Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang4/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

DIỆT NGÃ VÀ THUYẾT VÔ NGÃ


Phần đóng góp đặc biệt của Phật giáo vào tư tưởng tôn giáo là sự chú trọng về thuyết “vô ngã” (tiếng Pali an – attà, Sankrit: an – àtman).  Lòng tin tưởng có một cái “ngã” được tất cả các Phật tử coi như nguyên nhân chính của khổ đau.  Chúng tạo ra những ý niệm như “Tôi” và “của tôi” và từ đó phát sinh ra tất cả những cảnh huống phiền trược.  Chúng ta sẽ hoàn toàn sung sướng, sung sướng vĩnh niễn, sung sướng như đứa trẻ trong lòng mẹ, theo một sớ những nhà tâm lý học, nếu tiên vàn chúng ta gạt bỏ được cái tôi.  Quả quyết rằng người ta chỉ thực sự sung sướng khi không còn thuộc về trần gian này mà là một trong những nghịch lý biện chứng mà đối với những người ngoài đường là một điều vô nghĩa nhạt nhẽo.  Trong mọi trường hợp, hiển nhiên niềm bất hạnh đòi hỏi tôi phải đồng hóa chính tôi với những sự vật khác, theo ý nghĩa đó tôi nghĩ rằng, điều gì xẩy đến cho những sự vật ấy xẩy đến cho tôi.  Nếu có một cái răng, và nếu cái răng ấy bị hư, đó là quá trình liên hệ đến cái răng và đến thần kinh nối kết với nó.  Nếu bây giờ cái “tôi” trải ra đến tận cái răng, tự thuyết phục mình rằng đó là cái răng “tôi” và đôi khi không cần phải cố gắng tự thuyết phục như vậy – và tin rằng điều gì xẩy đến cho cái răng bắt buộc đụng chạm đến tôi, một xáo trộn trong tư tưởng rất có thể vì thế khởi lên.  Phật giáo nhìn sự vật như thế này: đây là ý tưởng về “tôi”, hoàn toàn do óc tưởng tượng, không tương ứng với một thực tại nào hết.  Đủ mọi loại quá trình từ đó xuất hiện trên thế giới.

Bây giờ tôi tạo ra một ảo tưởng khác của óc tưởng tượng, ý niệm “thuộc về” và đi đến kế luận rằng một số phần của thế giời, không thể giới hạn rõ rệt được, “thuộc” về “tôi” hay “của tôi”.  Trong viễn tượng này Phật-giáo rất khác biệt một số những truyền thống của Tây phương chúng ta.  Trong triết học Aristote, chẳng hạn, cái ý niệm “thuộc về” đó (hyparkhein) hoàn toàn được công nhận như một dữ kiện đầu tiên của kinh nghiệm, và toàn thể luân lý và hữu thể học của Aristote được xây dựng trên ý niệm đó.

Học thuyết anattà này rất sâu sắc.  Người ta cho rằng một đời người chưa đủ đi xuống tới đáy của nó.  Theo truyền thống Phật giáo truyền lại nó gồm có hai phán đoán khẳng định.  Hai mệnh đề ch1ng ta cần phải phân biệt là:

Người ta quả quyết rằng trong thực tại không có gì tương ứng với những chữ trong ý niệm như là “tôi”, “của tôi”, “thuộc về” v.v… Nói cách khác, cái ngã không phải là một sự kiện.

Chúng ta bị bắt buộc phải cho rằng không có gì trong cái ngã thực nghiệm đáng được coi như cái ngã chân thực. (Xem chương IV).

Trong hai mệnh đề trên, mệnh đề thứ hai qua cuốn sách này sẽ trở nên sáng sủa hơn.  Bây giờ chúng ta hãy khảo sát qua mệnh đề thứ nhất.

Chúng ta phải chống lại lòng xác tín trí thức cho rằng có một cái gọi là “ngã” hay “linh hồn” hay “bản-thể”, có một mối liên quan như “thuộc về” hay “của”.  Chúng ta không phủ nhận rằng cái ngã, v.v…. là những dữ kiện của thế giới như nó xuất hiện trước công lỵ  Nhưng, với tư cách là sự kiện của thực tại tối sơ, chúng ta phải khước từ cái “ngã” và những ý niệm liên hệ xa gần với nọ  Bước đi này mang một hệ luận quan trọng.  Nếu không thể có được cái gọi là “bản-ngã” thì cũng không có cái được gọi là một “người”.  Vì một “người” là một cái gì được tổ chức xung quanh một cái nhân giả định, một trung tâm điểm phát triển, một cái “ngã”.

Trong tác phẩm Mâu Thuẫn và Thực  của tôi, tôi đã thử trình bầy lại bằng những từ ngữ hiện tại những luận chứng Phật giáo nhằm chống lại giá trị khách quan của khái niệm về “ngã”.  Lập lại những luận chứng ấy ở đây sẽ dẫn chúng ta đi quá xạ  Một vài chứng cứ có thể dùng để chống lại ý niệm về “ngã”, chúng ta thường nói tới luôn và thấy rằng khó mà bỏ qua những danh từ ấy được.  Ở Anh, sự phủ nhận sự hiện hữu của ngã (ego), của Hume, như một thực thể (entity) khác biệt với những quá trình trí não rất gần với thuyết anattạ  Trên quan điểm thuần túy lý thuyết, Phật giáo về phương diện này không chỉ dẫn chúng ta nhiều và bằng một hình thức thích hợp hơn như là Hume và những tư tưởng gia cùng giòng như Villiam James.  Sự khác biệt giữa những triết gia Phật giáo, Âu-châu và Hoa kỳ là ở chỗ họ làm gì với một mệnh đề triết lý khi họ đã đạt đến nó.  Ở Âu-châu chúng ta đã quan với sự phân ly gần như hoàn toàn giữa lý thuyết của các triết gia và sự thực hành giữa quan điểm về bản chất của vũ trụ và cách sống của ho  Schopenhauer và Herbert Spencer là những trường hợp hết sức đặc biệt.  Nếu một triết gia ở đây đã chứng minh rằng không có bản ngã ông ta có thể ngừng tại đó và có thể cư xử hoàn như thể có một cái ngã vậỵ  Lòng tham muốn, thù hận và trói buộc trong thực tế hãy còn nguyên vẹn mặc dầu những luận chứng triết học.  Người ta phán đoán ông ta theo sự mạch lạc của quan điểm của ông, không phải với đời sống, nhưng với chính những quan điểm ấy, theo cách hành văn, theo sự thông thái – tóm lại, theo những tiêu chuẩn thuần túy trí thức.  Không thể “bài bác” một triết gia bằng cách chứng tỏ rằng ông ta đã cư xử quá tàn bạo với vợ, ganh ghét với những bạn đồng liêu sung sướng hơn, và nổi cáu khi bị phật ý.

Phật giáo, trái lại, nhấn mạnh triệt để trên cách thái sống, trên tính cách thánh thiện của đời sống, trên sự giải thoát khỏi thế gian nàỵ  Một mệnh đề hoàn toàn có tính cách lý thuyết như “không có bản ngã” được coi như hết sức cằn cội khô khan và vô tích sự.  Tư tưởng không là gì khác hơn một dụng cụ và những sản phẩm của nó là cách biện minh duy nhất cho tư tưởng ấỵ

Không mãn nguyện với lòng xác tín trí thức rằng không có bản ngã, người Phật tử nhằm tới một thái độ hoàn toàn mới mẻ trước cuộc đời.  Ngày qua ngày, trong tất cả những chức vụ đảm nhiệm và trong cái nhàm chán của đời sống hàng ngày, hắn phải học cách cư xử như bản ngã không có vậỵ  Người nào tìm kiếm trong Đạo Phật những tư tưởng mới mẻ, kỳ lạ về vấn đề tự ngã, sẽ chẳng thấy bao nhiêu.  Kẻ nào muốn tìm trong đó những lời khuyên làm cách nào để sống một cuộc đời vô ngã, kẻ đó sẽ học được rất nhiều.  Phần đóng góp lớn lao của “triết học” Phật giáo nằm trong những phương pháp mà triết học đó đã nghiên cứu để in cái chân lý vô ngã lên trên đầu óc miễn cưỡng của chúng ta, trong kỷ luật mà người Phật tử tự đặt ra cho mình để biến chân lý đó thành một phần của chính con người họ. 

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương