Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU



tải về 1.6 Mb.
trang15/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23

KẾT LUẬN

Những phép lạ này được Chúa ban cho chúng ta để kiên cường lòng tin của chúng ta rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn ngự xuống trên bàn thờ để chúc phúc cho của lễ thánh. Về vấn đề này, cha Mansi nói: Hy Tế Thánh Lễ không đổ máu thì quá cao vời và đáng kính đến nỗi Chúa Thánh Thần đích thân ngự xuống để thánh hóa Hy Tế này, trong khi cơ binh thiên thần đứng chầu xung quanh với đầy lòng hân hoan vui sướng.” như lời Thánh Phêrô nói với chúng ta: Chính các thiên thần cũng ước mong được tim hiểu kỹ lưỡng những thông điệp ấy (1P 1:12)

Sự thánh thiện của Hy Tế đáng tôn thờ này quả là không thể nào tả nổi, vì chính tác giả của mọi sự thánh thiện là Thánh Thần Chúa ngự xuống để chúc phúc, thánh hóa và hiến thánh Hy Tế này. Linh hồn chúng ta được kiện cường và được nếm cảm tuyệt vời biết bao vì Bánh từ Trời được chính Chúa Thánh Thần dọn sẵn làm thần lương cho chúng ta.

Vì hoạt động của Chúa Thánh Thần cần thiết để dọn lương thực thần linh này không khác gì lửa tự nhiên cần thiết để nướng bánh ăn hằng ngày cho chúng ta. Bởi vì tác động của Lửa Thần Linh này, Bánh Thánh không chỉ trở thành của ăn thiêng liêng cho chúng ta; trên hết nó là Hy Tế mà chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa để làm vinh danh Người và đem lại lợi ích cho chúng ta. Thánh Lễ quả là một kho tàng châu báu, vô giá biết chừng nào. Trong mầu nhiệm này, Chúa Thánh Thần thực hiện biết bao điều vì lợi ích vật chất và thiêng liêng của của chúng ta. Như lời Thánh Phaolô nói: Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa (Rm 8:26-27)

Ý của đoạn thư Thánh Phaolô này không phải muốn nói rằng mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa cầu nguyện lẫn nhau, vì trong Thiên Chúa cả Ba Ngôi chỉ là một, và ngang hàng với nhau trong việc truyền lệnh và ban ơn; nhưng vì muốn phân biệt giữa Ba Ngôi với nhau, chúng ta chủ yếu gán cho Chúa Cha sự công bằng, Chúa Con sự Khôn Ngoan và Chúa Thánh Thần sự tốt lành và lòng thương xót. Thánh Phaolô mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa như là cầu xin sự công bằng của Thiên Chúa không kết án người tội lỗi vì các lỗi phạm của họ, nhưng cứu họ vì Ân Sủng của Chúa. Chúng ta chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần cầu xin cho chúng ta trong mọi lúc, và cũng chắc chắn rằng Người cầu xin đặc biệt cho chúng ta trong Thánh Lễ.

Chúng ta cũng biết điều này vì trong Thánh Lễ các Thiên Thần cũng cầu nguyện cho chúng ta, như lời Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Trong Thánh Lễ không chỉ những người phàm kêu van lên cùng Thiên Chúa, cả các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần cũng bái quì cầu xin cho chúng ta.” Ngài đưa thêm lý do: “Đây là thời gia thuận lợi, các ngài có Hy Tế Thánh trong tay để sử dụng, các ngài đưa MìnhChúa Kitô cho chúng ta xem, và chuyên cầu cho loài người chúng ta. “Các Thiên Thần chọn thời gian Thánh Lễ vì là thời gian thương xót, khi Thiên Chúa nguôi cơn giận nhờ hy tế đền tội toàn năng này, nên chúng ta có thể kết luận rằng Chúa Thánh Thần nhân lành thánh thiện chọn cùng thời gian này, là thời gian mà Chúa Kitô trong bản tính nhân loại cầu khẩn cùng Chúa Cha một cách không thể diễn tả bằng lời (Rm 8:26)

Vì thế chúng ta hãy học hỏi lòng nhân lành vô tả của Chúa Thánh Thần, Đấng quan tâm tới sự cứu rỗi của chúng ta, người không chỉ cầu xin cho chúng ta, mà còn chuyển cầu cho chúng ta bằng những tiếng than van khôn tả. Ai có thể tin nổi nếu lời ấy không được nói rõ ràng trong Kinh Thánh? Ai bây giờ có thể nghi ngờ rằng chúng ta có một Người Bạn đích thực là Chúa Thánh thần? Chúng ta hãy yêu mến tin tưởng Người, đấng là Người Bạn đích thực và trung thành, Và vì Người chuyển cầu cho chúng ta một cách tuyệt đối nhất trong Thánh Lễ, nên chúng ta thỉnh thoảng phải dự Thánh Lễ một cách đặc biệt để tôn vinh Ngườ

.

CHƯƠNG 18: THÁNH LỄ: NIỀM VUI NGỌT NGÀO NHẤT CHO ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH

Trong cả đời Nữ Hoàng Esther, chắc chắn không có ngày nào vinh dự và hạnh phúc hơn cho bà bằng ngày bà được Vua Assuerus tuyển chọn giữa tất cả phụ nữ trong vương quốc ông, và được chính tay ông đội vương miện cho bà làm Nữ Hoàng trên toàn thể vương quốc rộng lớn. Một điều chắc chắn không kém, đó là Đức Maria Mẹ Thiên Chúa không có vinh quang và niềm vui nào lớn hơn ngày Con Chí Thánh của Người đưa Người vào vương quốc Hạnh Phúc Vĩnh Cửu, được siêu tôn trên toàn Thần Thánh trên Trời và được đội vương miện Nữ Vương Trời Đất. Chúng ta không thể nào hình dung nổi một niềm vui và vinh quang nào lớn hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng không sai khi nói rằng Thánh Lễ đem lại cho Mẹ Thiên Chúa niềm vui ngọt ngào nhất.

Lời phát biểu trên được hỗ trợ bởi những lời của Chân Phước Alanus, ngài nói: “Chính sự Khôn Ngoan Vĩnh Cửu đã chon một trinh nữ giữa mọi trinh nữ khác, để Người có thể sinh hạ Đấng Cứu Thế, và để Đấng Cứu Thế này thiết lập một chức Linh Mục hầu ban phát cho mọi thời những kho tàng ơn Cứu độ của Người, qua trung gian của Hy Tế Thánh Lễ và Bí Tích cực thánh trên Bàn Thờ. Đây là điều tạo niềm vui lớn nhất cho Mẹ Thiên Chúa, niềm hạnh phúc lớn nhất cho các Thánh, sự trợ giúp chắc chắn nhất cho những người còn sống, và niềm an ủi chính cho những người đã qua đời.”

Trong đoạn này, Thánh Alanus một tôi tớ nhiệt thành của Chúa Giêsu và Mẹ Maria khẳng định một cách hoàn toàn rõ ràng về giá trị siêu vời của Thánh Lễ, và không một điều gì khác tạo niềm vui lớn lao hơn cho Mẹ Thiên Chúa. Để hiểu đúng điều này, chúng ta phải nhớ rằng các nhà Thần học nói cho chúng ta biết niềm hạnh phúc mà Đức Mẹ và các Thánh được hưởng có hai tính chất sau đây: cồt yếu và phụ thuộc. Hạnh phúc cốt yếu hệ tại việc Hưởng Kiến, hiểu biết rõ ràng và vui hưởng Thiên Chúa, theo mức độ vinh quang mà mỗi vị Thánh được nhận khi vào Thiên Đàng. Mức độ vinh quang này sẽ tồn tại cho đến muôn đời: không ai có thể lên cao hơn hay xuống thấp hơn mức độ vinh quang này. Trái lại, hạnh phúc phụ thuộc là hạnh phúc khi một vị Thánh trải nghiệm được một nìềm vui hay vinh dự khi được Thiên Chúa ban cho một ân huệ khi được dành cho sự tôn kính hay phục vụ đặc biệt ở trần gian này. Ví dụ, lễ kính một vị Thánh có thể được cử hành bằng một lễ nghi quan trọng và nhiều lời cầu nguyện được dâng lên cho ngài. Niềm hạnh phúc phụ thuộc này, bản tình nhân loại của Đức Giêsu và mọi thiên thần và mọi thánh đều có thể nhận được, như chúng ta biết qua lời thánh Luca: Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải ăn năn sám hối (Lc 15:7). Niềm vui nói đến đây không phải là niềm vui cốt yếu mà là niềm vui phụ thuộc; nó gia tăng khi một người tội lỗi hối cải và mất đi nếu người tội lỗi trở về với con đường xấu xa của họ.

Từ những cắt nghĩa trên, chúng ta thấy Chân Phước Alanus khi nói rằng Mẹ Thiên Chúa được hưởng niềm hạnh phúc chính nhờ Thánh Lễ, là ngài nói đến niềm vui phụ thuộc chứ không phải cốt yếu của Đức Mẹ. Bởi vì mặc dù có nhiều cách chúng ta có thể tôn vinh và tạo niềm vui cho Đức Mẹ, nhưng không một nềm vui phụ thuộc nào có thể sánh bằng niềm vui đem đến cho Đức Mẹ khi chúng ta tham dự Thánh Lễ. Nhưng tại sao bằng các việc khác nhau như lần hạt, đọc kinh phụng vụ, kinh cầu, thánh vịnh, và các kinh nguyện khác để tôn vinh Đức Mẹ, chúng ta chỉ có thể tôn vinh và tạo niềm vui cho Đức Mẹ một phần so với việc chúng ta sốt sắng tham dự Thánh Lễ kính Người và dâng lên Con Thiên Chúa Yêu Dấu của Người hiện diện trên Bàn Thờ? Lý do là vì khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta tôn vinh Đức Mẹ bằng hành vi cao cả nhất của việc Thờ Phượng Kitô giáo, và chúng ta phụng thờ Thiên Chúa tốt hơn là bằng việc đọc thánh vịnh và thánh kinh.

Ngoài ra, khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta còn đem đến cho Đức Mẹ một niềm vui khác và đáng được chấp nhận nhất. Bởi vì vinh quang Thiên Chúa và sự cứu rỗi loài người tội lỗi là những điều Mẹ yêu thích và ước muốn nhất, nó tạo cho Mẹ niềm vui khôn tả khi Người nhìn thấy chúng ta, khi sốt sắng tham dự Thánh Lễ, dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi việc phụng thờ đáng giá nhất: ca ngợi, tôn kính, cầu khẩn, làm vui lòng Đấng Tối Cao, dâng lên Người món quà cao quí nhất. Hơn nữa, Mẹ nhìn thấy chúng ta thờ lạy Con Yêu Dấu của Mẹ với Đức Tin kiên cường nhất, sấp mình thờ lạy Người; Mẹ thấy chúng ta đấm ngực với lòng sám hối ăn năn, khẩn khoản van xin ơn tha thứ các tội chúng ta; và thấy chúng ta nhắc lại với Chúa Cha những nỗi thống khổ mà Con Chí Thánh của Người đã chịu, dâng Máu Thánh Người để rửa sạch chúng ta và dự Thánh Lễ với sự sốt sắng và hồi tâm. Còn gì đáng ao ước hơn, tạo niềm vui thích và thỏa mãn hơn cho Đức Mẹ?

MỘT GIAI THOẠI VỀ ĐỀ TÀI NÀY

Giai thoại sau đây do sử gia nổi tiếng Barinius kể lại sẽ cho chúng ta thấy niềm vui chúng ta có thể đem lại cho Mẹ Thiên Chúa qua việc dự Thánh Lễ để tôn vinh Đức Mẹ. Nó cũng cho thấy Đức mẹ vui vẻ đón nhận lời cầu xin của những người tham dự Hy Tế Thánh vì mục đích ấy như thế nào.

Năm 998, Vua Robert nước Pháp thống lĩnh đại quân bao vây thành St. Germain, cách Anjou không xa. Quân bị vây hãm trong thành kháng cự quyết liệt và gây tổn thất quá lớn cho quân địch khiến cho đến ngày thứ sáu, ông vua này đã hết kiên nhẫn và quyết định tấn công thành. Nghe tin này, quân phòng thủ trong thành hết sức buồn phiền lo lắng; trong cơn nguy cấp, họ kêu xin sự trợ giúp và cố vấn của một Tu Sĩ thánh thiện dòng Biển Đức là Cha Gislebert. Ngài khích lệ họ đặt lòng tin vào Đức Mẹ và tham dự Thánh Lễ để tôn kính Mẹ. Chính Cha cử hành Thánh Lễ này tại bàn thờ Đức Mẹ trong Thánh Đường chính, và mọi người tham dự sốt sắng. Mẹ Thiên Chúa không bắt họ phải đợi lâu để chứng tỏ cho họ thấy sức mạnh của một Thánh Lễ được dâng để tôn kính Mẹ. Trong khi Thánh Lễ được cử hành, một màn sương mù dày đặc trùm lên toàn bộ quân vây thành khiến các pháo binh của họ không thể nào nhắm được mục tiêu. Tuy nhiên phía quân bị giam hãm trong thành vẫn nhìn thấy rõ quân địch và bắn tên loạn xạ vào chúng. Thấy cảnh quân mình ngã gục như rạ dưới lằn tên, và sợ rằng trận chiến kéo dài có thể tiêu diệt toàn bộ đạo quân của mình. Vua cho thổi hiệu lệnh rút quân và rút lui trong tư thế nhục nhã.

Mặc dù những phép lạ như thế ít khi, chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Mẹ không bao giờ để chúng ta cầu khẩn Người một cách vô ích. Lời cầu xin với Đức Mẹ luôn luôn nhận được phần thưởng và hiệu quả gấp bội so với lời cầu xin cùng các Thánh. Điều này đã được chính Đức Mẹ mặc khải cho một vị Thành dòng Đa Minh và vị Thánh này đã viết lại những lời này vì lợi ích của chúng ta.



1. Đức Mẹ xin gì cùng Chúa thì luôn luôn được nhận lời.

2. Thiên Chúa không từ chối lòng thương xót với bất cứ ai được Đức Mẹ cầu bầu cho.

3. Thế giới đã có thể bị hủy diệt từ lâu rồi nếu không được Đức Mẹ giữ gìn nhờ lời cầu bầu của Người.

4. Tình thương của Đức Mẹ đối với những người tội lỗi lớn hơn tình yêu của bất cứ người nào đối với nhau.

5. Tình thương của Đức Mẹ đối với người tội lỗi quả thực hết sức lớn lao đến nỗi nếu Chúa cho phép. Mẹ có thể sẵn lòng đền tội cho từng người một bằng việc chịu đựng mọi nỗi thống khổ của thế giới này.

6. Một việc phục vụ cho Mẹ dù nhỏ bé nhất, dù chỉ là đọc một kinh Kính Mừng, cũng có giá trị hơn một việc lớn gấp ngàn lần được làm để tôn vinh các Thánh.

7. Chỉ một kinh Kính Mừng mà thôi cũng có giá trị hơn bất cứ sự hiến dâng nào của linh hồn hay thân xác, của đời sống hay cái chết.

8. Như bầu trời rộng lớn hơn tất cả các vì sao thế nào, thì tinh thương của Đức Mẹ cũng lớn hơn tình thương của tất cả các Thánh như vậy.

9. Như Mặt Trời có ích vượt xa tất cả các thiên thể khác trong vũ trụ thế nào, thì sự trợ giúp của Đức Mẹ cũng có ích vượt xa sự trợ giúp của tất cả các Thánh.

10. Lòng tôn kính dâng lên Đức Mẹ làm hoan hỉ cõi lòng tất cả các Thánh.

11. Có thể ví lòng tôn kính dành cho các Thánh như là bạc, lòng tôn kính dành cho Đức Mẹ như là vàng; lòng tôn kính dành cho Đức Kitô như là ngọc; còn lòng tôn kính dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi như là những vì sao rực rỡ.

12. Không ngày nào trôi qua mà không có một linh hồn nào được cứu khỏi Luyện Ngục nhờ ơn Đức Mẹ.

Mười hai đặc ân hay ân sủng này là triều thiên mười hai ngôi sao mà Thánh Gioan nhìn thấy đội trên đầu Mẹ (x.Kh 12:1). Ai suy gẫm những ân huệ này chắc chắn sẽ cảm thấy mình không thể cưỡng lại được sức lôi kéo đến với việc phục vụ và tôn sùng Đức Mẹ. Ai mà không vui sướng đọc lên kinh Kính Mừng để tôn vinh Đức Mẹ khi nghe biết rằng chính Người đã tuyên bố lời kinh vắn gọn này có giá trị hơn mọi ân huệ của cả hồn và xác? Ai không vui sướng hiến mình phục vụ Đức Mẹ khi biết rằng những gì mình làm cho Đức Mẹ thì có giá trị hơn hẳn những gì mình làm cho các Thánh? Vậy chúng ta hãy phục vụ Đức Mẹ với lòng nhiệt thành sốt mến, đặc biệt bằng việc tham dự Thánh Lễ và dâng lên Đức Mẹ Hy Tế của Con yêu Dấu của Người. Bởi vì mỗi lần Thánh Lễ được cử hành, Đức Giêsu lại sinh ra một lần nữa cách mầu nhiệm, và địa vị cao sang của Mẹ Thiên Chúa lại được nhắc lại. Chân Phước Alanus nói: “Mỗi khi một linh mục bỏ không dâng Thánh Lễ, họ lấy mất của Mẹ Thiên Chúa một phần vinh quang của thiên chức làm mẹ của Người.” Vì vậy, mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, họ lại dâng lên trước Đức Maria vinh dự của Mẹ Thiên Chúa, vì có thể nói rằng khi ấy Đức Mẹ lại sinh ra Đức Giêsu lần nữa, và lại cảm thấy niềm vui sướng ngất ngây như khi Người sinh ra Đức Giêsu lần đầu.



THÁNH LỄ: NIỀM VUI NGỌT NGÀO NHẤT CỦA CÁC THÁNH

Sẽ vừa có ích vừa an ủi cho chúng ta biết khi rằng Thánh Lễ có thể đem lại lợi ích cho các Thánh như thế nào và đến mức nào,và có thể được cử hành vào các ngày lễ của các ngài để tăng thêm vinh quang cho các ngài ra sao. Trong chương này, chúng ta đã thấy niềm vui phụ và có thể gia tăng như thế nào, chúng ta cũng nên nhớ mình có bổn phận tôn vinh các Thánh. Chính Thiên Chúa muốn chúng ta tôn kính các tôi tớ trung thành của Người. Hơn nữa, các Thánh cũng xứng đáng được chúng ta tôn kính, bởi vì ở trần gian này các ngài đã tránh xa danh vọng, tự hạ mình và coi mình đáng bị chê trách; hơn nữa, các ngài tửng bị klhinh bỉ một cách bất công, bị nhạo báng và hành hạ bởi những kẻ xấu; và vì như thế Thiên Chúa muốn đưa ra ánh sáng sự vô tội của các ngài như ánh sáng ban ngày, để các ngài được tôn vinh và ca ngợi trong toàn thế giới Kitô giáo.

Chúng ta có một bằng chứng về điều này nơi ông Móocđokhai, một tôi tớ trung thành của Thiên Chúa nhưng đã bị tên tể tướng Haman kiêu căng bách hại và kết án tử. Thiên Chúa đã đánh bại những mưu đồ xấu xa của người này để đưa các biến cố tới một kết cục tốt đẹp là công khai tuyên dương người tôi tớ trung thành của người. Khi Vua Assuerô hỏi Haman: “Nhà vua muốn tuyên dương một người thì nên làm gì”” Haman tự nhủ: “Ngoài ta ra, nào đức vua còn muốn tuyên dương ai được nữa?” nên Haman mới tâu vua: “Đức vua muốn tuyên dương ai, thì ngày lễ gia miện, đức vua đã mặc long bào nào, đã cỡi con ngựa nào, nay xin đem trao cho một trong các vị cao cấp nhất của Đức Vua, để vị này mặc long bào ấy cho người đức vua muốn tuyên dương, rồi đặt người đó lên cỡi con ngựa ấy mà đem đi dạo trong quảng trường của thành phố. Vị này sẽ đi trước người đó và hô to: “Đây là cách đức vua đãi ngộ người đức vua muốn tuyên dương.” Vua liền nói: “Khanh mau lấy long bào và ngựa như vừa nói, và làm như vậy cho ông Móođokhai, người Do Thái. Tất cả các điều khanh vừa nói, đừng bỏ sót một chi tiết nào” (Et 6:6-10).

Vậy, nếu ông vua ngoại giáo này mà còn ban tặng vinh dự lớn đến thế cho ông Moóđokhai vì lòng trung thành của ông, thì hẳn Thiên Chúa khoan nhân vô cùng sẽ tôn vinh và truyền cho triều thần thiên quốc tôn vinh đến mức nào đối với những tôi tớ trung thành của Người vì những việc các ngài đã làm cho Người, cả vào ngày các ngài vinh hiển bước vào thiên quốc cũng như mỗi khi Hội Thánh cử hành lễ kính các ngài trên khắp thế giới? Bởi vì qua sự linh hướng của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa đã truyền cho Hội Thánh dành riêng ra những ngày để kính nhớ các tôi tớ tuyển chọn của Người, tôn vinh các ngài bằng các lời cầu nguyện, các lòng sùng kính, các bài ngợi khen, các cuộc hành hương và rước kiệu, trên hết, bằng Hy Tế Thánh Lễ. vì bằng những cách này, chúng ta tôn vinh những người mà Vua Trời muốn tôn vinh.

Phương thế tốt nhất để tôn vinh các ngài là dâng Hy Tế Thánh Lễ lên Thiên Chúa vì vinh quang các ngài. Mặc dù trong Thánh Lễ biểu thị cuộc khổ nạn của Đức Kitô và chỉ được dâng lên một mình Thiên Chúa Toàn Năng mà thôi, song các Thánh cũng nhận được vinh quang và niềm vui từ đó bởi vì Thánh Lễ được cử hành để tôn vinh các ngài và làm cho cả thiên đàng tràn ngập hân hoan.

Và nếu chúng ta đặc biệt nhắc đến đích danh các Thánh, thì niềm vui và vinh quang của các ngài càng được tăng lên hơn nữa, và Thánh Lễ càng làm cho các ngài hân hoan hơn, theo lời chứng của Thánh Gioan Kim Khẩu: “Khi công chúng tung hô một ông vua, các tướng lãnh từng chia sẻ các hiểm nguy của chiến tranh một cách dũng cảm cũng được nhắc đến tên tuổi, để họ cũng được chia sẻ vinh quang của cuộc khải hoàn. Với các Thánh cũng thế. Các ngài được vinh dự và vinh quang trước mặt Chúa của các ngài khi Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người được tái hiện một cách vinh hiển trong Thánh Lễ, và các ngài cũng được nhắc đến một cách đặc biệt, và các chiến công của các ngài chống lại kẻ thù hỏa ngục được ca ngợi và tuyên dương. Vinh quang được dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng vì quyền năng mà Người dùng để kiện cường các ngài trong cuộc chiến và vì Ân Sủng Người ban cho các ngài để bảo đảm chíến thắng các ngài.” Chúng ta cũng có lời chứng của Cha Molina: ‘Không thể tạo sự thỏa lòng nào cho các Thánh nhiều hơn là dâng Thánh Lễ lên Thiên Chúa nhân danh các ngài, tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn huệ Người đã ban cho các ngài, tưởng nhớ các chiến công vinh hiển của các ngài và dâng các chiến công này lên Thiên Chúa Ba Ngôi hợp với HY TẾ THÁNH LỄ.

Về đề tài này, chúng ta đọc thấy trong CÁC KHẢI THỊ CỦA THÁNH GERTRUDE như sau: “Vào lễ kính Thánh Micae, trong khi dự Thánh Lễ, bà dâng Minh và Máu Thánh Chúa Kitô lên Thiên Chúa và thưa: ‘Vì vinh danh vị thái tử cao cả này, Lạy Chúa đáng mến vô cùng, con dâng lên Chúa Bí Tích Cực Thánh này để muôn đời ca ngợi cơ binh Thiên Thần và để tăng thêm niềm vui, vinh quang và hạnh phúc của các ngài.’ Lúc ấy bà được Chúa cho thấy Thiên Chúa đón nhận Hy Tế hiến dâng này một cách lạ lùng biết bao, và các thần sứ vui mừng khôn tả, khiến cho các ngài giá như chưa từng được hưởng một niềm hạnh phúc tột bậc, hẳn cũng đã đủ để các ngài hạnh phúc muôn đời. Vì thế mà các Thiên Sứ đã đến theo thứ bậc và cung kính dâng lời tạ ơn lên vị Thánh.” Đoạn kể này đã được các bậc thông thái và các nhà thần học xem xét và tán đồng, vì thế lời phát biểu trong đó không thể bị tranh cãi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đoạn văn không nói Thánh Gertrude đã dâng Bí Tích Cực Thánh này lên cho Các Thiên Thần, nhưng cho Thiên Chúa Cha, Đấng làm cho Bí Tích ấy trở nên một với Thiên Chúa, trong khi Người được thỏa lòng vô cùng khiến cho sự dư dật vô biên của Bí Tích mà cácThiên Thần nhận được cũng tăng thêm niềm vui trên Trời. Cùng một sự kiện như thế xảy ra khi bạn dâng Hy Tế Thánh lên Thiên Chúa Cha để tôn vinh một vị Thánh.

Để xác nhận sự thật trên, chúng tôi sẽ trích dẫn một sự kiện từ cùng một nguồn này. Một thời gian ngắn sau cái chết trong hương thơm thánh thiện của một nữ tu trong Tu Viện Thánh Gertrude ở Helpede vùng Saxony, một nữ tu khác trong cùng tu viện này, khi tham dự Thánh Lễ cầu cho người chị em quá cố, đã thưa với Chúa vào lúc dâng Mình Máu Thánh: “Lạy Cha Hằng Hữu con xin dâng Cha Lễ Vật Thánh này là Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, để cầu cho người chị em chúng con vừa mới qua đời; và cùng với Lễ Vật này, con dâng lên Cha Tình Yêu của Thánh Tâm Người, Thánh Tâm đập liên lỉ vì yêu Cha.” Bấy giờ mắt thiêng liêng của chị bỗng sáng lên, chị trông thấy chị nữ tu cùng Dòng đã ở trên Trời, và có vẻ như đang được hưởng một địa vị cao sang hơn, được trang điểm rực rỡ hơn và xung quanh có nhiều thị nữ xinh đẹp hơn. Cùng với một cảnh như thế đã diễn ra mỗi khi chị nữ tu này dâng Thánh Lễ cầu cho người đã qua đời.

Quả thực, lễ hiến dâng được trọng thưởng bội hậu biết bao. Ai có thể tin được rằng niềm vui phụ của các Thánh có thể được tăng thêm nhiều như thế, nếu như chúng ta không được sự bảo đảm thẩm quyền đáng tin cậy? Các khải thị không nói rằng linh hồn được nâng lên một bậc cao hơn, nhưng nói rằng có vẻ như linh hồn ấy được nâng lên một mức vinh quang cao hơn thì thuộc về niềm vui cốt yếu của vị Thánh, và như chúng ta đã nói, thứ niềm vui này không thể tăng hay giàm. Tuy nhiên linh hồn này đã trải nghiệm một sự gia tăng diệu kỳ về niềm vui phụ do kết quả của Thánh Lễ được dâng lên Chúa cho linh hồn ấy.

Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng, nhờ dâng một Thánh Lễ, chúng ta có thể tôn vinh các Thánh một cách đẹp lòng Chúa nhất, và tăng thêm hạnh phúc mà các ngài được hưởng. Cho nên nếu bạn muốn tôn vinh một vị Thánh nào, ví dụ Thánh Bổn Mạng của bạn, bạn hãy dự Thánh Lễ để tôn vinh ngài, và vào lúc dâng Mình Máu Thánh, bạn hãy dâng Con Thiên Chúa lên Cha của Người để tăng thêm niềm vui và vinh quang cho vị thánh Bổn Mạng. Mỗi sáng bạn hãy xem lịch ngày hôm ấy, và khi dự Thánh Lễ, bạn hãy thưa với vị Thánh được mừng kính hôm ấy, rằng bạn sẽ tham dự Thánh Lễ để tôn vinh Ngài, vào lúc dâng Mình Thánh, hãy dâng Hy Tế Thánh lên Thiên Chúa với ý chỉ này. Đến giờ chết, bạn sẽ biết việc thực hành đạo đức này đã đem lại biết bao công phúc cho bạn.



CHƯƠNG 19: THÁNH LỄ LÀ PHÚC LỘC TUYỆT VỜI NHẤT CHO CÁC TIN HỮU

Nói về những ơn ích phát sinh từ Thánh Lễ, thật khó biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu. Các Giáo Phụ và Tiến Sĩ Hội Thánh không thể nói cho đủ về những ơn ích mà Thánh Lễ đem lại cho các tin hữu. THÁNH LORENSÔ GIUSTINIANÔ nói: “Chắc chắn miệng lưỡi loài người không thể nào nói được những hoa quả của Hy Tế Thánh Lễ dồi dào bao nhiêu, những ân huệ và ân sủng của Thánh Lễ cao cả chừng nào.” Sau đó ngài tiếp tục kể ra một số ơn ích nổi bật nhất. “Nhờ Hy Tế Thánh Lễ, kẻ tội lỗi được giao hòa với Thiên Chúa, người công chính được xác nhận về sự công chính của họ, những lỗi phạm được tha thứ, nết xấu được nhổ sạch, nhân đức gia tăng, công phúc thêm nhiều, cám dỗ được vượt qua.” Đó là những hoa quả đáng có.

Trong tác phẩm của ngài về thiên chức linh mục, CHA ANTÔN MOLINA có nhiều đoạn tuyệt vời và ấn tượng về Thánh Lễ, giúp kích thích nơi tâm hồn người Kitô hữu lòng ngộ mến đối với Thánh Lễ. Ngài viết: “Không gì ích lợi hơn cho loài người, hiệu quả hơn để xoa dịu những linh hồn đau khổ và giúp ích nhiều hơn để chiếm được những của cải thiêng liêng cho bằng Hy Tế Thánh Lễ. Thật vậy, khi so sánh Thánh Lễ, thì tất cả các việc lành chúng ta làm từ sáng đến tối, với những động cơ tốt lành nhất, cũng ít hay chẳng đáng kể gì.” Những lời này thật khó tin, nhưng chúng đem lại niềm an ủi biết bao cho chúng ta. Hy Tế Thánh Lễ nếu được dâng tử tế, có thể nói là có giá trị vượt xa mọi việc lành khác, kể cả những việc đạo đức chúng ta làm với lòng sốt mến thật sự, tập trung lòng trí khiêm nhường sâu thẳm, đức ái nồng cháy và ý hướng ngay lành. Nếu bạn đã đọc một cách chăm chú, hẳn bạn đã sẵn sàng chấp nhận sự thật này rồi. Tuy nhiên, để xác nhận mạnh hơn nữa, chúng ta có thể trích dẫn thêmở đây một ít nhân chứng nữa.

Khi cắt nghĩa Thánh Vịnh 50, gọi là Thánh Vịnh Miserere, GIÁM MỤC FORNERUS nói: “Người dự Thánh Lễ sốt sắng trong tình trạng ân sủng thì được nhiều ơn ích hơn là người làm nhiều công việc gian khổ vì yêu Chúa hay thực hiện những cuộc hành hương rất xa. Đây là điều dễ hiểu, vì những việc lành đạo đức nhất có giá trị và quan trọng là nhờ đối tượng, nghĩa là nhờ phương tiện việc ấy. Vậy có việc lành nào cao quí hơn, thánh thiện hơn là Hy Tế Thánh Lễ chăng?” Thế nên tất cả những ai muốn làm giàu kho tàng trên trời, muốn phụng sự Thiên Chúa một cách đẹp lòng Người, hãy ghi tạc tư tưởng quí giá và đầy an ủi này vào lòng. Ai mà không hân hoan tham dự Thánh Lễ nếu biết rằng mình không thể làm một việc gì tốt hơn, công phúc hơn và đáng Chúa chấp nhận hơn là Thánh Lễ.

Viết về cùng đề tài này, CHA MARCHANTIUS nói: “Hội Thánh Công Giáo không thể làm việc gì tốt hơn, thánh thiện hơn, xứng đáng với Thiên Chúa Tối Cao hơn, đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ Maria hơn thỏa mãn hơn cho các Thiên Thần và các Thánh, có ich hơn cho người công chính cũng như cho người tội lỗi, có lợi hơn cho những linh hồn trong Luyện Ngục, cho bằng Hy Tế Thánh Lễ vì các mục đích ấy.” Tất cả các nhà thần học đều tuyên bố như thế và đồng tình cho rằng Thánh Lễ có giá trị vượt xa mọi việc lành khác. Vì vậy bạn hãy thực hành hợp với lời dạy của các ngài.

Nhưng chúng ta còn có thể nói thêm về đề tài này.

Trong LỜI TỰA CHO MỘT SÁCH LỄ CỔ in năm 1634, chúng ta thấy có một lời khuyến dụ gửi cho các linh mục, khuyên họ đề cao giá trị siêu vời của HY TẾ THÁNH LỄ, và không bao giờ nghi ngờ rằng mỗi khi cử hành Thánh Lễ, họ dâng lên Thiên Chúa một việc phục vụ đẹp lòng Người hơn việc thực hành các nhân đức cao siêu nhất hay chịu mọi hình khổ ghê gớm nhất vì Thiên Chúa. Bạn hỏi, làm sao có thể như thế được? Đó là vì Đức Kitô thực thi mọi nhân đức trong Thánh Lễ, và đồng thời Người dâng lên Chúa Cha Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người. Mọi lời ngợi khen, tình yêu, lòng tôn kính, thờ phượng, tạ ơn mà Đức Kitô dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh trong mỗi Thánh Lễ thì vượt xa mọi lời ngợi khen của các thiên thần, mọi việc thờ phượng của các Thánh, vượt quá xa đến nỗi giá như mọi việc đền tội, cầu nguyện, việc lành của các Thánh Tông Đồ, Tử đạo, Hiển Tu, Trinh Nữ và tất cả các Thánh cùng hợp lại để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi thì không đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng một Thánh Lễ.

Giờ đây chúng ta phải nói tới lời chứng quan trọng nhất vế những ơn ích cao vời của Thánh Lễ đối với tín hữu, đó là lời tuyên bố đầy thẩm quyền của Hội Thánh tại Công Đồng Trentô: “Chúng ta cần tuyên nhận rằng bất cứ việc làm nào của các tín hữu cũng không thể nào thánh thiện và linh thiêng bằng chính mầu nhiệm vô cùng kỳ diệu này, nơi Tế Vật ban sự sống này được hiến tế trên bàn thờ hằng ngày bởi các linh mục, nhờ đó chúng ta được giao hòa với Chúa Cha” (Khóa 22). Giả như không có lời chứng hay bằng chứng nào khác về hiệu quả của Thánh Lễ, thì nguyên lời chứng này đã đủ để lôi kéo các linh hồn đạo đức đi tham dự Thánh Lễ hằng ngày.

Hỡi người Kitô hữu, bạn hãy suy gẫm điều mà Hội Thánh – vốn không thể sai lầm trong các vấn đề về Đức Tin – tuyên bố cho chúng ta những lời trên đây, Hội Thánh phát biểu rõ ràng và buộc chúng ta phải tin rằng không một việc làm nào của người tín hữu có thể thánh thiện và linh thiêng bằng Mầu Nhiệm Thánh Lễ kỳ diệu này. Lời tuyên bố này không chỉ dành riêng cho các linh mục, mà còn cho mọi tín hữu nói chung. Thật vậy, các linh mục không thể làm việc gì thánh thiện và linh thiêng hơn là cử hành Thánh Lễ; giáo dân không thể làm việc gì thánh thiện và linh thiêng hơn là tham dự Thánh Lễ, giúp lễ, xin lễ theo ý chỉ mình, theo các lời kinh và kết hợp lòng trí với chủ tế. Vì là việc thánh thiện và linh thiêng nhất chúng ta làm, nên Thánh Lễ cũng phải là việc mang lại nhiều ơn ích và công phúc nhất trong mọi việc làm.

Thế nên hỡi người Kitô hữu, hãy hết lòng chấp nhận giáo huấn vẹn toàn mà Hội Thánh Mẹ chúng ta dạy chúng ta. Bạn có thể làm rất nhiều việc lành vì vinh danh Chúa, tôn vinh các Thánh, vì lợi ích và ơn cứu rỗi linh hồn bạn, nhưng không một việc làm nào thánh thiêng hơn, siêu vời hơn, đẹp lòng Chúa và các Thánh hơn, ích lợi hơn, mang lại ơn cứu rỗi và công phúc hơn là sốt sắng tham dự Thánh Lễ. Ví chính Hội Thanh tuyên bố rằng Thánh Lễ có giá trị vượt xa mọi việc làm khác, như mặt trời có sức mạnh và ánh sáng vượt xa các hành tinh, như mặt trời vượt xa mọi tinh tú trên bầu trời xét về tác động có lợi cùa nó cho trái đất. bạn sẽ phải lý giải thế nào về những lần bạn tham dự Thánh Lễ không sốt sắng, những lần bạn bỏ đi lễ vì một vài lợi ích tạm bợ của trần gian này.

THÁNH PHANXICÔ SALÊ đánh giá Thánh Lễ rất cao đến nỗi ngài yêu thích Thánh Lễ hơn nguyện gẫm, dù rằng nguyện gẫm được mọi người nhìn nhận là hình thức linh thao hằng đầu. Viết cho một nữ tu của dòng ngài sáng lập ngay khi chị nữ tu này đến lập một tu viện ở một nơi khác, ngài nói: “Con yêu dấu, cha xin con trước hết phải thu xếp sao cho có một Nhà Nguyện để có thể dự Thánh Lễ hằng ngày. Nếu không thể có nhà Nguyện ngay trong nhà của con, hằng ngày con hãy đi dự Thánh Lễ ở một Nhà Thờ gần nhất, vì linh hồn nhận được sức mạnh cho cả ngày nếu ngay từ đầu đã được ở gần Chúa hiện diện trong Hy Tế Thánh.” Chị nữ tu ấy không ai khác chính là Thánh Nữ Jane Frances de Chantal. Thánh Nữ viết thư trả lời: “Cha muốn con cắt bớt hay bỏ nguyện gẫm để dự Thánh Lễ vào các ngày thường để có thể nguyện gẫm?” Thánh Phanxicô trả lời: “Con sẽ thấy rằng dự Thánh Lễ thì được ơn vượt xa việc bỏ Thánh Lễ để nguyện gẫm; bởi vì sự hiện diện thể lý của Chúa Kitô trong Thánh Lễ có giá trị vượt xa sự hiện diện của Người trong tâm trí chúng ta, đặc biệt vì chính Hội Thánh ước ao mọi con cái của mình dự Thánh Lễ hằng ngày.

Như thế, ta thấy Thánh Phanxicô Salê dạy chúng ta rằng tham dự Thánh Lễ thì tốt hơn và có ích hơn là nguyện gẫm. GIÁM MỤC FORNERUS cũng nói y như thế: “Người tham dự Thánh Lễ sốt sắng và dâng lên cho Thiên Chúa vì lợi ích linh hồn mình thì lời cầu nguyện của họ có giá trị vượt xa mọi lời cầu nguyện khác, dù dài và sốt sắng đến đâu, thậm chí vượt xa cả lời cầu nguyện chiêm niệm.” Và để cắt nghĩa lý do, ngài nói thêm: “Đó là nhờ các công nghiệp từ cuộc khổ nạn của Đức Kitô, làm cho sức mạnh được cảm nhận qua việc Thiên Chúa tuôn đổ Ân Sủng và dồi dào ân huệ từ trời một cách kỳ diệu.” Hỡi linh hồn đạo đức, bạn hãy suy những điều trên đây, và bạn sẽ thấy rằng chúng được linh hứng từ trời, và chứa đựng những giáo huấn có lợi nhất cho phần rỗi chúng ta.

Nếu bạn muốn suy niệm về cuộc đời và cuộc khổ nạn Đức Kitô, thì không có lúc nào thích hợp nhất để bạn làm việc này cho bằng trong Thánh Lễ, khi tất cả các mầu nhiệm về cuộc đời và cuộc khổ nạn của Người được tái hiện trước mắt bạn. Hoặc nếu bạn muốn đặt mình trước sự hiện diện của Đức Kitô, trò chuyện với Người, thì chính trong Thánh Lễ mà bạn có sự hiện diện thật của Người cả trong Nhân Tính và Thần Tính của Người. Hơn nữa, các nghi thức Thánh Lễ không làm bạn chia trí; trái lại, chúng giúp bạn thêm hồi tâm hơn, nếu bạn theo dõi các hành vi của linh mục và suy gẫm ý nghĩa của các nghi thức.

Trước khi kết chương này, chúng tôi sẽ đưa ra một sự kiện đáng nhớ, được nhiều tác giả kể lại, về những ơn ích của Thánh Lễ.



Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương