Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang7/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   38

ĐỨC PHẬT 


Vì những tin tưởng liên quan đến đức Phật không kém thành phần di sản văn hóa chúng ta[5], chúng không làm minh bạch đối với nhiều người, và đòi hỏi một sự giải thích cẩn thận.  Đức Phật có thể khảo sát theo ba quan điểm;

 

Như một con người,



Như một nguyên lý tâm linh

Như một cái gì ở giữa con người và nguyên lý tâm linh.

 

1. Như một con người, Đức Phật Cồ Đàm (Gautama) đã sống giữa khoãng 500 và 480 trước T.L., trong vùng đông Bắc ấn.  Sự kiện lịch sử của đời ngài không thể tách rời khỏi truyền thuyết mà tất cả phật tử đều chấp nhận.  Cuộc đời của Cồ đàm, hay Thích-ca Mâu-ni (Sàkyamuni) (“Hiền nhân của bộ lạc Sàkya”) như một cá nhân, trong bất cứ trường hợp nào, không mấy quan trọng đối với tín ngưỡng phật Giáo.  Đức Phật là một tiêu thức đã nhập thể trong cá nhân này – và đó chính là tiêu thức có liên quan đến đời sống tôn giáo.  Cũng có thể, dầu không chắc chắn lắm, những tín đồ tầm thường đôi khi nghĩ về đức Phật như một con người, nhưng thần học chính thống không bao giờ khuyến khích một lòng tin như vậy.  Trong lý thuyết chính thức, đức Phật, “đấng Giác ngộ”, là một thứ qui phạm tự thị hiện trong thế gian trong nhiều thời kỳ khác nhau và nơi nhiều cá tính khác nhau, và những đặc tính cá biệt này không đáng kể.

Hiển nhiên đối với Phật tử, những người tin vào sự đầu thai, Cồ đàm không phải đến thế gian lần thứ nhất vào năm 560 tr. T.L.  Như bất cứ một chúng sinh nào khác, Ngài đã trải qua nhiều kiếp, đã kinh nghiệm thế gian như một con vật, một người, một vị thần.  Trong nhiều kiếp tái sinh, Ngài đã chia sẽ số phận chung của tất cả chúng sinh.  Sự viên mãn tâm linh như sự viên mãn của một đức Phật không thể là kết quả của nguyên một đời.  Tâm linh đó phải tu-luyện từ từ qua những thời đại.  Nó phải qua một cuộc hành trình dài, dài đàng đảng làm choáng váng óc tưởng tượng.  Nó phải cần tới ba vô lượng kiếp (eón haymahàkalpa theo phép tính thông thường.  Tính theo năm, vào khoảng 3x5051 năm, hay ít ra cũng vào khoảng đó.  Trong suốt thời gian này, vị Phật tương lai đã thực hành tất cả mọi đức hạnh bằng đủ mọi cách.  “Xúc địa ấn[6] nơi rất nhiều tượng Phật tượng trưng cho sự sửa soạn Phật quả lâu dài của đức Phật.  Truyện truyền kỳ kể lại cuộc chiến đấu của Thích ca Mu-ni với Màra, Ma vương, Chúa Tể thế gian này ra sao trước khi giác ngộ.  Thích ca Mu ni nói với Ma Vương rằng ngài đã chứng tỏ lòng khinh miệt những quyền lực và sự cao sang thế tục khi ngài hy sinh của cải, thân thể và cuộc sống biết bao lần trong vô lượng kiếp.  Ngài viện trái đất ra làm chứng và địa mẫu thần nhẩy lên khỏi mặt đất xác nhận lời ngài.  Địa mẫu thần cũng chứng nhận sự kiện đức Thích Ca Mu ni đã thi hành mọi công hạnh của một Bồ-tát.  Lời nói này ẩn tàng một chân lý tâm linh thẳm sâu.  Ma vương, tương tụ Satan, là chúa tể thế gian và trái đất này.  Nó tuyên rằng Bồ-tát, tiêu biểu cho cái gì vượt khỏi thế gian này, hận thù không đợi trời chung với thế gian, không có quyền chiếm miếng đất trên đó ngài ngồi thiền định.  Bồ-tát, trái lại, tuyên bố qua những nghĩa cử hy sinh trong những tiền kiếp có quyền chiếm một khoảng đất nhỏ.

2. Nếu giáo thuyết của đức Phật chỉ là lời nói của một vài cá nhân, giáo thuyết ấy sẽ thiếu thẩm quyền cưỡng chế.  Thực ra, nó tỏa ra từ nguyên lý tâm linh, từ Phật tính tiềm ân trong cá nhân Thích Ca Mu ni và như chúng ta nói, “gợi hứng” ngài trì kiến và giảng dạy chân lý.  Khi Phật giáo coi đức Phật là một nguyên lý tâm linh họ gọi ngài là Như Lai (Tathàgata) hay nói vềPháp thân ngài, ý nghĩa nguyên thủy của chữ Tathàgata ngày nay không còn được ai biết tới nữa.  Những nhà chú giải sau này giảng danh từ như là phối hợp của hai chữ “Tathà” “Như thế” và quá khứ phân từ “àgata” “đã đến” hay “gata” “đã đi”.  Nói khác Như Lai Tathàgata là một người đã đến hay đã đi “như thế” nghĩa là như những Như Lai khác đã đến và đã ra đi.  Sự giải thích này đề cao sự kiện “Đức Phật lịch sử” không phải là một hiện tượng đơn độc, nhưng ngài là một trong một chuổi vô lượng những Như Lai xuất hiện trong thế gian qua các thời đại và giảng cùng một giáo lý.  Như Lai, như thế thiết yếu là một phần tử của một nhóm.  Nhóm gồm bẩy hay hai mươi bốn hay một ngàn Như Lai đặc biệt phổ cập trong dân gian.  Ở Sànei và Bhàrhut chẳng hạn, bẩy Như Lai nghĩa là Thícfh Ca Mu ni và sáu vị tiên phong được trình bầy trong nghệ thuật bởi bẩy ngôi tháp (Stùpa) đựng xá lợi hay bởi bẩy cây, dưới gốc những cây đó các ngài đã đạt đến giác ngộ.  Ở Gandhàra, Mathùra Ajanta, Đức Phật trình bầy dưới hình thức nhân loại hoàn toàn không thể phân biệt được với nhau.

3. Bây giờ chúng ta phải khảo sát Đức Phật trong “Báo thân” của ngài.  Khi đi lại như một con người, Thích Ca dĩ nhiên như những người khác.  Nhưng thân thể bình thường này của đức Phật chỉ là một lớp ngoại diện bao bọc và đồng thời che dấu nhân tính thực thụ của ngài và nó hoàn toàn ngẫu nhiên và không đáng kể.  Đó không phải là một biểu lộ tương xứng với con người thực của đức Phật.  Ẩn sau lớp vỏ ngoài này còn có một thân khác, khác biệt thân của mọi người về nhiều phương diện, chỉ có thể nhìn thấy bằng con mắt bằng đức tin.  Phật tử gọi thân nó bằng nhiều tên khác nhau, “thụ dụng thân” “vô cấu thân”, “Phật tính thân”.  Một danh số gồm “32 tướng đại tượng phu” thường được bổ túc bằng một danh số 80 “tướng tốt phụ” mô tả những sắc thái nổi bật nhất của “Báo thân Phật”.  Bản danh số 32 tướng tốt được tất cả mọi tông phái chấp nhận và chắc chắn phải cổ điển lắm rồi.  Tranh và tượng Phật chúng ta thấy trong nghệ thuật Phật giáo không bao giờ thấy thân thể con người mà ai cũng thấy, nhưng bao giờ cũng cố gắng trình bày “Báo thân” của đức Phật.

Không phải do những thời kỳ Phật giáo sử gần đây sáng tạo ra, ý tưởng cho rằng những dấu hiệu khác nhau trên thân thể, chỉ những hiền triết mới nhận ra, chỉ định mệnh một người, vóc dáng và tương lai, cổ xưa hơn cả Phật giáo nữa.  32 tướng đại tượng phu phát xuất từ một thiên văn chuyên thư tiền Phật giáo.  “Báo thân” Phật không chịu những giới hạn thể chất như thân thể người ta.  Thân đó có thể di chuyển trong một không gian không lớn hơn một hạt cải, và trong một vài trường hợp, Phật bước đi ba bước tới cỏi trời Nhân.đà.la (Indra), nghĩa là một khoảng không gian dài lắm.

Bàn kỷ về những tướng cổ truyền của đại tượng phu sẽ đưa chúng ta đi xa lắm, dầu người ta không thể hiểu nghệ thuật Phật giáo nếu không hiểu rõ những tướng tốt này.  “Báo thân” Phật cao 18 bộ, và nhiều tượng Phật có chiều cao như vậy.  Thân thể này màu vàng ròng tử kim.  “Giữa hai chân mày của đấng Thế tôn có một búp len[7] (ùrnà) mềm nhu bông, và giống như hoa nhài, như mặt trăng, như vỏ óc, như tua nhụy bông sen, như sửa, như một giọt sương đọng.  Một luồng ánh sáng muôn màu rạng ngời phát ra từ búp bông trắng như tuyết hay bạch kim đó[8].  Điêu khắc thường trình bày ùrnà bằng một điểm trơn hay bằng một viên ngọc thạch.  Trong giai đoạn sau này của Phật giáo, đã giải thích ùrnà như một con mắt thứ ba “con mắt trí tuệ”.  Ở đây chúng ta phải nói tới truyền thống vay mượn nhiều ở sự tu tập Yoga.  Những Du già sư thường chú tâm vào một điểm vô hình ở trên và giữa hai chân mày, và thuyết Yoga luôn luôn chủ trương có một trung tâm giáo lý hay tâm linh lực nằm ở phần đó của vàng trán.

Hai đặc điểm nữa của “Báo thân” Phật đặc biệt đáng chú ý và quan trọng.  Đó là Ushnisha, nghĩa đen là “Khăn bịt đầu”, một thứ “mũ chùm đầu” được tô vẽ trên những pho tượng như một cục bướn hay chỗ u trên đỉnh đầu.  Ở Gandhàra nó hình tròn, ở Cambodge hình nón, nhọn ở Siam và những tiểu tượng ở Bengale vào cuối thế kỷ thứ XI, cuối cùng ở Lào, nó có hình thể một ngọn lửa.  Ngoài ra, có một ngọn lửa không ngừng tỏa ra từ thân đức Phật.  Tia sáng phát ra từ nơi ngài và soi sáng một vùng không gian rộng lớn.  “Chung quanh thân đức Phật luôn luôn có một ngọn lửa, rộng sáu bộ, bốn phương đêm ngày chiếu sáng, rực rỡ như ngàn mặt trời, và giống như một trái núi kim cương chuyển động”.  Theo truyền thống chung của Ấn độ, có một thứ năng lực mãnh liệt rạng ngời tỏa ra từ thân những vĩ nhân, và tập quán tu tập thiền định tăng trưởng ngọn lửa ấy.  Luôn luôn quyền lực thần diệu này được tượng trưng bằng những ngọn lửa tỏa ra từ một vầng hào quang quanh đầu đức Phật và đôi khi từ hai vai.  Ở Java, những ngọn lửa nhỏ phát ra từ vầng hào quang sau tượng phật có hình của vần OMthiêng liêng, nghĩa là có hình thể một dấu hỏi ngược và một cái đuôi vòng theo đường trôn ốc.  Xung quanh đầu đức Phật có một vầng hào quang chỉ thần tính và thánh tính.  Trong nghệ thuật Gandhàra vầng hào quang cũng được dùng cho các vị thần và vua chúa, và nghệ thuật Ky tôn giáo cũng đã nhận biểu tượng này vào thế kỷ thứ IV.  Ở bất cứ nơi nào danh từ đức Phật được dùng trong truyền thống Phật giáo, người ta thấy ngay tam diện này của đức Phật trước mắt.  Đối với những sử gia Ky tô và theo chủ trương bất khả tri luận, chỉ có đức phật nhân loại là thực, còn đức phật tâm linh và thần thông dưới mắt họ chỉ là sản phẩm tưởng tượng.  Viễn tượng của những tín đồ thì lại khác hẳn.  Bản-hữu phật và “Báo thân” phật trổi vượt lên một cách rõ ràng, và thân nhân loại của đức phật cũng như cuộc sống lịch sử của Ngài hiện ra như những miếng rẻ rách tả tơi ném lên ngai tâm linh ngời sáng.

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương