TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI



tải về 0.59 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nghiên cứu trường hợp 7

Bài thực hành giả định có thảm họa: một phương pháp đánh giá thảm họa cháy sau động đất dựa trên cộng đồng ở những khu đô thị lịch sử

Bài thực hành giả định có thảm họa là một công cụ hiệu quả để phân tích các nguy cơ thảm họa đối với các di sản văn hóa trong khu vực đô thị bằng cách lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia. Bước đầu tiên của bài tập này là phải có được một bản đồ cơ sở thích hợp của khu vực và dán nó lên trên bàn dưới một tấm phủ trong suốt. Dựa vào một nghiên cứu ban đầu, những lời chú giải được quyết định dùng cho những công trình di tích quan trọng, những khu vực an ninh, những khu vực cảnh báo hỏa hoạn và các nguồn nước ví dụ như vòi nước, bể chứa nước, kho hàng,…Những khu vực cần thiết phải cứu trong trường hợp hỏa hoạn cũng phải được quyết định, gồm các công trình di sản văn hóa và cơ sở vật chất của cộng đồng. Ở bước tiếp theo, những người tham gia nên tưởng tượng ra kịch bản khi có trận động đất nghiêm trọng tàn phá khu vực gây ra mất nước và điện trong thành phố, và sau đó đánh dấu các nguồn nước cần điện năng, ví dụ các vòi bơm nước thông thường, giếng bơm, …Tiếp đó sẽ là việc thảo luận khả năng hư hại do động đất gây ra ví dụ như tắc nghẽn đường sá, sập nhà dựa trên các bản đồ về khả năng nguy hiểm và việc tìm kiếm địa điểm. Tiếp theo, những người tham gia nên tưởng tượng ra kịch bản rằng một trận hỏa hoạn xảy ra xung quanh các công trình di tích do động đất và kết quả là chỉ ra những nơi dễ xảy ra hỏa hoạn như nhà hàng. Họ nên cố tìm ra cách dập lửa bằng cách xác định tuyến đường để có thể dễ dàng đưa nước đến nơi bị cháy, phải tính đến khoảng cách của nguồn nước, phương tiện vận chuyển, nguồn nhân lực cần thiết,… Bước cuối cùng của bài thực hành là tại khu vực rộng lớn xung quanh nơi gặp hỏa hoạn phải được đánh dấu bằng một vòng tròn lớn và những tuyến đường cứu hộ từ các công trình di tích cũng phải được đưa ra thảo luận, dựa trên việc cân nhắc về khoảng cách, tuyến đường rõ ràng và tính khả thi. Kết quả thu được từ bài tập này được sử dụng để lập các đề xuất dự kiến chuẩn bị cho nguy cơ thảm họa ở những khu vực đô thị lịch sử.



Nguồn: Okubo, Takeyuki, 2007, Trung tâm nghiên cứu giảm nhẹ thảm họa của Di sản Văn hóa Đô thị, Đại học Ritsumeikan, Kyoto.

Viết kịch bản thảm họa

Bước tiếp theo là viết kịch bản thảm họa, ví dụ như những dự đoán tình huống gì chắc chắn sẽ xảy ra vào thời gian cụ thể sau thảm họa (ví dụ sau 1 tuần, hoặc một tháng). Các kịch bản được xây dựng trên cơ sở các giả định đúc rút từ thông tin về các hoạt động và dự án hiện tại và dự định, các hệ thống quản lý tại chỗ, và khả năng dễ bị tổn thương của di tích trước nhiều mối nguy hiểm khác nhau mà trước đó đã được đánh giá.

Sự hình thành các kịch bản khác nhau giúp ích trong việc đánh giá các khả năng khác nhau và những tác động có thể có đối với các bộ phận của di sản. Các kịch bản được giải thích có tính tự thuật như một chuỗi các sự kiện ảnh hưởng lẫn nhau, do đó bộc lộ được tình huống đặc biệt. Lập kế hoạch kịch bản thực sự là một bài tập sáng tạo nhằm mục đích diễn tập với nhiều hình thức diễn biến đa dạng hiện có và tiềm ẩn khác nhau trong một bối cảnh cụ thể. Các kịch bản sẽ có nhiều quy mô và tính chất khác nhau, tùy thuộc vào:

-Thảm họa do một mối nguy hiểm cực kỳ lớn gây ra (mối nguy hiểm chính) ví dụ như một trận xoáy lốc;

- Sau thảm họa là một mối nguy hiểm khác, ví dụ như sau động đất là hỏa hoạn như trong trường hợp trận động đất ở Kobe (Nhật Bản) năm 1993;

-Thảm họa xảy ra khi hai hoặc nhiều hơn mối nguy hiểm xảy ra đồng thời hoặc có liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên hiệu ứng dây chuyền, như trận sóng thần ở Ấn Độ Dương khi cơn động đất gây ra các cơn sóng thần gây nên thiệt hại lớn ở khu vực bị ảnh hưởng do tình trạng bất ổn về xã hội, theo sau đó là nạn cướp bóc và đốt phá.

Kịch bản nguy cơ thảm họa cần phải cân nhắc các diễn biến khác nhau cụ thể với từng tính chất của di tích và loại hình nguy cơ chúng có thể gặp phải. Ví dụ như mô hình tràn dầu được triển khai ở Vườn Quốc Gia Banc d’Arguin ở Mauritania (Nghiên cứu trường hợp 8) ấn chứa nhiều nguy cơ mà di tích có thể gặp phải nhưng việc xem xét lại sau đợt thực hành giả định đã cho thấy có thêm các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ.

Các loại câu hỏi có ích: Tình trạng bảo tồn toàn bộ, một phần hoặc một bộ phận cụ thể của di tích là gì? Những gì có thể là những tác động tiềm ẩn của kịch bản thảm họa lên các bộ phận di sản? Những điều này ảnh hưởng như thế nào đến các giá trị của di sản (đặc biệt là giá trị nổi bật toàn cầu và các thuộc tính về vật thể/phi vật thể, động sản/bất động sản chứng minh cho các tiêu chí đã được sử dụng để công nhận di sản) của di tích và các điều kiện gắn liền theo đó về tính xác thực và/hoặc tính toàn vẹn?



Nghiên cứu trường hợp 8

Triển khai kế hoạch ngẫu nhiên về việc giảm nguy cơ tràn dầu ở Banc d’Arguin (Mauritania)

Việc khai thác và vận chuyển dầu trên biển ở vùng bờ biển Mauritania đã đặt ra nguy cơ cho Vườn quốc gia Banc d’Arguin, một Di sản Thế giới được bảo vệ vì hệ sinh thái và đa dạng sinh học của nó. Việc khai thác và vận chuyển hóa dầu ra ngoài phạm vi khoanh vùng của Di sản Thế giới gây đe dọa cho các loài sinh vật ngoài đại dương và vùng ven biển, môi trường sống và chất lượng nước thông qua nguy cơ các dòng nước mang dầu tràn và sự ô nhiễm vào di tích.

Mặc dù Quốc gia thành viên Mauritania đã ký các hiệp ước chính liên quan đến việc ngăn chặn nạn ô nhiễm biển và an ninh biển MARPOL (1973/1978) và về Ứng cứu tràn dầu (1990) nhưng vẫn chưa có Kế hoạch Quốc gia về Ứng cứu tràn dầu, hoặc chưa thành lập Cơ quan Ứng cứu Tràn dầu, hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý nạn dầu tràn. Tuy nhiên, chính phủ Mauuritania với sự hỗ trợ của tổ chức Banc d’Arguin (FIBA) và IUCN, đã kết hợp với Woodside, một công ty liên quan đến việc thăm dò và khai thác dầu ở vùng biển ngoài khơi Mauritania. Một tiểu ban gồm các chuyên gia độc lập nghiên cứu về tác động của ngành công nghiệp hóa dầu cũng đã được thành lập để giám sát.

Woodside đã tiến hành một chương trình Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) để đánh giá tác động về mặt xã hội và môi trường của các hoạt động khai thác dầu. Một phần của EIA bao gồm làm mô phỏng các dòng chảy và việc vận chuyển dầu có thể diễn ra từ khu vực khai thác. Ủy ban đánh giá về môi trường của Hà Lan, theo yêu cầu của chính quyền Mauritnia, cũng tiến hành xem xét chương trình EIA và đóng góp ý kiến riêng về mô hình tràn dầu và Kế hoạch dầu tràn bất ngờ, một phần của kế hoạch quản lý môi trường của Woodside.

Mặc dù mô hình dầu tràn là cần thiết đối với việc phân tích nguy cơ ô nhiễm và giúp đỡ việc quản lý dầu tràn nhưng điều quan trọng là các hình thức đa dạng của mô hình và các giả định thiết thực để cung cấp các kịch bản về dầu tràn đáng tin cậy. Các hình thức đa dạng như thế bao gồm phép đo độ sâu đáy biển, sự nhiễu loạn đáy biển, sự vận động của thủy triều, chiều gió và sự đối lưu của các dòng nước và các dòng nước trôi với mức độ lớn. Việc xem xét độc lập khẳng định rằng mô hình là thích hợp nhưng lại nảy sinh nhiều mối quan tâm: mô hình chỉ chủ yếu dựa vào việc khai thác hiện đang tiến hành tại Chinguetti; và không bao gồm các kịch bản về việc khai thác tại những địa điểm khác hoặc tác động của việc vận chuyển dầu. Tương tự, ý kiến của giới chuyên môn có giới hạn của các cơ quan chính quyền quốc gia đã hạn chế đã hạn chế khả năng của các cơ quan chịu trách nhiệm sử dụng và diễn giảimô hình và kết hợp các thông tin kỹ thuật một cách độc lập. Mô hình dầu tràn là một công cụ quan trọng đối với Kế hoạch đối phó với nạn dầu tràn bất ngờ vì một giải pháp ứng cứu cần kết hợp với các yếu tố sau:


  • Khối lượng dầu tràn: các phương pháp dọn vệ sinh nào là thích hợp đối với khối lượng dầu tràn?

  • Quá trình trôi dạt và phân tán được dự đoán: dầu tràn trôi về phía Banc d’Arguin hay một khu vực dễ bị tổn thương nào khác?

  • Sự biến đổi theo mùa về sự phân bố các loài: có các loài chim di trú hoặc các loài động vật hoang dã khác không và vì thế có bị tổn hại thêm nữa hay không?

  • Việc neo đỗ của các thiết bị ứng cứu: những con tàu dọn vệ sinh nên phân bố ở đâu để tạo điều kiện tối ưu cho việc ứng cứu trước khi chất gây ô nhiễm vào đến vào bờ?

  • Vị trí của các hệ thống sản phẩm, kho chứa hàng và dỡ hàng nổi trên biển (FPSO) để nhận dầu thô từ các giếng nước sâu và trữ nó trong các thùng ở thân tàu: các bức màn bảo vệ đã được xây dựng xung quanh FPSO chưa?

  • Các địa điểm ít bị tổn thương: Có những khu vực mà dầu tràn có thể cho phéo phân tán hay tràn ra đất mà không gây nguy hiểm đáng kể nào không?

Người quản lý một khu Di sản Thế giới nên kết hợp với các công ty tư nhân và các văn phòng chính phủ tương đương để đảm bảo rằng các phương pháp giảm nhẹ nguy cơ được triển khai để bảo vệ các giá trị toàn cầu nổi bật và tính toàn vẹn của di tích.

Nguồn: Ủy ban đánh giá về môi trường Hà Lan, 2007, Bản đánh giá của Ban tư vấn về Tuyên bố Tác động của Môi trường và Nghiên cứu Tác động về Xã hội đối với Dự án Phát triển khai thác dầu ngoài khơi Chinguetti, Mauritania (http://www.eia.nl/bibliotheek_detail_en.aspx?id=122335).

Fondation Banc d’Arguin (http://www.lafiba.org/).

R.Holland, Vai trò của một tổ chức quốc tế ứng cứu tràn dầu The role of an international spill response organization in oiled wildlife response (http://www.osrlearl.com).

Tiểu ban các chuyên gia độc lập về tác động của công nghiệp hóa dầu ở Mauritania (http://panelpetrole.mr/pa/index.php?option=com_content&task=view&id=31).



4.3 Làm thế nào để đánh giá các nguy cơ thảm họa và ưu tiên các biện pháp/chiến lược để giảm rủi ro?

Các nguy cơ thảm họa có thể được đánh giá bằng cách đánh giá mức độ rủi ro trên cơ sở các tiêu chí sau:

A.Khả năng một kịch bản thảm họa cụ thể xảy đến với di tích. Khả năng có thể là:


  • Cao, như trong trường hợp xảy ra mưa lớn trong một điều kiện khí hậu ôn hòa;

  • Trung bình, như trong trường hợp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở vùng nhiệt đới;

  • Thấp, như trong trường hợp động đất xảy ra 50 năm một lần.

Khả năng được trình bày với tỉ lệ 100 (xem Nghiên cứu trường hợp 9 được giải thích bên dưới).

B.Tính chất nghiêm trọng về hậu quả của kịch bản các trận thảm họa đối với di tích và các thành phần của nó bao gồm con người, tài sản, sinh kế; các thuộc tính vật lý khác gắn với các giá trị di sản, ví dụ như phong cảnh và cơ sở hạ tầng, sự rối loạn của hoạt động con người, các kiến thức truyền thống bị mất đi,..(về mặt vật chất, xã hội, văn hóa và kinh tế). Kết quả là sự tác động trực tiếp của sự kiện, bất ngờ xảy ra hoặc tai nạn và có thể được thể hiện dưới hình thức tác động về sức khỏe (ví dụ như cái chết, bị thương, bị phơi trần), việc mất mát tài sản về mặt kinh tế hoặc nhiều công trình bị phá hoại, và tác động về môi trường. Các hệ quả có thể được đánh giá như sau:



  • Bi thảm hoặc nghiêm trọng;

  • Nhẹ nhàng;

  • Từ từ

  • Không có hệ quả nào.

Những dấu hiệu này được đánh số theo cách tính tương đổi trong thang điểm từ 0 đến 1, 0 tương ứng với không có hậu quả và 1 là có các hậu quả thảm khốc.

C. Hệ quả về mặt “giá trị bị mất đi” được thể hiện bởi tác động tương đối lên nhiều thuộc tính khác nhau liên quan đến các giá trị cụ thể của di tích. Đối với một di tích đơn lẻ thì các thuộc tính có thể hoàn toàn là cần thiết và không thể thay thế để truyền đạt giá trị nổi bật toàn cầu, trong khi những thuộc tính khác mặc dù là quan trọng nhưng có thể lại ít có tính quyết định hơn và dễ dàng được phục hồi hơn. Các hệ quả tác động lên các giá trị có thể cao hơn trong trường hợp trước và thấp hơn trong trường hợp sau. Vì thế một trong những yếu tố đánh giá nguy cơ có thể được triển khai bằng cách nghĩ ra thư mục các thuộc tính có thể phục hồi được.

Mức độ nguy hiểm đối với một địa điểm trong một kịch bản cụ thể được đánh giá theo khả năng, mức độ trầm trọng của hệ quả đối với con người, sinh mạng và môi trường sống, và các giá trị có khả năng bị đánh mất (Hình 6).


Hệ quả (Xã hội/Kinh tế/vật lý)





Các giá trị bị mất



Khả năng xảy ra




Hình 6: Đánh giá mức độ rủi ro

Ví dụ như, một trận động đất ảnh hưởng đến một cấu trúc đô thị đông đúc giàu di sản văn hóa sẽ cho thấy một kịch bản với khả năng xảy ra thấp, các hệ quả vật lý, xã hội và kinh tế cao, đánh mất các giá trị cũng cao, và vì thế mức độ nguy cơ cũng cao; trong khi cùng trận động đất đó ảnh hưởng đến một vùng đất trang trại trống trải mà không có nơi cư trú và di sản văn hóa có lẽ cho thấy một kịch bản với khả năng xảy ra thấp, các hệ quả vật lý, xã hội và kinh tế thấp và có thể là không mất các giá trị và do đó mức độ nguy cơ thấp.

Lấy một ví dụ khác là sự rò rỉ nước từ mái ở một công trình lịch sử quan trọng do hệ thống thoát nước không hợp lý có thể gây nên hư hại trên diện rộng lớn đối với trần nhà được tô vẽ tinh tế. Việc này cho thấy một kịch bản với khả năng xảy ra cao, với hệ quả về vật lý và kinh tế thấp nhưng đối với trần nhà được tô vẽ thì các giá trị gặp hệ quả cao. Mặt khác, sự rò rỉ nước thường xuyên qua các kẽ nứt trên mái nhà phụ ít có giá trị về mặt di sản, nằm tại khu vực thường xuyên gặp mưa lớn thì có thể gặp nguy cơ cao về mặt vật lý nhưng nguy cơ mất giá trị thì không cao lắm.

Có thể dùng các phương pháp định lượng và định tính khác nhau để đánh giá mức độ rủi ro đối với các di tích. Một công cụ định lượng như vậy đã được dùng để đánh giá nguy cơ đối với các sưu tập bảo tàng (Nghiên cứu trường hợp 9).

Nghiên cứu trường hợp 9

Diễn đạt định lượng rủi ro: các tỉ lệ đánh giá rủi ro ABC đối với các sưu tập bảo tàng

Khả năng xảy ra thảm họa và các hệ quả của nó cũng có thể được định lượng bằng cách sử dụng các nguyên lý toán học. Ví dụ như nếu khả năng (gọi là A) xảy ra trận hỏa hoạn nghiêm trọng ở bảo tàng là 5 bảo tàng trong một giai đoạn là 50 năm ở một nước có 2000 bảo tàng, thì khả năng xảy ra đối với mỗi bảo tàng là 5/ (50 x 2000), điều đó có nghĩa là khả năng xảy ra cháy là 1 trong 20.000 trận hỏa hoạn mỗi năm hoặc 1 trên 200 trong mỗi chu kỳ 100 năm. Hệ quả tác động lên các sưu tập bảo tàng (gọi là B) có thể được định lượng về mặt phần trăm của sưu tập bị ảnh hưởng trong một bảo tàng, ví dụ, mất tất cả hoặc phần lớn sưu tập thì có thể định lượng là 100% trong khi một phần rất nhỏ mất đi có thể chỉ là 0.01%. Tương tự, phần trăm của giá trị mất đi ở mỗi hiện vật bị ảnh hưởng (gọi là C) có thể được định lượng là 100% cho tổng số hoặc hầu hết tổng giá trị mất đi ở mỗi hiện vật bị ảnh hưởng trong khi giá trị mất đi rất nhỏ ở mỗi hiện vật bị ảnh hưởng có thể là 0.01%. Theo tỉ lệ đánh giá rủi ro ABC, độ lớn của rủi ro đối với các sưu tập bảo tàng vì vậy sẽ là tổng số của cả 3 chỉ số ‘A’, ‘B’, và ‘C’.



Nguồn: S.Michalski, 2007, ICCROM-CCI-ICN Giảm thiểu các nguy cơ đối với vấn đề các sưu tập, Sibiu, Romania.

Việc ưu tiên các biện pháp giảm nhẹ rủi ro có thể tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mặc dù mức độ rủi ro của một kịch bản thảm họa có thể rất cao, các biện pháp giảm nhẹ có thể cần phải được tối ưu hóa nếu các nguồn sẵn có và hứa hẹn bị hạn chế.

  • Việc ưu tiên giảm nhẹ rủi ro có lẽ đôi khi phải đợi trước nhu cầu bảo tồn tài sản ngay lập tức, ví dụ như việc sửa sang một công trình bị tàn phá nghiêm trọng.

  • Việc ưu tiên cũng phụ thuộc vào chi phí và lợi ích liên quan đến cả giai đoạn thực hiện và bảo dưỡng. Việc này được kết nối với sự sẵn sang về nguồn nhân lực và tài chính.

  • Một yếu tố khác trong sự ưu tiên các biện pháp giảm nhẹ rủi ro là tác động mà biện pháp đưa ra có thể đem đến nguy cơ cho một bộ phận di sản như một cái giá phải đánh đổi để giảm nhẹ nguy cơ cho một bộ phận khác, cho du khách và nhân viên, hoặc cho môi trường.

Phần 4 đã xem lại cần thông tin nào cần cho việc xác định các nguy cơ (4.1), phân tích các nguy cơ tiềm ẩn (4.2) và xem có thể giảm nhẹ chúng bằng cách ưu tiên như thế nào, tận dụng cả 3 tiêu chí chung (4.3). Khái niệm về khả năng xảy ra và ý tưởng rằng nguy cơ có thể được diễn đạt rất đơn giản về mặt định lượng cũng được giới thiệu.

Phần 5 xem lại các biện pháp có thể được áp dụng để phòngtránh các nguy cơ thảm họa hoặc tối thiểu là để giảm nhẹ tác động của chúng. Một lần nữa, nhiều trường hợp nghiên cứu minh họa cho những gì có thể làm được.



5. Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ thảm họa hoặc giảm nhẹ tác động của chúng?

5.1. Bạn có thể áp dụng các biện pháp gì để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các nguy cơ thảm họa?

Có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các nguy cơ thảm họa bằng cách:

- phòng ngừa các mối nguy hiểm như hỏa hoạn và trộm cắp; hoặc

-giảm nhẹ tác động của các mối nguy hiểm như động đất hoặc lũ lụt; hoặc

-giảm nhẹ tổn thương cho di tích và vùng phụ cận, hoặc

-đào tạo đội ngũ nhân viên với các chiến lược tự bảo vệ.

Các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa nhiều thành viên và các ban ngành chịu trách nhiệm quản lý di tích cũng như với các cơ quan và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan ở bên ngoài.

Các thiết bị chuyên dụng có thể cần đến để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động của các mối nguy hiểm lên di tích. Việc đánh giá tính có lợi của các thiết bị này phải dựa trên cơ sở nhiều yếu tố khác nhau như nguồn tài chính và nhân lực sẵn có.



Các biện pháp, kỹ thuật và chiến lược khác nhau để giảm nhẹ các nguy cơ thảm họa đối với các di tích được minh họa trong các nghiên cứu trường hợp. Bao gồm:

  • Các biện pháp quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng ở trong và xung quanh di tích, trong đó xác định những nguy cơ thảm họa đối với bản thân di tích và môi trường ở ngay xung quanh đó. Yêu cầu đưa di sản trong các qui hoạch đô thị hoặc các qui hoạch vùng hiện hành vào các dự án quy hoạch cụ thể cũng đã được nhấn mạnh (Phần 2.2) như là một phần của cuộc thảo luận về mối quan hệ của kế hoạch DRM với các kế hoạch quản lý khác. Một ví dụ điển hình của sự kết hợp này được đưa ra bởi các dự án vùng được thiết kế để tránh lũ lụt cho thành phố lịch sử Ayutthaya (Thái Lan), sau thảm họa năm 1995 (Nghiên cứu trường hợp 10; xem thêm Nghiên cứu trường hợp 14 để biết thêm cách đối phó với lũ lụt ở khu vực di sản, liên quan đến các biện pháp qui hoạch ở mức độ đô thị).

  • Các quyết định có tính chiến lược dựa trên các nghiên cứu chi tiết như tác động của sự biến đổi khí hậu và những thay đổi trong hệ sinh thái. Việc này có thể liên quan đến việc phục hồi có tính chiến lược hệ sinh thái trước đây (Nghiên cứu trường hợp 11).

  • Những nhà quản lý di tích có thể sử dụng các công cụ khác nhau để giảm nhẹ các nguy cơ thảm họa ở khu vực được bảo vệ. Ở quần đảo Galapagos (Ecuado), việc quản lý các loài xâm hại thông qua do việc triệt tiêu và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt là rất cần thiết đối với việc giảm nhẹ nguy cơ mất đi các loài thường thấy (Nghiên cứu trường hợp 12).

  • Phân tích sự tàn phá của lũ lụt vào mùa hè năm 2002 cho thấy rằng việc khôi phục hệ sinh thái vùng đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành đã từng rộng lớn hơn rất nhiều có thể giúp ích trong việc giảm nhẹ lũ lụt ở vùng Danube ở Đông Nam châu Âu (Nghiên cứu trường hợp 11).

  • Các biện pháp giảm nhẹ thành công được áp dụng cho dù sự kiện El Nino đã được dự đoán trước và có thể thúc đẩy sự xói mòn của các di tích bằng đất ở khu vực khảo cổ Chan Chan của Peru (Nghiên cứu trường hợp 16).

  • Các biện pháp giảm nhẹ cũng có thể bao gồm cả những thay đổi đối với việc quản lý tài sản và việc xác định các vùng đệm.

  • Các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ địa điểm khỏi sự tác động của những thảm họa tự nhiên cụ thể. Loại hình biện pháp có thể tùy thuộc vào tính chất của tài sản và nguy cơ thảm họa chính mà di tích phải đối mặt. Trong trường hợp Venice, nơi thường xuyên gặp lũ lụt, một giải pháp kỹ thuật phức tạp lần lượt được đưa ra để tái sinh hệ sinh thái (Nghiên cứu trường hợp 13).

Các biện pháp được đề xuất phải phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm trong khi phải tính đến tác động tiềm ẩn của chúng đối với các giá trị của tài sản. Điều hết sức quan trọng là biện pháp can thiệp được đề xuất phải ít gây tác động đến các giá trị, tính xác thực và tính toàn vẹn của tài sản (xem Mục 5.2 và Nghiên cứu trường hợp 17 về Kobe, Nhật Bản).

Hơn nữa, không nên xem xét các biện pháp đã được đặt kế hoạch một cách đơn lẻ mà cần phải kết hợp với các khung quy hoạch hiện hành khác. Trong trường hợp Grimma (Đức), một giải pháp kỹ thuật để ngăn lũ cho thành phố đã phải xem lại để tính đến những mối quan tâm lớn hơn về quy hoạch và phản ứng của công chúng (Nghiên cứu trường hợp 14).



  • Có thể giảm tối đa các nguy cơ thảm họa thông qua hệ thống giám sát hiệu quả. Vì vậy, nguy cơ hồ tan băng thành lụt ở Công viên quốc gia Sagarmatha (Nepal) đã được giảm nhẹ bằng cách theo dõi các hồ đóng băng và bằng cách sớm sử dụng hệ thống cảnh báo (Nghiên cứu trường hợp 15).

Nghiên cứu trường hợp 10.

Kết hợp di sản ở đô thị với quy hoạch khu vực: Chuẩn bị ứng phó với nguy cơ ở thành phố lịch sử Ayutthaya (Thái Lan).

Trên 10 thành phố cổ và nhiều địa điểm khảo cổ và các di tích khác nhau bị ngập lụt vì mưa lớn không ngớt trong suốt nhiều tuần vào năm 1995. Nhiều di tích lịch sử bị hư hại và một số tòa nhà bị sập. Lí do chính khiến mức độ lũ lụt ngày càng tăng ở các khu vực di tích của Ayutthaya là do thiếu sự quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả tạo ra nhiều dòng lũ tự nhiên, các khu vực ngăn lũ bị phá hủy và phát triển thành những khu đô thị chức năng. Thực ra, hệ thống ngăn lũ truyền thống sử dụng các cổng thoát nước và các con mương đã hoạt động rất hiệu quả hàng thế kỷ ở Ayutthaya cho đến khi chúng bị xuống cấp và phá hủy trong những năm gần đây. Là một phương pháp phòng tránh những trận lụt tàn phá như thế trong tương lai, nhiều dự án khác nhau đã được hình thành ở mức khu vực. Những dự án này bao gồm việc xây dựng các đập và hồ chứa, việc trồng cỏ dọc bờ những con sông chính, các dự án chặn nước lũ, nạo vét các luồng nước và dọn các loại rong tảo. Việc phục hồi các con hào, tường thành và cổng ra vào của các thành phố cổ được đưa ra để ngăn chặn lũ trong tương lai. Các quy hoạch di tích cũng được chuẩn bị cho các di tích ở những vùng thấp bên ngoài thành phố được hệ thống đập và thoát nước bảo vệ.

Nguồn: K.Ronarit, 1997, Chuẩn bị ứng phó với nguy cơ ở các Tài sản Văn hóa: Nghiên cứu trường hợp ở các thành phố cổ tại Bangkok và Ayutthaya, Hội thảo quốc tế về chuẩn bị ứng phó với nguy cơ ở các Tài sản Văn hóa tổ chức tại Kobe/Tokyo.

Nghiên cứu trường hợp 11

Giảm lũ lụt bằng việc khôi phục hệ sinh thái: sông Danube ở Đông nam châu Âu

Ở châu Âu, các trận lụt là loại thiên tai thường gặp nhất đe dọa cuộc sống và sinh kế của con người, mang lại những tổn thất to lớn. Vào mùa hè 2002, 100 người đã mất mạng do lũ lụt ở sông Danube. Ước tính mất mát do lũ là 10 tỉ Euro ở Đức, 3 tỉ Euro ở Áo và 2 tỉ Euro ở Cộng hòa Séc. Vào năm 2005, nhiều ngôi làng ở Romani và Bungari đã bị tàn phá do lũ quét dọc theo sông Danube. Vào năm 2006, có tới 30.000 người ở vùng lưu vực sông Danube đã bị mất nhà cửa và ít nhất 10 người chết và hàng triệu hecta đất nông nghiệp bị ngập lụt, phá hoại mùa màng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng trên nửa tỉ Euro.

Các nghiên cứu từ hình ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý kết luận rằng nguyên nhân trực tiếp của nạn lũ lụt là do băng tan nhanh và mưa lớn. Tuy nhiên, việc hạn chế nạn lũ lụt ở các vùng đồng bằng bị ngập lụt trước đây cho thấy rằng những nguyên nhân cơ bản của thảm họa là do việc quy hoạch và đầu tư kém, đặt nền công nghiệp, nông nghiệp và tài sản ở vùng đồng bằng ngập lụt sông Danube gặp nguy cơ cao. Hơn 80% vùng đồng bằng ngập lụt tự nhiên trước đây ở lưu vực sông Danube đã biến mất trong 150 năm qua do những biện pháp như thế. Khu Di sản Thế giới đồng bằng châu thổ sông Danube là một trong số ít các khu vực còn lại dọc theo hạ lưu và trung lưu sông Danube còn tồn tại một quần thể hệ sinh thái tự nhiên của vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn có thể làm giảm nguy cơ lũ lụt. Nghiên cứu và các mô hình về lũ lụt cho thấy rằng nếu các quá trình tự nhiên được khôi phục ở những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, mực nước sẽ thấp hơn 40cm khi có lũ.

Những nghiên cứu gần đây dựa trên những mô hình khí hậu dự đoán rằng mật độ và sự thường xuyên của lũ lụt sẽ tăng cao trong tương lai. Trong khi biến đổi khí hậu rất khó xác định chính xác, thì việc giảm nhẹ bằng việc khôi phục về mặt sinh thái các đồng bằng ngập lụt, gồm cả việc tái kết nối các dòng chảy phụ và mở rộng lòng sông ngược dòng với nơi định cư sẽ có thể làm giảm nguy cơ lũ lụt bằng cách khôi phục chức năng của hệ sinh thái. Những phương pháp này có thể cung cấp thêm các lợi ích của hệ sinh thái như cung cấp gỗ, sậy, cá, nước uống, tái sản xuất chất dinh dưỡng và lưu trữ. Một mạng lưới các khu vực đang tồn tại và mới được bảo vệ gồm khu Di sản Thế giới Dự trữ tự nhiên Srebarna (Bulgari), khu di tích Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển và Công viên Thiên nhiên Quốc gia đang được phát triển để giúp cho việc phục hồi và bảo vệ vùng đồng bằng ngập lụt sông Danube.

Các nhà quản lý di sản có sẵn nhiều công cụ để nâng cao vai trò của những khu vực được bảo vệ trong việc giảm nạn lũ lụt. Các nguồn tài liệu có sẵn từ nhiều chương trình và các công ước quốc tế khác nhau như Công ước Ramsar về Khung Đánh gia Nguy cơ ở vùng đầm lầy và Chương trình Giảm Nguy cơ Thảm họa của Tổ chức Khí tượng thế giới.

Nguồn: Cơ quan Môi trường châu Âu, 2005, Tóm tắt của EEA – Biến đổi khí hậu và sông ngập lũ ở châu Âu (http: www.europa.eu/publications/briefing_2005_1)

Ban Thư ký Công ước Ramsar, 2007, Sổ tay hướng dẫn Ramsar cho việc Sử dụng thông minh vùng đầm lầy, xuất bản lần thứ 3, Gland, Thụy Sĩ (http://www.ramsar.ord/cda/en/ramsar-pubs-handbooks-ramsar-toolkit-21323/main/ramsar/1-30-33%5E21323+4000_0_).

S.Stolton, N. Dudley và Randall, 2008, An toàn Thiên nhiên. Những khu vực được bảo vệ và việc giảm nhẹ nguy cơ, Gland, Thụy Sĩ, Dự án nghiên cứu của WWF và Equilibrium, tr. 69-73.

http://www.assets.panda.org/downloads/natural_security_final.pdf?bcsi_scan_EC783A0C3C997A81=1

http://www.wmo.int/




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương