên thủy chỉ được cảm thấy một cách nhẹ nhàng, danh từ Tiểu Thừa có thể dùng cho những mục đích mô tả, cũng vậy trong lịch sử nghệ thuật những tiếng như Baroque[2] hay Rococo[3] ngày nay là những tĩnh từ mô tả, mặc dầu khởi thủy chúng diễn tả một thái độ phê phán nghệ thuật.

Chúng ta không có một ý niệm xác đáng nào về tỷ lệ giữa những người theo Tiểu Thừa và Đại Thừa ở Ấn Độ qua những thời đại khác nhau.  Có thể Đại Thừa chỉ bắt đầu vượt Tiểu Thừa vào khoảng năm 800 sau T.L., khi Phật giáo đã hoàn toàn suy vong ở Ấn Độ.  Khi đức tin Phật giáo đã lan tràn tới Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Tạng, Đại Thừa lấn áp và đè bẹp gần như hoàn toàn Tiểu Thừa, mà ngày nay chỉ còn tồn tại ở Tích Lan, Diến Điện, Cambodge và Xiêm La.

Đại Thừa và Tiểu Thừa cùng chung sống với nhau trong cùng những tinh xá, và trong một thời gian khá lâu cùng tuân theo những qui luật như nhau của Luật tạng.  Nghĩa Tịnh (khoảng năm 700) viết về vấn đề này:

Những người theo Đại Thừa và Tiểu Thừa cùng thực hành Luật tạng, cùng nhìn nhận ngũ giới, cùng theo một Tứ Thánh Đế.  Người nào thờ phụng chư Bồ Tát và đọc những kinh điển của Đại Thừa mangtên những người theo Đại Thừa; những người nào khônglàm như vậy là Tiểu Thừa.”  Đại Thừa và Tiểu Thừa định nghĩa những mối liên hệ giữa họ ra sao ? Kinh văn Tiểu Thừa không biết tới những người canh tân của Đại Thừa; hiếm khi những tác giả hay những giáo lý của Đại Thừa được nhắc đến trong cuộc tranh biện luận, nếu không phải là không bao giờ.  Song một số đề tài của Đại Thừa đã được hấp thụ một cách ngấm ngầm.



Đến lượt Đại Thừa, không bao giờ đi đến một kết luận rõ rệt về mối liên lạc của nó với Tiểu Thừa.  Trong những thế kỷ đầu tiên, cho tới năm 400 của công nguyên, chúng ta nghe nói rất nhiều đến hàng Thanh Văn và Độc Giác Phật.  Rồi người ta mất dấu dần dần, cho đến khi Đại Thừa càng ngày càng trở nên độc lập về phương diện giáo lý, thuật ngữ và thần thoại.  Trong những quan điểm đụng chạm tới giá trị tỉ đối của nhị “thừa”, những người theo Đại Thừa bị chi phối bởi hai khuynh hướng tình cảm mâu thuẫn.  Khuynh hướng có tinh thần tông phái, liên kết với mối lo âu tự biện minh, với ý muốn trỗi vượt, tranh đấu chống lại lòng khoan dung, thiện hảo, nhún nhường. Sự tranh chấp này đưa tới tất cả mọi loại ý kiến mâu thuẫn, không bao giờ giải quyết được thực sự.

Có lúc người ta nói rằng Phật Thừa loại trừ ThanhVăn Thừa, có lúc người ta cho hai thừa đồng nhất với nhau.  Đôi khi, những người theo Tiểu Thừa bị miệt thị, bị đe dọa lửa hỏa ngục, bị mô tả như “rơm rác” hay tệ hơn nữa.  Vào những dịp khác, người ta có một thái độ khoan dung hơn.  Người ta sẽ “phản bội lời thề Như Lai” nếu người ta phải “tỏ ra khinh bỉ với những người theo đường Thanh Văn hay Độc Giác Phật, khi nói rằng: chúng ta rất khác biệt họ”.  Nhất Thiết Hữu Bộ có ba Thừa (gotra) hay đường giải thoát khác nhau: trước hết, Thanh Văn Thừa đạt Niết Bàn bằng quả A La Hán; Độc Giác Thừa (Pratyekabuddha), là người “độc-ngộ; nghĩa là đạt đến Giác Ngộ viên mãn, nhưng diệt độ mà không giảng chân lý cho thế gian”.  Cuối cùng là Vô Thượng Phật[4] chứng được Vô Thượng Chính Giác và giảng Chính Pháp cho kẻ khác.  Mỗi cá nhân tùy theo quá khứ, tính tình, khí chất thuộc vào một trong ba thừa trên, và hắn phải dùng những phương tiện thích hợp với căn cơ mình.  Một số người theo Đại Thừa đồng ý để sự vật trong trạng thái này; nhưng những người khác nhấn mạnh đến sự kiện chỉ có một đường dẫn đến giải thoát - Phật Thừa hay Đại Thừa trong khi những Thừa khác không đi được bao xa.  Chẳng hạn Pháp Hoa có câu “hàng Thanh Văn Thừa tưởng họ đã đạt Niết Bàn.  Nhưng Jina dậy họ và nói với họ: đó chỉ là trạm dừng chân tạm thời đó chưa phải là sự ngừng nghỉ cuối cùng.  Đó là phương tiện Đức Phật dùng khi ngài giảng về phương pháp này.  Không thể có Niết Bàn đích thực nếu không có chính biến tri.  Hãy cố gắng đạt tới!” Người ta nói với các vị A La Hán rằng, trái với niềm tin của các vị, các vị chưa “hoàn tất nhiệm vụ”.  Các vị phải tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được sự hiểu biết của một Đức Phật.

Những sự do dự của Đại Thừa liên quan tới giá trị tỉ đối của nhị Thừa hình như cho thấy một cảm thức trỗi vượt tông phái không thể nhập vào giáo lý Phật-giáo.

 ---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương