Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang3/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TRIẾT HỌC


Triết học, như người ta hiểu nó ở Âu châu, là một sáng tác phẩm của Hy Lạp.  Nó rất xa lạ với truyền thống Phật giáo, truyền thống coi việc tìm kiếm thực tại, với mục đích duy nhất là hiểu biết thêm về thực tại như một việc mất thì giờ vô ích.  Giáo lý của Đức Phật đặc biệt chuyên tâm và việc dẫn lộ giải thoát.  Bất cứ một “triết học” nào chứa đựng trong tác phẩm của tác giả Phật giáo cũng chỉ có tính cách ngẫu nhiên.  Trong rừng ngữ vựng Phật giáo người ta không tìm thấy một chữ nào tương đương với danh từ “triết học” của chúng ta.  một sự giải thích loại suy có thể làm sáng tỏ quan điểm này.  Ngôn ngữ Trung Hoa, như người Trung Hoa hiểu, không có văn phạm, và được giảng dậy ở trung Hoa với không một chỉ dẫn văn phạm nào.  Một vài nhà ngữ học Tây phương, dập theo khuôn mẫu những phạm trù văn phạm La-tinh, lập ra một thứ “văn phạm” cho Hán ngữ.  Nó không thích hợp lắm với Hán văn và người Trung Hoa vẫn tiếp tục không dùng đến nó.  Văn phạm kiểu La-tinh với những phạm trù quen thuộc, tuy nhiên, có thể giúp người Tây phương học Hán ngữ dễ dàng hơn.  Tương tự như vậy, ý định định nghĩa tư tưởng Phật giáo theo thuật ngữ triết học thông dụng ở Tây phương có thể làm cho con đường đến Phật giáo quanh đãng hơn.  Phật giáo như một “triết học” từ đó có thể mô tả như một khuynh hướng “tâm lý”.  Chúng ta hãy lần lượt khảo sát ba đề mục này.

Là một học thuyết nhằm giải thoát tự nền tảng và ý hướng, Phật giáo luôn luôn nổi bật vì thái độ thực tiễn quyết liệt.  Tất cả mọi suy lý về những vấn đề không liên quan đến giải thoát đều bị gạt bỏ.  Khổ đau là sự kiện nền tảng của cuộc sống.  Khi một người bị trúng tên, chắc hẳn hắn không từ chối để người ta nhổ mũi tên ra trước khi tìm hiểu ai là kẻ đã bắn, kẻ đó đã có gia đình hay chưa, cao hay thấp, tóc nâu hay đen.  Tất cả những điều hắn muốn là làm sao rút mũi tên ra.  Giới huấn cuối cùng của Đức Phật cho các đệ tử là Tất cả mọi pháp hữu vi đều vô thường.  Hảy tinh tấn trên đường giải thoái.  Trong quá trình lịch sử dài đằng đẳng, người Phật tử không bao giờ quên chủ trương thực tiễn này Vô vàn những ngộ nhận có thể không xẩy ra nếu người ta ý thức được rằng những phán quyết của những tác giả Phật giáo không có nghĩa là những mệnh đề phát biểu về bản chất của thực tại, nhưng như là những lời khuyên về cách thế hành động, phán quyết về những hình thái cư xử, và những kinh nghiệm liên hệ với chúng.  “Nếu ngươi muốn đến đó, ngươi phải làm như thế này”.  “Nếu ngươi làm việc đó, ngươi sẽ thực nghiệm điều đó”.

Do đó chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng tư tưởng Phật giáo thên về cái mà chúng ta gọi là Thực dụng chủ nghĩa.  Giá trị của một tư tưởng phải được phán xét bởi cái mà nhờ nó chúng ta có thể hành động, bởi cái phẩm chất của đời sống khơi nguồn từ đó.  Ở bất cứ nơi nào người ta tìm thấy sự minh nhiên của những đức tính như vô trước, hảo tâm, lòng tự tinh thanh thản v.v… người ta có thể tin được rằng cái “triết học” ẩn sau một thái độ nào đó đã có hiện năng.  Bất cứ giáo lý nào ngươi có thể quả quyết rằng cháng đưa tới diệt đam mê chứ không đưa đến đam mê; tới siêu thoát chứ không phải ràng buộc; tới sự giảm trừ những của cải thế tục chứ không phải đưa tới sự tích lũy của cải thế tục; tới thanh đạm chứ không phải tới thèm muốn; tới mãn nguyện chứ không phải phiền não; tới cô dơn chứ không đưa tới xã hội; tới minh mẫn chứ không phải trì-trệ; tới hân hoan với thiện pháp chứ không phải tới sung sướng với ác pháp, với những giáo lý đó ngươi có thể quả quyết rằng; Đó chính là giới.  Đó chính là Luật.  Đó chính là Huấn Thị của đấng Thế Tôn.

Phật giáo cùng phát triển, tính cách thực tiển của nó càng trở nên minh bạch hơn nữa.  Người ta đi đến chỗ tin rằng bất cứ điều gì người ta có thể nói ra đều sai lầm tự căn để - sai lầm bởi sự kiện duy nhất là người ta phát biểu nó.  Kẻ nói không biết; kẻ biết không nói.  Duy có niềm im lặng Àryan không xúc phạm tới Chân lý.  Nếu người ta nói lên một điều gì – và điều đáng ngạc nhiên là những người đề cao niềm im lặng Àryan phải nói quá nhiều - điều đó chỉ có thể biện minh bởi cái mà người ta gọi là “phương tiện thiện sảo”.  Nói cách khác, người ta nói điều đó bởi vì điều đó có thể giúp những người khác ở một giai đoạn nào đó của cuộc tiến triển tinh thần của họ.

Giáo lý thiêng liêng trước hết là một phương thuốc.  Đức Phật như một y sĩ.  Giống như một y sĩ phải biết rõ phép chẩn bệnh của nhiều thứ bệnh khác nhau, phải biết rõ căn nguyên, phép giải độc và phương thuốc chữa và phải biết cách áp dụng, cũng thế Đức Phật đã dậy Tứ Diệu Đế, chỉ rõ phạm vi của đau khổ, nguồn gốc, sự diệt và con đường đưa đến sự diệt khổ (xem chương I).  Nhưng nếu người ta tách lìa những lời giáo huấn của Đức Phật với việc mà chúng nhắm thực hiện, những lời giáo huấn lúc đó trở vô nghĩa và mất hết sức mạnh.

Tư duy là một phương tiện giải thoát chính yếu của Phật giáo.  “Làm một việc gì đó” không được chấn mạnh bằng quán tưởng và kỷ luật tinh thần.  Điều người ta nhằm đạt tới là kiểm soát những tiến trình tâm linh bằng cách suy tư về những tiến trình ấy.  Vì vậy tư tưởng Phật giáo tràn đầy cái mà chúng ta gọi là Tâm lý học.  Nó pha trộn siêu hình và tâm lý một cách kỳ diệu đến nỗi ở Tây phương chúng ta không có một hình thức tư tưởng nào tương đương.

Ngoài tính chất thực nghiệm và sự nhấn mạnh về phương diện tâm lý, tư tưởng Phật giáo còn nghiêng về cái mà chúng ta có thể gọi là Biện chứng pháp.  Biện chứng pháp là một hình thức của luận lý, liên kết ở Âu châu với những tên tuổi như Zénon d’Elée và Hegel.  Biện chứng pháp tin rằng nếu chúng ta suy tưởng đứng đắn và chín chắn về một điều gì, chúng ta sẽ đi tới những mâu thuẫn nghĩa là tới phán đoán mà ngoại trương loại trừ lẫn nhau.  Các tư tưởng gia Phật giáo thích nghịch lý và mâu thuẫn.  Tôi có thể minh chứng điều này bằng hai câu trích từ kinh Kim Cương, một cuốn kinh có lẽ được viết vào khoảng năm 350 sau T.L., có nhiều người đọc hơn bất cứ một tác phẩm siêu hình nào khác.  Ở đây Đức Phật đã nói như thế này.  “Này Subhùti, (Tu-Bồ-Đề) “chúng sinh” “chúng sinh” Như Lai gọi chúng là “phi-chúng sinh”.  Vì vậy chúng mới được gọi là “chúng sinh” Và: “Có bao nhiêu chúng sinh trong những thế giới hệ này ta đều biết, trong trí tuệ, chủng tâm của ta.  Tại sao vậy? “chư tâm,” “chư tâm” này Subhùti, Như Lai dạy rằng “phi-tâm” nên mới gọi là “chư tâm” vì thế mới được gọi là “chư tâm” Tại sao vậy? quá khứ tâm bất khả đắc; vị lai tâm bất khả đắc; hiện tại tâm cũng bất khả đắc.”

Bằng cách chiến thắng tư tưởng, nhưng mâu thuẫn được giải phóng.  Một xiềng xích khác của cuộc hiện hữu đã bị chặt đứt và không gian vô giới hạn của chân lý tự nó mở ra mênh mang.  Một cách trần tục hơn một vài người có thể có một cảm thức tương tự khi học về văn chương phi lý.  Trong Đạo Phật những qui luật thông thường của luân lý bị coi thường nhân danh tính cách tự do của Tinh thần siêu vượt chúng.  Vả lại, đó chính là phần nhập môn của ý niệm về Tuyệt đối mà ở đây, cũng như với Zénon, Nicolas de Cues và Hegel, đã biến những phán quyết mâu thuẫn nội tại trở thành hợp lý. 

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương