TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI


Làm thế nào để chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp?



tải về 0.59 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

6. Làm thế nào để chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp?

Phần 5 trả lời các câu hỏi về việc giảm nhẹ nguy cơ thảm họa và giảm nhẹ tác động của các thảm họa. Nhiều nghiên cứu trường hợp khác nhau đã chỉ ra rằng có thể giảm nhẹ nguy cơ thảm họa. Tầm quan trọng của việc áp dụng và thực hiện các biện pháp, cố gắng ở mức tốt nhất có thể, sẽ không làm mất các giá trị di sản của di tích. Hơn nữa, cũng tồn tại tri thức truyền thống về khả năng thảm họa để có thể đưa vào kế hoạch DRM.

Phần 6 liên quan đến giai đoạn ứng cứu của vòng tròn DRM (Hình 1, và cũng tham khảo thêm cấu trúc kế hoạch ở Hình 2), sau khi mối nguy hiểm xảy ra. Nó trả lời cho các câu hỏi về những nguy cơ có thể gặp phải ngay sau thảm họa (6.1) và vai trò, trách nhiệm của các đội ứng cứu khẩn cấp (6.2). Các ví dụ được đưa ra trong các nghiên cứu trường hợp về các hành động ứng cứu khẩn cấp ở các di tích (6.3) và bản thân di tích góp phần vào việc ứng cứu khẩn cấp như thế nào (6.4).

6.1 Có thể đối phó với những nguy cơ gì trong suốt 72 giờ đầu tiên sau thảm họa?

Một Giai đoạn khẩn cấp thường kéo dài trong khoảng 72 giờ sau sự kiện nguy hiểm ví dụ như động đất hoặc lũ lụt. Bản thân tình huống khẩn cấp cũng tạo ra những loại nguy cơ mới:



  • Nạn trộm cắp các mảnh vỡ hoặc các vật có thể di chuyển được trong di tích.

  • Lũ lụt có thể gây nên sự nhiểm bẩn do ô nhiễm và sự phát triển của nấm mốc.

  • Các nguy cơ gia tăng từ môi trường xung quanh hoặc nơi ở.

  • Những hành động vô ý do các tổ chức tín ngưỡng hoặc do các tình nguyện viên (do thiếu ý thức) ví dụ như làm sập đổ những công trình có giá trị di sản đã bị hư hại hoặc phá hủy thảm thực vật bản địa nhân danh vì “an toàn cuộc sống”. Trong suốt quá trình chữa cháy có thể gây ra thêm những thiệt hại cho di tích do dùng nước để dập lửa.

  • Nguy cơ đánh giá hư tổn cho di tích không phù hợp do thiếu kiến thức cơ bản hoặc kinh nghiệm.

  • Sự lộn xộn do thiếu sự hợp tác hoặc chuẩn bị

Các biện pháp bảo vệ khẩn cấp được thực hiện trong suốt 72 giờ cần thiết đầu tiên sau trận động đất Friuli năm 1976 ở Italy đã cứu được các tòa nhà mà nếu không đã có thể sập đổ và bị thay thế, và cũng đã cho phép chúng chịu đựng được dư chấn 4 tháng sau đó (Nghiên cứu trường hợp 19).

Nghiên cứu trường hợp 19

Cứu các công trình kiến trúc có giá trị di sản: việc bảo vệ khẩn cấp sau trận động đất năm 1976 ở Friuli (Italy)

Trước khi bị tàn phá trong trận động đất Friuli năm 1976, con đường chính dẫn vào thành phố lịch sử Gemona rất hẹp và ngoằn ngoèo. Nằm giữa nhà thờ và Palazzo Comunale, con đường được hỗ trợ ở hai bên bởi dãy mái vòm ở cả 2 phía. Dọc theo một phía, các tòa nhà sắp thẳng hàng theo một mặt phẳng quay mặt ra phía con đường với độ cao liên tục.

Hai tòa nhà cuối cùng bị thiệt hại đáng kể trong trận động đất vì hai tầng trên của chúng dựa vào những mái vòm, điều đã được báo động. Trận động đất đã làm sụp đổ phần độ cao đẹp đẽ của con đường và làm mất cây cột cuối cùng. Sự phá hủy đã được cân nhắc. Tuy nhiên, sau khi thuyết phục chính quyền địa phương rằng có một cách để bảo vệ con đường là sử dụng những dầm gỗ còn cứu được với sự giúp đỡ của các kỹ sư, góc cuối cùng bị sập đã được chống đỡ, vì vậy đã cứu được tòa nhà khỏi bị phá hủy. Các biện pháp khẩn cấp đã được tiến hành nhằm trám lại các lỗ hổng trên tường và các cửa vòm chịu lực bằng khối xây gạch. Bít các lỗ hổng ở bức tường chịu lực làm tăng diện tích chịu tải. Biện pháp thứ hai là gia cố và mở rộng hệ cột chống bằng gỗ đầu tiên ở cuối góc bị mất. Cuối cùng, việc lập trụ chống giữa phần cấu trúc bị hỏng và các tòa nhà ngang qua đường đã tạo nên hệ thống chịu lực liên tục giữa các khu nhà của thành phố và giảm số lượng “các công trình nằm ở cuối” hoặc các khoảng trống trong các công trình của thành phố.

Con đường vẫn bị để trong tình trạng này cho đến 4 tháng sau, một cơn dư chấn tấn công khu vực gây thêm nhiều hư hỏng và sụp đổ. Các biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện để bảo vệ các công trình bị hư hại từ cơn địa chấn thứ hai.

Nguồn: D.del Cid, 1990, Bảo vệ khẩn cấp các công trình bị hư hại.

6.2 Vai trò và trách nhiệm của các thành viên thuộc đội phản ứng khẩn cấp ở các khu di tích?

• Đội phản ứng khẩn cấp nên bao gồm những thành viên hoặc nhóm cùng nhau gánh vác các trách nhiệm sau đây:

- Điều phối;

- An toàn và an ninh;

- Quản lý và tài chính;

- Phát ngôn truyền thông;

- Di sản văn hóa (bao gồm xây dựng và bảo trì, và cứu hộ các bộ sưu tập hoặc các mảnh vỡ của di tích);

- Di sản thiên nhiên (bao gồm sơ tán, liên lạc cộng đồng, liên lạc về cứu trợ thiên tai quốc gia, di chuyển của các loài động vật bị thương hoặc hiếm có, phục hồi và tái tạo thảm thực vật và động vật hoang dã).

• Nhóm nghiên cứu cũng nên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm chia sẻ giữa mỗi thành viên và mỗi nhóm, đồng thời thực hiện diễn tập thường xuyên và các bài tập mô phỏng tình huống để kiểm tra hiệu quả năng lực của nhân viên. Nên có phương án dự phòng trong trường hợp có một thành viên không thể thực hiện công việc của họ vì những lý do không thể tránh khỏi. Đối với cấu trúc lệnh rõ ràng được xây dựng trong kế hoạch ứng phó khẩn cấp, giá trị của nó được minh chứng khi những thảm họa môi trường tiềm tàng được phát hiện ở khu Di sản Thế giới ở Dorset và bờ biển đông Devon (Anh) (Nghiên cứu tình huống số 21). Người quản lý di tích đóng vai trò quan trọng trong nhóm tư vấn môi trường trong việc phối hợp thực hiện việc ứng phó phối hợp luôn luôn có mặt tại hiện trường trước khi vụ việc xảy ra.

• Nhóm cần có mối liên hệ mật thiết với hệ thống ứng phó khẩn cấp của khu vực lớn hơn, trong đó bao gồm cả khu di tích. Hệ thống trên cần bao gồm cả cảnh sát, dịch vụ y tế, cứu hỏa và chính quyền thành phố hay địa phương và các ban ngành liên quan đến công tác quy hoạch. Thiết lập những liên kết này sẽ khuyến khích các cơ quan ứng cứu thực hiện các biện pháp đặc biệt đối với di sản. Các sáng kiến ​​của Sở cứu hỏa thành phố Kyoto (Nghiên cứu tình huống số 20) và Công viên Quốc gia Hoa Kỳ là ví dụ điển hình cho vấn đề này.

• Nhóm cũng cần thiết lập quan hệ với cộng đồng địa phương và các tình nguyện viên bằng cách nâng cao nhận thức thông qua các phương tiện truyền thông, trước và trong trường hợp khẩn cấp.

Nghiên cứu tình huống 20

Biện pháp phòng ngừa cho khu di sản được thực hiện bởi các cơ quan thuộc thành phố: Sở Cứu hỏa thành phố Kyoto (Nhật Bản)

Thành phố Kyoto có hơn 2.000 di tích văn hóa với hơn 1.200 năm lịch sử. 17 trong số đó đã được phong tặng là Di sản Văn hóa thế giới vì đó là những chứng tích lịch sử của thành cổ Kyoto. Cháy do bất cẩn và phóng hỏa đã dẫn đến mất mát nhiều di tích văn hóa trong quá khứ. Do đó, việc thiết lập các biện pháp phòng cháy rất quan trọng trong công tác gìn giữ những di tích quan trọng.

Hệ thống Cứu hỏa Dân sự đối với các di tích văn hóa được thành lập bởi Sở Cứu hỏa thành phố Kyoto để canh giữ các di tích này; cư dân địa phương và các tổ chức liên quan ví dụ như Sở Cứu hỏa và các cơ quan cứu hỏa tình nguyện có thể hợp tác để bảo vệ tài sản văn hóa khỏi hỏa hoạn. Các hoạt động của các sở, ban ngành này bao gồm:

• Xây dựng trang thiết bị, hệ thống chữa cháy hiện đại gồm còi báo động, bình cứu hỏa, vòi cứu hỏa trong nhà và ngoài trời, súng phun nước và cột thu lôi tại các điểm di tích quốc gia.

• Kiểm tra tại chỗ bởi các nhân viên cứu hỏa.

• Lắp đặt bảng thông báo cấm châm lửa và hút thuốc ngoài trời.

Thực tập phòng chống hỏa hoạn được tổ chức để đảm bảo mọi người dân phản ứng kịp thời và đúng cách trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm dập tắt đám cháy mới bắt đầu, di tản các hiện vật văn hóa, dẫn dắt mọi người đến nơi an toàn. Các cư dân sống gần các tài sản văn hóa tham gia vào việc đào tạo để thành lập hệ thống cứu hộ các tài sản văn hóa tại địa phương. Các nhân viên cứu hỏa tự nguyện cung cấp hướng dẫn cho người dân địa phương để tăng cường khả năng cứu hỏa của người dân. Để đảm bảo các cơ sở vật chất phòng chống cháy đã sẵn sàng trong tình huống khẩn cấp, người gìn giữ những tài sản văn hóa một cách tự nguyện thực hiện kiểm tra định kỳ cũng như bảo trì và kiểm soát trang thiết bị.

Nguồn: Flyer, 2007, Sở Cứu Hỏa thành phố Kyoto, Nhật Bản.

Tình huống nghiên cứu 21:

Phối hợp ứng phó khẩn cấp: Dorset và bờ biển đông Devon (Anh)

Để ứng phó khẩn cấp thành công đòi hỏi phải phối hợp phản ứng kịp thời và hiệu quả. Trong trường hợp của một con tàu đang gặp khó khăn trên biển, can thiệp hiệu quả ở giai đoạn đầu có thể ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng sau này.

Vào tháng 1 năm 2007, tàu chở hàng MSC Napoli đã được kéo lên bờ Dorset và Đông Devon để ngăn chặn một thảm họa môi trường. Nếu để trôi dạt trên một trong những con đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, hàng hóa và bản thân con tàu có thể gây thêm tai nạn hoặc bị chìm cùng với những mất mát toàn bộ số hàng hoá và một lượng lớn nhiên liệu. Kế hoạch Làm sạch Ô nhiễm Ven biển quốc gia đã được sử dụng để đối phó với tác động trên bờ biển. Lực lượng Kiểm soát Cứu hộ thuộc Cơ quan Hàng hải và Bảo vệ Bờ biển Vương quốc Anh đã đánh giá khu vực bờ biển và giám sát tàu MSC Napoli, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khi hàng hóa đã bất ngờ rơi ra. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khái quát đã được lập ra nhằm phác thảo hoạt động của các cơ quan liên quan nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm do tàu gây ra.

Một cấu trúc lệnh được trình bày chi tiết trong kế hoạch phản ứng khẩn cấp ở Dorset bao gồm các vị trí sau: Chỉ đạo tình huống tổng quát, nhóm Điều phối Chiến lược trên bờ, trên bờ Dorset (nhóm Phản ứng Chiến lược nằm ở Trung tâm Khẩn cấp Dorset), trên bờ Devon, đơn vị Cứu hộ, Trung tâm Phản ứng thuộc Thủy quân, Nhóm tình huống môi trường (chịu trách nhiệm tư vấn môi trường), và Phòng điều khiển (thông báo sự cố và liên lạc). Những bên liên quan trong ứng phó khẩn cấp đã được hỗ trợ bởi công tác bố trí ứng phó được lập trong kế hoạch ứng phó khẩn cấp quốc gia của Cơ quan Hàng hải và Bảo vệ Bờ biển Vương quốc Anh, đối với cấp độ địa phương thì theo kế hoạch Khẩn cấp của thành phố và kế hoạch Làm sạch Ô nhiễm dầu và Hóa chất của Hội đồng thành phố Dorset and Devon.



Một chiến lược phản ứng cụ thể đã được triển khai tập trung vào sự an toàn của người dân, hạn chế đi lại tại các vùng bờ biển bị ô nhiễm, kiểm soát việc chiếm dụng trái phép hàng hóa dạt vào bờ biển, vận động chuyên viên để theo dõi các chất ô nhiễm và các thùng hàng, thu thập và đối chiếu thông tin ô nhiễm và các mảnh vỡ bằng GIS. Trong quá trình ứng phó khẩn cấp, cơ quan quản lý khu Di sản Văn hóa Thế giới Dorset và bờ đông Devon đã tham gia nhóm tư vấn môi trường được thành lập để tư vấn về tất cả các khía cạnh của ứng phó tình huống. Trong khi liên lạc với các tổ dọn dẹp, người quản lý khu di sản đã cung cấp những kĩ thuật phù hợp để dọn dẹp, tiếp cận và sử dụng phương tiện, xử lý chất thải và lưu trữ để tránh gây hại môi trường. Cán bộ kiểm lâm từ khu vực di sản đóng vai trò là chuyên viên tìm kiếm dọc bờ biển, giúp theo dõi ô nhiễm, các mảnh vỡ tàu và hàng hóa, và giúp đỡ những con chim bị mắc vào dầu. Sự thành công và suôn sẻ của công tác phản ứng khẩn cấp nhờ vào kinh nghiệm và đào tạo bài bản của những bên có liên quan. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp dựa vào bài tập huấn thường xuyên theo thời gian thực tế nhằm thực hành những giờ đầu tiên của một sự cố và để quen với kế hoạch, quy trình truyền thông và công tác tư liệu hóa các quyết định, điều này rất quan trọng để được bảo hiểm sau này. Từng tổ chức hướng dẫn đào tạo cụ thể cho nhân viên khu vực của họ, ví dụ như trong việc xử lý các loài chim bị mắc vào dầu loang. Nhờ vào việc tham gia Diễn đàn Năng lực thích ứng địa phương và kinh nghiệm đã có được thông qua các hoạt động lập kế hoạch khẩn cấp, kế hoạch và dự thảo có thể được nhanh chóng áp dụng, từ đó đảm bảo những di sản văn hóa thế giới cũng như khu vực biển và hệ sinh thái ven biển không phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Lập kế hoạch và chuẩn bị là chìa khóa thành công trong việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp. Sự việc xảy ra một cách nhanh chóng do đó hệ thống cần được thực hiện để đưa ra những quyết định hiệu quả và áp dụng những kế hoạch phản ứng vào thực tế. Phối hợp truyền thông là rất cần thiết, đồng thời cần một thông điệp rõ ràng và nhất quán cho người dân. Một người quản lý khu di sản sẽ không thể đối phó với sự cố lớn một mình mà phải là một phần của việc phối hợp ứng phó. Điều quan trọng là tìm hiểu xem kế hoạch đã có sẵn chưa, bởi vì nếu không các nhân viên khu bảo tồn có thể không được tham gia và các giá trị của di sản có thể không được quan tâm đến trong quá trình ứng phó khẩn cấp.

Nguồn: http://www.cabinetoffice.gov.uk/ukresilience.aspx

http://www.devon.gov.uk/multi_agency_debrief_v5.0.pdf

6.3 Bạn có thể làm gì để nâng cao khả năng chuẩn bị ứng phó khẩn cấp ở di tích của bạn?

  • Phát triển kế hoạch và các quy trình sơ tán con người bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn có định di chuyển con người ra khỏi di tích hay tập hợp họ tại một chỗ trong khu di sản (việc này tùy thuộc vào tính chất của di tích và vị trí của nó)?

  • Con đường thoát hiểm nào ngắn nhất dành cho người đi bộ (là con đường gây tác động ít nhất lên giá trị của di tích)?

  • Bạn dự kiến hình thức di chuyển nào cho các phương tiện khẩn cấp như máy móc chữa cháy hoặc xe cứu thương?

  • Bạn làm thế nào để cân bằng nhu cầu sơ tán với việc giảm nguy cơ trộm cắp (của tài sản văn hóa) trong quá trình xảy ra tình huống khẩn cấp? (mở ra quá nhiều nhiều lối vào có thể tạo cơ hội cho trộm cắp).

  • Làm thế nào bạn chắc chắn tình trạng an ninh cho con người và di tích trong quá trình ứng cứu khẩn cấp?

  • Thiết lập các trang thiết bị khẩn cấp như hệ thống cảnh báo khẩn cấp, thiết bị chuyên dụng cho lũ lụt, ngăn ngừa và giảm nhẹ hỏa hoạn, nhưng chỉ sau khi hoạch định nên một chiến lược tổng thể dựa trên các nguy cơ chính, vị trí của di tích và các nguồn sẵn có và kỹ năng tinh thông. Hệ thống Cung cấp Nước môi trường ở Kyoto (EWSS) là một ví dụ đầy cảm hứng về việc làm thế nào để đạt được điều này (Nghiên cứu trường hợp 22).

Nghiên cứu trường hợp 22

Ngăn chặn hỏa hoạn sau động đất: Hệ thống cung cấp nước môi trường ở Kyoto (Nhật Bản)

Hỏa hoạn sau động đất gây ra hư hại nghiêm trọng sau trận động đất đại Hanshin Awaji năm 1993. Việc này phần lớn là do sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng truyền lực bằng điện hiện đại gây ra đã dẫn đến thiếu nước để dập lửa. Dựa trên kinh nghiệm này, Hệ thống cung cấp nước môi trường (EWSS) đã triển khai cho thành phố Kyoto bằng cách khai thác các nguồn nước khác nhau để duy trì được nguồn cung cấp nước vào bất kỳ lúc nào và đủ lượng nước để có thể dập lửa.

Kế hoạch phát triển EWSS được đánh giá trên cơ sở:


  1. Xác định các nguồn cung cấp nước có thể và vị trí của chúng;

  2. Đánh giá lượng nước dự trữ dựa trên hệ thống nước đang có và các phương pháp phát triển;

  3. Tính toán lượng nước dự trữ so với với lượng cần có.

Yêu cầu về nước và hệ thống dập lửa cần thiết được tính toán dựa trên cơ sở mức độ lửa. Đối với trận hỏa hoạn nhỏ, nước đựng trong bồn, hồ hoặc sông sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, hỏa hoạn ở mức độ một ngôi nhà hay cả khu vực lân cận sẽ đòi hỏi lượng nước lớn cho thời gian dập lửa lâu hơn, sử dụng các vòi phun nước và các nguồn nước như giếng, hồ hoặc sông.

Khu bảo tồn lịch sử Sannei-zaka ở khu Di sản Thế giới cố đô Kyoto được chọn là vùng nghiên cứu thí điểm. Hệ thống EWSS tại địa điểm này sử dụng nguồn nước tự nhiên sẵn có từ một cái đập nhỏ ở độ cao 80m với trọng lực tự nhiên cho áp suất nước. Các vòi phun nước và miệng vòi bình phun dễ sử dụng được đặt ở những vị trí chiến lược trong khu vực để cấp nước dập lửa cho người dân. Một số bể chứa nước cũng được cấp thêm để hỗ trợ cho hệ thống. Khái niệm EWSS đóng góp hiệu quả cho môi trường bền vững.



Nguồn: K.Toki và T.Okubo, 2005, Bảo vệ di sản văn hóa bằng gỗ từ thảm họa động đất, Kỷ yếu Hội thảo về Quản lý Nguy cơ đối với Văn hóa, Hội thảo Thế giới về giảm nhẹ thảm họa, Rits-DMUCH, Kyoto, tr.94-102.

  • Cân nhắc việc thiết lập các hệ thống cảnh báo, các hàng rào an ninh đặc biệt và hợp tác giữa nhân viên trong vùng với an ninh.

  • Soạn các bản đồ di tích nêu rõ các đặc điểm riêng biệt như các cống cái hữu dụng, các lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn, bình dập lửa, …

  • Truyền đạt kế hoạch khẩn cấp và các quy trình cho du khách, đội ngũ nhân viên và cư dân địa phương bằng những quyển sách cầm tay dễ đọc, sách, tranh và dấu hiệu và bằng cách tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức như hội thảo hoặc các cuộc triển lãm.

Sáng kiến của chính quyền thành phố Vigan (Philippines) minh họa hàng loạt các hoạt động được thực hiện do nỗ lực của cả các dịch vụ của thành phố và cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp 23). Kế hoạch quản lý cho khu Dự trữ đặc biệt Cousin Island ở Seychelles cũng chứng minh phương pháp có tính hệ thống để sẵn sàng khôi phục và ứng cứu khẩn cấp và đã kiểm tra thành công trong trận gió xoáy năm 2002 (Nghiên cứu trường hợp 24).

Nghiên cứu trường hợp 23

Các sáng kiến chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp: Chính quyền thành phố lịch sử Vigan (Philippin)

Thành phố lịch sử Vigan được ghi tên vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 vì tầm quan trọng độc đáo về văn hóa và lịch sử như một ví dụ điển hình về tình trạng nguyên vẹn và bảo tồn tốt của một thành phố thương mại châu Âu ở Đông và Đông Nam Châu Á. Tuy nhiên, thành phố lại nằm ở khu vực hay xảy ra động đất và núi lửa, và các kiến trúc lịch sử thì lại có khả năng gặp hỏa hoạn cao.

Chính quyền thành phố đã đưa ra nhiều sáng kiến để cải thiện tình trạng chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những thiên tai như thế. Một cuốn Sổ tay về Ứng cứu Khẩn cấp dành cho khu vực lịch sử đã được biên soạn dưới sự quản lý của thị trưởng. Thành phố đã có một Sở Cứu hỏa được trang bị rất tốt và lính cứu hỏa thực hiện việc tuần tra suốt ngày đêm, đặc biệt là vào ban đêm và trong suốt các kỳ lễ hội. Hội đồng địa phương thì tham gia vào chuẩn bị ứng cứu thông qua Đội tình nguyện cứu hỏa thành phố.

Hàng loạt các hoạt động được thực hiện như trong việc thực hành thường niên của Tháng Nhận thức Thảm họa Quốc gia ở Vigan vào tháng 7. Các hoạt động này gồm các biện pháp ứng cứu khẩn cấp được xếp theo thứ tự ưu tiên tại nhiều văn phòng khác nhau của Tòa Thị chính, tái huấn luyện đội tình nguyện cứu hỏa thành phố, kiểm soát đám đông và thực tập cứu hỏa tại Tòa Thị chính, thiết lập các biển hiệu tại khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi sóng thần và còi báo động. Vào năm 2007, chính quyền thành phố cũng đã trao đồng phục cứu hỏa mới cho nhân viên của Ban phòng chống hỏa hoạn.



Nguồn: Website chính thức của thành phố Vigan (www.vigancity.gov.ph), 2007, bản cuối của Glen Conception, nhân viên ban phòng chống thảm họa và nhân viên cơ quan môi trường và tài nguyên thiên nhiên của thành phố, thành phố Vigan, và Eric Quadra, kiến trúc sư, LGU Vigan, tại khóa Tập huấn quốc tế về Quản lý Nguy cơ Thảm họa đối với Di sản Văn hóa, Rits-DMUCH, Kyoto.

Nghiên cứu trường hợp 24

Nhận thức nguy cơ và việc huấn luyện là một phần của kế hoạch quản lý: Di sản thiên nhiên ở Cousin Island (Seychelles)

Việc quản lý khu bảo tồn đặc biệt Cousin Island ở Cộng hòa Seychelles bao gồm việc giảm nhẹ các thảm họa là một phần của kế hoạch quản lý kể từ năm 1999, gồm việc khôi phục hệ thực vật bản địa và ngăn chặn các loài xâm hại. Chương trình quy hoạch, chuẩn bị và ứng cứu khẩn cấp bao gồm việc thiết lập các kế hoạch cảnh báo để ngăn chặn thảm họa có thể tác động đến hệ thống quản lý khu vực biển được bảo vệ bằng cách theo một nghị định thư về việc bảo dưỡng thuyền bè nghiêm ngặt và loại bỏ những mối nguy hiểm tiềm ẩn và các vật dụng đã quá hạn. Đã thiết lập các điểm tiếp nối khẩn cấp và bảo trì các điểm hạ cánh của máy bay trực thăng cấp cứu.

Kể từ sự chỉ định vào năm 1968 và được sự quản lý của tổ chức Quốc tế về đời sống các loài chim và gần đây hơn là tổ chức Tự nhiên Seychelles, các giá trị của Cousin Island phần lớn đã được bảo tồn với rừng nhiệt đới bản địa dày đặc bao phủ toàn bộ hòn đảo. Việc này làm giảm sự xói mòn, lở đất và hỏa hoạn. Nhận thức về các nguy cơ và quản lý trên đảo gồm việc bảo dưỡng thuyền và các động cơ được duy trì trong điều kiện tốt nhất và giữ gìn các bộ phận thay thế, loại bỏ mối nguy hiểm tiềm tàng, tỉa cây gần các con đường mòn và cơ sở hạ tầng, các cửa hàng bán nhiên liệu được trang bị chống cháy với việc lập đê chắn và lựa chọn vị trí xây dựng các tòa nhà ở phía bên kia của cột cảnh báo mực nước cao.

Cousin Island cũng có nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau, gồm trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba, nhân viên bị thương tật hoặc chết, và hư hỏng của các tòa nhà, hư hỏng thân thuyền và nơi buộc phao cứu đắm. Một quỹ nhỏ cũng đã được thiết lập để đối phó với những tình trạng khẩn cấp do các sự kiện gây ra ví dụ như lốc xoáy. Vào năm 2002, quỹ cũng được dùng để sửa sang cơ sở hạ tầng và phục hồi hệ sinh thái.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng được huấn luyện về sơ cứu, chữa lửa và an ninh trên biển. Một quyển sách cầm tay về sức khỏe và sự an toàn cũng rất dễ dàng để tiếp cận và tất cả nhân viên phải mang theo điện thoại cầm tay. Một vị trí cho máy bay trực thăng hạ cánh cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc sơ tán khẩn cấp cũng như các dụng cụ đặc biệt dành cho các trường hợp tai nạn liên quan đến máy bay trực thăng.

Nguồn: Nimal Jivan Shah, Trưởng ban điều hành, tổ chức Nature Seychelles, Trung tâm Môi trường và Giáo dục, Roche Caiman, Mahe, Seychelles (nature@seychelles.net). http://www.natureseychelles.org UNEP Trung tâm Thế giới về Kiểm soát việc bảo tồn (www.unep-wcmc.org).

Sự thành công của các kế hoạch quản lý như ở đảo Cousin không chỉ phụ thuộc vào bản thiết kế của họ, mà còn đặc biệt phụ thuộc vào công tác thực hiện. Nếu, vì bất cứ lý do, một kế hoạch DRM không thể thực hiện được, mức độ rủi ro cao có thể tiếp tục mà không có một biện pháp giảm nhẹ tác động nào có thể thực hiện được. Khu Thánh địa Lịch sử Machu Picchu ở Peru là một ví dụ điển hình về Kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho đến nay đã không thể thực hiện được. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện là sự thiếu nhận thức của địa phương về tình trạng nguy hiểm cao của khu bảo tồn (Nghiên cứu trường hợp 25).



Nghiên cứu trường hợp 25

Có một kế hoạch thôi thì chưa đủ: thiếu sự giảm thiểu rủi ro tại Thánh địa Lịch sử Machu Picchu (Peru)

Tác động kinh tế và xã hội của các thảm họa được ghi nhận đầy đủ và các tác động đó có thể liên quan chặt chẽ đến công tác quản lý hiệu quả của một khu vực được bảo vệ, đặc biệt là khi nó thu hút số lượng lớn khách tham quan. Thánh địa Lịch sử Machu Picchu kiếm được doanh thu cao nhất ở Peru (WCMC, 2005), và hàng năm đón tiếp khoảng 1,8 triệu khách du lịch năm 2007. Tuy nhiên, khu Di sản Thế giới này cũng như người dân địa phương và du khách đang bị đe dọa do lở đất, bệnh dịch, tai nạn xây dựng và hỏa hoạn. Với số lượng khách du lịch cao như vậy, thảm họa thiên tai có khả năng gây ra sự mất mát nhiều sinh mạng, và tác động tiêu cực không chỉ đối với nền kinh tế địa phương và công tác quản lý của khu Di sản Thế giới. Mặc dù việc xác định rủi ro và cảnh báo liên tục từ các chuyên gia đã có ít nhất từ năm 1989, nhưng không hề có một chiến lược mang tính hệ thống nhằm giảm nguy cơ thảm họa nào được thiết lập tại Machu Picchu vào năm 2008.

Do đặc điểm địa hình và khí hậu của di tích, việc sạt lở đất là nguy cơ trong khu vực thành cổ, dọc theo tuyến đường sắt, trong khu vực xe đi lại và các ngôi làng ở Machu Picchu. Việc băng tan với tốc độ ngày càng tăng từ năm 1998 đã tăng thêm nguy cơ sạt lở đất. Với mật độ dân số cao và ngày càng tăng nhanh trong khu vực, lượng khách du lịch và tỷ lệ lao động theo ngày cao, nguy cơ mất mát về sinh mạng và tài sản do lở đất là rất cao.

Dựa trên cơ sở của các nhiệm vụ thực hiện bởi UNESCO, IUCN và ICOMOS và các thông tin nhận được, Ủy ban Di sản Thế giới đã nhiều lần bày tỏ mối quan ngại của mình đối với việc thiếu thực hiện một kế hoạch giảm nhẹ thiên tai. Một số yếu tố đã làm cản trở công tác thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

• Nhận thức về rủi ro của người dân địa phương còn thấp, những người có ít kinh nghiệm trong quản lý rủi ro.

• Viện Tài nguyên Quốc gia đã phát động một Kế hoạch Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai cho khu vực trung tâm của thành phố Machu Picchu, và đã xây dựng kế hoạch sơ tán, phổ biến và bản đồ diễn tập, nhưng việc ứng dụng bị hạn chế bởi sự nhận thức về kế hoạch còn ít, diễn tập ít, thiếu nhận thức về rủi ro đặc biệt từ khách du lịch và người lao động. người bán hàng và dịch vụ du lịch chặn các lối thoát hiểm; vv.

• Không có sự phân bổ ngân sách cho Kế hoạch Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai trong ngân sách Kế hoạch Quản lý chính thức dành cho khu Di sản Thế giới.

• Kế hoạch Chuẩn bị ứng phó với rủi ro hiện có không được sử dụng để ngăn chặn việc xây dựng thiếu kiểm soát tại làng Machu Picchu; và những con đường, những cây cầu mới đã được xây dựng trong một khu vực địa chất không ổn định đã góp phần vào nguy cơ lở đất.

Các nhà quản lý của khu vực được bảo vệ phải đảm bảo rằng có đủ ngân sách để thực hiện các Kế hoạch Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai. Những yếu tố khác có thể làm cản trở công tác giảm thiểu nguy cơ trở nên hiệu quả bao gồm những yếu kém trong hệ thống quản lý, ví dụ như thiếu quy hoạch tổng hợp, nghiên cứu của cơ quan đánh giá môi trường và lập bản đồ rủi ro.

Nguồn: UNESCO / IUCN, 2007, báo cáo về công tác giám sát Di sản Thế giới Machu Picchu
(Http://whc.unesco.org/archive/2007/).
Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới UNEP (www.unep-wcmc.org).

Biển hướng dẫn sơ tán khẩn cấp cần phải dễ đọc và được đặt tại các vị trí chiến lược. Các biển này sẽ hướng dẫn vị trí đặt bình chữa cháy, vòi nước, hộp cứu thương, v..v.. bằng cách sử dụng biểu tượng phổ biến toàn cầu.

• Đối với các hành động khẩn cấp để cứu các thành phần của di tích, các mảnh vỡ hoặc cả toàn bộ các sưu tập ở di tích, đào tạo một đội ngũ chuyên cứu hộ, lưu trữ và xử lý khẩn cấp, tùy thuộc vào tính chất của các mảnh vỡ hoặc bộ sưu tập. Việc tư liệu hóa đầy đủ và và cất giữ an toàn tại nhiều địa điểm khác nhau rất quan trọng trong việc kiểm kê và xác định cẩn thận các hiện vật trong quá trình hoạt động cứu hộ.

• Tạo một danh sách địa chỉ liên lạc để có thể dễ dàng liên hệ nếu có trường hợp khẩn cấp bất ngờ xảy ra. Danh sách này cần được thường xuyên xem xét và cập nhật.




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương