TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI



tải về 0.59 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nghiên cứu trường hợp 12

Giảm nhẹ thông qua khôi phục hệ sinh thái: Tiêu diệt các loài xâm hại ở quần đảo Galapagos (Ecuado).

Các loài mới được đưa vào và được buông lỏng bởi sự thiếu kiểm soát có hiệu quả và thiếu các biện pháp kiểm dịch đã đe dọa các loài đặc hữu ở khu Di sản Thế giới quần đảo Galapagos. Vào năm 1900, có 112 loài mới được đưa vào được xác định và vào năm 2007 thì số lượng đã tăng lên 1.321. Vào năm 2006, một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng có xấp xỉ 500 loài cây bản địa, trong số đó có khoảng 180 loài đặc hữu, ít hơn hẳn con số 748 loài cây mới được đưa vào. Hơn một nửa trong số 180 loài cây đặc hữu ở Galapagos hiện đang bị đe dọa, theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN. Các loài xâm hại và mới được đưa vào có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài cây bản địa. Việc dê gặm cỏ quá nhiều có thể làm mất đi hoàn toàn hệ sinh thái của quần đảo cũng như ngăn chặn sự tái sinh sau rối loạn. Người ta tin là việc gặm cỏ là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của một loài cây ở đảo Santiago, và gây hậu quả gián tiếp cho các loài khác.

Những nỗ lực ban đầu để quản lý các loài xâm hại đã thất bại do thiếu sự kiểm soát và thiếu sự quy hoạch có hệ thống. Trên đảo Santiago, một chương trình triệt tiêu heo mất 30 năm và tổng số là trên 18.000 con heo bị tiêu diệt, con cuối cùng là vào tháng 11/2000. Chương trình đã cho phép phục hồi các loài rùa biển, rùa cạn, các loài chim làm tổ và nhiều loài cây. Cũng phải mất 30 năm để tiêu diệt các loài dê khỏi đảo Pinta, nơi mà chúng được đưa về vào năm 1950 và đã tàn phá các loài cây bản địa vào những năm 1970. Chương trình khởi đầu từ năm 1971-82 đã diệt được 41.000 con dê nhưng thiếu sự kiểm soát và thăm viếng thường xuyên có nghĩa là quần đảo đã hai lần tuyên bố sai là không có động vật. Trong suốt chương trình thành công năm 1999-2003, trên 56.000 con dê đã bị diệt. Để ứng phó với tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa từ các động vật hoang dại đối với di sản thiên nhiên ở Galapagos, tổ chức Charles Darwin (một tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực bảo tồn) đã tiến hành một cuộc khảo sát mở rộng. Một chương trình Hỗ trợ bảo vệ môi trường toàn cầu (Global Environment Facility/ GEF)- đã tài trợ cho dự án Tiêu diệt các loài xâm hại, gồm cả tiểu dự án Isabella để tiêu diệt dê, được hình thành với sự liên kết giữa Cơ quan Dịch vụ Công viên Quốc gia Galapagos và Tổ chức Charles Darwin. Với chi phí hơn 18 triệu đô Mỹ, dê và lừa đã bị tiêu diệt thông qua chương trình tiêu diệt tổng thể. Tính hiệu quả của dự án phần lớn được sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu này đã giúp cho việc quản lý và kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện dự án và phân tích kết quả.

Ngăn chặn việc đưa vào những loài xâm hại là phương pháp đầu tiên và có hiệu quả nhất về mặt chi phí về việc xác định nguy cơ từ các loài xâm hại. Nếu các quá trình để ngăn chặn việc đưa vào các loài xâm hại đã được thực hiện từ cách đây nhiều thập kỷ thì việc mất đi các loài bản địa trên diện rộng và chi phí cho việc tiêu diệt ở Galapagos có thể đã tránh được. Xác định và ngăn chặn các loài xâm hại trên đường xâm nhập tốt hơn là ngăn chặn các loài khi đã đưa vào là cách hiệu quả nhất để tập trung các mọi nỗ lực. Đối với người dân đảo Galapagos, những đường xâm nhập chính là qua đường hàng không và tàu thủy (khách du lịch và hàng hóa vận chuyển). Chương trình Tiêu diệt các loài xâm hại toàn cầu (Global Invasive Species) xác định 3 khả năng chính để ngăn chặn sự xâm hại trong tương lai:



  • Ngăn chặn dựa trên các quy định được thực thi dưới sự kiểm duyệt và lệ phí

  • Xử lý các vật liệu bị nghi là ô nhiễm cùng với các loài không phải bản địa

  • Cấm các loại hàng hóa đặc biệt theo quy tắc quốc tế. Cũng có yêu cầu phải đánh giá nguy cơ cố ý đưa các loài không phải bản địa vào.

Cùng với việc gia tăng các đường xâm nhập vào Galapagos và mức độ viếng thăm và tỷ lệ nhập cư đang tăng lên, vai trò của chính phủ trong việc củng cố các chính sách ngăn chặn và quản lý là rất quan trọng. Mặc dù các nghị quyết và chính sách đã được phê chuẩn, nhưng việc thực hiện vẫn bị cản trở do năng lực và việc đào tạo về tầm quan trọng của các hoạt động giảm nhẹ nguy cơ xâm lấn kém.

Nguồn: http://www.hear.org/galapagos/invasives/

Charles Darwin Foundation (http://www.darwinfoundation.org/english/pages/interna.php?txtCodiInfo=34).

Project Isabella Atlas (http://www.galapagos.org/ et http://www.darwinfoundation.org/english/_upload/isabela_atlas.pdf ).

http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=2002516

R. Wittenberg and M.J.W. Cock, 2001, Các loài xâm hại lạ: Một công cụ cho việc thực hành ngăn chặn và quản lý tốt nhất.

Global Invasive Species Programme (www.gisp.org).



Nghiên cứu trường hợp 13

Giảm nhẹ thông qua kiểm soát lũ lụt và tái tạo môi trường: Venice (Italy)

Tiếp theo trận lụt tàn phá vào 4/11/1966, Italy đã phát động một kế hoạch hành động để cứu Venice bằng cách xây dựng và phê chuẩn các điều luật đặc biệt đối với thành phố, tạo một tổng khá lớn và các nguồn sẵn có, lập ra các quy trình và công cụ đặc biệt cho thành phố lịch sử và đầm phá của nó. Chính phủ đã ủy nhiệm cho Consorzio Venezia Nuova tìm một giải pháp dứt khoát cho vấn đề nghiêm trọng về việc thủy triều thường xuyên tăng cao ở vùng Lưu vực Đầm phá của Venice. Giải pháp (được gọi là MOSE) được thông qua để đối phó với nạn lũ lụt khác thường là kết quả của một quá trình lâu dài, tập trung việc nghiên cứu, thí nghiệm, xây dựng các mô hình về toán học và vật lý và kiểm soát thận trọng các khía cạnh khác nhau của dự án. Hệ thống này, trong trường hợp thủy triều cao bất thường, sẽ cho phép nhiều cửa tháo nước di động được đóng tạm thời 3 lối vào nối Venice Lagoon với Adriatic. Ba cửa tháo nước này sẽ được nối với đáy biển ở 3 lối vào của khu đầm phá. Chúng được gọi là di động bởi vì trong điều kiện bình thường, chúng vẫn đầy nước và nằm lại ở đáy biển trong một hộp ngăn đặc biệt. Một hệ thống bản lề nối các cổng tháo nước với các kết cấu này, và khi mức nước thủy triều được cho là trên 110cm (có thể xảy ra khoảng 7 lần một năm), khí nén được bơm vào các cửa tháo nước, đẩy nước ra ngoài hết. Việc này khiến kết cấu nổi lên bề mặt và chặn dòng nước thủy triều chảy vào. Trách nhiệm của Consorzio Venezia Nuova được mở rộng để đảm trách một lượng lớn công việc củng cố để bảo vệ bờ biển, đảo và các khu vực dân cư, và đảm nhận việc khôi phục và tái tạo về hình thái học những phần quan trọng của vùng đầm phá, và bảo vệ khu vực khỏi bị ô nhiễm. Số lượng và chất lượng của một loạt dự án phức tạp này, được dịch vụ thông tin hiện đại và phức tạp hỗ trợ, gồm cả ngân hàng dữ liệu về việc biến đổi môi trường đầm phá, đã dẫn đến việc tạo ra chương trình bảo vệ, khôi phục và quản lý môi trường quan trọng nhất từng được thực hiện ở Italy.



Nguồn: Quaderni Trimestrali, 2002, Bảo tồn Venice và vùng đầm phá- tập bản đồ của các công việc, Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông, Cơ quan Nước của Venice.

Nghiên cứu trường hợp 14

Kết hợp các biện pháp ngăn lũ với việc quy hoạch khu vực đô thị lịch sử: Grimma (Đức).

Grimma, một thành phố lịch sử nhỏ nằm ở vùng đất cao của thung lũng sông Mulde ở Đức, có một môi trường được bảo vệ tốt khác thường trong khung cảnh của một con sông, với một bức tường thành phố thời trung cổ phần lớn còn nguyên vẹn bao quanh bờ sông. Thành phố là một trong nhiều nơi ở Saxony bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bị ngập lụt vào tháng 8 năm 2002. Các khái niệm ngăn lũ toàn diện cho tất cả con sông lớn hơn ở Saxony và những lưu vực của những con sông này được cơ quan chịu trách nhiệm về Đập soạn thảo và thiết lập cơ sở cho quy hoạch ở Grimma. Đề nghị ban đầu và theo hướng kỹ thuật được đề xuất cho Grimma nhanh chóng bị hội đồng thành phố và chính quyền bác bỏ. Người dân thành phố phải đối đầu với viễn cảnh bị ngăn cách với dòng sông bởi một bức tường bê tông bằng đá nguyên khối trải dài 1.200m và cao 3m. Rõ ràng là việc thực hiện đề nghị này sẽ liên quan đến sự tàn phá nghiêm trọng và không thể tránh khỏi, không chỉ đối với cảnh quan của dòng sông mà còn đối với tính chức năng và thẩm mỹ của thành phố, đặc biệt là kiến trúc lịch sử và trải nghiệm về tầm nhìn của di sản kiến trúc.

Kết quả là phải nhìn nhận việc ngăn lũ ở những khu vực đô thị lịch sử là một phần của quá trình quy hoạch phức tạp mà cần phải được hợp nhất với các hoạt động có liên quan khác, ví dụ như quy hoạch thành phố và thiết kế đô thị, bảo tồn lịch sử, bảo vệ và thiết kế môi trường, kinh tế và kiến trúc hạ tầng địa phương, giải trí và du lịch. Các nguyên tắc hướng dẫn sau đây đã được chấp thuận để thiết lập các phương pháp ngăn lũ:


  • Không được quy hoạch tường thành bảo vệ phía trước các tòa nhà công cộng; thay vào đó những bức tường bên ngoài của những công trình này sẽ được trang bị thêm những bộ phận mới về cấu trúc để đáp ứng những yêu cầu ngăn lũ. Các tấm chắn sẽ được thiết lập để che chắn các cửa sổ và cửa chính trong trường hợp có lụt.

  • Đối với các tòa nhà lịch sử thuộc sở hữu riêng, những nơi không thể xây thêm tường bảo vệ vì lí do luật pháp, thì bức tường ngăn lũ sẽ được xây trực tiếp ở trước và được điều chỉnh như một mặt ngoài của tòa nhà cho phù hợp.

  • Ở những khoảng trống giữa các tòa nhà, bức tường ngăn lũ sẽ được đặt ở phía sau.

  • Một giải pháp đặc biệt phải được triển khai cho bức tường của thành phố để kết hợp hài hòa với bức tường ngăn lũ mới ở khu bờ sông lịch sử.

Nguồn: T.Will, 2008, Kết hợp quy hoạch ngăn lũ về mặt kỹ thuật với quy hoạch bảo tồn di sản ở Grimma, Saxony, trong H. Meir and T.Will (biên tập), Di sản gặp nguy cơ: Di sản Văn hóa và Thảm họa tự nhiên, ICOMOS.

Nghiên cứu trường hợp 15

Giảm nhẹ bằng hệ thống điều hành và cảnh báo sớm: Lụt do hồ băng tan ở Công viên quốc gia Sagarmatha (Nepal).

Biến đổi khí hậu toàn cầu, cả về tự nhiên và con người khiến hầu hết băng trên núi tan khắp nơi trên thế giới. Băng tan dẫn đến việc hình thành và lan nhanh của những hồ băng tan. Những bờ hồ băng tích của những cái hồ như thế được tạo thành từ những chất lắng đọng xốp mềm có thể đổ xuống khi hồ đầy hoặc khi tuyết băng rơi xuống hồ - gây nên ngập lụt bất thình lình và dữ dội ở các thung lũng vùng hạ lưu. Bất kỳ trận lũ nào theo kiểu này, liên quan đến hồ băng tan (GLOFs) gây ra, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho con người và đa dạng sinh học ở toàn bộ khu vực vùng hạ lưu.

Ở phía đông khu vực Himalaya, hơn 15 trận lũ lớn do hồ băng tan gây ra đã được ghi nhận kể từ năm 1995. Ở khu vực Khumbu của Công viên quốc gia Sagarmatha (Nepal), đã có 3 trận lũ lớn do hồ băng tan xảy ra vào năm 1977, 1985 và 1998. Trận lụt năm 1977 đã phá hủy nhiều tài sản của công viên và lều cho khách du lịch dọc theo lòng sông. Trận lụt năm 1985 đã làm ít nhất 20 người chết, cuốn trôi nhà cửa, đất canh tác và gia súc và phá hủy hoàn toàn một nhà máy thủy điện, đường và cầu dọc theo 90 km hạ lưu vùng bị ảnh hưởng.

Hệ thống điều hành và cảnh báo sớm có hiệu quả được gắn với chiến lược chuẩn bị đối phó với nguy cơ phù hợp, có thể giảm sự thiệt hại về sinh mạng và tài sản do hồ băng tan ở hạ lưu của những hồ băng tiềm ẩn nguy hiểm. Một bản kiểm kê năm 2002 của ICIMOD và UNEP về băng và các hồ băng đã xác định 20 trong số 2.323 hồ băng ở Nepal là có nguy hiểm tiềm tàng. Các biện pháp của cơ quan Kiểm soát Sông băng Thế giới (World Glacier Monitoring Service) đã cung cấp một bản hướng dẫn tiên tiến nhất cho việc điều hành có hiệu quả các sông băng và hồ đóng băng. Hệ thống điều hành và cảnh báo thích hợp bao gồm sử dụng thiết bị cảm ứng từ xa, thiết bị trinh thám bay có gắn camera định dạng nhỏ, hệ thống viễn thông và vô tuyến gắn với các thiết bị khí tượng thủy văn và địa vật lý.

Trong nhiều trường hợp, có thể ngăn chặn lũ lụt bất ngờ và dữ dội bằng cách tháo nước nhân tạo từ các hồ băng tiềm ẩn nguy hiểm. Một chiến lược như vậy đã được thực hiện ở hồ Tsho Rolpa ở phía tây công viên quốc gia Sagarmatha. Hồ chứa khoảng 90-100 triệu m3 nước được băng tích cao 150m giữ lại. Một lỗ thủng trong khối băng tích có thể khiến ít nhất 1/3 hồ gây lụt cho thung lũng. Mối đe dọa này dẫn đến hành động hợp tác giữa chính phủ Nepal với các đối tác quốc tế. Dự án quản lý GLOF 1998-2002 tháo nước cho hồ, hạ mực nước xuống 3m và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm ở các khu làng vùng hạ lưu.

Việc hạ thấp mực nước đã giảm nguy cơ lũ lụt và thiệt hại tính mạng và mất mát tài sản xuống còn 20%. Tuy nhiên, việc ngăn chặn băng tan hoàn toàn ở hồ này đòi hỏi việc tháo nước thêm nữa, có lẽ là ở mức 17m.



Nguồn: Nghiên cứu trường hợp về Biến đổi khí hậu và Di sản Thế giới, 2007, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO /Sở Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh.

Trung tâm quốc tế về hòa nhập phát triển vùng núi (ICIMOD) (http://www.icimod.org/.)

Các ấn phẩm của ICIMOD về Biến đổi Khí hậu và việc Ứng phó (http://books.icimod.org/index.php/search/subject/2).

ICIMOD/UNEP. Kiểm kê về các sông băng, hồ băng tan và những hệ thống cảnh báo sớm ở khu vực Hindu Kush-Himalayan, Nepal. Chương trình về môi trường của Liên Hiệp Quốc (http://www.rrcap.unep.org/glofnepal/guide/movie.html). World Glacier Monitoring Service (http://www.geo.unizh.ch/wgms/.)



Nghiên cứu tình huống 16

Giảm nhẹ trước hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu: Khu vực khảo cổ Chan Chan (Peru).

Khu khảo cổ rộng lớn và nhạy cảm Chan Chan ở Peru được đưa thêm vào Danh sách các Di sản Thế giới đang lâm nguy vào năm 1986, cùng với năm khu khảo cổ này được ghi tên vào danh sách Di sản Thế giới. Các kiến trúc phía đông của khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương và vì vậy nhanh chóng bị hủy hoại do xói mòn tự nhiên vì chúng phơi ra giữa môi trường, và vì vậy cần có những nỗ lực bảo tồn không ngừng và các biện pháp hỗ trợ quan trọng. Ngoài xói mòn, mưa lớn trên diện rộng đang phá hủy nền của các công trình bằng đất, gây nên độ ẩm lớn hơn ở những khu vực thấp hơn của các tòa nhà, gia tăng độ nhiễm muối lên các công trình và sự phát triển của thực vật ví dụ như sậy. Hiện tượng này là do sự tác động kết hợp giữa những thay đổi trong kỹ thuật thủy lợi cho sự độc canh trên diện rộng trong khu vực và việc giảm sử dụng nước khi người dân địa phương lấy nước sạch từ một hệ thống mới. Biến đổi khí hậu gây thêm áp lực cho khu vực này và mưa lớn trên diện rộng trong suốt các năm 1997-98 đã góp phần quan trọng làm gia tăng mực nước ngầm.

Vào tháng 9 năm 1997, một quỹ hỗ trợ khẩn cấp đã được phân phát để thực hiện các biện pháp tức thời nhằm bảo vệ các khu vực quan trọng và dễ bị tổn hại nhất của Chan Chan tránh khỏi những tác động tàn phá của hiện tượng El Nino dự kiến xảy ra vào năm 1998. Kết quả là, những tác động lên khu di sản là khá nhẹ chứng tỏ rằng các biện pháp bảo vệ là hiệu quả. Sự thích nghi dài hạn cũng đang được tiến hành, cùng với việc củng cố và gia cố nền móng và cấu trúc cho các tòa nhà chính và đô thị di sản xung quanh Huachaque của Cung điện Tschudi. Những công việc này được thực thi kết hợp với việc sử dụng các vật liệu và kỹ năng truyền thống và kỹ thuật xây dựng hiện đại.

Nguồn: Nghiên cứu trường hợp về Biến đổi khí hậu và Di sản Thế giới, 2007, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO/ Cơ quan Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh.

5.2 Làm thế nào bạn chắc chắn rằng việc ngăn chặn nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ không gây tác động ngoài chủ định lên các giá trị di sản của di tích?

Việc ngăn chặn nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ không nên có tác động nào lên các giá trị di sản, tính xác thực và tính toàn vẹn của tài sản văn hóa và tự nhiên. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh hoặc trang bị thêm có lẽ cũng cần thiết nếu như di tích có nguy cơ bị tổn hại cao trước các rủi ro như động đất hoặc lốc xoáy. Ví dụ, các phương pháp can thiệp khác nhau được áp dụng sau trận động đất ở Kobe (Nhật Bản) vào năm 1993 đã tính đến việc phải tránh, ở bất cứ nơi đâu có thể, bất kỳ tác động nào lên các giá trị văn hóa của các di sản văn hóa bị ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp 17).

Các phương pháp như lắp đặt vòi nước hoặc máy áp lực nước, mở rộng những con đường hẹp ở những khu đô thị lịch sử (hoặc những con đường mòn bụi bặm ở những khu di sản thiên nhiên) để cung cấp các phương tiện đi lại khẩn cấp có thể gây ra tác động bất lợi cho giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Hơn nữa, các hoạt động khẩn cấp như kiểm soát lũ lụt, cứu hỏa, và những nỗ lực cứu người có thể dẫn đến việc các khu vực tái định cư được chọn làm khu vực được bảo vệ, ví dụ như trong khu vực công viên quốc gia. Những nhà quản lý di tích nên đảm bảo rằng họ quan tâm và sẵn sàng nghe tư vấn về các quyết định có tính chiến lược trong suốt thời kỳ ứng cứu khẩn cấp một sự kiện thảm khốc. Vị trí các chỗ cắm trại dành cho những người bị mất nhà cửa rất quan trọng vì họ có thể đặt một khu vực được bảo vệ trước áp lực rất lớn về nguồn tài nguyên, như đã xảy ra ở công viên quốc gia Virunga (Cộng hòa dân chủ Congo).

Trong số các hoạt động làm giảm rủi ro, cần lưu ý trước khi dùng các chất hóa học không bắt lửa đối với các công trình lịch sử nếu phản ứng tiềm tàng của các vật liệu xây dựng và sơn, ví dụ, không được biết đến trong điều kiện sức nóng cực lớn khi có hỏa hoạn.

Hơn nữa, quan trọng là phải xem xét các bên liên quan có thể nhận thức được những tác động khác nhau hay không. Ví dụ, du lịch bị giảm sút có thể được xem là một tác động tiêu cực về kinh tế bởi một số người nhưng cũng có thể dẫn đến việc vô tình khôi phục lại các nguồn cung cấp nước, bởi vì ít khách du lịch đồng nghĩa với việc tiêu thụ nước ít hơn. Mặt khác, du lịch giảm sút cũng có thể dẫn đến việc săn bắn trộm tăng lên vì những người tham gia vào nền công nghiệp du lịch có thể tìm kiếm những hoạt động tạo ra thu nhập thay thế cho những gì họ đã mất vì sự sút giảm trong du lịch.

Những xem xét để ngăn chặn bất kỳ tác động ngoài chủ định nào của các hoạt động giảm nhẹ nguy cơ nên được kết hợp chặt chẽ trong chu kỳ quy hoạch.

Nghiên cứu trường hợp 17

Các nguyên tắc tu sửa và khôi phục các di tích văn hóa bị tàn phá: Kobe (Nhật Bản) sau trận động đất năm 1993

Khi tu sửa và khôi phục các di tích văn hóa sau một trận động đất thì việc xác định chính xác mức độ hư hỏng và các biện pháp trang bị thích hợp để cải thiện khả năng chống địa chấn cũng như giữ lại được các giá trị di sản là những cân nhắc cần thiết. Theo sau trận động đất lớn Hanshin-Awaji vào năm 1993, một ủy ban đặc biệt được thiết lập để xem xét các chính sách tu sửa các tài sản văn hóa cần các biện pháp tu sửa trên phạm vi rộng và chống địa chấn phức tạp. Các thành viên ủy ban gồm các sử gia về kiến trúc, các chuyên gia về nghiên cứu kiến trúc và các kỹ sư sửa chữa. Người chịu trách nhiệm đối với tài sản văn hóa về mặt hành chính đã điều hành ủy ban. Đề tài được hội đồng thảo luận gồm:



  • Phân tích sự hủy hoại của động đất đối với các tòa nhà;

  • Đánh giá khả năng chống địa chấn của các tài sản văn hóa theo các kết quả chẩn đoán về cấu trúc;

  • Việc gia cố lại về mặt cấu trúc là cần thiết khi khả năng chống địa chấn chưa đủ;

  • Kiểm tra lại các đề xuất về các phương pháp lắp thêm thiết bị kết hợp công nghệ mới để các giá trị di của tài sản văn hóa không bị phá hủy, sử dụng phép thử không gây phá hủy ở bất kỳ đâu có thể.

Các tài sản văn hóa được chia thành từng nhóm để dân chúng có thể đến thăm và nhóm bị cấm tham quan. Ủy ban đã quyết định các phương pháp để trang bị thêm những bộ phận mới theo thứ tự ưu tiên:

  1. Sử dụng thêm các kỹ thuật và các vật liệu truyền thống, ví dụ như gia cố lại mái nhà với dây thừng bằng cây cọ.

  2. Sử dụng thêm các kỹ thuật truyền thống và những gì mang yếu tố truyền thống với các vật liệu truyền thống và hiện đại ví dụ như gia cố bằng giấy sợi cacbon.

  3. Sử dụng thêm các kỹ thuật và các vật liệu hiện đại, ví dụ như lồng một khung bằng sắt vào cấu trúc để chia sẻ tải trọng.

  4. Các vật thay thế sử dụng kỹ thuật hiện đại và các vật liệu truyền thống ví dụ như đế cách điện cho công trình.

Nguồn: Y.Murakami, 2006, Quản lý nguy cơ cho Các tài sản Văn hóa, Dựa trên kinh nghiệm của trận động đất Great Hanshin.

5.3 Hệ thống kiến thức truyền thống về giảm nhẹ thảm họa giúp bảo vệ di tích khỏi thảm họa như thế nào? Bạn có thể kết hợp chúng vào kế hoạch này không?

Các hệ thống kiến thức truyền thống về giảm nhẹ thảm họa có thể là một trong những dạng sau:



  • Hệ thống quản lý bản địa: ở thung lũng Kathmandu, những vùng đất Guthi thường do cộng đồng cùng nhau sở hữu để hoàn thành các chức năng xã hội và tôn giáo khác nhau. Những phản hồi từ những vùng đất này cung cấp các nguồn tư liệu để duy trì và tu sửa các ngôi đền lịch sử, đặc biệt là sau các thảm họa.

  • Hệ thống điều hành bản địa: ở ngôi làng Shirakawa (Nhật Bản), các thành viên cộng đồng chia sẻ trách nhiệm đi quanh làng hàng ngày để kiểm tra khả năng hỏa hoạn. Trong khi kiểm tra, họ nhắc nhở yêu cầu cảnh giác.

  • Kỹ năng và kỹ thuật truyền thống trong xây dựng và bảo dưỡng định kỳ. Việc phân tích những công trình có mức độ tồn tại cao hơn trong trận động đất ở Kashmir và Gujarat đã cho thấy rằng các kỹ thuật xây dựng truyền thống thường tạo ra sức chống lại động đất cho các tòa nhà như thế nào (Nghiên cứu trường hợp 18).

  • Các mối quan hệ sinh thái địa phương và hệ thống quy hoạch bản địa có thể cũng góp phần vào tính bền vững và vì vậy ngăn chặn được các thảm họa ví dụ như nạn lũ lụt. Ví dụ, ở đảo Majuli ở Assam (Ấn Độ), một hòn đảo lớn trên sông với hệ sinh thái địa phương đặc biệt, việc xây nhà theo kiểu bản xứ trong khu vực sử dụng tre có sẵn trong địa phương và xây dựng trên các cột nhà sàn như là một cách ứng phó linh hoạt trước các yếu tố địa phương, đáng chú ý là nạn lũ lụt tràn ngập trên bề mặt của đảo. Kiến trúc bằng tre nhẹ khiến cho việc tháo dỡ và lắp đặt dễ dàng, trong điều kiện khu vực bị ngập lụt.

  • Nếu có những hệ thống tri thức truyền thống như thế, thì nên tập trung mọi nỗ lực để đưa chúng vào kế hoạch DRM của di sản.

Nghiên cứu trường hợp 18

Hệ thống tri thức truyền thống: Công trình chống động đất ở Kashmir và Gujarat

Khi kiểm tra chặt chẽ các khu vực có thể xảy ra động đất ở vùng Kashmir và Gujarat, chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều điển hình kiến trúc truyền thống có chất lượng tốt mà vẫn còn tồn tại sau trận động đất tàn phá năm 2005 và 2001. Trong trận động đất Kashmir, các công trình truyền thống được xây dựng sử dụng kỹ thuật xây dựng địa phương Taq (có tường chịu lực bằng vôi vữa với đường nẹp bằng gỗ) và Dhajji Dewari (có khung hoàn toàn bằng gỗ với đường mạch bằng vôi vữa xung quanh tạo thành khung), một phần hoặc toàn bộ, được xây dựng tốt hơn nhiều công trình hiện đại xây dựng kém. Mặc dù có nhiều vết rạn nứt ở những phần xây bằng vôi vừa, nhưng phần lớn những công trình này lại không bị sập do đó ngăn được sự thiệt mạng. Một số công trình địa phương như những ngôi nhà ghép bằng cây gỗ nguyên và những công trình mà trình độ nghề thợ nề sử dụng đá tốt và những cửa vòm được thiết kế tốt, các vì kèo, các mộng ghép và các ban công dựa vào các rầm nhà bằng gỗ có tác dụng tốt khi có động đất. Những ngôi nhà truyền thống ở khu vực có thể xảy ra động đất Kutch ở Gujarat, Bhungas cũng phải chịu đựng động đất, nhờ vào hình vòng tròn của chúng rất tốt trong việc chống lại các lực của trận động đất sau. Hơn nữa, các công trình dùng phên liếp hay vách đất, đặc biệt là ở những nơi mà gỗ được dùng để gia cố cho tường đã chứng tỏ rất hiệu quả. Nhiều công trình truyền thống ở Gujarat được xây dựng trước những năm 1950 có rầm nhà trải dài qua các bức tường bằng đá cuội để đỡ cho ban công. Những loại hình cấu trúc này thì thành công hơn trong việc làm cho các bức tường bền vững hơn những công trình có các rầm nhà được chia biệt lập và đã chịu đựng tốt hơn trong suốt trận động đất năm 2001.



Nguồn: R.Jigyasu, 2002, Giảm nguy cơ thảm họa bằng tri thức và năng lực địa phương, Luận án Tiến sĩ về kỹ thuật, Trondheim, Norwegian, Đại học Khoa học và Kỹ thuật.


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương