Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang8/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   38

PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG VÔ THẦN ?


Người ta thường nói rằng Phật-giáo là một hệ-thống vô-thần, và giả-thuyết này đã đưa đến nhiều cuộc tranh-luận.  Một vài người quả-quyết rằng vì Phật-giáo không bàn tới Thượng-đế, nên không phải là một tôn-giáo; người ta khác chủ-trương Phật-giáo hiển nhiên là một tôn-giáo không biết tới Thượng-đế, lòng tin vào Thượng-đế không thiết-yếu đối với tôn giáo.  Những cuộc tranh-luận này phát-xuất từ giả thuyết rằng Thượng-Đế là một danh từ minh-bạch.  Nhưng không đúng như vậy.   đây chúng ta có-thể phân biệt ít nhất ba ý-nghĩa của danh-từ này.  Trước hết có Thượng đế hữu-ngã sáng-tạo vủ-trụ; thứ đến có một Thiên tính, được quan-niệm như vô-ngã hay Siêu-ngã; thứ ba có một số những Thần Thánh, hay thiên thần không phân biệt rỏ rệt lắm với các thần-thánh.

1. Theo nghĩa thứ nhất, truyền-thống Phật-giáo không hoàn-toàn phủ nhận sự hiện-hữu của đấng sáng tạo, nhưng Phật-giáo không quan tâm lắm xem ai là đấng đã tạo ra vũ trụ.  Cứu-cánh của giáo-lý Phật-giáo là giải-thoát chúng-sanh khỏi khổ đau, và những suy-lý liên quan đến nguồn-gốc của vũ trụ không quan trọng đối với công cuộc nầy.  Không những sự suy lý đó làm mất thì giờ mà chúng còn có thể trì hoãn sự giải thoát khổ đau bằng cách tạo ra những ác ý trong mình và trong người khác.  Nếu vì thế những phật-tử nhận một thái độ bất khả tri đối với vấn-đề một đấng sáng-tạo hữu-ngã, họ không ngần ngại đề cao đức Phật hơn Brahman, Thượng-đế, theo thần học Bà la môn giáo, đã tạo ra vũ trụ.  Họ cho rằng Phạm Thiên Brahma đã mắc phải tính kiêu ngạo khi nghĩ về mình như thế này: “Ta là Brahma, ta là Brahma vĩ đại, Chúa tể chư Thần; ta không phải vật thụ tạo, ta sáng tạo ra thế giới, ta là đế vương của trần gian, ta có thể sáng tạo, thay đổi sinh sản; ta là Cha của muôn loài.” Kinh điển không ngần ngại vạch ra cho thấy rằng Như Lai không mắc phải tính khoa trương trẻ con ấy.  Nếu sự lãnh đạm với một đấng sáng tạo hữu ngã của Vũ trụ là chủ trương Vô thần, thì quả thực Phật giáo vô thần.

2. Tuy nhiên ngày nay, có lẽ chỉ nhờ những tác phẩm của Aldous Huxley, chúng ta đã quen thuộc với sự phân biệt giữa Thượng đế và Thần tính, nét đặc trưng của Perennical Philosophy.  Khi chúng ta so sánh những thuộc từ của Thiên Chúa giáo hiểu, với những thuộc từ của Nirvàna, gần như chúng ta không thấy một sự khác biệt nào.  Quả thực Niết Bàn không có những tác dụng vũ trụ, không phải là thế giới của Thượng đế, nhưng là một thế giới tạo ra bởi lòng tham lam và đần độn của chúng ta.  Quả thực qua thái độ của họ Phật tử biểu lộ một sự khước từ trần gian về tất cả mọi phương diện quyết liệt hơn sự khước từ chúng ta ta thấy nơi những người Ky-tô giáo.  Đồng thời họ tránh được một số những vấn đề thần học vụng về bí hiểm và cảm thấy không cần phối hợp, thí dụ, giả thuyết một Thượng đế toàn năng và đầy tình thương với sự hiện hữu của những nỗi khổ đau và hỗn loạn vô tận trong thế gian này.  Phật giáo không bao giờ tuyên bố rằng Thượng đế là Tình yêu, có lẽ vì thận trọng đối với sự chính xác tinh thần đã khiến họ phải quan niệm rằng chữ “Tình yêu” là một chữ không thích đáng nhất và hàm hồ nhất mà người ta có thể dùng.

Nhưng ngược lại, người ta nói với chúng ta rằng Niết Bàn là thường tại, vững bền, không thể lay chuyển, không tuổi tác, bất sinh bất diệt, không thành, không hoại.  Đó là sức mạnh, cực lạc và hạnh phúc, nơi an trú và nơi an ninh bất khả xâm phạm. Đó là Chân lý thực thụ, và Thực tại tối cao, đó là Thiện, cứu cánh tối thượng, và sự thành tựu duy nhất của cuộc đời chúng ta, Hòa bình vĩnh cửu, sâu kín và bất khả lãnh hội.

Tương tự, Đức Phật, như sự nhập thể của Niết  Bàn, trở thành đối tượng của tất cả những cảm xúc mà chúng ta quen gọi là tôn giáo.

Qua Phật giáo sử chúng ta cũng thấy có sự căng thẳng giữa hai cách thế hành giáo Tín (Bhaktic) và Tuệ (Gnostic), như trong Ky-tô giáo.  Tuy nhiên có sự khác biệt là trong Phật giáo viễn quan Tuệ luôn luôn được nhìn nhận là viễn quan chân chính hơn, trong khi viễn quan Bhakti, sùng tín, ít nhiều được coi như thuộc quyền khai thác của đám phàm phu tục tử (xem chương IV, đoạn 7).  Người ta thường tìm thấy trong tư tưởng triết học hay cả những tư tưởng triết học trừu tượng cũng mặc một thứ ấm áp cảm xúc khi chúng liên hệ đến Tuyệt đối.  Chúng ta chỉ cần nghĩ tới những đoạn miêu tả về nguyên Động Đệ Nhất của Aristote.  Nhưng trong Phật giáo, ngoài ra, toàn thể hệ thống nghi thức, và sự cử dương thánh thể được liên kết với một Tuyệt đối được quan niệm theo quan điểm tâm linh bằng một cách thế không thể chấp nhận được về phương diện luận lý, nhưng đã chống lại được sự thử thách của đời sống trong một thời gian lâu dài.

3. Bây giờ chúng ta đi đến một đề tài gai góc của Đa thần giáo.  Giáo lý Ky-tô phần nào đã thấu nhập vào nền giáo dục của chúng ta, khiến chúng ta tin rằng Đa thần giáo thuộc về một giai đoạn đã bị vượt qua của nhân loại, nó đã bị thay thế bởi độc thần giáo, và không còn tìm thấy chút âm hưởng nào trong tâm hồn con người hiện đại nữa.  Để có thể thấu hiểu lòng bao dung của Phật giáo đối với chủ trương đa thần, trước hết chúng ta phải hiểu rằng Đa-thần giáo vẫn còn rất sống động, ngay cả trong chúng ta.  Nhưng nơi nào trước kia Nhã-điển, Baal Astarté, Isis, Xá vệ (Sarasvati), Quan Âm, v.v… đã kích thích óc tưởng tượng của quần chúng thế nào thì ngày nay những chữ như Dân chủ, Tiến bộ, Văn minh, Bình đẳng, Lý trí, Khoa học, v.v… khêu gợi họ như thế.  Một rừng người đã thay thế cho một rừng danh từ trừu tượng.  Ở Âu châu khúc quanh đã được đánh dấu ngày mà người Pháp truất phế Mary Đồng Trinh và chuyển lòng ưu ái của họ tới Nữ thần Lý trí.  Lý do của sự thay đổi này không cần phải tìm đâu xa xôi.  Thánh tính hữu ngã nẩy mầm nơi mảnh đất của nền văn hóa nông thôn trong đó đa số dân chúng không biết chữ, trong khi những danh từ trừu tượng tìm thấy đặc ân nơi những người học thức trong những đô thị mới.  Người trung cổ đi chinh chiến cho Jésus-Christ, Thánh George và San José.  Những cuộc viễn chinh của thập tự quân thời hiện đại hỗ trợ cho những danh từ trừu tượng như Thiên Chúa giáo, lối sống Thiên chúa, Dân chủ và Nhân quyền.

Học thức, tuy nhiên, không phải là yếu tố duy nhất khiến Đa thần giáo của thời đại mới khác Đa thần giáo của cổ thời.  Một yếu tố khác là sự phân cách của chúng ta với những mãnh lực Thiên nhiên.  Ngày xưa mỗi một cái cây, mỗi một cái giếng, hồ hay sông rạch, hầu như mỗi một loại thú vật đều có thể tạo ra một thánh tính.  Thêm vào đó lòng ưa chuộng dân chủ khiến chúng ta giảm bớt khuynh hướng phong thần cho những vĩ nhân.   Ấn-độ, vua chúa ngày xưa được tôn như Thần thánh và luôn luôn, kể từ thời cổ Ai-cập, chế độ quân chủ chuyên chế của vị chúa thần thánh là một đường lối hữu hiệu nhất để tập trung quyền hành trong tay nhà vua - ở La Mã, Trung-Hoa, Iran và Nhật Bản.  Nhiều người tuy đề cao Hitler, Staline và Churchill đến đâu, họ không còn có khuynh hướng đặt những người ấy hoàn toàn lên hàng thần thánh nữa.  Sự phong thần những vĩ nhân không hạn chế những nhân vật trong chính giới.  Đa thần giáo cựu truyền của tâm trí con người đã bừng nở trong Hồi giáo và Thiên chúa giáo, sau lớp vỏ của một Nhất thần giáo chính thức dưới hình thức thờ phụng chư thánh.  Trong Hồi giáo nữa, chư thánh hợp nhất với những quỷ thần mà từ thời xa xưa trú ngụ ở những giang sơn khác nhau.  Cuối cùng, chúng ta phải ý thức rõ rệt rằng những tín đồ ở bất cứ nơi đâu đều mong đợi những lợi lộc nhãn tiền mà tôn giáo họ đem lại.  Mới đây, trong một cửa tiệm Anh quốc giáo (Anglican) ở Oxford, tôi thấy rằng ngày nay có lẽ Thánh Christophe là bậc thánh duy nhất thu hút những hội này: Huy chương của ngài ngăn ngừa những tai nạn xe cộ.  Tương tự, Phật tử trông đợi tôn giáo họ ngăn ngừa bệnh tật và hỏa hoạn, có thể cho họ con cái và những lợi lộc khác.  Thật quá hiển nhiên là một Thượng đế độc nhất ngự trị trên kia, trên cả những tinh tú và phải coi sóc toàn thể vũ trụ không lẽ lại có thể bị phiền nhiễu vì những chuyện nhỏ mọn như thế.  Những nhu cầu đặc biệt, tuy nhiên, đẻ ra những thần thánh đặc biệt để thỏa mãn chúng.  Hiện nay, chúng ta đã phát triển trong chúng ta lòng tin tưởng rằng khoa học và kỹ nghệ sẽ thỏa mãn cho những nhu cầu ấy, và những khuynh hướng “mê tín” nhất của chúng ta được dành cho những hoạt động chứa đựng một yếu tố may rủi lớn lao này.

Trong đám người chấp nhận Phật giáo, gần như tất cả những hoạt động đều chứa đựng một yếu tố may rủi lớn lao, và một số lớn thần linh đã được cầu đảo để phù trợ họ, Phật tử không tìm thấy bất cứ một lý do nào để chống đối việc thờ phụng nhiều Thần thánh bởi vì ý niệm về một Thượng đế hay ghen tuông hoàn toàn xa lạ đối với họ; và cũng bởi vì họ quá tin rằng sự thông tuệ của người ta rất giới hạn, đến nỗi chúng ta khó biết khi nào chúng ta đúng và nhất là không thể nào chắc chắn người nào đó sai lầm.  Như người Ky-tô giáo, Phật tử tin rằng một Đức tin chỉ có thể duy trì được nếu nó có thể thích nghi với thói quen tâm lý của những con người trung bình.  Vì lẽ đó, chúng ta thấy rằng trong Cựu điển, những thần thánh của Bà-La-Môn giáo đều được chấp nhận và sau này, Phật tử đón nhận tất cả những vị Thần địa phương của bất cứ miền nào họ đến.

Nếu chủ nghĩa vô thần là sự phủ nhận sự hiện hữu của một Thượng đế, người ta sẽ sai lầm vô cùng khi mô tả Phật giáo như một tôn giáo vô thần.  Mặt khác, Độc thần luận chưa bao giờ lôi cuốn được tâm hồn Phật giáo.  Phật giáo không bao giờ quan tâm tới nguồn gốc vũ trụ - trừ một ngoại lệ: vào khoảng năm 1000 sau T.L. Phật tử ở Tây Bắc Ấn giao tiếp những lực lượng chiến thắng của Hồi giáo.  Trong tham vọng là tất cả cho tất cả mọi thần học của họ bằng một khái niệm về một Adibuddha (Thiền Phật), một thứ Phật toàn năng và toàn tri nguyên thủy, người bằng thiền định đã tạo ra Vũ trụ.  Ý niệm này đã được một số tông phái ở Népal và Tây Tạng chấp nhận (xem chương VIII, đoạn 6.) 

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương