TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI


Những loại nguy hiểm chính có thể gây ra thảm họa là gì?



tải về 0.59 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Những loại nguy hiểm chính có thể gây ra thảm họa là gì?

Dưới đây là một số mối nguy hiểm thông thường nhất có thể dẫn đến một thảm họa (WHO; ICSU, 2007):

. khí tượng học: các cơn bão, lốc xoáy, sóng nhiệt, sét, hỏa hoạn;

. thủy học: các trận lụt, lũ quét, sóng thần;

. địa chất học: núi lửa, động đất, sự biến động lớn (sụt, lở đất, sự sụt lún);

. vật lý học thiên thể: thiên thạch;

. sinh vật học: dịch bệnh, các sinh vật phá hoại;

. gây ra do con người: xung đột vũ trang, hỏa hoạn, ô nhiễm, sự thất bại hay sụp đổ của cơ sở hạ tầng, tình trạng náo động dân sự và sự khủng bố;

. sự biến đổi khí hậu: gia tăng mức độ thường xuyên và sự khắc nghiệt của bão, hồ băng tan gây ra lũ lụt (GLOFs).

Bảng 1 cho thấy những ví dụ về các mối quan hệ và những tác động liên kết có thể xảy ra do các mối nguy hiểm bởi con người gây ra hay bởi tự nhiên.

Đối với loại hình toàn diện hơn của các mối nguy hiểm, xem phần phụ lục II.

Bảng 1. Mối quan hệ giữa nguy hiểm do tự nhiên và do con người gây ra





Tự nhiên

Do con người gây ra

Gián tiếp/Thứ yếu

Khí tượng học

-Bão

-Sét


-Mưa lớn




-Nạn lũ lụt (duyên hải/sông suối)

-Hỏa hoạn

-Sự biến động lớn


Thủy học (gây ra do mưa lớn)

-Lũ quét

-Lở đất/dung nham núi lửa/

Băng dày thành đập ngăn của một con sông

-Sóng thần



-Cấu trúc cơ sở hạ tầng về thủy học không đáp ứng được (đập, đê, hồ chứa, hệ thống thoát nước)

-Việc bảo vệ bờ biển bị thất bị (những bức tường chắn biển)



-Dịch bệnh

-Ô nhiễm


Núi lửa

-Dòng chảy dung nham

-Dòng chảy do nham tầng núi lửa tạo thành

-Tro và các tảng khói bụi rơi xuống

= Khí đốt



-Do việc khai thác mỏ gây ra (vd: núi lửa bùn)

-Lahar (dòng chảy bùn)

-Lở đất


-Sóng thần

-Hỏa hoạn



Địa chấn

-Sự đứt gãy về địa chất

-Rung chấn tạm thời

-Sự biến dạng thường xuyên (nếp oằn)

-Những biến động gây tác hại (sự hóa lỏng và sự biến động lớn)



- Những biến động lớn do đập và hồ chứa gây ra

-Khai thác mỏ

-Nổ mìn/Hạt nhân


-Sự biến động lớn

-Hỏa hoạn

-Lũ lụt


Biến động lớn (của tuyết, băng, đá, bùn đất, …)

(gây ra bởi sự xói mòn chậm hoặc một trong những điều trên)



-Sụp đổ

-Sụt lún


-Lở đất

-Dòng chảy



-Sự khai mỏ không ổn định/sự lãng phí công trình xây dựng, phá hỏng các đống đất đá




1.4 Thảm họa có tác động gì đối với Di sản Thế giới?

Các tài sản Di sản Thế giới là những gì đã được định nghĩa trong mục 1 và 2 của Công ước Di sản Thế giới và được ghi vào danh mục Di sản Thế giới dựa trên giá trị nổi bật toàn cầu của chúng, thỏa mãn đầy đủ một hay hơn thế trong mười tiêu chí đã được xác định trong Những hướng dẫn hành động để thực hiện Công ước Di sản Thế giới (UNESCO/ WHC, 2008a).



. Tất cả những tài sản Di sản Thế giới có thể có nguy cơ gặp một hoặc nhiều loại thảm họa

. Hơn một vài năm qua, những thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây ra đã mang lại nhiều mất mát khủng khiếp cho các tài sản Di sản Thế giới. Chẳng hạn như, Bam (Cộng hòa Hồi giáo Iran) do động đất vào năm 2003; Khu điện thờ Prambanan (Indonesia) do động đất vào năm 2006; thành phố cổ Edinburgh (Vương quốc Anh) do hỏa hoạn vào năm 2002; sự phá hủy của Bamiyan Buddhas ở Afganistan do xung đột vũ trang và hành động cố ý phá hoại vào năm 2001; và ngôi điện thờ Tooth Relic ở Kandy (Sri Lanka) sau cuộc tấn công khủng bố vào năm 1998. Vào năm 2007, cơn lốc Sidr ở Sundarbans (Bangladesh) đã dẫn đến sự phá hủy của khu rừng và đước, khiến nhiều ngư dân và động vật hoang dã chết đuối, gây ra hiện tượng nước mặn xâm thực.

. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng làm các tài sản Di sản Thiên nhiên Thế giới và hệ sinh thái có thêm các nguy cơ gặp thảm họa (UNESCO/WHC, 2007). Ngoài ra, chu trình khí hậu chẳng hạn như hiện tượng El Nino – ENSO có liên quan đến hạn hán và lũ lụt, và những thay đổi có liên quan đến biến đổi khí hậu theo mực nước biển hay lũ lụt và bão cũng làm tăng khả năng xuất hiện các mối nguy hiểm cho các khu vực được bảo vệ.

. Sự biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng các tác động của thảm họa đối với các tài sản Di sản Văn hóa Thế giới thông qua các ảnh hưởng của nó đối với các yếu tố có nguy cơ lớn. Chẳng hạn như bất kỳ sự gia tăng nào trong hơi ẩm của đất cũng ảnh hưởng đến những di chỉ khảo cổ hay công trình lịch sử, do đó làm gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương trước những mối nguy hiểm tự nhiên như động đất và lũ lụt.

. Một mối nguy hiểm có thể làm thay đổi, gây xuống cấp hoặc phá hủy sự cân bằng tự nhiên hay mỹ học của hệ sinh thái hay hiện tượng tự nhiên mà nhờ đó di sản được công nhận. Ví dụ như, Khu Bảo tồn Bướm chúa ở Mexico hoàn toàn dựa vào sự di cư khổng lồ của hàng triệu con bướm hàng năm. Sự bùng phát của dịch bệnh hay sự ô nhiễm đang làm ảnh hưởng đến hành trình di cư của loài bướm hay hỏa hoạn ở các khu rừng nơi mà loài bướm sinh sống trong thời gian dễ bị tổn thương nhất trong năm có thể phá hủy giá trị nổi bật toàn cầu toàn cầu của tài sản này.

Những giá trị Di sản Thế giới thuộc về địa chất và địa mạo không dễ bị tổn thương trước những mối nguy hiểm. Tuy vậy, sự biến động lớn, động đất và núi lửa phun có thể làm thay đổi đặc điểm của tài sản này và nạn lũ lụt có thể làm che khuất những giá trị của nó đối với du khách.

Những quá trình thực hiện chức năng của hệ sinh thái dễ bị tổn thương trước hầu hết các mối nguy hiểm. Trong số 13 di sản thiên nhiên nằm trong Danh sách Di sản Thế giới đang lâm nguy năm 2008, 8 di sản được công nhận bới những giá trị của hệ sinh thái. Đợt sóng thần ở châu Á vào năm 2004 đã làm gia tăng nạn phá rừng tại di sản Rừng mưa Nhiệt đới Sumatra (Nghiên cứu trường hợp điển hình số 30). Những cuộc xung đột ở nhiều nơi trong những khu vực này và kết quả là sự biến mất của một số loài chủ yếu và những tác động đối với hệ sinh thái còn tồn tại đã gây tác hại trầm trọng lâu dài đối với tình trạng của di sản. Ở Manas (Ấn Độ), việc đưa vào một số loài đang được tiến hành nhằm phục hồi hệ sinh thái sau một thời kỳ xung đột đã dẫn đến sự mất mát lớn về số lượng động vật hoang dã (Nghiên cứu trường hợp điển hình số 29).

Những thảm họa thiên nhiên đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc hình thành đặc tính, chức năng và giá trị nổi bật toàn cầu của các Di sản Thế giới. Vì thế, điều quan trọng là xem xét phạm vi của những can thiệp trong quản lý có thể được cho phép ở khu vực được bảo vệ đặc biệt nhằm đảm bảo các khu vực tự nhiên và những đặc trưng văn hóa liên quan, nếu có, được duy trì và các quá trình tự nhiên có thể tiếp tục tiến triển.



. Thảm họa đặt ra những nguy cơ không chỉ đối với các thuộc tính vật lý mang đến những giá trị di sản của một tài sản mà còn đối với cuộc sống của các khách du lịch, cán bộ nhân viên và các cộng đồng địa phương đang sinh sống trong di tích hoặc ở những vùng lân cận, và cũng đối với những sưu tập và tài liệu quan trọng. Thảm họa cũng gây những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế địa phương do sự sụt giảm doanh thu của ngành du lịch, và đối với sinh kế của người dân địa phương, những người sống phụ thuộc vào di sản này.

Khi dân số toàn cầu tăng lên cả về số lượng, mật độ và sinh sống ở những khu vực hay cộng đồng có thể xảy ra nguy cơ thì luôn ở trong tình trạng không được bảo vệ, đặc biệt là những người dân nghèo và/ hay đang sinh sống ở những vùng xa xôi. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ở những khu vực gần cạnh tài sản Di sản Thế giới thì mức tăng dân số cao hơn mức tăng trung bình ở những vùng nông thôn của quốc gia đó (Wittemyer et al. 2008). Do đó, ngày càng có nhiều người chịu tác động của mối nguy hiểm dẫn đến nguy cơ thảm họa cao.



. Trong những tình huống như thế, những nhà quản lý di tích và cơ quan quản lý luôn chịu áp lực lớn trong việc cho phép những hoạt động chẳng hạn như khai thác tài nguyên để lấy gỗ làm nguyên liệu, xây dựng lại hay xâm lấn đất nông nghiệp để định cư, tất cả những điều này đã làm giới hạn ngân sách quản lý đang trong chiều hướng căng thẳng.

Thảm họa làm giảm khả năng của các nhà quản lý Di sản Thế giới, các quan chức làm công việc quản lý và cả những nhân viên lâm nghiệp trong việc giám sát và thi hành các qui định. Chẳng hạn như, ở Comoé tại Manovo-Gounda (Cộng hòa Trung Phi), Garamba (Cộng hòa Dân chủ Công-gô) và Niokolo-Koba (Senegal) việc săn bắn trộm để mua bán thịt rừng bất hợp pháp đã làm giảm đáng kể số động vật hoang dã trong những vùng thiếu an ninh về thực phẩm và thiếu cả những kế sinh nhai khác. Những nhân viên không thể làm việc trong những di sản này do những nhóm nổi loạn vũ trang quanh biên giới quốc tế ở những khu vực diễn ra xung đột.



Mục này đã cho thấy những tác động có phạm vi rộng của thảm họa đối với tài sản Di sản Thế giới. Mục 1.5 dưới đây nghiên cứu bằng cách nào DRM hướng tới mục tiêu giảm và tránh được những tác động như thế.

1.5. Những nguyên tắc chủ yếu nào của DRM được ứng dụng vào di sản?

. DRM hướng tới mục đích ngăn chặn và làm giảm những tác động tiêu cực của thảm họa đối với các tài sản Di sản Thế giới. DRM chủ yếu quan tâm đến việc giảm nguy cơ đối với các giá trị di sản gắn với các thuộc tính (tính xác thực và/hoặc tính toàn vẹn và tính bền vững), và đối với cả cuộc sống con người, của cải tài sản và các phương kế sinh nhai.

. Những giá trị mà nhờ đó tài sản được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới nên là nền tảng cho tất cả các kế hoạch và hoạt động khác căn cứ vào. Việc này giúp làm giảm khả năng ứng phó khẩn cấp và các hoạt động phục hồi có những hậu quả tiêu cực không lường trước đối với di sản.

. Những yếu tố nhỏ khác nhau và phát triển không ngừng có thể làm gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương của di sản trước các mối nguy hiểm. Vì thế, DRM không chỉ liên quan đến việc bảo vệ di sản khỏi các mối nguy hiểm chủ yếu mà còn làm giảm những yếu tố dưới đây, chẳng hạn như thiếu bảo quản, quản lý không thích đáng, sự xuống cấp ngày càng tăng, hay việc vùng đệm của hệ sinh thái cũng có thể gây ra các mối nguy hiểm và cuối cùng trở thành các thảm họa.

. Những nguy cơ đối với các di sản văn hóa và tự nhiên mà DRM xác định có thể bắt nguồn từ chính bên trong di sản hay ở trong môi trường xung quanh. Vì vậy, DRM đóng một vai trò có ý nghĩa ở những vùng đệm của các tài sản Di sản Thế giới. Một phần của hành động lặp đi lặp lại có thể xác định lại các khu vực đệm như là lớp bảo vệ được thêm vào. Những khu vực dẫn nước, những mối nguy hỏa hoạn và những khả năng sụt lở đất dựa trên những nghiên cứu địa chất có thể giúp triển khai những hướng dẫn quản lý nguy cơ phù hợp ở những khu vực đệm. Ví dụ như, những tài sản Di sản Thế giới nằm ở khu đô thị có công trình xây dựng dày đặc của thành phố Kathmandu (Nepal) có nguy cơ cao hơn nhiều do những yếu tố từ môi trường xung quanh. Loại hình xây dựng ở khu vực dân cư xung quanh có thể dẫn đến hậu quả làm trở ngại việc tiếp cận khu vực Di sản Thế giới khi xảy ra động đất (Nghiên cứu trường hợp 1).

Nghiên cứu trường hợp 1

Nguy cơ gia tăng do môi trường xung quanh: nguy cơ động đất ở các khu vực di tích Di sản Thế giới ở Thung lũng Kathmandu (Nepal)

Khu vực di tích Di sản Thế giới Kathmandu, Patan và Bhaktapur nằm trong khu vực đô thị có nhiều công trình xây dựng với nguy cơ cao về sự sụp đổ do động đất. Áp lực đô thị đang tăng lên ở Thung lũng Kathmandu trong suốt một vài thập niên qua đã dẫn đến sự chuyển đổi nhanh chóng của những khu vực dân cư xung quanh các tài sản Di sản Thế giới. Những sự chuyển biến này bao gồm việc tăng thêm những tầng lầu và những khu dân cư được xây dựng vươn lên cao đã làm gia tăng khả năng dễ bị tổn thương khi có trận động đất. Trong trường hợp có động đất, các lối vào khu Di sản Thế giới bị mắc kẹt, và hậu quả là các dịch vụ cứu hỏa không thể tìm được đường vào và việc di tản dân cư và khách du lịch cũng rất khó khăn.



Nguồn: R. Jigyasu, 2002. Reducing Disaster Vulnerability through Local Knowledge and Capacity; the Case of Earthquake Prone Rural Communities in India and Nepal ((Giảm khả năng bị tổn thương do thảm họa thông qua kiến thức và năng lực địa phương; trường hợp những cộng đồng ở vùng nông thôn dễ xảy ra động đất ở Ấn Độ và Nepal), Luận án Tiến sĩ, Trondheim: Đại học Khoa Học và Kỹ thuật Na-uy.

. DRM quan tâm đến vai trò tích cực hơn của việc sử dụng kiến thức truyền thống và những hệ thống quản lý trong việc làm giảm nhẹ thảm họa cũng như lo lắng đến sự bảo vệ thụ động. Những cộng đồng mang tính truyền thống không biết bằng cách nào đối phó với một trận hỏa hoạn lớn nhưng họ có thể có cách tổ chức riêng để tiến hành hoạt động tập thể nhằm đối phó với thảm họa. Di sản tự nhiên cũng đóng một vai trò có ý nghĩa như là những vùng đệm hoặc vùng bảo vệ trước các mối nguy hiểm khác nhau, ví dụ như chức năng của những cây đước trong việc chống lũ lụt gây ra do sự xói mòn hay sóng thẩn và bão. Việc thực hiện chức năng của hệ sinh thái cũng làm gia tăng khả năng trữ nước mưa trong đất, cây trồng và các vùng đầm lầy trong suốt mùa mưa bão, vì thế làm giảm nguy cơ lũ lụt trong khu vực di sản và vùng hạ lưu của khu vực này.

DRM nên là một bộ phận không thể thiếu của việc quản lý tài sản Di sản Thế giới và vì thế cần trở thành một bộ phân của kế hoạch quản lý. DRM cũng cần được liên kết với các hệ thống quản lý thảm họa ở mức độ địa phương, khu vực và quốc gia. Điểm này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong phần 2.2.



. Những loại hình khác nhau của tài sản di sản văn hóa, chẳng hạn như những công trình lịch sử, những đô thị lịch sử và các khu vực thành thị, những khu định cư và nhà ở bản địa, những di tích khảo cổ, những khu vườn lịch sử và những cảnh quan văn hóa sẽ có những nhu cầu riêng đối với việc quản lý nguy cơ thảm họa. Tính chất đặc trưng của mỗi loại di sản quyết định những điều này dựa trên qui mô và đặc tính (vật thể/ phi vật thể, di động/ bất động, đang sống/ không có người ở, được bảo vệ/ không được bảo vệ).

Chu trình quản lý nguy cơ thảm họa

Có 3 giai đoạn chủ yếu của việc Quản lý Nguy cơ Thảm họa: trước, trong và sau thảm họa (Hình 1). Những hoạt động chuẩn bị được thực hiện trước khi một thảm họa bao gồm hoạt động đánh giá nguy cơ, những biện pháp ngăn chặn và làm giảm nhẹ những mối nguy hiểm cụ thể (bảo quản và giám sát, lập quy trình và thực hiện các chính sách và các chương trình quản lý thảm họa khác nhau). Những việc chuẩn bị cấp thiết được tiến hành trước khi xảy ra thảm họa bao gồm cả những biện pháp chẳng hạn như tạo ra một đội ứng phó khẩn cấp, lập kế hoạch và trình tự tản cư, những hệ thống báo động, tập luyện tình huống và nơi dự trữ tạm thời.

Hình 1 Chu trình quản lý nguy cơ thảm họa



Trong suốt thời gian xảy ra thảm họa, thường thì kéo dài trong 72 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi sự việc xảy ra, những quy trình ứng phó khẩn cấp khác nhau để cứu người cũng như di sản cần được triển khai và đã được tập luyện từ trước.

Những hoạt động bắt đầu sau khi một thảm họa bao gồm việc đánh giá thiệt hại, biện pháp xử lý đối với những bộ phận bị hư hại của tài sản di sản thông qua việc sửa chữa, phục hồi và trang bị thêm những bộ phận mới hay những hoạt động phục chế. Lưu ý rằng DRM bao gồm tất cả các hoạt động được chuẩn bị trước, trong và sau thảm họa.

Kinh nghiệm ứng phó và phục hồi sau một thảm họa đem lại cơ hội để xem xét lại kế hoạch DRM dành cho tài sản dựa trên những thành quả và thất bại của kế hoạch. Quả thật, những thông tin và việc giám sát theo định kỳ là thật sự cần thiết trong suốt chu trình DRM.

Chu trình này được xem là một công cụ hiệu quả để thông tin những bước cần thiết của DRM đối với di sản văn hóa, vì thế, chu trình này nên viết sẵn bằng ngôn ngữ địa phương và dán ở những chỗ dễ thấy tại văn phòng của cơ quan quản lý di sản.



Để chỉ ra thảm họa có thể ảnh hưởng đến tài sản Di sản Thế giới như thế nào và xem lại một số nguyên tắc của DRM đối với di sản, bước tiếp theo là sự chuẩn bị của kế hoạch DRM.

2. Một kế hoạch DRM bao gồm những gì?

2.1 Những đặc điểm chủ yếu của kế hoạch DRM?

. Một kế hoạch cần thiết để cung cấp những hướng dẫn rõ ràng, linh hoạt và thực tế (hơn là những qui tắc cứng nhắc) cho người quản lý di sản và nhóm của họ. Tính linh hoạt nên được xây dựng trong kế hoạch ngay từ đầu.

. Với tư cách là một kế hoạch quản lý di tích chung, kế hoạch DRM không nên chỉ bao gồm một danh sách những hoạt động. Hơn thế, kế hoạch cần miêu tả các quá trình mà trong đó, với những tình huống khác nhau, có những cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm kèm theo để đưa ra quyết định và thực hiện những hoạt động thích hợp. (Xem hình minh họa 2 và tham khảo lại hình minh họa 1).

. Một kế hoạch cần xác định rõ những mục đích và quá trình của kế hoạch, phạm vi, mục tiêu và các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện.

. Cần thiết rằng, một kế hoạch dựa trên việc nhận biết và đánh giá những nguy cơ thảm họa chính (xem Mục 4) có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với các giá trị di sản của tài sản (như đã được chỉ ra trong Tuyên bố Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản), cũng như sinh mạng của con người và các tài sản tại di tích.

. Sau đó kế hoạch giải thích rõ ràng những công cụ, kỹ thuật và những chiến lược thực hiện để ngăn chặn và làm giảm nhẹ, việc chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp, phục hồi, bảo quản và giám sát. Những điều này sẽ được trình bày chi tiết từ Mục 5 đến Mục 8 của tài liệu.

. Những giai đoạn thời gian và các thời hạn để xem xét lại kế hoạch theo định kỳ cần được xác định.

. Tùy thuộc vào tính chất của tài sản, một kế hoạch nên càng toàn diện càng tốt. Chẳng hạn như, nếu có một vài tài sản di sản trong một thành phố hay khu vực đô thị thì chúng ta nên có một kế hoạch quản lý nguy cơ tổng thể cho tất cả những di sản trong thành phố. Kế hoạch sẽ thành lập một hệ thống để điều phối từng kế hoạch của từng tài sản, dự tính những hoạt động và thủ tục chung cho tất cả các tài sản, đặc biệt sự phối hợp với các cơ quan bên ngoài như chính quyền thành phố tự trị, cứu hỏa, cảnh sát và các cơ quan y tế. Để ví dụ, xem Nghiên cứu trường hợp 2, trong đó Trung tâm lịch sử Lima (Peru) đòi hỏi một kế hoạch toàn diện cho tất cả những công trình lịch sử và khu vực xung quanh thay vì những kế hoạch riêng lẻ cho những công trình cụ thể.

. Kế hoạch DRM có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào đối tượng, chẳng hạn như một tờ gấp hoặc là tờ quảng cáo sẽ thích hợp cho việc nâng cao nhận thức của công chúng, trong khi đó một báo cáo lại có thể cần thiết cho một cơ quan nhà nước, một cuốn sổ tay hướng dẫn / CD ROM với bản liệt kê những mục cần kiểm tra sẽ thích hợp hơn cho một nhà quản lý di tích. Dù bất cứ dưới hình thức nào, kế hoạch này cũng cần được nối kết chặt chẽ với kế hoạch hay hệ thống quản lý tổng thể của di sản (xem phần 2.2). Kế hoạch về Lộ trình ứng cứu khẩn cấp tại các tòa nhà lịch sử của Quỹ Tín thác quốc gia Vương quốc Anh (UK National Trust’s Emergency Procedures at Historic Houses) là một ví dụ điển hình về một kế hoạch có tính khả khi (xem Nghiên cứu trường hợp 3), trong đó kế hoạch này quan tâm đến tiền phúc lợi xã hội của di sản văn hóa được đặt trong một khung hành động lớn hơn với những mối quan tâm đồng thời đến cuộc sống, tài sản và môi trường (xem thêm phần Nghiên cứu trường hợp 25 dành cho kế hoạch không hoạt động/ không có tính khả thi).

. Những bản sao của kế hoạch DRM dành cho tài sản nên được cất giữ an toàn ở một vài địa điểm để khi cần chúng có thể được lấy ra một cách dễ dàng, đặc biệt trong suốt quá trình xảy ra thảm họa.

Cần làm rõ những bộ phận chính của một kế hoạch DRM (hình minh họa 2) được rút ra từ bản miêu tả của chu trình DRM (hình minh họa 1) như thế nào. Mỗi phần chính của tài liệu này hướng dẫn này liên quan đến một trong những bước của kế hoạch như dưới đây:



. 4. Nhận diện và đánh giá: Bạn nhận biết và đánh giá nguy cơ thảm họa như thế nào?

. 5. Ngăn chặn và làm giảm nhẹ: Bạn ngăn chặn hay làm giảm nhẹ nguy cơ thảm họa như thế nào?

. 6. Chuẩn bị và đối phó khẩn cấp: Bạn chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp như thế nào?

. 7. Phục hồi: Bạn phục hồi sau thảm họa như thế nào?

. 8. Thực hiện và giám sát: Bạn lập kế hoạch hoạt động như thế nào?

Hình minh họa 2. Những bộ phận cấu thành chính của kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa



Trước khi bắt đầu một kế hoạch (Mục 3), những câu hỏi đặt ra cần được trả lời về việc kế hoạch DRM có liên quan đến kế hoạch quản lý di tích như thế nào, và liên quan như thế nào với những kế hoạch lớn hơn và mang tính chất của vùng.

Nghiên cứu trường hợp 2: Nhu cầu cần có một kế hoạch DRM toàn diện: Trung tâm lịch sử Lima (Peru)

Trung tâm lịch sử Lima được ghi vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 1988 với tư cách là một ví dụ điển hình về một quần thể kiến trúc, minh họa cho những giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử con người khi là thủ đô của những thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ cho đến giữa thế kỷ 18. Khoảng 23% di tích chính thức được bảo vệ tọa lạc ở trung tâm lịch sử, gồm có Tu viện San Francisco thuộc vào loại lớn nhất trong khu vực. Khu vực này có nguy cơ cao về động đất và hỏa hoạn, những thảm họa này đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho di sản văn hóa trong quá khứ. Sau một trận hỏa hoạn lớn vào tháng 12 năm 2011 do pháo hoa gây ra, những tiêu chuẩn về an toàn bên trong các công trình được thắt chặt hơn. Động đất cũng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho trung tâm lịch sử trong quá khứ; sự tàn phá gần đây nhất là trận động đất diễn ra vào tháng 8 năm 2007 kéo theo sau đó là việc sửa chữa, trùng tu và tái thiết đã được khởi đầu tại một số di tích. Tuy vậy, cho đến tận bây giờ phần lớn những biện pháp chuẩn bị cho thảm họa vẫn chỉ tập trung vào những di tích riêng lẻ mà không chú tâm vào những nguy cơ bắt nguồn từ khu vực xung quanh đô thị. Cần hình thành một chiến lược quản lý nguy cơ toàn diện ở cấp thành phố dựa trên việc sử dụng đất thích hợp, những con đường giao thông và di tản, việc lắp đặt những thiết bị khẩn cấp như vòi nước cứu hỏa, bằng cách phối hợp chặt chẽ với chính quyền thành phố tự trị, các dịch vụ cứu hỏa, bệnh viện và những quan chức chính quyền thành phố có liên quan khác. Điều này cần được kết hợp với các nhu cầu di sản ở những mức độ của từng công trình lịch sử và của toàn khu vực đô thị.



Nguồn: Maria D.C.C. Perez và Patricia I.G. Yague, 2007, do những thành viên người Peru tham gia Khóa đào tạo quốc tế về Quản lý nguy cơ thảm họa đối với Di sản Văn hóa cung cấp, Rits-DMUCH, Kyoto.

Nghiên cứu trường hợp 3

Một phương pháp tiếp cận đan xen thật sự: Lộ trình ứng cứu khẩn cấp tại các tòa nhà lịch sử của Quỹ Tín thác quốc gia Vương quốc Anh

Quỹ Ủy thác Quốc gia dành cho Những địa điểm có Tầm quan trọng về Lịch sử hay Vẻ đẹp Tự nhiên ở Anh đã triển khai chương trình hướng dẫn tiến hành trong một nhóm vào những năm 1980 nhằm giúp cho những nhà quản lý các Tài sản Tín thác Quốc gia đảm bảo được những lộ trình ứng cứu khẩn cấp thích đáng. Hướng dẫn về Những lộ trình ứng cứu khẩn cấp được xem là một tài liệu “công việc” dùng để hướng dẫn cán bộ/nhân viên trong việc nâng cao chất lượng của công tác chuẩn bị trong khi kết hợp với những bài học và kinh nghiệm thu được trong thời gian thực hành. Trong khi nhiều tổ chức tránh những tài liệu hướng dẫn mang tính thủ tục chi tiết loại này – sợ rằng họ sẽ không đọc được ngay lúc khẩn cấp – Quỹ Tín thác cho rằng tầm quan trọng mang tính quyết định của nhân viên trong việc tập luyện trước đó với tất cả tài liệu có liên quan đến vai trò cá nhân của họ. Tài liệu dựa trên cái cốt lõi của những hướng dẫn dành cho Những lộ trình ứng cứu khẩn cấp ở các tòa nhà lịch sử, bao gồm những mục liên quan đến chính sách, trách nhiệm lập kế hoạch khẩn cấp, những biện pháp ủng hộ khẩn cấp theo nhóm, phương pháp ứng phó khẩn cấp tức thời với loại tình trạng khẩn cấp, vai trò, trách nhiệm của nhân viên, các hình thức thông tin liên lạc và trách nhiệm, các biện pháp cứu hộ. Phần cốt lõi này được hỗ trợ bởi nhiều phụ chương chi tiết, bao gồm cả những hướng dẫn thiết lập các kế hoạch khẩn cấp ở các công trình Ủy thác Quốc gia, việc huấn luyện của những nhóm trợ giúp khi có tình trạng khẩn cấp, những hướng dẫn cứu hộ và bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp (cụ thể đối với các tài liệu, các hiện vật và điều kiện mà chúng được tìm thấy), làm việc với báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, những cảnh báo chung về lũ lụt và những mô tả chi tiết về trách nhiệm của các nhân viên ở 24 vị trí khác nhau trong hệ thống phân cấp quản lý tài sản.



Nguồn: H.Stovel, 1998. Risk Preparedness: A management Manual for World Cultural Heritage (Những chuẩn bị trước nguy cơ: Tài liệu Hướng dẫn Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới), Rome, ICCROM, tr.69.

2.2 DRM được kết hợp với kế hoạch quản lý của di sản như thế nào?

Một trong những thử thách chính đối với tính hiệu quả của một kế hoạch DRM là thiếu sự kết hợp giữa hệ thống quản lý di tích dành cho tài sản di sản cụ thể và việc bố trí mang tính tổ chức, những chính sách và thủ tục đối với việc quản lý thảm họa ở tại thành phố hay khu vực mà tài sản tọa lạc. Vì thế, kế hoạch DRM đối với di sản cần được kết hợp với kế hoạch và thủ tục quản lý di tích việc (Hình minh họa 3).

Trong những trường hợp có một kế hoạch quản lý di tích toàn diện dành cho một di tích cụ thể, kế hoạch DRM cần được phối hợp tốt với kế hoạch đó. Còn nếu không có kế hoạch quản lý di tích, kế hoạch DRM chỉ có thể tồn tại độc lập nhưng nó phải gắn kết với các thủ tục quản lý di tích hiện hành. Thực tế là, việc lập ra kế hoạch DRM được xem là một chất xúc tác nhằm chuẩn bị cho kế hoạch quản lý di tích và có thể được kết hợp sau này.

Khi có nhiều kế hoạch chỉ đứng độc lập đối với một tài sản thì điều quan trọng là phải tham khảo lẫn nhau. Ví dụ như việc sử dụng của du khách và việc quản lý hỏa hoạn nên được liên kết với kế hoạch quản lý và những kế hoạch giảm nhẹ nguy cơ thảm họa có qui mô lớn.

Một kế hoạch quản lý chung mang tính bao quát sẽ rất có ích trong việc đảm bảo sự kết hợp trong một quần thể di tích chẳng hạn như những di tích hay tài sản được đề cử theo nhóm tọa lạc ở những khu vực rộng lớn hoặc những hệ sinh thái hay môi trường tự nhiên đa dạng.






tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương