Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang2/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ


Ý định viết cuốn sách này do các bạn thân của tôi dẫn khởi vào năm 1941, khi tôi đang sống ở Godshill trong vùng Hampshire, và đang cố gắng tìm xem những suy tư Phật giáo nào có thể đem áp dụng vào thời hiện đại.  Những chương đầu tiên là những bài tôi giảng vài năm trước đây tại giảng đường Peter ở Oxford, và một vài dấu vết của thể văn nói còn cấu kết trong đó.  Năm 1948, bác sĩ William Cohn, đại học Oxford, cho tôi thấy rằng một tác phẩm bao gồm toàn thể lãnh vực tư tưởng Phật giáo sẽ rất được hoan nghênh, và ông khuyến khích tôi hoàn tất cuốn sách.  Bác sĩ Cohn, và, sau này, ông Arthur Waley, và ông Christmas Humphreys, đã sửa cho nhiều khuyết điểm.  Ông Claud Sutton và ông Arthur Southgate đã xem lại văn pháp Anh ngữ.  Những thảo luận với nhiều đọc giả đã, tôi hy vọng vậy, giúp tôi đặt đúng một vài điểm khó khăn và gay go.  Tiện đây tôi phải gửi lời cảm ơn G S.F.W.Thomas, Bác-sĩ E.J.Thomas, GS. Murti đại học Colombo, GS. Lamote đại học Louvain, GS. Demieville Ba-lê, GS. Tucci đại học La-mã, và Bác sĩ Pott đại học Leyden.  Đa số những kinh văn tôi căn cứ để viết cuốn trần thuyết này chưa được dịch sang Anh ngữ.  Hy vọng một ngày kia có thể cung hiến cho độc giả một cuốn tư tưởng Phật giáo Hợp tuyển biện minh cho nhiều điểm mới chỉ được khẳng định ở đây. 

EDWARD CONZE

Saffron Close,

Ewelme.

Tháng giêng, 1951.

 

---o0o---


GHI CHÚ NHỎ CỦA NGƯỜI DỊCH


Tất cả những danh từ Sanskrit và Pàli dùng trong tác phẩm này đều được viết và đánh dấu lại cho đúng với nguyên ngữ.  Ngoài ra, ở một vài đoạn trích triết học Trung Hoa, chúng tôi ghi chú thêm theo tinh thần người Việt vẫn hiểu theo lối trực dịch từ xưa tới nay, phiên theo Hán âm một vài danh từ riêng và giải thích một vài danh từ và khái niệm quen thuộc trong dòng phát triển trong khi vẫn luôn luôn cố gắng khêu gợi nguồn gốc khởi nguyên. 

Chúng tôi tin chắc rằng, tác giả, Tiến sĩ Conze, không phiền trách chúng tôi về điểm này. 



CHÂN PHÁP

---o0o---


PHẦN GIỚI THIỆU

PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TÔN GIÁO


Phật giáo là một hình thức Đông phương của tâm linh.  Giáo lý ấy, trong những tiền đề căn bản của nó, giống như nhiều giáo lý khác trên toàn thế giới, những giáo lý mà người ta có thể gọi là “thần bí”.  Tinh hoa của nền triết lý về cuộc đời này đã được Thomas a Kempis trình bầy một cách sáng sủa và mãnh liệt trong tác phẩm Gương chúa Ki-Tô của ông.  Những gì được biết dưới danh từ “Phật giáo” là một phần của gia sản chung của Trí Tuệ nhân loại, nhờ đó con người thành công trong việc siêu việt trần gian này và vươn tới bất tử tính, hay một cuộc sống không bị khuất phục bởi cái chết.

Trong suốt hai thế kỷ qua, những mối quan tâm tinh thần đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu bởi những lo âu phát khởi từ những vấn đề kinh tế và xã hội.  Danh từ “tâm linh” ngày nay có vẻ mơ hồ.  Định nghĩa danh từ đó, thực ra, không phải là một việc dễ dàng.  Mô tả những phương tiện để đạt tới lãnh vực tâm linh có lẽ dễ dàng hơn là nói thẳng tự tính của nó là gì.  Ba thông lộ dẫn tới tâm linh do truyền thống gần như phổ quát của những hiển nhân để lại cho chúng ta, theo tôi là:

Coi những kinh nghiệm cảm giác tương đối không quan trọng;

Cố gắng khước từ những ràng buộc;

Cố gắng đối xử với mọi người như nhau, không phân biệt quan điểm, trí năng mầu da, hơi hướng, giáo dục v.v…

Cố gắng tập thể của những chủng tộc Âu châu trong những thế kỷ qua đã đi vào những con đường mà, theo định nghĩa này, không phải là “tâm linh”.

Người ta thường quan định rằng có một sự khác biệt sâu xa và triệt để giữa Đông và Tây, giữa Âu và Á, trong thái độ của họ đối với cuộc đời, trong cảm thức về giá trị, và trong lề lối suy tưởng của tâm hồn họ.  Những người Ki-tô giáo nào cho rằng Phật giáo không thích hợp với những điều kiện sống Âu châu là những người đã quên mất nguồn gốc Á châu của tôn giáo họ, và của mọi tôn giáo về phương diện này.  Một tôn giáo là một cơ cấu của những khát vọng tinh thần, khước từ trần gian và phủ nhận những lôi cuốn giàng buộc ta với nó.  Trải qua ba ngàn năm một mình Á châu đảm nhận vai trò sáng tạo những tư tưởng và phương pháp tâm linh.  Những người Âu châu về phương diện này đã vay mượn của Á châu, đã thích nghi với những tư tưởng của Á châu, và, thường thường, đã làm cho chúng trở nên thô bạo.  Tôi tin rằng người ta không thể trích dẫn bất cứ một sự sáng tạo tâm linh nào ở Âu châu mà sự sáng tạo ấy không thoát thai, không tiếp nhận hứng khởi đầu tiên từ Đông phương.  Tư tưởng Âu châu rất khéo léo trong việc thiết định những luật lệ và tổ chức xã hội, nhất là ở La mã và Anh quốc và trong việc lãnh hội và kiểm soát một cách khoa học những hiện tượng giác quan.  Truyền thống bản xứ của Âu châu có khuynh hướng khẳng định ý chí sinh tồn và tích cực quay về thế giới của giác quan.  Truyền thống tâm linh của nhân loại xây dựng trên sự phủ nhận ý chí ham sống và quay lưng lại với thế giới của cảm giác.  Tất cả nền tâm linh Âu châu, kể từ thời Pythagore và Parménide trở đi đã được đổi mới từng chu kỳ nhờ dòng tâm thức lan truyền từ phương Đông.  Hãy lấy đi khỏi triết học Hy lạp những yếu tố Đông phương, hãy lấy đi đấng Ky-tô, thánh Paul, Denys l’Aréopagite, tư tưởng Á rập – và tư tưởng tâm linh Âu châu trong hai ngàn năm qua trở thành một cái gì không thể tưởng tượng được.  Khoảng một thế kỷ nay, tư tưởng Ấn độ đã bắt đầu gieo rắc ảnh hưởng của nó trên cõi Âu châu, và tư tưởng đó giúp những mảnh vụn khô héo của tâm linh Âu châu còn sót lại hồi sinh.

Một vài nét đặc trưng phân biệt Phật giáo với những hình thức khác của trí tuệ.  Chúng gồm hai loại:

Phần lớn những cái được truyền thừa như “Phật giáo” không do sự tu tập trí tuệ nhưng do những điều kiện xã hội, trong đó giáo hội Phật giáo tồn tại, do ngôn ngữ dùng và do khoa học và thần thoại phổ cập trong quần chúng chấp nhận nó.  Ta phải phân rõ rệt những biệt cái tò mò hướng ngoại với những cái chủ yếu của một cuộc sống thánh thiện.

Có rất nhiều phương pháp để tới giải thoát bằng tư duy, về điểm này, truyền thống Phật giáo đã ghi lại rõ ràng và đầy đủ hơn bất cứ nơi đâu.  Tuy nhiên, đó là một vấn đề hoàn toàn thuộc về khí chất.  Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, văn chương của Jaina, của Sufi[1], của các tu sĩ Ky tô giáo ở Sa mạc Ai cập, và của cái mà Giáo hội Cơ đốc gọi là thần học “khổ hạnh” hay “thần bí”, người ta sẽ thấy phần lớn thuộc cùng loại này.

 Với những ai đã hoàn toàn thất vọng với thế giới hiện tại, và với chính mình, Phật giáo có thể cung hiến nhiều điểm lôi cuốn – trong vẻ cao siêu vời vợi của vùng đất thần tiên của tư tưởng tế nhị của nó, trong vẻ rực rỡ của những tác phẩm nghệ thuật, trong sự huy hoàng của lãnh vực mà nó bao trùm lên những đám dân đông đảo, và trong thái độ anh hùng quyết liệt và cốt cách cao nhã trầm tĩnh của những người đã được nuôi dưỡng trong nó.  Mặc dầu thoạt tiên người ta có thể bị hấp dẫn bởi tính chất xa lạ của tư tưởng này, người ta chỉ có thể thẩm định được giá trị đích thực của Phật giáo khi phê phán nó bằng kết quả mà nó tạo ra trong cuộc sống riêng tư ngày này qua ngày khác của chính bản thân.

Những qui luật thanh tịnh chỉ đạo hành vi do Kinh điển Phật giáo đề ra được qui tụ dưới ba chủ đề: Giới, Định và Tuệ. Phần lớn những gì được bao gồm trong danh từ Giới và Định là gia sản chung của tất cả những phong trào tôn giáo ở Ấn độ muốn tìm giải thoát trong một cuộc sống tách biệt khỏi xã hội tầm thường hàng ngày.  Chúng ta tìm thấy ở đây, ngoài qui luật hành vi cho cư sĩ, còn có luật cho cuộc sống huynh đệ không nhà của tu sĩ; nhiều phương pháp tu tập Yoga, phép hô hấp điều hòa và chủ định, sự kiểm soát giáo quan, phương pháp tạo ra những trạng thái nhập định bằng cách chú mục nhìn những vòng tròn màu sắc, những giai đoạn xuất thần, sự tu tập về từ bi, hỷ và xả vô lượng.  Hơn nữa, sự suy niệm về một đặc tính, thường thường ngụ ý khuyến thiện, mà người ta tìm thấy trong bất cứ một tôn giáo thần bí nào như sự suy niệm về cái chết, về sự nhờm tởm đối với những sự vận hành của thân thể vật chất, về Tam bảo của Phật, Pháp (Chân lý) và Tăng (tình Huynh đệ).  Ít ai có thể hy vọng thực tập hết tất cả những phương pháp này trong một đời người.  Có nhiều con đường dẫn đến giải thoát.

Tính chất chung của những con đường này là chúng cùng nhắm mục đích dập tắt lòng tin tưởng vào cá tính.

Nhưng đặt vào ý nghĩa mơ hồ của nó ngày nay, chữ “cá tính” không thể chuyên chở được tư tưởng của Đức Phật.  Theo giáo lý Phật giáo mà sau này chúng ta sẽ có dịp đi sâu vào chi tiết hơn, con người, với tất cả những sở hữu có thể có được gồm trong năm “nhóm”, thuật ngữ là Skandha (Uẩn).  Đó là:

Thân thể

Cảm giác


Tri giác

Động lực và cảm xúc

Vận động của ý thức[2]

Bất cứ cái gì một cá nhân có thể nắm được hay chiếm hữu, hoặc nương tựa vào, đều thuộc một trong năm nhóm trên, tạo thành tố chất của “cá tính”.  Lòng tin tưởng vào cá tính được xem như phát khởi từ sự phát minh ra một cái “ta” trên ngũ uẩn.  Lòng tin tưởng ấy tự biểu lộ trong việc giả định rằng cái này là “của tôi”, hay “tôi là” cái này, hay cái này hay cái kia “chính là tôi”.  Hoặc, nói cách khác, trong sự tin tưởng rằng “tôi là cái này”, hay “tôi có cái đó”, hay “cái đó ở trong tôi” hay “tôi ở trong cái đó”.  Kiện tính của cá tính biến mất cùng với lòng tin tưởng vào nó bởi vì nó không là gì khác hơn là óc tưởng tượng phù phiếm.  Khi một cá nhân, do ngũ uẩn giả hợp, ngừng hiện hữu, kết quả là Niết Bàn - mục tiêu của Phật giáo.  Nếu người ta muốn diễn tả sự kiện đó bằng cách nói rằng người ta đã tìm được “cá tính đích thực”, danh từ “cá tính”, như người ta hiểu ngày nay, đủ co rãn và mơ hồ để cho phép điều đó.  Tuy nhiên Kinh điển Phật giáo rõ ràng cố tránh thành ngữ này hay bất cứ một cách diễn tả nào tương đương.

Nhiều học phái Phật giáo, như tôi cố gắng trình bầy, phát khởi từ sự dị biệt trong đường lối đi đến cứu cánh chung của đạo Phật.  Ngay trong Tăng đoàn nguyên thủy, người ta ghi nhận rằng nhiều người khí chất và căn cơ khác nhau đã đi đến đích bằng những ngả đường khác nhau, “Sàriputra (Xá-Lợi-Phất) nổi danh vì trí tuệ, Ànanda (A-Nan) vì đức tin và lòng sùng mộ, Maudgalyàyana (Mục-Kiền-Liên) vì năng lực pháp thuật.  Sau này, những người tâm thức khác nhau lập ra những tông phái khác nhau, và, thêm vào đó, sự truyền bá giáo lý đã đưa đến sự phân chia có tính cách địa lý và những tổ chức riêng.  Một vài phương pháp hoàn thành việc phá hủy cá tính mà chúng ta sẽ bàn tới trong những chương sau của cuốn sách này, không thấy được kể đến trong những tầng lớp tối cổ của truyền thống như nó truyền thừa đến cho chúng ta, hay có chăng chỉ được báo trước một cách thầm lặng.  Nhưng, như nhiều Phật tử sau này biện luận, Đức Phật trong tình thương của ngài đối với chúng sinh, không muốn bỏ điều gì có thể giúp kẻ muốn tìm về chính đạo.  Một phần lớn của tác phẩm này sẽ được dành để giải thích chủ thuyết căn bản của mỗi tông phái chính yếu, phương pháp nào những tông phái đó chọn cho riêng mình, làm thế nào phương pháp đó có thể được coi như dẫn đến mục tiêu chung như những phương pháp khác và nó đã sinh hoạt như thế nào trong thế giới lịch sử.

 ---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương