TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI


Di tích có thể giữ vai trò tích cực trong quá trình ứng phó khẩn cấp ra sao?



tải về 0.59 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

6.4 Di tích có thể giữ vai trò tích cực trong quá trình ứng phó khẩn cấp ra sao?

Một di tích có thể có đóng góp tích cực trong những nỗ lực khẩn cấp bằng nhiều cách khác nhau:

• những khu vực được dành cho việc sơ tán khẩn cấp trong phạm vi di tích cũng có thể được sử dụng để làm nơi trú ẩn tạm thời, nếu đặc điểm của di tích cho phép và các hoạt động trên không làm hỏng giá trị nổi bật toàn cầu của di tích. Ví dụ, Kiyomizudera, lâu đài Nijo và các ngôi đền khác trong kết cấu đô thị đông đúc ở Kyoto có thể là khu vực dùng làm nơi trú ẩn tạm thời trong trường hợp thảm họa xảy ra như động đất hoặc hỏa hoạn. Tương tự như Quần thể Lal Bagh Fort ở thành phố Dhaka ở Bangladesh.

• Hệ thống những kiến thức dân gian về cảnh báo hoặc đối phó khẩn cấp có thể có ở khu vực có di tích. Ví dụ, theo kiến thức bản địa của các bộ lạc ở quần đảo Andaman, khi nước biển rút đi, họ cũng nên rút đi, và kiến ​​thức này đã cứu sống họ trong thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương. Trong thung lũng Kathmandu, những chiếc chuông trên mái những ngôi đền chùa sẽ rung cảnh báo trong trường hợp xảy ra động đất.

• Mạng lưới xã hội tồn tại trong cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng tôn giáo có thể được sử dụng để tạo ra các nhóm tình nguyện viên hiệu quả có thể tham gia công tác ứng phó khẩn cấp. Ví dụ, trong ngôi đền Kiyomizudera ở Kyoto, mạng lưới các cộng đồng địa phương sống xung quanh di tích đã được sử dụng hiệu quả để tạo ra một đội tình nguyện viên nhằm đối phó thảm họa.

Là người quản lý di tích, bạn nên xác định phương thức để huy động vai trò tích cực của di tích trong việc giảm thiểu nguy cơ thiên tai và tích hợp vào các kế hoạch quản lý của bạn và vào kế hoạch DRM tổng thể cho khu vực. Điều này sẽ củng cố vị trí của bạn trong cộng đồng và hỗ trợ các yêu cầu có thể có cho các hoạt động tài trợ bảo tồn.



Phần 6, liên quan đến giai đoạn ứng phó trong chu kỳ DRM, đã đánh giá những rủi ro có thể gặp phải ngay lập tức sau khi xảy ra thảm họa (Mục 6.1) và vai trò, trách nhiệm của đội phản ứng khẩn cấp (6.2). Một số nghiên cứu trường hợp đã cho thấy các nhà quản lý di tích phải thực hiện các hành động ứng phó khẩn cấp (6.3) và bản thân di tích đóng vai trò ra sao trong việc ứng phó khẩn cấp (6.4).

Phần 7 xem xét giai đoạn phục hồi của chu kỳ DRM (Hình 1, xem thêm hình 2).

7. Làm thế nào để khôi phục và hồi sinh di tích sau thảm họa?

Phần 6 đã điểm qua những hành động mà một người quản lý di tích cần thực hiện trong giai đoạn ứng phó của chu kỳ DRM (Hình 1). Phần 7 bao gồm các giai đoạn tiếp theo, Phục hồi, trong đó yêu cầu trả lời các câu hỏi về những rủi ro mới có thể phát sinh sau thảm họa (7.1) và làm thế nào để đánh giá thiệt hại đối với di tích (7.2). Sau đó sẽ hỏi làm thế nào có thể đảm bảo tính bền vững của quá trình phục hồi dài hạn (7.3) và làm thế nào để các khu di sản có thể có một vai trò lớn hơn trong DRM (7.4).



7.1. Những rủi ro mới nào có thể phát sinh sau khi xảy ra thảm họa?

Các loại rủi ro sau đây có thể là một hậu quả của thảm họa:



Rủi ro chung:

• Thiệt hại đến giá trị nổi bật toàn cầu của di tích trong quá trình thực hiện các hoạt động ứng phó khẩn cấp.

• Thiệt hại hoặc áp lực gây ra bởi việc di dời của những người dân bị mất nhà cửa, đặc biệt liên quan đến các trại tị nạn, cơ sở hạ tầng liên quan dành cho họ, chất thải và nhu cầu năng lượng.

• Việc lấn chiếm.

• Áp lực của việc phát triển và việc phát triển bất hợp pháp hoặc thiếu kiểm soát.

Đối với người dân

• Thương tích, tử vong hoặc nhân viên bị mất nhà cửa có thể làm giảm năng lực giám sát, an ninh và thi hành.

• Mất nguồn sinh kế liên quan đến di tích.

Đối với các di tích văn hóa

• Cướp bóc và trộm cắp.

• Tăng nguy cơ hủy hoại của gỗ hoặc đá đã bị hư hỏng.

• Nguy cơ mất tính xác thực hoặc giả mạo trong quá trình tái thiết.

• Thiệt hại từ nước cứu hỏa.

Đối với các di sản thiên nhiên (và một số cảnh quan văn hóa)

• Giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn bị suy giảm do mất môi trường sống và săn bắt.

• Ô nhiễm từ các việc vỡ đường ống nước và các nguồn nước bị ô nhiễm.

• Lấn chiếm.

• Áp lực của việc phát triển và việc phát triển bất hợp pháp hoặc thiếu kiểm soát.

Đối với hệ thống quản lý hiện tại

• Văn phòng và thiết bị của khu di sản có thể bị hư hỏng.

• Nhân viên của khu di sản có thể bị ảnh hưởng.

Rủi ro liên quan đến loại hình rủi ro

• Bão và lốc xoáy có thể dẫn đến nổi bão, có thể gây ra lũ lụt.

• Động đất có thể gây ra một cơn sóng thần, hỏa hoạn và sạt lở đất.

Nhiều trong số các tác động lâu dài của thiên tai, chẳng hạn như các khu vực đổ nát, kênh rạch bị tắc nghẽn, hoặc một khu vực lớn thuộc di tích lịch sử bị hư hỏng, có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau sự kiện. Vì vậy việc khôi phục và hồi sinh các khu di sản thiên nhiên và văn hóa lớn sẽ đòi hỏi các nguồn lực vượt quá khả năng của các Di sản Thế giới tại địa phương, cần phải có sự kết hợp với hệ thống nguồn vốn huy động của quốc gia để phục hồi từ những thảm họa quy mô lớn.



7.2 Các câu hỏi cần thiết khi đánh giá thiệt hại di tích là gì?

Nếu tài sản bị ảnh hưởng bởi một thiên tai lớn, bạn nên hỏi những câu hỏi sau đây:

• Bao nhiêu người đã có mặt tại thời điểm xảy ra vụ việc?

• Những thành phần của di tích và khu vực xung quanh cần được kiểm tra thiệt hại? (ví dụ như công trình lịch sử, yếu tố cảnh quan, di chỉ khảo cổ học, vv)

• Khía cạnh nào của mỗi thành phần bạn nên kiểm tra? (ví dụ như độ ổn định của cấu trúc, thiệt hại về vật chất, mất tính xác thực hoặc toàn vẹn, cảnh quan môi trường, ...)

• Những công cụ nào bạn nên sử dụng và làm thế nào để kiểm tra các thành phần khác nhau của di tích? (ví dụ như hình thức lưu trữ, công tác tư liệu và kiểm tra).

• Ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra?

• Những hành động khẩn cấp nào cần tính đến cho các tài sản văn hóa để ngăn chặn những thiệt hại hơn nữa (ví dụ như dựng giàn giáo, đóng cửa một số khu vực nhất định, ngắt gas và nguồn điện, cấm đi qua).

• Những hoạt động phục hồi ngắn hạn nào cần thực hiện và thứ tự ưu tiên? Điều quan trọng là phải theo một quy trình mang tính hệ thống để đánh giá thiệt hại, tính đến bối cảnh địa phương và các nguồn lực sẵn có. Như vậy, một phương pháp nghiêm ngặt đã được triển khai để dự toán thiệt hại chiến tranh cho các công trình lịch sử ở Croatia, dựa trên ba phương pháp khác nhau tùy thuộc vào các thông tin có sẵn (Nghiên cứu tình huống 26). Tương tự như vậy, biên bản ghi nhận thiệt hại được triển khai bởi Cộng hòa Montenegro dành cho những tài sản văn hóa động sản và bất động sản (Feilden, 1987, tr. 81-6).

Nhóm nghiên cứu đánh giá những thiệt hại đối với di tích phải có khả năng ra lệnh để thực hiện những hành động trên. Điều này sẽ rất hữu ích để cứu sống người dân cũng như các di sản văn hóa thuộc di tích.



Nghiên cứu tình huống 26:

Phương pháp đánh giá thiệt hại: tái thiết sau chiến tranh tại Vukovar (Croatia)

Việc lên danh sách và đánh giá thiệt hại do tác động chiến tranh gây ra cho các di tích nằm trong quần thể đô thị lịch sử ở Vukovar được thực hiện theo Mục 5 của Đạo luật Đánh giá Thiệt hại Chiến tranh. Vì nguyên liệu, cấu trúc và kỹ thuật xây dựng các công trình di tích hầu như không tương ứng với những mô tả trong “Tính toán quy chuẩn”, một loại hình đặc biệt của các yếu tố di tích lịch sử được xây dựng theo một điều khoản đặc biệt, để phục vụ nhu cầu liệt kê và đánh giá thiệt hại gây ra trong chiến tranh đối với các di tích. Đạo luật dự trù ba phương pháp dự toán để áp dụng cho việc lên danh sách, đánh giá và tính toán thiệt hại chiến tranh gây ra cho di tích:

• Bảng số lượng, khi sẵn có các tài liệu cần thiết về các di tích lịch sử.

• Phương pháp đánh giá tổng thể, khi không thể áp dụng một bảng số lượng do thiếu tài liệu hoặc gặp khó khăn trong việc nhận dạng các yếu tố xây dựng ban đầu. Phương pháp này bao gồm thiết lập diện tích sàn tổng thể và chi phí xây dựng hiện hành phù hợp cho một đơn vị diện tích sàn ở mỗi di tích.

• Phương pháp về các yếu tố công trình: bằng cách áp dụng phương pháp này, thiệt hại gây ra cho từng yếu tố xây dựng và phần chi phí của các yếu tố đó trong tổng số chi phí xây dựng được đánh giá.

Như vậy theo tính toán, số tiền thiệt hại do chiến tranh sau đó trong từng trường hợp được thêm vào chi phí thực tế phát sinh do việc bảo vệ phòng ngừa về mặt kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp đã được thực hiện.



Nguồn: Thách thức trong việc tái thiết Vukovar, 1997, Cộng hòa Croatia, Bộ Phát triển và Tái thiết, Zagreb.

7.3. Những biện pháp nào sẽ giúp đảm bảo tính bền vững của quá trình phục hồi dài hạn?

Sau khi giai đoạn thiên tai đã qua, cần phải xây dựng các biện pháp dài hạn để đảm bảo rằng di tích được phục hồi sớm nhất và được bảo vệ khỏi các thảm họa khác trong tương lai. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thảm họa sẽ có ích trong việc rà soát hệ thống quản lý rủi ro hiện có. Các khía cạnh sau đây cần phải được xem xét hoặc được giải quyết để được phục hồi hiệu quả:

• Liên kết với các hoạt động phục hồi về mặt xã hội và kinh tế của di tích và các khu vực lân cận. Ví dụ, số khách đến Bam Citadel (Cộng hòa Hồi giáo Iran) sau trận động đất năm 2003 đã không giảm đi, và vì vậy nhiều biện pháp đã được thực hiện sớm để tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan (Nghiên cứu tình huống 27).

Tình huống nghiên cứu 27

Các biện pháp thân thiện với khách du lịch trong quá trình phục hồi sau trận động đất: Bam 2003 (Cộng hòa Hồi giáo Iran)

Trận động đất tàn phá ngày 26 tháng 12 năm 2003 gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Citadel (Arg) và các di tích lịch sử khác tại thành phố Bam. Sau khi trận động đất, cơ quan cứu hộ và phục hồi di sản văn hóa của Bam cần một kế hoạch quản lý toàn diện. Do đó có nhiều nghiên cứu khác nhau và các biện pháp can thiệp mang tính thực tế đã được thực hiện, trong đó việc quan trọng nhất liên quan đến kinh nghiệm về kiểm soát khủng hoảng. Giai đoạn lập kế hoạch trong giai đoạn khủng hoảng kéo dài sáu tháng, bắt đầu ngay sau trận động đất. Một trong những hành động đầu tiên được triển khai trong giai đoạn này là thiết lập lối đi cho khách du lịch. Điều này đã được xem xét ngay trong những ngày đầu sau trận động đất và sau đó càng quan trọng hơn khi các đống đổ nát ở khu vực chợ đã được dọn dẹp và các biển chỉ dẫn được thiết lập để chỉ khu vực ranh giới và chỉ đường.

Trận động đất đã không làm giảm số lượng du khách. Trên thực tế, số lượng khách lại tăng dần. Các tình trạng của khu thành cổ sau trận động đất đã thu hút một lượng lớn người đam mê du lịch và các chuyên gia. Vì vậy, một lối đi bằng gỗ tạm thời cho du khách đã được xây dựng xuyên qua các đống đổ nát. Lối đi này đã rất hữu ích trong việc giữ an toàn cho khách tham quan và giúp các chuyên gia có thể tiếp cận nhiều nơi khác nhau của khu thành cổ. Các hướng dẫn viên cũng được cử ra để kiểm soát và hướng dẫn du khách.

Hơn nữa, ngăn chặn các con đường ở trước mặt khu di tích và biến nó thành một trung tâm cho khách bộ hành một trong những hành động được thực hiện tạo điều kiện cho khách tham quan. Bên cạnh việc xây dựng một công viên trong khu vực này, một không gian được phân bổ dành cho các cuộc triển lãm các mảnh gốm được phát hiện trong quá trình dọn dẹp các đống đổ nát, để cho du khách có thể biết thêm về các hoạt động khảo cổ học và các giai đoạn về tìm kiếm tài liệu khảo cổ trong khu di tích.



Nguồn: A. Vatandoust, EM Taleqani và M. Nejati, 2008, Quản lý rủi ro cho kế hoạch phục hồi di sản văn hóa Bam, H. Meir và T. (eds), Di sản gặp nguy hiểm: Di sản văn hóa và thiên tai, ICOMOS.

Các cách tiếp cận để trùngtu, tái thiết và hồi sinh di tích sau thảm họa và làm thế nào họ liên kết với các vấn đề như bản sắc và tiện ích của di tích. Ví dụ, cuộc tranh luận về việc tái thiết Bryggen ở Na Uy sau trận hỏa hoạn 1955 đã đưa ra những khó khăn nhưng đồng thời cũng là cơ hội trước đây không có (Nghiên cứu tình huống 28).

• Xem lại hệ thống pháp luật và chính sách về di sản văn hóa, và quản lý thảm họa nếu cần thiết.

• Xem lại các hệ thống quản lý di tích nếu cần thiết.

• Đánh giá nguồn nhân lực có sẵn, hoặc cần thiết, ví dụ như tình nguyện viên.

. Sự liên quan của những bên liên quan và sự tham gia của cộng đồng. Trong trường hợp của Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Manas (Ấn Độ), cộng đồng Bodo ở địa phương đã tham gia có hiệu quả vào những nỗ lực phục hồi sau bạo động mà những nỗ lực này đóng góp vào việc tránh được xung đột trong tương lai (Nghiên cứu trường hợp 29).

Các cuộc thảo luận thường xuyên với những bên liên quan và cộng đồng địa phương là quan trọng trong việc giữ cho các nhóm này có liên quan với nhau trong suốt giai đoạn khôi phục và hồi sinh và trong sự hiểu biết của họ về tầm quan trọng của việc phục hồi những giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên đã bị mất đi của tài sản Di sản Thế giới.



. Những hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục: Sau đợt sóng thần ở Ấn Độ Dương, những rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra đang ở trong nguy cơ phá rừng nhằm đáp ứng nhu cầu lấy gỗ cho các hoạt động tái thiết rầm rộ, nhấn mạnh nhu cầu nâng cao nhận thức giữa các dân cư địa phương (Nghiên cứu trường hợp 30).

. Việc đưa vào hệ thống và tiến trình giám sát.

Nghiên cứu trường hợp 28

Những lựa chọn cho việc tái thiết sau hỏa hoạn: trường hợp của Bryggen ở Bergen (Na Uy)

Trận hỏa hoạn khủng khiếp vào năm 1955 đã phá hủy hoàn toàn một nửa của khu vực sau này là khu bảo tồn Bryggen, vốn là khu vực dân cư, được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới. Cuộc thảo luận về việc tái thiết diễn ra vào 1976-77, khi đó vấn đề lại mở ra tương lai của di tích này. Khả năng tái thiết được đánh giá dựa trên cơ sở các tài liệu lưu trữ về khu vực bị thiêu trụi, chủ yếu là những bức vẽ có số đo. Việc đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành, tính chính xác, mức độ kiểm tra lẫn nhau giữa hai hay nhiều bức vẽ và những điều kiện bảo tồn vào thời điểm đo đạc. Lượng ánh sáng được chiếu vào và những góc nhìn từ các công trình cũng được xem là những yếu tố chi phối. Chẳng hạn như, người ta tìm ra rằng việc xây lại khoảng sân bên cạnh tương ứng với chiều cao cũ sẽ phục hồi được tình trạng ánh sáng kém trước đây và vì thế giải quyết được bài toán sử dụng những công trình được bảo tồn. Những nhược điểm trong kế hoạch xây dựng thành phố và khu vực lân cận cũng được xem xét. Ví dụ như một vài hạn chế đề ra trong kế hoạch xây dựng thành phố có thể không cần thiết. Dãy công trình dọc theo cảng dựa trên những kế hoạch lỗi thời dành cho ga xe buýt ngầm, và có thể được điều chỉnh thành vị trí quan trọng trước đây. Việc xây dựng những qui định đưa ra những giới hạn rõ ràng về phòng chống hỏa hoạn trong việc sử dụng gỗ ở các công trình mới. Theo những tiêu chuẩn trước đây, phải có một khoảng cách 8m hay những ván chống hỏa giữa các công trình. Tuy vậy, nếu gỗ sử dụng trong công trình tái xây dựng được bao bọc bằng các ván chống hỏa hay được cắt mỏng thì có thể tìm được nhiều cách để tiếp đất để thêm những con đường thoát hiểm. Những công trình trong di tích cũng có những vấn đề về nền móng. Phần xây dựng của các hầm chứa rất đắt tiền do những khó khăn về giá và về xây dựng dưới mực nước biển. Vì thế, các cọc được xem là phương pháp thực tế duy nhất để làm nền móng. Do đó việc tái thiết tạo nên cơ hội không chỉ để cải thiện khả năng chuẩn bị đối phó nguy cơ của di tích mà còn tạo ra những thay đổi để đáp ứng nhu cầu tạm thời nếu thể làm khác.



Nguồn: H.J. Hansteen, 1992, Hội nghị chuyên đề quốc tế về việc Phòng chống hỏa hoạn ở các công trình lịch sử, Văn phòng trung tâm về di tích lịch sử và các di chỉ, Na-uy, Viện Công nghệ Na-uy; Ủy ban gỗ quốc tế ICOMOS, Na-uy, Nhà xuất bản Tapir.

Nghiên cứu trường hợp 29

Những cộng đồng địa phương có tham gia vào vieejc phục hồi sau xung đột: Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas (Ấn Độ)

Đối phó với tình trạng nổi loạn là một đặc điểm nổi bật trong quản lý Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas ở Assam (Ấn Độ) trong suốt giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1993. Cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc quản lý, những cuộc tuần tra và nghiên cứu đã bị phá hủy bao gồm cơ quan chỉ huy, các văn phòng và các trạm chống săn bắt trộm, nhũng con đường và cầu cống. Trận chiến theo định kỳ cứ tiếp diễn cho đến năm 2000. Vào năm 2003, Hội đồng Địa phương Bodo được thành lập và theo mô hình chính quyền nửa tự trị, dẫn đến những mối quan hệ được cải thiện giữa khu Di sản Thế giới và những cộng đồng Bodo xung quanh.

Trong suốt giai đoạn này, sự thiệt hại về đa dạng sinh học đã diễn ra thông qua việc xâm lấn, chăn thả quá mức, xâm phạm và đốn gỗ. Tê giác hiện nay đã bị tuyệt chủng, tình trạng số lượng hổ thì chưa biết nhưng đang bị hủy diệt, còn trâu thì phần lớn bị thuần hóa một nửa do cho lai giống với gia súc nuôi. Mặc dù cơ sở hạ tầng của công viên phải chịu những thiệt hại đáng kể nhưng môi trường sống ở những khu vực không tới gần được của Khu bảo yồn thì phần lớn còn nguyên vẹn. Những chính sách phục hồi chủ yếu dựa vào sự tham gia của người Bodo trong việc quản lý vùng và thông qua sự lãnh đạo của Hội đồng Địa phương Bodo. Những kẻ săn trộm trước đây đã trở thành những người bảo vệ, những sáng kiến làm du lịch được triển khai, những lợi ích tiềm tàn của khu bảo tồn Manas và động vật hoang dã để cải thiện sự phát triển kinh tế thông qua doanh thu từ ngành du lịch đã được người dân địa phương thừa nhận. Sáng kiến quốc gia IRV2002 đã tài trợ cho những trạm chống săn bắt trộm mà nhân viên ở đó là những người làm rừng và 90 tình nguyện viên luân phiên nhau đến từ cộng đồng địa phương Bodo, một số họ đã từng là những kẻ xâm phạm cũ được động viên bởi những sáng kiến về du lịch và nhận thức về việc những hoạt động này có thể mang lại doanh thu cao. Những tình nguyên viên trẻ tuổi cũng nhận được tiền trợ cấp và thức ăn. Cộng đồng Bodo sở hữu một khu trại du lịch nhỏ thân thiện với môi trường do Hội Du lịch sinh thái Maozigendri Manas điều hành. Loại hình du lịch ở tại nhà của người dân Bodo (home stays) là một sáng kiến khác nữa dành cho khách du lịch thích mạo hiểm. Hội đồng Địa phương Bodo đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi Khu bảo tồn Động vật hoang dã Manas thông qua việc phát triển ngành du lịch trở thành một ngành công nghiệp của 45,000 người dân sống xung quanh khu di sản này.

Hội đồng địa phương Bodo đóng vai trò lãnh đạo tích cực mạnh mẽ trong việc bảo vệ Khu bảo tồn Động vật hoang dã Manas và hiện đang cung cấp phần lớn nguồn tài trợ cho việc quản lý di sản này. Sự thay đổi tích cực và có ý nghĩa đối với tình trạng của tài sản cho phép việc khôi phục số động vật hoang dã đã bị giảm đi và khôi phục lại rừng trong vài năm tới nếu có được sự ủng hộ và đào tạo đầy đủ hơn nữa Để tránh việc lặp lại những khó khăn đã có trong quá khứ, những yếu tố dẫn đến tình hình ban đầu này cần được tìm hiểu và tránh gặp phải trong tương lai. Duy trì sự ổn định xã hội và giảm nghèo thông qua các sáng kiến địa phương hiện nay rất hữu ích nhưng việc dùng ngân sách đã được chính thức hóa với nguồn tài trợ liên bang và quốc gia sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo cần thiết cho việc xây dựng nguồn nhân lực, giáo dục và nâng cao nhận thức về lợi ích của tình trạng của khu Di sản Thế giới đối với người dân Bodo và vì thế bảo đảm một tương lai hòa bình bền vững hơn cho di sản và sự đa dạng sinh học.

Nguồn: Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO, 1992

(http://whc.unesco.org/achieve/repcom92.htm#manas).

UNESCO/IUCN, 2008, Báo cáo nhiệm vụ giám sát (http:whc.unesco.org/en/list/338/documents/).

http://www.lisd.org/pdf/2002/envsec-conserving-overview.pdf

WWF Chương trình về loài 2008

(http://www.panda.org/about-wwf/what-we- do/species/news/index.cfm?uNewsID=129761).

http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=2002516

Nghiên cứu trường hợp 30

Nạn phá rừng - nguy cơ thứ yếu: rừng mưa nhiệt đới sau đợt sóng thần ở Sumatra (Indonesia)

Những khu vực được bảo vệ có thể giảm nhẹ tác động của thảm họa và thường thì mau phục hồi hơn những hệ sinh thái đã bị thay đổi trước những mối nguy hiểm tự nhiên; tuy vậy, chúng cũng phải chịu ảnh hưởng của những nguy cơ thứ yếu. Khi các cộng đồng và cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi một sự kiện đột ngột nào đó thì nguồn tài nguyên trong khu vực bảo vệ có thể cung cấp đủ nhiên liệu, thức ăn và vật liệu cho việc tái thiết. Các nhà quản lý Di sản Thế giới cần nhận thức được vai trò của họ và những biện pháp có thể thực hiện để hỗ trợ các cộng đồng địa phương mà không hề làm giảm giá trị và tính toàn vẹn của khu Di sản Thế giới.

Đợt sóng thần tấn công vào Đông Nam Á ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái của Vườn quốc gia Gunung Leuser (GLNP), một phần của Di sản Rừng mưa nhiệt đới Sumatra; tuy nhiên, nguồn tài nguyên con người và cơ sở hạ tầng của vườn quốc gia và cơ quan bảo tồn thiên nhiên chịu trách nhiệm quản lý những khu vực bảo tồn gần GLNP cũng chịu tác động nặng nề. Phần giữa bờ biển và cơ sở hạ tầng hiện nay dài đến 6 km trên đất liền đã bị phá hủy. Văn phòng Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên Aceh (BKSDA-A) ở Banda Aceh, thủ phủ của tỉnh Nanggroe Aceh Darussalam (NAD), và một vài khu nghỉ mát GLNP dọc theo bờ biển phía tây Aceh đã bị tàn phá. Khả năng bảo vệ và quản lý tài sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiều nạn nhân là các viên chức làm việc trong chính phủ và tổ chức bảo tồn NGOs, bao gồm hơn 150 nhân viên làm việc trong các cơ quan lâm nghiệp. Sự phá hủy nhà ở và cơ sở hạ tầng của các cộng đồng địa phương ước tính cần đến 8.5 triệu m3 gỗ để xây dựng 123,000 ngôi nhà. Điều này đặt ra áp lực lớn cho chính quyền địa phương và quốc gia khi cho phép đốn gỗ trong khu vực di sản. Việc đốn gỗ bất hợp pháp lan tràn do nhu cầu lớn của các cộng đồng địa phương, được làm ngơ do năng lực bảo vệ di sản kém. Ở Aceh, nạn phá rừng gia tăng đã làm GLNP và những khu rừng xung quanh bị xuống cấp, gây ra nguy cơ tổn thương nhiều hơn cho các cộng đồng bởi sự gia tăng của những đợt lũ quét và sụt lở đất.

WWF In-đô-nê-xi-a đã giúp nâng cao nhận thức về phạm vi tàn phá rừng sau đợt sóng thần. Thông qua những nỗ lực của Bộ trưởng Bộ Môi trường, những kế hoạch khai thác GLNP bị loại bỏ và thay vào đó là những giải pháp cho việc tái thiết được xem xét thông qua sự trợ giúp quốc tế. Chính phủ Tây Ban Nha đã ủng hộ một dự án UNESCO/PHKA trong hai năm với mục đích làm giảm nhẹ sự đe dọa về môi trường sau đợt sóng thần đối với vườn quốc gia và những khu bảo tồn lân cận.

Chống lại áp lực để khai thác những khu vực được bảo vệ trong suốt giai đoạn phục hồi của thảm họa đòi hỏi những nhà quản lý khu vực được bảo vệ phải nâng cao nhận thức giữa các cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp và các nhà chính trị để có sự làm việc chặt chẽ với các cơ quan tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức cần được tiếp tục để những ứng phó với tình trạng khẩn cấp, bao gồm cả lời khuyên về việc quản lý tài sản (xem Nghiên cứu trường hợp 21 về Bờ biển Dorset và East Devon).

Nguồn: UNESCO/IUCN, 2006, Báo cáo nhiệm vụ giám sát ở TRH Sumatra. (http://whc.unesco.org/en/list/4467/documents/).

Flora and Fauna International, Rapid Response Facility

(http://www.fauna-flora.org./rrf.php)

WWF Indonesia (www.wwf.or.id/).

Leuser Foundation

(http://www.leuserfoundation.org/).

7.4 Di sản có thể đóng vai trò tiên phong hơn trong việc khôi phục và hồi sinh sau thảm họa ra sao?

Tài sản di sản có thể đóng một vai trò tiên phong hơn trong việc khôi phục và hồi sinh bằng cách:



. sử dụng những kỹ năng truyền thống và nhân lực cho việc khôi phục và hồi sinh sau thảm họa.

. cung cấp bằng chứng về lối sống địa phương, công nghệ và các nguồn sinh kế cần được sử dụng khi tiến hành tái thiết sau thảm họa. Riêng về mặt này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ những sai lầm trong quá khứ (Nghiên cứu trườn hợp 31).


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương