TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI



tải về 0.59 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình minh họa 3. Mối quan hệ giữa Kế hoạch DRM và những kế hoạch quản lý khác

Những ví dụ sau đây cho thấy những khu vực mà trong đó các hệ thống hoặc kế hoạch quản lý thảm họa có thể được kết hợp với các hệ thống quản lý di tích hoặc kế hoạch hiện hành:



. Tuyên bố Giá trị Nổi bật Toàn cầu và các phạm vi khoanh vùng của tài sản được trình bày trong kế hoạch quản lý di tích phải là những điểm tham khảo để đánh giá nguy cơ đối với các giá trị di sản trong kế hoạch quản lý nguy cơ.

. Những kế hoạch, bản đồ và kế hoạch quản lý của khu vực mà trong đó có tài sản nên được xem xét về địa lý, thủy học, khí hậu, việc sử dụng đất đai, đặc điểm dân số con người (chẳng hạn như mức tăng trưởng và mật độ), giao thông và những dự án phát triển mới, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, công nghiệp và khai thác mỏ, nhằm giảm nhẹ những nguy cơ hiện tại và tiềm tàng đối với di tích.

. Việc gìn giữ di tích và các hệ thống giám sát cần tính đến vấn đề thiết bị, kỹ thuật và các chiến lược nhằm ngăn chặn và làm giảm nhẹ những nguy cơ của tài sản.

. Hệ thống an ninh chung của tài sản cũng cần phải phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt nảy sinh trong khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

. Kế hoạch di tản cho nhân viên và du khách đòi hỏi những tài liệu và bản đồ chỉ đường chính xác, đó là một phần quan trọng của hệ thống quản lý di tích.

. Đối với di sản văn hóa, một bản kiểm kê toàn diện các thành phần động sản và bất động sản là cần thiết để nhận biết những thành phần có giá trị nhất (và địa điểm của chúng) để được cứu trong tình trạng khẩn cấp. Bản kiểm kê này nên được cập nhật đều đặn, 2 năm một lần.

. Đối với di sản thiên nhiên, một bản kiểm kê toàn diện những thuộc tính của các Giá trị Nổi bật Toàn cầu của tài sản đối với mỗi tiêu chí mà nhờ đó di sản được công nhận, chẳng hạn như số động vật hoang dã chủ yếu và sự phân bố môi trường sống, cần được quản lý và đánh dấu vị trí. Để bảo vệ sự đa dạng di truyền và đẩy mạnh việc phục hồi các loài dễ bị tấn công, các chương trình gây giống và tái hòa nhập cần được chuẩn bị.

. Do di sản có thể đóng góp vào những vai trò giảm nhẹ nguy cơ tiềm tàng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan lập kế hoạch và triển khai ở cấp quốc gia hay khu vực cũng như các cơ quan quốc gia có liên quan đến việc lập kế hoạch và ứng phó thảm họa. Ví dụ như, những nhà quản lý di tích có thể đảm bảo rằng các cơ quan trong nước liên quan đến việc lập kế hoạch đối phó với nguy hiểm và thảm họa biết rõ những nguồn tài nguyên môi trường ở nơi có những người bị mất nhà cửa (xem ví dụ, Practising and Promoting Sound Environmental Management in Refugee/Retunee Operations, UNHCR, 2001- Thực hành và Phát huy việc Quản lý Môi trường trong việc điều phối những người tị nạn/những người trở về sau chiến tranh). Không có việc lập kế hoạch phối hợp như vậy, những mối nguy hiểm do con người gây ra có thể được tạo ra một cách tình cờ trong suốt giai đoạn ứng phó sau thảm họa. Ví dụ như, một lựa chọn sai về địa điểm cắm trại cho những người bị mất nhà cửa có thể đặt họ trước nguy cơ gặp lũ lụt và/ hay bị hỏa hoạn và dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn nước. Nạn phá rừng để làm trại hay để cung cấp vật liệu làm nhà hoặc làm chất đốt có thể gây ra tình trạng mất ổn định của đất và làm gia tăng nguy cơ sụt lở đất hay lũ lụt.

Mục 2 giới thiệu chu trình Quản lý Nguy cơ Thảm họa (hình minh họa 1) và 3 giai đoạn chủ chốt của việc ngăn chặn/làm giảm nhẹ, ứng phó và phục hồi. Những giai đoạn này lần lượt hình thành nên phần trọng tâm của Kế hoạch Quản lý Nguy cơ Thảm họa, được sắp xếp thành một loạt các bước để chuẩn bị kế hoạch. Tuy nhiên, quá trình lập kế hoạch cũng là một chu trình lặp lại theo tự nhiên, với vòng phản hồi bất biến giữa định nghĩa của mục đích và các giai đoạn thực hiện và đánh giá (Hình minh họa 2).

Mục 3 xem xét lại những ai nên ở trong nhóm chuẩn bị cho kế hoạch DRM, và các nguồn tài liệu nào cần thiết. Sau đó bạn sẽ sẵn sàng để bắt tay vào thực hiện những nội dung trung tâm của một kế hoạch DRM (Mục 4 đến Mục 6).

3. Bạn làm thế nào để bắt đầu?

3.1.Ai nên là thành viên của “đội hạt nhân” để chuẩn bị cho kế hoạch?

Đội hạt nhân cần có người quản lý di tích hoặc một người khác được chính quyền chỉ định, cùng với các nhân viên chịu trách nhiệm về các phòng, ban ví dụ như bộ phận hành chính, bảo quản, điều hình và an ninh. Việc liên kết các cấp chính quyền thành phố, chính quyền địa phương, những người đứng đầu cộng đồng địa phương hoặc những người lớn tuổi, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu, cơ quan giải quyết thảm họa, cảnh sát, cơ quan y tế và các đội ứng cứu khẩn cấp (như lính cứu hỏa, người gác bờ biển, cứu nạn trên núi) cũng rất quan trọng. Những việc này cũng cần được đưa vào quá trình thiết lập hệ thống và đề ra kế hoạch kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa. Nếu có bất kỳ nhóm cộng đồng địa phương có tổ chức nào thì họ cũng nên tham gia vào quá trình này.

Việc liên kết với những người có thể giúp xác định và đánh giá các mối nguy hiểm ví dụ như các giáo sư chuyên ngành như là nhà nghiên cứu thủy học hoặc kỹ sư địa chấn cũng rất quan trọng.

Trong một vài trường hợp, xung đột giữa các giá trị và lợi nhuận tại một tài sản di sản có thể xảy ra giữa nhiều bên liên quan khác nhau. Cần xác định và đưa những người hoặc những nhóm người đại diện cho những mối quan tâm khác nhau đối với tài sản vào quá trình hoạch định kế hoạch quản lý nguy cơ. Mặt khác, an ninh có thể cũng có thể là một vấn đề nếu toàn bộ kế hoạch được công bố. Khía cạnh này phải được cân nhắc trong khi đưa các bên liên quan tham gia vào quá trình.

Một người cần được phân chia vai trò thể hiện giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn của tài sản để đảm bảo rằng những yếu tố này được kết hợp đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa. Người đó cũng nên khẳng định tầm quan trọng của các giá trị này với đội ngũ nhân viên và những người khác có tham gia vào kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa.

3.2. Ai là đối tác và các bên liên quan tại địa phương?


  • Các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương và các tổ chức có thể đóng vai trò chịu trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tích cực vào việc đề ra và thực hiện kế hoạch.

  • Các trường học, bệnh viện, các nhóm tôn giáo và các tổ chức chính thức hoặc không chính thức cũng cần được tiếp cận để xác nhận sự cộng tác hoặc chia xẻ thông tin trong tương lai.

  • Đặc biệt ở những vùng xa xôi, những nơi mà có thể tiếp cận với trực thăng, thuyền hoặc các loại phương tiện đi lại khác cũng cần được khuyến khích để chuẩn bị cho việc giúp tản cư hoặc các yêu cầu ứng cứu khác.

3.3.Ai là những đối tác và các bên liên quan chính ở cấp quốc gia và quốc tế?

Quốc gia thành viên là lực lượng chính chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ và quản lý tài sản Di sản Thế giới, bao gồm cả khía cạnh về các nguy cơ thảm họa. Các cơ quan nhà nước sẽ là những bên liên quan chính trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch DRM dành cho các Di sản Thế giới, bao gồm:



  • Các tổ chức chịu trách nhiệm về các chương trình và các hoạt động quản lý thảm họa ở cấp quốc gia (lực lượng bảo vệ dân sự, lực lượng chữa cháy, các kỹ sư kiểm soát lụt, nhân viên chăm sóc sức khỏe liên quan đến dịch bệnh).

  • Các tổ chức chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý các tài sản di sản văn hóa và thiên nhiên.

  • Các hệ thống cảnh báo nguy hiểm ở cấp quốc gia, như cơ quan khí tượng, cơ quan kiểm soát địa chấn và các cơ quan khác liên quan đến việc kiểm soát nguy hiểm.

  • Lực lượng quân đội và cảnh sát và các nhóm tình nguyện phải được trang bị ý thức về kế hoạch ứng cứu và phải được huấn luyện kỹ càng để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch khi cần.

Vì thế, kế hoạch phải được phổ biến đến tất cả các cơ quan này.

Ở cấp quốc tế, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO là tổ chức liên quan chính trong việc bảo vệ các tài sản Di sản Thế giới khỏi các thảm họa. Nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, các viện nghiên cứu và học thuật đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và ứng phó các thảm họa, như ICOMOS, ICOM, IUCN và tổ chức Blue Shield thông qua các văn phòng hoặc các đại diện của họ ở khu vực. Ví dụ, Ủy ban quốc gia ICOMOS đóng vai trò quan trọng trong suốt thời gian khắc phục hậu quả sau cơn sóng thần cho các di tích văn hóa ở Sri Lanka và đã giới thiệu thành công tầm quan trọng của các giá trị di sản văn hóa cho kế hoạch phục hồi sau thảm họa (Nghiên cứu trường hợp 4).

Thông tin về ICOMOS và các tổ chức quốc tế tương đương được giới thiệu ở Phụ lục IV.

Nghiên cứu trường hợp 4

Một tổ chức phi chính phủ (NGO) về Di sản văn hóa có thể giúp như thế nào: vai trò của ICOMOS Sri Lanka trong việc hồi phục lại sau trận sóng thần

Trận sóng thần trên Ấn Độ Dương vào ngày 26/12/2004 đã gây tàn phá nặng nề cho tài sản di sản văn hóa phong phú tại các tỉnh ven biển của Sri Lanka. Trong số các bộ phận của di tích bị tàn phá có một số kiến trúc tôn giáo cổ nhất vẫn đang còn sử dụng, một dãy nhà thế tục với các phong cách kiến trúc pha trộn từ phong cách bản địa đến phong cách Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh, các làng cá truyền thống và hệ sinh thái độc đáo.

ICOMOS Sri Lanka mặc dù là một nhóm nhỏ nhưng đã hành động sớm sau cơn sóng thần – phần lớn các thành viên đã thấy sự tàn phá trong vòng 24 giờ của trận sóng thần và một số người còn thậm chí đã trực tiếp trải nghiệm. Sau đó Ủy ban Quốc gia đã quyết định thực hiện ít nhất là một cuộc khảo sát các di sản văn hóa, biết được rằng không có cơ quan nào khác có thể đảm nhận một nghiên cứu như thế trong thời gian của cơn khủng hoảng.

Vì các nhà hoạch định kế hoạch đang chuẩn bị các kế hoạch phát triển cho những vùng bị ảnh hưởng, ICOMOS Sri Lanka đã công bố trước dân chúng về sự kiện trong vòng 1 tuần nhằm kêu gọi các viên chức chính phủ ghi nhận tình trạng của các di sản văn hóa và bảo vệ chúng khỏi bị tàn phá. Điều này tạo nên hiệu quả đáng mơ ước khi chính phủ Sri Lanka đồng ý cho phép các di tích văn hóa, cùng với các khách sạn và các công trình kiến trúc liên quan đến ngành công nghiệp đánh bắt cá được phép duy trì trong vùng đệm mới được thiết lập tính từ bờ biển. Sau đó ICOMOS đảm nhận một nhiệm vụ gian khổ là thưc hiện cuộc khảo sát các tài sản văn hóa bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần. Điều đáng nói là phải thực hiện càng nhanh càng tốt và kết quả được chuyển cho các nhà hoạch định kế hoạch để đưa vào các đề xuất. Sự hỗ trợ của các trường đại học ở địa phương cũng được tập hợp dưới sự giám sát của ICOMOS.



Nguồn: P.Wijeratne, 2008, Tái phát triển sau trận sóng thần và các di tích văn hóa của các tỉnh ven biển của Sri Lanka, trong H.Meir và T.Will (biên tập), Di sản đang gặp nguy cơ: Di sản văn hóa và các thảm họa tự nhiên, ICOMOS.

3.4. Cần có nguồn nhân lực, kỹ thuật và tài chính nào?

  • Nguồn nhân lực bổ sung để hỗ trợ cho đội hạt nhân sẽ bao gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực bảo tồn và quản lý nguy cơ thảm họa. Các chuyên gia khác như nhà khí tượng học, nhà khí hậu học, kỹ sư địa chấn, nhà nghiên cứu thủy học, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, chuyên gia về bệnh dịch, và các nhà xã hộị học, …có thể cung cấp các thông tin giá trị.

  • Các nguồn kỹ thuật bao gồm các dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để thi hành các biện pháp khác nhau nhằm đánh giá và giảm các nguy cơ thảm họa đối với tài sản và các bộ phận của nó. Ví dụ như thiết bị dập lửa, vòi phun nước và thiết bị báo động khói là các thiết bị cần thiết để ngăn lửa. Người nào có thể giúp xác định những vấn đề này thì đều có ích trong đội lập kế hoạch.

  • Nguồn tài chính cần thiết cho sự phát triển của kế hoạch sẽ phụ thuộc vào tính chất và phạm vi của tài sản và khả năng dễ bị tổn thương của nó đối với nhiều loại nguy hiểm khác nhau. Cần có cuộc khảo sát mở đầu để đánh giá phạm vi công việc trên cơ sở những vấn đề ước tính cho các dự án và các hoạt động có thể chuẩn bị.

  • Đội lập kế hoạch nên thực hiện mọi nỗ lực để triển khai các kế hoạch có thể thực hiện được với các nguồn sẵn có. Tuy nhiên, một kế hoạch cũng có thể bao gồm những ước tính để sau đó có thể tìm thấy những nguồn cần thiết. Quỹ của địa phương và quốc gia cũng nên đảm bảo cho các yêu cầu về kinh phí chính.

  • Tất cả các loại bảng kiểm kê bao gồm cả danh sách nhân viên, các loại hình di sản và trang thiết bị dễ bị phá hỏng do thảm họa cần được chuẩn bị sẵn sàng và dễ dàng tiếp cận.

  • Thường thì các nguồn ứng cứu lại và khôi phục lại từ thảm họa không do các cơ quan quản lý địa phương cung cấp. Trong các trường hợp này thì cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan xử lý thảm họa, thậm chí là được sự quan tâm lớn hơn từ chính quyền địa phương và quốc gia. Cùng với cơ quan và người góp vốn lớn hơn thì xuất hiện nhu cầu giáo dục những người tham gia hướng dẫn hình thành nên kế hoạch DRM dành cho các tài sản di sản văn hóa, kể cả việc đặc biệt xem xét việc bảo vệ các giá trị của di sản.

Mục 1 và 2 xem lại tại sao kế hoạch là cần thiết và nó có thể làm những gì. Mục 3 chỉ ra những ai nên tham gia vào chuẩn bị và thực hiện kế hoạch. Giờ đây chúng tôi đã sẵn sàng thảo luận các thành phần chính của kế hoạch DRM.

Phần 4 đến phần 8 chỉ ra một bước khác của kế hoạch (hình 2), bắt đầu với việc làm thể nào để xác định và đánh giá các nguy cơ thảm họa.



4. Làm thế nào để xác định và đánh giá các nguy cơ thảm họa?

Phần 4 xem lại những thông tin nào cần có để xác định các nguy cơ (4.1), sau đó phân tích các nguy cơ tiềm ẩn (đánh giá các nguy cơ, 4.2) để xem làm thế nào giảm các nguy cơ bằng cách lập kế hoạch và quản lý tốt (4.3).

Các nghiên cứu trường hợp được sử dụng để minh họa các điểm quan trọng. Chu kỳ DRM vẫn là nền tảng cho cuộc thảo luận (hình 1).

4.1.Loại thông tin nào mà bạn cần để xác định các nguy cơ thảm họa đối với tài sản của bạn?

Những loại thông tin sau đây là cần thiết:



  • Các thuộc tính đặc biệt (vật thể cũng như phi vật thể) mang giá trị nổi bật toàn cầu và chứng minh các tiêu chí để ghi tên tài sản vào danh mục Di sản Thế giới. Các tuyên bố về tính xác thực và tính toàn vẹn cũng rất hữu ích. Những thông tin này phải luôn sẵn có cho người quản lý di tích. Tài liệu Hướng dẫn Hành động và các thông tin quan trọng khác về Công ước Di sản Thế giới đã sẵn có ở trên http://whc.unesco.org/.

  • Các yếu tố và các quá trình mà đối với mỗi mối nguy hiểm có khả năng tác động đến tài sản đều có thể dẫn đến sự hư hại hoặc xuống cấp. Cũng cần phải đánh giá khả năng xuất hiện của mỗi mối nguy hiểm.

  • Thông tin về địa lý của vị trí tài sản, phạm vi khoanh vùng của nó, vùng đệm, các vùng lân cận hiện tại, các lối tiếp cận, địa hình, …

  • Các thông tin địa lý, thủy học và khí tượng học liên quan đến tính chất của khí hậu, đất, các đường đứt gãy (nếu có), mức nước ngầm, mặt nước ví dụ như sông ngòi, …

  • Các bản đồ theo chủ đề của khu vực hoặc vùng nơi có di tích, như bản đồ cảnh báo nguy cơ bị tổn thương. Một loạt các bản đồ khái quát mô tả các mối nguy hiểm chính (hoặc điểm nóng về thảm họa tự nhiên) có thể ảnh hưởng đến các Di sản Thế giới có thể cũng rất hữu ích. Các loại bản đồ này thường có sẵn tại các cơ quan trọng yếu của quốc gia, khu vực hoặc địa phương chuyên trách về việc quản lý thảm họa. Sử dụng chúng tốt nhất là bằng cách hoặc gộp vào một tập bản đồ miêu tả vị trí của các di tích cùng với các điểm nóng về thảm họa tự nhiên hoặc bằng cách cung cấp đường kết nối trang web đến các loại bản đồ này trong kế hoạch. Một nguồn thông tin tốt về các điểm nóng thảm họa tự nhiên là của World Bank Disaster Risk Management Series (Loạt tài liệu về Quản lý Nguy cơ Thảm họa của Ngân hàng Thế giới (Dilley và các tác giả, 2005).

Các bản đồ chuyên sâu như bản đồ về nguy cơ đối với di sản văn hóa ở cấp quốc gia hoặc khu vực nếu có sẵn thì cũng rất là hữu ích. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một ứng dụng rất có ích để soạn thảo các bản đồ theo chủ đề. Bản đồ cảnh báo nguy hiểm cho di sản văn hóa ở Italy là một dự án quan trọng minh họa nỗ lực có hệ thống ở cấp quốc gia để phác thảo nên khả năng dễ bị tổn thương trước các mối nguy hiểm đối với di sản văn hóa. (Nghiên cứu trường hợp 5).

  • Các thông tin về lịch sử các vụ thảm họa khác nhau gây tác động đến khu vực hoặc bản thân tài sản có được từ các tài liệu lịch sử và từ các cơ quan chuyên trách đối phó với các loại hình thảm họa.

  • Các bảng kiểm kê và hiện trạng của các hệ thống quản lý hiện có và các trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn sàng đối phó với thảm họa như nơi tạm trú, di tản và cứu nạn. Cũng nên đánh giá thiết bị xác định mối nguy hiểm như những nhu cầu cần thiết khi lũ lụt, hỏa hoạn, lở đất, ô nhiễm và dịch bệnh.

  • Các thiết chế có liên quan hiện có và cộng đồng trong và xung quanh di tích.

  • Việc quy hoạch cơ sở vật chất (việc sử dụng đất, giao thông, cơ sở hạ tầng) ở khu vực nơi có di tích. Thông tin này có trong các tài liệu quy hoạch địa phương như kế hoạch tổng thể hoặc kế hoạch của khu vực.

  • Điều kiện đường sá dành cho việc di tản khi cần thiết.

  • Các hệ thống tri thức địa phương và truyền thống liên quan đến việc giảm nguy cơ thảm họa.

  • Một danh bạ hoàn chỉnh và dễ tiếp cận về các cơ quan chịu trách nhiệm hành động.

Nghiên cứu trường hợp 5

Chuẩn bị các bản đồ về khả năng dễ bị tổn thương trước nguy hiểm: Bản đồ nguy cơ của Di sản Văn hóa Italy

Sáng kiến của Istituto Centrale per il Restauro nhằm hướng đến việc chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp bằng cách cân nhắc các điều kiện môi trường và con người của di sản văn hóa Italia. Dự án này đã được phát triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là thu thập dữ liệu liên quan đến các nguy cơ về môi trường mà di sản văn hóa sẽ gặp phải để vẽ nên các bản đồ theo chủ đề cho nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau như động đất, núi lửa, lũ lụt hay ô nhiễm không khí; và các nhân tố về con người như trộm cắp, phá hoại di tích hay chèn ép du khách. Các thông tin thu thập được từ cơ sở dữ liệu của chính quyền thành phố liên quan đến việc phân bố các di sản văn hóa được tập hợp lại để xác định những khu vực nào dễ gặp nguy hiểm nhất. Giai đoạn hai, trước tiên là liệt kê chi tiết các tài sản di sản văn hóa khác nhau và khả năng bị tổn thương của chúng và thứ hai là phân tích chi tiết các điều kiện liên quan như sự hủy hoại của đá và tác động của nạn ô nhiễm môi trường. Mục đích là xác minh bản chất thật sự và mức độ hư hại qua thời gian để tăng thêm mức độ dự đoán chính xác của việc vẽ bản đồ nguy cơ. Giai đoạn cuối cùng là việc tổng hợp trên máy tính việc phân bố và mối nguy hiểm của di tích đã được xác định và khả năng bị tổn thương của các tài sản di sản văn hóa đã được xác định cũng như các yếu tố nguy cơ có liên quan, tất cả đều được trình bày dưới hình thức bản đồ.



Nguồn: Các chi tiết của dự án, cùng với bản đồ (http://www.uni.net/aec/)

Nơi nào có ít dữ liệu về lịch sử hoặc nơi nào có kẽ hở về quản lý thì tốt nhất là sử dụng dữ liệu sẵn có và có thể khuếch đại chúng thông qua “phép đạc tam giác”, ví dụ như việc sử dụng nhiều nguồn khác nhau. Tri thức bản địa cũng có thể cung cấp nhiều dữ liệu có ích giúp cho việc xác minh.

Trong khi ứng cứu khẩn cấp, tài liệu thu thập được rất có giá trị trong việc cải thiện các cuộc ứng cứu trong tương lai và rút ra các bài học để thực hiện.

Ghi chú: quan trọng là phải phân biệt rõ ràng giữa các mối nguy hiểm tự nhiên và thảm họa vì điều này liên quan đến mức độ can thiệp quản lý thích hợp với một tài sản Di sản Thế giới cụ thể. Khả năng ngăn chặn việc làm tổn hại hay mất mát các giá trị của di sản do các quá trình của tự nhiên có thể bị hạn chế. Vì thế các hành động ứng cứu và phục hồi phải được nghiên cứu cẩn thận. Quan điểm chung là các đặc điểm tĩnh của di sản thiên nhiên hoặc di sản văn hóa có thể được duy trì trong môi trường đang bị thay đổi có thể được thay thế bằng quan điểm rằng những thay đổi đối với các giá trị này là không thể tránh được. Vì vậy, việc đánh giá các nguy cơ thảm họa sẽ càng trở nên phức tạp vì những tài sản này phải chịu cả những ảnh hưởng thường xuyên hoặc không thường xuyên từ thảm họa do biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu trường hợp 6

Thông tin cho công chúng khi các mối nguy hiểm tự nhiên không phải là thảm họa: các quá trình của tự nhiên ở Kamchatka (Liên bang Nga).

Được ghi danh bởi bốn tiêu chí di sản thiên nhiên bao gồm các quá trình địa lý nổi bật, khu Di sản Thế giới Kamchatka gồm có 29 ngọn núi lửa đang hoạt động. Vào tháng 6/2007, một trận lở đất đã làm tắc nghẽn dòng sông chảy qua Thung lũng Geysers ở khu bảo tồn tự nhiên Kronotsky. Tình trạng tắc nghẽn này đã làm ngập rất nhiều suối nước nóng của thung lũng. Tại một điểm của con đập bằng đá, sỏi và băng được ước tính có tới 4,5 triệu m3.

Thung lũng Geysers là nơi thu hút khách du lịch và nạn lở đất và lũ lụt thường xuyên thu hút sự chú ý và quan tâm của giới truyền thông trên thế giới về sự tàn phá của khu vực được bảo vệ. Tuy nhiên, sự việc đó chỉ đơn giản là cho thấy phần tự nhiên của các quá trình đang diễn ra hoạt động ngay trong di tích. Các nhà quản lý khu di sản có thể có lợi từ việc thông tin rõ ràng với giới truyền thông và công chúng về những sự kiện này, mà trong khi gây bất ngờ và có thể là cú sốc, cho thấy cơ hội nâng cao nhận thức về các quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, những sự kiện như thế thật sự tạo ra nhu cầu đánh giá về các mối nguy hiểm tiềm ẩn đang gia tăng đối với cuộc sống của con người. Trong trường hợp bị lở đất, các biện pháp quan trọng gồm việc đánh giá và xử lý các nguy cơ và kiểm soát các nguy cơ và thông tin để đảm bảo rằng du khách, các nhà nghiên cứu và người dân sống ở khu vực hạ lưu biết được nguy cơ lũ lụt bất ngờ nếu đập bị vỡ.

4.2. Làm thế nào để phân tích các yếu tố có thể gây nên nguy cơ thảm họa đối với di tích?

Có thể phân tích các yếu tố gây nên nguy cơ thảm họa đối với di tích theo các bước sau (Hình 4):



Phân tích các yếu tố

  • Liệt kê tất cả các mối nguy hiểm tự nhiên hoặc do con người gây ra mà khiến di tích có nguy cơ thảm họa. Những điều này gồm những mối nguy hiểm chính có tác động tai hại tiềm ẩn, ví dụ như động đất, cũng như những mối nguy hiểm thứ yếu diễn ra chậm và từ từ, hoặc các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn ví dụ như những thay đổi ở thảm thực vật tự nhiên do mực nước ngầm dâng lên hoặc những thay đổi ở chất lượng nước ngầm do ô nhiễm. Đối với trường hợp các di tích văn hóa thì những mối nguy hiểm thứ yếu có thể là sự phát triển của thảm thực vật trên di tích và tình trạng ẩm ướt do mực nước ngầm tăng lên.

(Chú ý rằng mặc dù tập trung chủ yếu vào những mối nguy hiểm như động đất và gió xoáy có khả năng tạo ra thảm họa nhưng những mối nguy hiểm thứ yếu làm tăng khả năng gây ra thảm họa cũng không thể bỏ qua).

  • Xác định các quá trình có mối liên kết với mối nguy hiểm chính có thể gây ra nguy cơ thảm họa đối với di tích. Có thể xác định các quá trình này trên cơ sở:

  • Đánh giá sự thực hiện của các hệ thống quản lý đang tồn tại và các biện pháp sẵn sàng đối phó với thảm họa;

  • Phân tích những tác động tiêu cực của những hình thức hoặc hiện tượng hư hại và xuống cấp đang diễn ra hoặc đưa ra những sự can thiệp, hành động hoặc quy hoạch tự nhiên không thể đảo ngược được mà có thể làm tăng thêm nguy cơ bị tổn thương của di tích trước những mối nguy hiểm khác nhau. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau và cũng có thể lôi kéo cả cộng đồng địa phương tham gia, như trong phần Thực hành giả định khi có thảm họa được miêu tả trong Nghiên cứu trường hợp 7.

  • Phân tích các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến môi trường xung quanh mà có thể làm tăng nguy cơ tổn hại đến di tích. Các yếu tố này có thể là yếu tố về cơ sở vật chất, xã hội, kinh tế hoặc thể chế cũng như thái độ, quan điểm. Điểm yếu về mặt vật lý có thể là ở mức độ kết cấu hoặc vật liệu. Mỗi di tích nên xác định những dấu hiệu đặc trưng chỉ ra khả năng bị tổn thương của di tích đó để được đánh giá về sự thay đổi theo thời gian. Ví dụ như, khu vực Di sản Thế giới nằm ở khu đô thị đông đúc Kathmandu, Patan và Bhaktapur (Nepal) có nguy cơ bị tổn thương rất cao do các điểm yếu trong kết cấu cũng như khả năng tiếp cận di tích khi có thảm họa xảy ra (Nghiên cứu trường hợp 1).

  • Phân tích các tác động tiêu cực tiềm tàng của việc trùng tu kém chất lượng đã thực hiện trong quá khứ. Ví dụ như, theo một số chuyên gia, việc điều tra tại Quần thể đền Prambanan (Indonesia) sau trận động đất tháng 6/2006 đã cho thấy rằng những hư hại trên diện rộng đối với những ngôi đền chính bằng đá chủ yếu là do việc đưa bê tông vào phần dưới của kiến trúc các ngôi đền trong những lần trùng tu trước đó. Các lí do tương tự cũng được các chuyên gia nêu lên để giải thích cho hư hại tại Thành Bam ở Cộng hòa Islamic của Iran sau trận động đất năm 2003 (xem thêm Nghiên cứu trường hợp 7 ở Bam).


Liệt kê những yếu tố do tự nhiên và con người gây ra

Xác định những yếu tố gây nguy hiểm

Phân tích mối quan hệ “nhân quả”

Phân tích tác động tiềm tàng đối với các giá trị di sản


Hình 4. Quá trình phân tích các nguy cơ



  • Phân tích mối quan hệ “nhân-quả” giữa các mối nguy hiểm chính khác nhau và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm tăng nguy cơ bị tổn thương của di tích và khiến di tích gặp nguy cơ thảm họa và làm rõ cách mà chúng liên quan với nhau. Những mối nguy hiểm thứ yếu (hoặc các yếu tố) có thể làm tăng khả năng bị tổn thương của di tích trước mối nguy hiểm chính. Ví dụ, các yếu tố nguy hiểm thứ yếu như nấm mốc hoặc thảm thực vật tác động đến một kiến trúc lịch sử có thể do các mối nguy hiểm chính gây ra ví dụ như mưa lớn do việc thoát nước không hợp lý và thiếu sự bảo dưỡng. Những yếu tố này lần lượt làm suy yếu cấu trúc của di tích khiến cho công trình càng dễ gặp nguy hiểm khi có động đất (mối nguy hiểm chính). Đồng thời, biện pháp giải quyết một mối nguy hiểm cụ thể có thể làm tăng khả năng gặp mối nguy hiểm khác cho di tích. Ví dụ, các hướng dẫn bảo tồn dành cho vôi vữa được triển khai vì những cơn bão bất ngờ lớn hơn xảy ra có thể không còn thích hợp khi chống lại trận động đất (Hình minh họa 5)

Những mối nguy hiểm thứ yếu




Di tích





Các yếu tố về khả năng dễ bị tổn thương

Những mối nguy hiểm thứ yếu

Hình 5. Mối quan hệ giữa mối nguy hiểm, khả năng bị tổn thương và các thảm họa




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương