Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang10/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   38

VŨ TRỤ LUẬN


 Tứ Thánh Đế phát biểu tinh hoa giáo lý đặc biệt của Phật giáo.  Tuy nhiên trong quan điểm về sự cấu tạo và tiến hóa của vũ trụ, Phật giáo bằng lòng vay mượn của truyền thống Ấn độ giáo đương thời.  Vũ trụ luận Ấn độ giáo đầy tính cách thần thoại, và khác biệt vũ trụ luận của chúng ta rất nhiều.  Chúng ta phải nói qua về một vài nét quan yếu của nó.  Chúng ta sẽ chỉ giải thích ý niệm về kiếp (Aeons) và Giới hệ một mặt, và mặt khác sáu Nhân Duyên của Hiện Hữu.

Trước cuộc cách mạng Copernic và sự phát minh ra viễn vọng kính, tâm trí Âu châu bị giới hạn trong một vũ trụ với những chiều hạn hẹp, Galilée, khi bị mù vào năm 1638, viết cho bạn là Diodati rằng: “Than ôi! người bạn thân mến và trung thành Galité của anh trong tháng vừa qua đã bị mù vô phương cứu chữa; đến nỗi bầu trời này, trái đấy này, vũ trụ này, mà tôi, bởi những cuộc phát minh kỳ diệu và những chứng minh xác đáng, đã mở rộng một trăm ngàn lần hơn những người khôn ngoan của những thế kỷ qua tin tưởng, từ nay bị thu nhỏ vào trong một không gian nhỏ hẹp của những cảm giáo thân thể tôi mà thôi”.  Người Âu châu ở thế kỷ thứ XVIII hoàn toàn không ý thức rằng “những người khôn ngoan của những thế kỷ qua” ở Ấn độ từ lâu đã thừa nhận vẻ bao la của thời gian và không gian, nhưng không phải quanhững cuộc phát minh kỳ diệu và những chứng minh xác đáng, nhưng qua trực giác của óc tưởng tượng vũ trụ của họ.

Trước hết, về trường độ của Thời gian, họ không đo lường thời gian vũ trụ bằng năm, nhưng bằng Kalpa hay Kiếp.  Một Kalpa là một khoảng thời gian trôi chảy giữa sự khởi đầu (kiếp thành) và sự tiêu hủy (kiếp không) của một thế giới hệ.  Chiều dài của một Kalpa hoặc được dẫn khởi bằng một hình ảnh, hoặc được tính bằng con số.  Giả thử có một trái núi đá rất cứng rắn, lớn hơn Hy mã lạp sơn rất nhiều; và giả dụ một người, với một miếng lụa mỏng nhất của thành Bénarès, mỗi thế kỷ lau nhẹ trái núi đó một lần - thời gian mà hắn phải dùng để làm mòn toàn thể trái núi vào khoảng thời gian một kiếp.  Tính bằng số, một vài người nói một Kalpa chỉ lâu chừng 1.344.000 năm, người khác tính 1.280.000 năm, và không ai đồng ý với nhau về điểm này.  Dù sao, trong tất cả mọi trường hợp, người ta cũng có trong trí một khoảng thời gian rất dài gần như không thể tính được.

Trong suốt một Kalpa, một thế giới hệ hoàn tất cuộc tiến hóa của nó, từ sự ngưng tụ khởi nguyên đến cuộc đại hỏa hoạn cuối cùng.  Một thế giới hệ này sẽ kế tiếp một thế giới hệ khác, vô thủy vô chung, không đứt đoạn.  Một Thế giới hệ là một khối gồm rất nhiều mặt trời, mặt trăng, vân vân, kết tụ lại.  Vô lượng những thế giới hệ trải ra trong không gian, muôn trùng xa cách.  Một cách nào đó thiên văn học hiện đại đã có những ý niệm tương tự khi thiên văn học nói về những “đảo vũ trụ”.  Người ta đã biết tới hơn một triệu những đảo vũ trụ này và đa số xa cách chúng ta vào khoảng từ một tới hai triệu năm ánh sáng.  Mỗi một “tinhvân xoáy trôn ốc” này gồm có hằng ngàn triệu tinh tú xoay quanh một trung tâm.  Hình thể của những khối tinh vận này thường giống như hình thể của mộnt bánh xe cối xay lúa, đúng như Phật giáo quả quyết.  Trái đất là một phần của “hệ thống Thiên hà”, tương đương với cái mà Phật giáo gọi là “cái thế giới ta bà (Saha) này”.

Về vấn đề liên quan đến trương độ của vũ trụ, những quan điểm của Phật giáo đã được những phát minh mới đây kiểm chứng, và viễn tượng vũ trụ bao la của Phật giáo không phải là không ích lợi cho sự phát triển tinh thần.  Tuy nhiên, cho rằng những sự mô tả kỹ lưỡng về cách cấu tạo và sự hình thành của thế giới hệ mà kinh điển Phật giáo nói tới có thể hòa điệu với những kết luận của khoa học hiện là kết luận quá vội vàng.  Chúng ta phải coi hầu hết những phán quyết truyền thống chỉ có tính cách thần thoại.  Đặc biệt chúng ta thường nghe nói tới những “thiên giới” và “địa ngục” nối kết với những thế hệ, và sự mô tả địa lý rất xa lạ với bản đồ mà đồ bản hiện đại cho thấy.  Phật giáo giả thiết, như một điều tự nhiên, rằng đời sống không phải chỉ giới hạn trong thế gian này, chúng sinh sống trong nhiều tinh tú khác, và Phật giáo Đại thừa sau này, hay nhấn mạnh đến sự kiện những Đức Phật và những Bồ Tát tìm đường giải thoát cho chúng sinh đau khổ trong nhiều giới hệ khác giới hệ của chúng ta (xem chương VI, mục 4).

Bây giờ tới phần phân loại chúng sinh.  Ngày nay chúng ta phân biệt ba loại đời sống; loài người, động vật và thực vật.  Truyền thống Phật giáo kể tới sáu: Lục đạo là Chư Thiên, A-Tu-La (Asura), Người, Ngã quỉ, Súc sinh và Địa ngục.  Một vài tác giả bỏ A-Tu-La chỉ kể có năm.  Về chi tiết có nhiều bất đồng, nhưng trên đại lược, tất cả mọi tông phái đều đồng ý với nhau.  Tất cả vô lượng chúng sinh trên thế giới đều thuộc vào một trong sáu hoặc năm loại trên.  Công đức mà người ta làm trong quá khứ quyết định địa vị mà người ta có thể chọn lựa khi tái sinh.

Chư “Thiên” (Deva's) ở “trên” chúng ta trong ý nghĩa sự cấu tạo thể chất của họ tinh vi hơn chúng ta, cảm xúc của họ bớt thô lậu hơn, đời sống của họ lâu dài hơn, và họ ít bị đau khổ hơn chúng ta.  Chư Thiên giống những vị Thần Olympe, nhưng có một sự sai biệt quan trọng là họ không “bất tử”.  Một cách nào đó, Chư Thiên có vẻ là “Thiên Thần” (Angles) hơn “Thần thánh” (Gods).  Truyền thống Phật giáo cho chúng ta một bảng phân loại kỹ lưỡng về Thần Thánh mà ở đây chúng ta có thể bỏ qua.  Những A-Tu-La cũng là những thiên thể.  Họ là những quỉ thần phẫn nộ, luôn luôn gây chiến với Chư Thiên.  Một vài tác giả kể A-Tu-La trong đám Chư Thiên, và một số khác xếp họ vào loại Ngã quỉ.

Súc sinh giới, thế giới của ngã quỉ và địa ngục là ba “Ác đạo” hay “Khổ thú”.  Chữ “Quỉ thần” (Preta) nguyên thủy nhắm vào “những linh hồn của những kẻ quá cố”. Nhưng lý thuyết Phật giáo khai triển cố gắng hệ thống hóa dưới tiêu đề này một phần lớn những phong tục Ấn Độ.  Có rất nhiều “địa ngục”, và thường chia ra hỏa ngục và hàn ngục.  Vì đời sống trong địa ngục chấm dứt một ngày nào đó nên chúng giống những Lò Luyện Tội của Giáo hộ Cơ Đốc hơn là Địa ngục Ky Tô giáo chính thống.

Khổ đau là số phần chung của cuộc sống dưới mọi hình thức.  Chư Thiên đau khổ vì hết hạn kỳ sẽ rơi xuống khỏi cõi trời.  Con người vui ít khổ nhiều, và thường đầu thai xuống những kiếp lầm than hơn.  Ngã quỉ không ngừng bị đói khát dầy vò, và những nỗi đau đớn trong địa ngục kể sao cho xiết.  Đứng trước đại dương đau khổ mênh mông, kẻ thấm nhuần giáo lý sẽ cảm thấy bi thương và sẽ nghĩ: “Ngay dù cho những sinh linh này niềm hạnh phúc nhất trần gian, hạnh phúc đó cũng kết thúc trong khổ đau mà thôi.  Ta chỉ có thể mang lại sung sướng cho tất cả bằng cực lạc trường cửu của Niết Bàn.  Vì thế trước hết ta phải đạt tới chính đảng chính giác, sau đó ta mới có thể tế độ được cho chúng sinh”.  Tuy nhiên tái sinh vào kiếp người là điều cốt yếu để hiểu Chính Pháp.  Chư Thiên quá sung sướng nên không cảm thấy bất mãn đối với những pháp hữu vi, và sống quá lâu nên khó mà thẩm định được lẽ vô thường.  Súc sinh, Ngã quỉ, Địa ngục tâm trí u mê.  Một khi đạt tới trình độ tâm linh cao, con người không còn bị tái sinh vào “khổ thú” nữa.  Tuy nhiên, theo quan điểm của mọi trường phái Phật giáo, con người có thể tự ý tìm tái sinh vào trong ác đạo để cứu giúp chúng sinh bằng cách giảng dạy chính pháp.  Bằng cách đó con người an ủi và khuyến khích những chúng sinh này, và làm nẩy nở sự kinh tởm đối với cuộc hiện hữu và đồng thời tính nhẫn nhục.

[1] Edward Conze chấm câu theo một lối khác kinh văn hệ Pàli.  Đúng ra phải chấm câu thế này

Như vậy tôi nghe.  Một thời đức Thế Tôn trú lại…



Evam me sutam.  Ekam samayam Bhagavà…                          (G.c.D.)

[2] Taishi Issaikyo gồm có như sau:

21 cuốn Kinh; 3 Luật; 8 Luận; 12 chú giải Hán Văn; 4 các tông phái Trung Hoa và Nhật Bản; 7 Lịch sử, thư mục, tự điển, tiểu sử.



[3] Hán phiên: Cam Thù và Đam thù

[4] Tức Prajnàpàramità mà chúng ta thường quen với lối dịch âm Trung Hoa: Bát Nhã Ba La Mật Đa.  Để trung thành với lối dịch của tác giả cuốn sách này, tôi dịch tên cuốn kinh từ Anh ngữ: Perfection of Wisdom sang thẳng Việt ngữ thay vì qua lối phiên âm Hoa Ngữ thông dụng.  Vậy qua tác phẩm này, khi nào gặp chữ Trí Tuệ Viên Mãn xin độc giả nhớ cho đó chính là Bát Nhã Ba La Mật Đa vậy (G.c D)

[5] Ed. Conze viết với tư cách một người Âu-châu cho những độc giả Âu-châu.  Vì thế đôi khi trong cuốn sách sách này độc giả sẽ gặp những tiếng: Âu-châu chúng ta, truyền thống Âu-châu của chúng ta… (G.c.D)

[6] hay hàng ma ấn … (G.c.D)

[7] Bạch hào

[8] Bạch hào tường quang (G.c.D.)

[9] Phải kết hợp với cái mình không thích (G.c.D)

[10] tức sắc, thụ tưởng, hành, thức (G.c.D)

[11] “Chư pháp tùng duyên sinh, chư pháp tùng duyên diệt.  Ngã Phật Đại Sa Môn thường tác như thị thuyết.”  (G.c.D)

 

--- o0o ---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương