TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI



tải về 0.59 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

. nhận ra rằng di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là nguồn gốc của bản sắc nhận diện có thể đóng góp cho việc phục hồi về mặt tâm lý của những nạn nhân sau thảm họa.

. sử dụng những cơ chế đối phó của địa phương thông qua các mạng lưới xã hội truyền thống để đẩy mạnh việc phục hồi.

Nghiên cứu trường hợp 31



Tác động của việc tái thiết sau trận động đất ở Dhamar (Yemen)

Sau trận động đất ở Dhamar vào năm 1982, chính phủ Yemeni đã nhấn mạnh rằng việc bỏ thầu (của thầu khoán) để tái thiết bằng cách định cư lại làng mạc thay vì giúp họ tự khôi phục hay sửa chữa. Chiều sâu về văn hóa của việc tái thiết đã bị bỏ qua, trong đó nhiều trường hợp dẫn đến việc người dân địa phương dỡ bỏ toàn bộ những khu đinh cư mới . Những người sinh sống ở đó không nghĩ rằng những nơi định cư này là ngôi nhà vĩnh cửu của họ khi họ không nhận đuợc những thuận lợi như ở ngôi làng trước đây của họ. Trong một số trường hợp, những khu định cư mới trong phạm vi một khoảng cách có thể chấp nhận được thật sự đang cạnh tranh với những nơi ở cũ khi mà họ không đủ gần để hợp nhất với ngôi làng cũ và cũng không đủ xa để thiết lập một trung tâm mới. Một yếu tố vật chất khác được xem là có tác động đáng kể đối với sự chấp nhận những khu định cư mới là khoảng cách giữa chúng với đất nông nghiệp. Thêm vào đó, kiến trúc của những ngôi nhà mới là theo kiểu thành thị và không có mối liên kết nào với lối sống địa phương. Sơ đồ trình bày ngôi nhà đầu tiên là do Văn phòng Quản trị đưa ra, sau này đã được tất cả các nhà thầu chấp nhận. Mô hình này đã được ứng dụng lại ở hàng nghìn ngôi nhà khác bởi các nhà thầu khác nhau trên các di tích khác nhau, sử dụng cùng loại công nghệ dùng bê-tông để gia cố.

Kết quả là, những ngôi nhà để ở này cũng có những biến đổi đáng kể, mở rộng hay thay đổi theo cách nào đó, hay trong nhiều trường hợp được sử dụng cho những chức năng khác thay vì để ở (làm nhà kho hay chuồng gia súc). Phần lớn những phần mới thêm vào ngôi nhà không có đặc điểm về độ an toàn khi động đất do không thể theo cùng loại công nghệ đã được sử dụng để xây nhà.

Nguồn: S. Barakat, 1993, Tái thiết công trình và tái định cư, 9 năm sau đó. Nghiên cứu trường hợp của thầu khoán trong việc tái thiết ở Yemen, sau trận động đất Dhamar năm 1982, York, UK, Viện Nghiên Cứu Kiến trúc, Đại học York. Tái xây dựng sau chiến tranh và Phát triển, Tạp chí số 2.

8. Thực hiện, đánh giá lại và kiểm định lại kế hoạch DRM như thế nào

8.1 Bạn thực hiện và giám sát kế hoạch DRM dành cho di sản của bạn như thế nào?

Một kế hoạch hành động cần để thực hiện kế hoạch DRM và giám sát kế hoạch này. Việc thực hiện và những cơ chế giám sát thích hợp hình thành nên một phần của kế hoạch DRM.



. Một kế hoạch hành động nên bao gồm những yếu tố sau:

  • Những hoạt động khác nhau hay dự án;

  • Khung thời gian cho việc thực hiện;

  • Nguồn tài chính cần đến;

  • Nguồn nhân lực hiện có và bổ sung;

  • Xác định những cơ quan chịu trách nhiệm cho việc thực hiện.

. Sự xem xét định kỳ dựa trên tính hiệu quả của kế hoạch sau khi thực hiện và kinh nghiệm khi có tình trạng khẩn cấp, nếu đã xảy ra.

8.2 Bạn đào tạo và xây dựng năng lực địa phương để thực hiện và giám sát kế hoạch như thế nào?

. Tiến hành việc đào tạo và xây dựng năng lực về việc sử dụng những thiết bị khẩn cấp như bình cứu hỏa và sự mô phỏng tình trạng khẩn cấp có sự cộng tác với các cơ quan bên ngoài như dịch vụ cứu hỏa.

. Tổ chức những buổi luyện tập mô phỏng thường xuyên, những hoạt động nâng cao nhận thức, những xuất bản phẩm ngắn cho du khách, v.v. Điều quan trọng là phải luyện tập mô phỏng định kỳ. Một bài luyện tập mô phỏng tại khu khảo cổ ở Pompeii (Italy) đã thu hút 50 tình nguyện viên đến luyện tập trong tình huống khẩn cấp tại di tích hoặc tại những bảo tàng địa phương (Nghiên cứu trường hợp 32).

Những tình nguyện viên tham gia trong các tình huống khẩn cấp cần phải liên kết họ với các chương trình bảo quản thường xuyên và các bài tập mô phỏng tình huống.



Nghiên cứu trường hợp 32

Đào tạo thông qua các bài tập mô phỏng tình huống: việc cứu hộ di sản văn hóa ở Pompeii (Italy)

Những khu vực khảo cổ ở Pompeii, Herculaneum và Torre Annunziata, gần Naples (phía nam Italy), là khu Di sản Thế giới UNESCO. Hiện tượng núi lửa phun vào năm 79 sau CN đã vùi lấp thành phố trong tro tàn và do đó bảo tồn được gần như toàn bộ thành phố Roma. Tuy nhiên, di tích vẫn đối diện với nhiều nguy cơ, chẳng hạn như núi lửa phun, động đất và nguy cơ hỏa hoạn.

Vì thế, một kế hoạch khẩn cấp dành cho các tác phẩm mỹ thuật đã được triển khai bởi một nhà khảo cổ học, Giáo sư Guzzo, cùng sự ủng hộ của một cố vấn và một nhóm những tình nguyện viên địa phương. Sự giúp đỡ của những tình nguyện viên là cần thiết vì một số lượng lớn các tác phẩm mỹ thuật đang được cất trong kho và thiếu nguồn nhân lực trong một tổ chức.

Những tình nguyện viên có thẻ thật sự hữu ích chỉ khi họ được huấn luyện một cách thích hợp. Do đó, một khóa huấn luyện được tổ chức vào năm 2007 và đã tìm ra những ứng viên thích hợp thông qua một mối quan hệ cộng đồng lớn. Cuối cùng hơn 50 tình nguyện viên, phần lớn đến từ trường đại học địa phương, đã tham gia vào khóa huấn luyện 3 ngày, với những minh chứng thực tế được tiến hành bởi các nhà khảo cổ học đến từ Bộ Di sản Văn hóa và Hoạt động. Những chủ đề được minh họa trong suốt khóa học bao gồm những kỹ thuật kêu gọi hành động và cách ăn mặc trong những tình huống khẩn cấp, đến di tích và di chuyển xung quanh, cách cầm nắm những đồ tạo tác tác tinh xảo, chẳng hạn như đồ gốm, các bức tượng, bích họa, đồ sắt, đồ bằng thủy tinh và đồng, phân loại những đồ tạo tác trong thời gian cứu hộ, thiết lập một không gian ban đầu cho việc lau chùi và gói những hiện vật được cứu hộ trong khi chờ việc phục chế chuyên nghiệp.



Một bài luyện tập với qui mô đầy đủ phối hợp với sự có mặt của những nhân viên an ninh, lính cứu hỏa, nhà khảo cổ học, đội sơ cứu và toàn đội tình nguyện viên đã qua đào tạo được tiến hành với nhiều kết quả có triển vọng. Về sau, bài luyện tập mô phỏng cứ đều đặn được lên kế hoạch 6 tháng một lần. Bài luyện tập mô phỏng được thực hiện lặp lại ở Herculaneum, Oplontis và Bảo tàng Boscoreale với nhiều kịch bản khác nhau (hỏa hoạn, thiết bị gây nổ, v..v.. với sự có mặt hoặc không có mặt du khách) nhằm nâng cao những kỹ năng cơ bản của những người tham gia.

Nguồn: A. Biasiotti, Cố vấn UNESCO về An ninh của Di sản Văn hóa, 2007.

PHỤ LỤC I

Bảng chú giải những thuật ngữ quản lý thảm họa có liên quan

Sự biến đổi khí hậu: sự thay đổi về khí hậu tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của con người, gây biến đổi kết cấu của tầng khí quyển toàn cầu và thêm vào đó là sự biến thiên thời tiết tự nhiên được theo dõi ở những giai đoạn thời gian có thể so sánh được (Hiệp ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc: http://unccc.int/).

Thảm họa: Một sự tàn phá nghiêm trọng về việc thực hiện chức năng của một cộng đồng hay một xã hội gây ra sự tổn thất trên diện rộng về con người, vật chất, kinh tế và môi trường vượt quá khả năng ứng phó bằng nguồn lực của chính mình từ cộng đồng hay xã hội bị tác động (www.unisdr.org).

Tình trạng khẩn cấp: Sự kết hợp bất ngờ của những tình huống hay tình trạng dẫn đến hành động tức thì (Từ điển trực tuyến Merriam Webster, www.m-w.com).

Mối nguy hiểm: Bất kỳ hiện tượng, vật chất hay tình huống nào có khả năng gây ra sự phá hủy hay thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ, con người, tài sản và môi trường của họ (Abarquez và Murshed, 2004).

Sự giảm nhẹ: Thực hiện hành động theo khung thời gian trước khi một thảm họa xảy ra để làm giảm bớt những thiệt hại sau một sự kiện đối với sinh mạng và tài sản. Trong việc quản lý nguy cơ, nhiều mối nguy hiểm như động đất không thể giảm bớt nhưng nguy cơ từ mối nguy hiểm có thể được bớt đi, hay làm giảm nhẹ, ví dụ như bằng cách xây dựng những tòa nhà chống động đất, hay những cái kệ ngăn không cho đồ vật bị trượt xuống. Những công trình chống động đất là sự giảm nhẹ mang tính cấu trúc còn những cái kệ là không mang tính cấu trúc.

Việc phòng tránh: Những biện pháp được thực hiện để làm giảm bớt sự tổn thất có khả năng xảy ra. Nói một cách lí tưởng, những biện pháp này sẽ tìm cách để làm giảm bớt sự tổn thất đến con số 0, nhưng điều này thường thì không thể. Câu hỏi chủ chốt: Bạn cần phải thực hiện việc ngăn chặn đến mức nào?

Phục hồi: Tiến trình quay trở lại thiết chế cho những hoạt động bình thường có thể liên quan đến việc sửa chữa và trungftu của một công trình hay di tích.

Ứng phó: Sự phản ứng trước một sự kiện hay một tình huống khẩn cấp để đánh giá thiệt hại hay tác động đối với di tích và những bộ phận cấu thành của nó, những hành động thực hiện để bảo vệ con người và tài sản khỏi những thiệt hại hơn nữa.

Nguy cơ: Cơ hội của một điều gì đó xảy ra mà sẽ có tác động lên các mục tiêu. (Quản lý tình trạng khẩn cấp, Australia, 2000).

Tình trạng dễ bị tổn thương: Tính nhạy cảm và khả năng mau phục hồi của cộng đồng và môi trường đối với các mối nguy hiểm. ‘Khả năng mau phục hồi’ liên quan đến ‘những quản lý hiện nay’ và khả năng làm giảm bớt hay chịu đựng thiệt hại. ‘Tính nhạy cảm’ liên quan đến ‘tình trạng phơi bày’. (Quản lý tình trạng khẩn cấp, Australia, 2000).

Tài sản Di sản Thế giới: Tài sản Di sản Thế giới là những tài sản đã được xác định trong Điều 1 và 2 của Công ước Di sản Thế giới và được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới dựa trên những giá trị nổi bật toàn cầu, được hoàn thiện thông qua việc đáp ứng một hay nhiều tiêu chuẩn từ (i)-(x) trong Hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới (UNESCO/WHC, 2008a).

PHỤ LỤC II

Hệ thống loại hình các mối nguy hiểm

  1. Khí tượng học

  1. Bão

  1. Lượng mưa lớn

  2. Gió mạnh

  3. Lốc xoáy/ cuồng phong/ bão nhiệt đới

  4. Bão/ mưa đá

  5. Bão tuyết

  6. Bão bụi

  7. Sóng (ở biển và hồ)

  1. Hỏa hoạn do sấm chớp/ sự tĩnh điện, than đá tự nhiên/ sự đốt cháy than bùn

  2. Hạn hán

  3. Sóng nhiệt

  4. Nhiệt độ bề mặt nước biển cao

Cũng thật quan trọng để nhận thức được tác động của các chu trình khí hậu chẳng hạn như hiện tượng El Nino, sự dao động phía nam và sự dao động phía bắc Đại Tây Dương, và tác động của các chu trình khác lên sự biến thiên có thể dự báo trước nguy cơ của những sự kiện nào đó chẳng hạn như hạn hán, mức độ thường xuyên của bão, lượng mưa gia tăng, v.v.

  1. Thủy học

  1. Lũ lụt

  1. Lũ tràn –sự tiêu thoát nước không phù hợp

  2. Lũ quét

  3. Lũ ở sông hay hồ

  4. Vỡ đập ngăn nước

  5. Bão lốc

  1. Sóng thần

  1. Địa chất học/ Địa mạo học

  1. Núi lửa

  2. Địa chấn

  3. Sự biến động lớn (đất và biển)

  4. Sự xói mòn (bờ sông/ bờ biển/ đá ngầm)



  1. Sinh vật học

  1. Dịch bệnh (con người, gia súc, hay thực vật và những bệnh truyền từ gia súc sang con người)

  2. Sự phá hoại của các loài gây hại

  3. Sự nở hoa của các loài tảo

  4. Cỏ dại mọc nhanh và các loài thực vật gây phiền hà

  5. việc tẩy trắng san hô

  1. Vật lý học thiên thể

  1. Thời tiết không gian

  2. Tác động của thiên thạch

  1. Do con người gây ra

  1. Hỏa hoạn (sự dọn quang đất đai, sự đốt phá, tai nạn, hệ thống thoát nước của đất bùn)

  2. Ô nhiễm (sức khỏe, ví dụ thức ăn bị nhiễm độc, bệnh tật)

  1. Tai nạn hạt nhân/ phóng xạ

  2. Sự biến động lớn về chất thải ( đống đất đá đào lên không ổn định)

  3. Ô nhiễm không khí, hỏa hoạn có chất độc hại hay chất nổ hay rò rỉ)

  4. Ô nhiễm nước hay lỗ thủng/ tràn -> động vật hoang dã, thực vật bị chết, bệnh tật

  1. Chất độc

  2. Phóng xạ/ hạt nhân

  3. Rác thải hữu cơ

  4. Trầm tích (như cát, sạn, bùn…)

  1. Bạo lực – và xung đột – gây ra do con người và tỉ lệ chết đi của động vật hoang dã và sự phá hoại của hệ sinh thái

  1. Bệnh tật

  1. Rapid-acting: sốt ebola, H5N1, SARS, bệnh tả, bệnh dại

  2. Mất dần khả năng nhận biết và sự tan rã về mặt xã hội----HIV/AIDS

  1. Con người – động vật hoang dã/ xung đột

  1. Việc xâm phạm, những cuộc tàn sát động vật hoang dã, sự tuyệt chủng về loài -> sự bùng phát các loài gây hại

  2. Sự chạy tán loạn của động vật hoang dã, sự tấn công của dã thú

  1. Sự mất chỗ ở và di chuyển tới nơi ở mới với qui mô lớn

  1. Sự mất mát nhanh chóng của thảm thực vật -> lũ lụt, sự biến động lớn, xung đột con người/ động vật hoang dã

  2. Sự ô uế của đất hay nước -> bệnh tật, sự bùng phát các loài gây hại

  3. Săn bắn/ săn trộm -> gia tăng xung đột giữa con người – động vật hoang dã hay bùng phát các loài gây hại

  1. Những hoạt động bất hợp pháp và bạo lực, chẳng hạn như mua bán thuốc phiện bất hợp pháp

  2. Chiến tranh

  1. Chất nổ (hạt nhân hay thứ khác)

  2. Những tác nhân chiến tranh sinh học

  3. Việc sử dụng súng cầm tay các loại

  4. Mìn

  1. Nổ gaz

  2. Sự thất bại về cơ sở hạ tầng

  1. Ô nhiễm nguồn nước (hoa tảo, việc tẩy trắng san hô, sự tràn vào phá hoại của các loài gây hại, dịch bệnh)

  2. Sự không hoạt động của đê, đập; lũ lụt

  3. Việc bảo vệ bờ biển (thành, biển nhân tạo), lũ lụt và sự xói mòn

  4. Sự biến động lớn (vd. Rác thải)

  1. Gây ra do khai thác mỏ

  1. Hoạt động địa chấn và sự biến động lớn

  2. Hoạt động núi lửa và núi lửa bùn

  3. Sự biến động lớn

  4. Sự thay đổi khí hậu và sự biến thiên lượng mưa, vd. Việc khai thác mỏ trên đỉnh núi

  1. Sự thay đổi khí hậu

  1. Sự gia tăng mực nước biển

  2. Sự tan chảy tầng đất bị đóng băng

  3. Sự thay đổi lượng mưa

  4. Gia tăng tính nghiêm trọng và mức độ thường xuyên của bão

  5. Hiện tượng sa mạc hóa

PHỤ LỤC III

CÁC HIẾN CHƯƠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CÓ LIÊN QUAN

* Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

* UNESCO, 1972. http://whc.unesco.org/archive/convention-en.pdf

* Các khuyến nghị cuối cùng của khóa họp các chuyên gia quốc tế về Những biện pháp ngăn ngừa để bảo vệ tài sản văn hóa tại những khu vực dễ xảy ra động đất, Skopje, Yugoslavia, 1985. (Stovel, ICCROM, 1998)

* Các kết luận và khuyến nghị của Hội thảo Quốc tế về phục hồi cấu trúc và chức năng nhà ở tại các Công trình lịch sử ở vùng có địa chấn, Mexico City, 1986. (Stovel, ICCROM, 1998)

Hội đồng châu ÂU, Ủy ban các Bộ trưởng, Khuyến nghị số R(93)9 của Ủy ban các Bộ trưởng của các Quốc gia thành viên về việc Bảo vệ Di sản Kiến trúc trước những thảm họa tự nhiên, được Ủy ban các Bộ trưởng thông qua ngày 23 tháng 11 năm 1993 tại kỳ họp lần thứ 503 của các Thứ trưởng (ICOMOS Heritage at Risk, H@R, 2008)

Tuyên bố Quebec, Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia lần thứ nhất về Di sản và việc chuẩn bị ứng phó với nguy cơ, Quebec City, Canada, 1996. (Stovel, ICCROM, 1998)

Tuyên bố Kobe/Tokyo về việc chuẩn bị ứng phó nguy cơ đối với Di sản Văn hóa, Kobe/Tokyo, Hội thảo Quốc tế về ứng phó nguy cơ đối với các tài sản văn hóa, 1997.

Tuyên bố Radenci, Tọa đàm Lá chắn xanh để bảo vệ Di sản Văn hóa trong những trường hợp khẩn cấp và đặc biệt, Radenci, Slovenia, 12–16 tháng 11 năm 1998.

http://www.ifla.org/VI/4/admin/emergcy.htm

Tuyên bố Assisi của Ủy ban Khoa học ICOMOS về việc phân tích và trùng tu các công trình thuộc Di sản Kiến trúc, 1998. (Stovel, ICCROM, 1998)

Tuyên bố Torino. Những giải pháp từ cuộc gặp cấp quốc tế về Lá chắn xanh lần thứ nhất, Torino, Italy, 2004. http://www.ifla.org/VI/4/admin/torino-declaration2004.pdf

Tuyên bố Kyoto 2005 về việc Bảo vệ các tài sản văn hóa, khu di tích lịch sử và cảnh quan trước sự tổn thất trong các thảm họa (được thông qua tại Hội thảo quốc tế Kyoto 2005 “Về việc bảo vệ các tài sản văn hóa và các khu di tích lịch sử trước thảm họa” được tổ chức tai Kyoto Kaikan vào ngày 16 tháng Giêng năm 2005);



http://www.international.icomos.org/xian2005/kyoto-declaration.pdf

Các khuyến nghị của các cơ quan thuộc UNESCO/ICCROM về những vấn đề văn hóa của Nhật Bản, Buổi làm việc chuyên đề về Quản lý Nguy cơ ở Di sản Thế giới. Hội thảo quốc tế về việc Giảm nguy cơ thảm họa, Kobe, 2005.



http://australia.icomos.org/wp-content/uploads/Japan-recommendations.pdf

UNESCO / WHC. 2006. Tài liệu chiến lược về Giảm nguy cơ Thảm họa tại các tài sản Di sản Thế giới. Kỳ họp thứ 30 của Ủy ban Di sản Thế giới, Vilnius, Lithuania, ngày 8–16 tháng Bảy năm 2006.



http://whc.unesco.org/download.cfm?id_document=6525

Tuyên bố về Tác động của Biến đổi Khí hậu đối với Di sản Văn hóa, Hội thảo quốc tế về Biến đổi Khí hậu đối với Di sản Văn hóa, New Delhi (Ấn Độ), ngày 22 tháng Năm năm 2007. (ICOMOS News, June 2008)



PHỤ LỤC IV

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU

A. Các tổ chức quốc tế liên quan đến những khu vực văn hóa và thiên nhiên

• Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu tài sản văn hóa là một tổ chức liên chính phủ dành cho việc bảo tồn các di sản văn hóa. ICCROM hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng bảo tồn cũng như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc gìn giữ di sản văn hóa. Cơ quan này đóng góp vào việc giữ gìn di sản văn hóa thông qua năm lĩnh vực hoạt động chính: đào tạo, thông tin, nghiên cứu, hợp tác và hỗ trợ. Về chi tiết, xem http://www.iccrom.org. ICCROM, hợp tác với ICOMOS và Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO, xuất bản cuốn Chuẩn bị ứng phó với nguy cơ: tài liệu hướng dẫn Quản lý dành cho Di sản Văn hóa Thế giới (Stovel, 1998). Hơn nữa, với sự trợ giúp của Trung tâm Di sản Thế giới, ICCROM đã triển khai một bộ tài liệu đào tạo đã được thử nghiệm ở nhiều nước. Những nội dung liên quan đến quản lý nguy cơ cũng đã được đưa vào các chương trình đào tạo khác nhau (King và Wijesuriya, 2008).

• Ủy ban quốc tế về Lá Chắn Xanh (ICBS): Lá Chắn Xanh The Blue Shield là một tổ chức văn hóa tương đương với hội Chữ Thập Đỏ. Đây là biểu tượng đã được đặt ra trong Công ước Hague 1954 để đánh dấu những khu di sản văn hóa nhằm giúp họ tránh sự tấn công khi xảy ra xung đột vũ trang. Đây cũng là tên của một ủy ban quốc tế được thành lập năm 1996 để hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa của thế giới bị chiến tranh và thiên tai đe dọa. ICBS quan tâm đến các bảo tàng và các nơi lưu trữ, các khu di tích lịch sử và các thư viện, đem lại kiến thức, kinh nghiệm và những mạng lưới quốc tế của 5 tổ chức chuyên gia liên quan đến di sản văn hóa. Về chi tiết xem tại http://www.ifla.org/blueshield.htm

• Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ (ICOMOS) là một hiệp hội của các chuyên gia trên khắp thế giới làm việc về việc bảo tồn và bảo vệ các địa điểm di sản văn hóa. Đây chỉ là một tổ chức phi chính phủ thuộc loại này, dành cho việc triển khai ứng dụng về lý thuyết, phương pháp luận và những kỹ thuật khoa học trong việc bảo tồn di sản kiến trúc và khảo cổ. Về chi tiết, xem tại http://www.icomos.org. Các thành viên và các ủy ban của ICOMOS đã và đang triển khai các hoạt động, xuất bản các ấn phẩm và phối hợp để phổ biến những nguyên tắc bảo tồn phòng ngừa hoặc bảo tồn thích nghi rộng rãi trên thực tế các khu di sản nằm ở những vùng có nguy cơ (Bumbaru, 2008).

• Hội đồng quốc tế về Bảo tàng (ICOM) dành cho việc thúc đẩy và phát triển các bảo tàng và các lĩnh vực chuyên môn của bảo tàng ở tầm quốc tế. ICOM là một tổ chức phi chính phủ với khoảng 21,000 nhân viên ở 146 nước, nhiều nước trong số đó có các khu Di sản Thế giới và các bảo tàng. http://www.icom.org

• Liên hiệp quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) giúp thế giới tìm ra những giải pháp thực tế trước những thách thức về môi trường và phát triển đầy áp lực. Cơ quan này cũng hỗ trợ việc nghiên cứu khoa hoạc, quản lý các dự án thực địa trên khắp thế giới và kết nối các tổ chức chính phủ,h phi chính phủ, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các công ty và các cộng đồng địa phương cùng nhau triển khai và thực thi chính sách, pháp luật và thực hành tốt nhất. Về chi tiết, xem tại http://www.iucn.org

• Trung tâm giám sát việc bảo tồn thế giới UNEP (UNEP-WCMC) là một cơ quan phối hợp giữa Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, tổ chức liên chính phủ tối cao về môi trường của thế giới, và WCMC 2000, một tổ chức từ thiện ở Vương quốc Anh UK. http://www.unep-wcmc.org

Các tổ chức địa phương

Có một số tổ chức khu vực, cả thuộc chính phủ và phi chính phủ, có thể cung cấp ý kiến chuyên môn của họ về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trước những thảm họa và phục hồi sau thảm họa. Trung tâm Chuẩn bị Ứng phó Thảm họa châu Á (ADPC; http://www.adpc.net/) có trụ sở tại Bangkok và Trung tâm Giảm thiểu tác động của thảm họa châu Á (ADRC; http://www.adrc.asia/) tại Kobe là hai cơ quan như vậy hoạt động một cách tích cực trong lĩnh vực quản lý thảm họa. Di sản Văn hóa không biên giới (CHwB; http://www.chwb.org/bih) là một tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển cung cấp hỗ trợ quốc tế cho di sản văn hóa có nguy cơ bị phá hủy bởi thiên tai, chiến tranh hoặc sự thờ ơ của con người trong nghèo đói hay trong những điều kiện chính trị hay xã hội đặc biệt. Cơ quan này hoạt động rất hiệu quả trong cứu hộ khẩn cấp và khôi phục di sản văn hóa bị hủy hoại trong chiến tranh ở Đông Nam châu Âu.

Các viện học thuật và nghiên cứu: Các viện khác nhau đã tham gia vào việc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực này hoặc những ngành có liên quan. Một trong những viện như vậy là Trung tâm Nghiên cứu Giảm nhẹ Thảm họa cho Di sản Văn hóa Đô thị tại Đại học Ritsumeikan, Kyoto, nơi đã khởi đầu chương trình về Quản lý Nguy cơ Thảm họa về Di sản Văn hóa do UNESCO chủ trì. Về chi tiết xem tại http://www.rits-dmuch.jp/en/unesco.html

B. Các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực quản lý thảm họa

• Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc. http://www.fao.org

• Các cơ quan và tổ chức nhân đạo phi chính phủ với những vai trò hỗ trợ khẩn cấp trong khu vực (ví dụ như Médecins Sans Frontières, Flora and Fauna International) (Rapid Response Facility).

• Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, chi nhánh Sau Xung đột và Thảm họa. http://www.unep.org/conflictsanddisasters/

• Ở những nơi có liên quan, các cơ quan quốc tế và Liên Hiệp Quốc như lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, UNHCR và các tổ chức khác có liên quan đến việc quản lý người tị nạn.

• Tổ chức Y tế Thế giới về dịch bệnh.

http://www.who.int/csr/en/

• Tổ chức Khí tượng Thế giới. http://www.wmo.int



PHỤ LỤC V

Tài liệu tham khảo và ấn phẩm chủ yếu

Những ấn phẩm về Quản lý Nguy cơ Thảm họa đối với các tài sản di sản
Feilden, B. 1987. Between Two Earthquakes; Cultural Property in Seismic Zones (Giữa hai trận động đất: Tài sản văn hóa ở những khu vực có địa chấn). Rome/Los Angeles, ICCROM/Viện Bảo tồn Getty.
Feilden, B.M. and Jokilehto, J. 1993, xuất bản lần thứ hai. 1998. Management Guidelines for World Cultural Heritage Sites (Hướng dẫn quản lý dành cho các khu Di sản Văn hóa Thế giới). Rome, ICCROM.
Getty Conservation Institute. Online Bibliography for Museum Emergency Programme (Thư mục điện tử về Chương trình cứu trợ khẩn cấp bảo tàng). http://gcibibs.getty.edu/asp/
ICOMOS. Risk Preparedness; Heritage at Risk. Bibliography (Chuẩn bị ứng phó với nguy cơ; Di sản gặp nguy cơ. Thư mục). Paris, Trung tâm tư liệu UNESCO-ICOMOS.

http://www.international.icomos.org/centre_documentation/bib/riskpreparedness.pdf


Jigyasu, R. and Masuda, K. 2005. Kỷ yếu; Cultural Heritage Risk Management (Quản lý Nguye cơ đối với Di sản Văn hóa). Hội thảo quốc tế về Giảm nhẹ Thảm họa Kyoto; Trung tâm Nghiên cứu Giảm nhẹ Thảm họa đối với Di sản Văn hóa Đô thị, Ritsumeikan; Kyoto, Japan.
Meir, H. and Will, T. (biên tập). 2008. Heritage at Risk: Cultural Heritage and Natural Disasters (Di sản trước nguy cơ: Di sản Văn hóa và Những thảm họa tự nhiên). Paris, ICOMOS.
Menegazzi, C. 2004. Cultural Heritage Disaster Preparedness and Response (Chuẩn bị và ứng phó thảm họa đối với di sản văn hóa). Kỷ yếu Hội thảo quốc tế được tổ chức tại Bảo tàng Salar Jung, Hyderabad, Ấn Độ, ngày 23–27 tháng 11 năm 2003. Paris, ICOM. http://icom.museum/disaster_preparedness_book/copyright.pdf
Michalski, S. 2004. Care and preservation of collections (Chăm sóc và bảo quản các sưu tập). In: P. Boylan (biên tập), Running a Museum, A Practical Handbook (Sổ tay thực hành về điều hành bảo tàng). Paris, ICOM, tr. 51–91.
Spenneman, D. and Look, D. (biên tập) 1998. Disaster Management Programs for Historic

Sites (Những chương trình Quản lý Thảm họa đối với các khu di tích lịch sử). Kỷ yếu Hội thảo do Vườn Quốc gia Hoa Kỳ, Văn phòng Khu vực miền Tây San Francisco phối hợp tổ chức với ban Miền Tây của Hội Công nghệ Bảo tồn, ngày 27–29 tháng 6 năm 1997, San Francisco.
Stovel, H. 1998. Risk Preparedness: A Management Manual for World Cultural Heritage (Chuẩn bị ứng phó với nguy cơ: Một tài liệu hướng dẫn quản lý dành cho Di sản Văn hóa Thế giới)Rome, ICCROM. http://www.iccrom.org/pdf/ICCROM_17_RiskPreparedness_en.pdf
UNESCO. 1983. Điều cần có về việc phê chuẩn một công cụ quốc tế bảo vệ di sản văn hóa

chống lại các thảm họa tự nhiên và hậu quả của chúng) (Báo cáo của Tổng Giám đốc http://unesdoc.unesco.org/images/0005/000560/056088eo.pdf

UNESCO / WHC 2007. Case Studies on Climate Change and World Heritage. (Nghiên cứu trường hợp về Biến đổi khí hậu và Di sản Thế giới). 2007, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO /Cục Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh http://unesdoc.unesco.org/images/0015/001506/150600e.pdf


UNESCO / WHC. 2008a. Operational Guidelines for the Implementation of the World

Heritage Convention (Hướng dẫn hành động thực hiện Công ước Di sản Thế giới). Paris, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.
UNESCO / WHC. 2008b. Policy Document on the Impacts of Climate Change on World

Heritage Properties (Tài liệu chính sách về các tác động của Biến đổi khí hậu đối với các tài sản Di sản Thế giới). Paris, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.

http://whc.unesco.org/en/CC-policy-document/

UNHCR. 2001. Practicing and Promoting Sound Environmental Management in Refugee /



Returnee Operations (Thực hành và tăng cường quản lý môi trường bình yên). Các tham luận trình bày tại hội thảo quốc tế, Geneva, Thuy Sĩ, ngày 22–25 tháng 10. http://www.unhcr.org/406c34174.html
Waller, R. 2003. Cultural Property Risk Analysis Model, Development and Application to

Preventive Conservation at the Canadian Museum of Nature (Mô hình phân tích nguy cơ đối với tài sản văn hóa, việc triển khai và ứng dụng vào bảo quản phòng ngừa tại Bảo tàng Thiên nhiên Canada). Những nghiên cứu Gutenberg về Bảo tổn số 13, Gutenberg Act Universitatis Gothoburgensis.
Wittemyer, G., Elsen, P., Bean, W.T., Coleman, A., Burton, O. and Brashares, J.S. 2008.

Accelerated Human Population Growth at Protected Area Edges (Tăng trưởng dân số tại vùng biên của khu vực bảo vệ). Science. No: 321, tr.123-126.



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương