Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


CÁC BÈ PHÁI LẠC GIÁO CÔNG KÍCH HY TẾ THÁNH LỄ



tải về 1.6 Mb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

CÁC BÈ PHÁI LẠC GIÁO CÔNG KÍCH HY TẾ THÁNH LỄ

Các cuộc bách hại mà kẻ thù gian ác đã khơi dậy qua các thời đại chống lại Thánh Lễ là một bằng chứng cho thấy Thánh Lễ thật thánh thiêng biết bao và đáng sợ đối với ma quỷ chừng nào. Nếu không hẳn nó đã không tấn công Thánh Lễ một cách dữ dội đến thế. Vào các thời kỳ đầu của Hội Thánh Công Giáo, các thầy dạy lạc giáo quả thực không thiếu, nhưng không một ai trong số họ dám liều mình công kích Thánh Lễ, càng không dám tìm cách khử trừ Thánh Lễ. Bengarius là người đầu tiên cả gan nói và viết chống lại Thánh Lễ. Các lời dạy sai lạc của ông đã bị phơi bày và bị các nhà thần học Công Giáo thời ấy phản bác một cách thắng lợi. Hơn nữa ông còn bị Công Đồng của Hội Thánh kết án. Tuy nhiên, trước khi chết con người bất hạnh này đã từ bỏ các sai lầm của mình và sống những ngày cuối đời trong sự ăn năn sám hối của một người con của một Hội Thánh Công Giáo.

Vào đầu thế kỷ 12, những người thuộc phái Albigensê vô đạo xuất hiện tại Pháp. Ngoài những chủ trương tệ hại khác, họ còn cho rằng hôn nhân là một tình trạng phi pháp; họ khuyến khích nam nữ nếp sống chung chạ. Đúng là họ không bác bỏ Thánh Lễ Đại Triều có đông người tham dự, nhưng họ không chịu chấp nhận Thánh Lễ Thường chỉ có ít người dự. Trên thực tế, họ nghiêm cấm dân tham dự các lễ này, ai tham dự sẽ bị phạt tiền hay phạt tù.

Từ thời các Tông Đồ cho tới nay. Hy Tế Thánh Lễ chưa từng có một địch thù nào hung dữ bằng Martin Luther. Con người bất hạnh này không chỉ công kích mà còn thóa mạ Mầu Nhiệm Thánh này. Ông không chỉ tự mình có hành động này, mà không chỉ làm lần đầu khi ông chối đạo, nhưng cả sau này do ma quỷ xúi dục nữa. Thực vậy, chính con người lầm lạc này đã thừa nhận trong các sách viết là lời dạy của ông đến từ ma quỷ và chính ma quỷ đã xúi dục ông bác bỏ Thánh Lễ như một hành vi thờ quấy, mặc dù bản thân ông phải biết rõ rằng ma quỷ là kẻ thù ghét tất cả những gì tốt lành và nó chẳng dạy loài người điều gì khác ngoài sự xấu xa. Hơn nữa, lẽ ra Luther phải nghĩ rằng nếu Thánh Lễ là hành vi thờ quấy, thì ma quỷ sẽ không chống đối, càng không muốn loại bỏ. Ngược lại, nó sẽ cổ võ và ca ngợi Thánh Lễ, bởi vì người ta càng cử hành Thánh Lễ nhiều thì người ta càng phạm nhiều hành vi thờ quấy, và càng làm ô danh Thiên Chúa Tối Cao.

Bằng cách này, Satan đã không chỉ làm cho những người theo Luther, mà tất cả những phái Tin Lành xuất hiện sau khi ông phải mất đi ơn cứu độ do Hy Tế Thánh Lễ mang lại, và vì thế khiến họ bị tổn hại vô phương cứu chữa. Thực vậy, ông đã làm cho Mầu Nhiệm siêu vời này trở thành quá ghê tởm đối với họ khiến họ tuyên bố Hy Tế Thánh Lễ là một sự phủ nhận Hy Tế Thập Giá, một việc thờ quấy đáng nguyền rủa như chúng ta đọc thấy trong Sách Giáo Lý Heidelberg của phái Calvin. Sự báng bổ kinh khủng này đủ để khiến cho mọi tâm hồn đạo đức ghê sợ, và khiến cho mọi người Kitô hữu tốt lành phải bịt tai. Chúng ta sẽ không cần nói dài dòng để phi bác những lời báng bổ như thế, chỉ cần một luận chứng sau đây cũng đủ để phi bác chúng.

Nếu những lạc thuyết này đúng, thì đương nhiên từ thời Đức Kitô đến nay, không một người nào dù Tông Đồ hay Tử Đạo, có thể được cứu rỗi. Các Thánh Tông Đồ và mọi Đấng kế nhiệm các ngài đều đã cử hành và dâng Hy Tế Thánh Lễ lên Thiên Chúa Tối Cao. Vậy, nếu Hy Tế Thánh Lễ là thờ quấy và phủ nhận Hy Tế của Đức Kitô trên Thập Giá, thì các Thánh Tông Đồ và mọi tín hữu hẳn là đã phạm tội thờ quấy, hẳn là họ đã xúc phạm nặng nề đối với Thiên Chúa Uy Linh và làm cho mình đáng phải luận phạt đời đời. Và vì không một người có lý lẽ nào tin vào một lời khẳng định như thế, nên không một ai có thể tin rằng lời dạy của phái Calvin là đúng. Thay vì nghe the lời Calvin và Luther bạn hãy nghe lời sau đây của Thánh Fulgentiô: “Hãy giữ vững giáo thuyết và chớ bao giờ để mình hoài nghi rằng Con Một Thiên Chúa đã làm người vì chúng ta và đã tự hiến cho Chúa Cha vì chúng ta. Người là Đấng mà Hội Thánh Công Giáo bây giờ không ngừng dâng lên của lễ là bánh và rượu với tinh thần Đức Tin và Đức Ái”. Ai là người đáng để chúng ta tin – một thày dạy thánh thiện và sáng suốt của Hội Thánh, hay là hai kẻ chối đạo như Luther và Calvin?

Với hai người này, ta có thể dùng lời mà nhà thông thái phêrô ở Cluny nói với những kẻ lạc giáo: “Nếu lời dạy của các ông được mọi người chấp nhận, nếu các Kitô hữu phải loại bỏ Thánh Lễ, thì điều này không bao giờ xảy ra vào mùa của Thịnh Nộ sẽ xảy ra vào mùa của Ân sủng này: Thiên Chúa sẽ không còn được thờ phụng ở trần gian này nũa. Vì vậy, hỡi những kẻ thù của Thiên Chúa, hãy nghe khi Hội Thánh của Thiên Chúa dạy các ông rằng Hy Tế Thần Linh là cốt tủy sự hiện hữu của Hội Thánh, và trong Hy Tế này, Hội Thánh dâng Mình và Máu Đấng Cứu Chuộc mỗi khi lễ dâng này được thực hiện”.

Vì vậy chúng ta hãy cảnh giác không để xảy ra cho chúng ta cùng những điều đã xảy ra cho những kẻ lạc giáo bất hạnh. Vì ma quỷ cướp mất Thánh Lễ nơi những kẻ lạc giáo và làm hại họ; còn đối với người Công Giáo chúng ta, vì ma quỷ không thể tước đoạt Thánh Lễ của chúng ta, nên nó bịt mặt chúng ta lại khiến chúng ta không thể quý chuộng đầy đủ sự cao vời của Hy Tế Thánh Lễ và quyền năng vô biên của Hy Tế này. Không nghi ngờ gì, chính thủ đoạn của Satan đã làm cho trong một thời gian dài, Mầu Nhiệm Thần Linh rất ít khi được giảng dạy. Hậu quả là người Công Giáo trở nên chểnh mảng trong việc tham dự Thánh Lễ, hoặc có tham dự thì cũng thiếu sốt sắng.

Để ngăn ngừa điều tai hại này, Công Đồng Trentô đã truyền cho những người chăm sóc các linh hồn phải giảng thường xuyên về Thánh Lễ. Sắc lệnh nói như sau: “Thượng Hội Đồng buộc các mục tử và tất cả những ai có trách nhiệm chăm sóc các linh hồn, phải thường xuyên đích thân hay nhờ người khác giảng giải, trong khi cử hành Thánh Lễ, một số phần được đọc trong Thánh Lễ, và họ phải cắt nghĩa các Mầu Nhiệm của Hy Tế Thánh Thiêng cao vời này, đặc biệt vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ.” (Khóa 22, Ch.8). Nếu giáo dân không hiểu biết giá trị cao cả của Thánh Lễ, họ sẽ không yêu mến quý chuộng Thánh Lễ đúng mức; họ sẽ không bao giờ đi lễ ngày thường, còn các ngày Chúa Nhật và Lễ Nghỉ, họ sẽ thường xuyên tỏ ra chểnh mảng, bất kính, hời hợt, họ sẽ viện những cớ không đâu để bỏ lễ mà không chút áy náy lương tâm.

Nhưng nếu họ hiểu biết hiệu quả và giá trị to lớn của Thánh Lễ, họ chắc chắn sẽ hết sức quí chuộng kho tàng vô giá này, yêu mến sâu xa và tham dự Thánh Lễ với đầy lòng cung kính. Trong Hội Thánh Công Giáo, không có mầu nhiệm nào quan trọng hơn, an ủi hơn, giàu ơn cứu độ hơn là Mầu Nhiệm cao cả này của Bàn Thờ. Chỉ cần sự thật này được nhìn nhận đúng đắn, chúng ta chắc sẽ thấy các tín hữu tham dự trong các ngày thường một đông hơn.



CHƯƠNG II: SỰ SIÊU VỜI CỦA THÁNH LỄ

Thánh Lễ có giá trị quá siêu vời khiến cho dù bậc Thiên Thần cao sang nhất cũng không thể ca tụng đúng mức. Chúng ta hãy nghe THÁNH PHANXICÔ SALÊ nói gì về điều này trong cuốn Introduction to the Devout Life (Sống Thánh Giữa Đời) của ngài. “Thánh Lễ là mặt trời của mọi cuộc Linh Thao, suối nguồn của tình sốt mến, linh hồn của lòng đạo, lửa của Tình Yêu thần linh, vực thẳm của Lòng Thương Xót thần linh và là phương tiện quý báu Thiên Chúa để ban Ân Sủng cho linh hồn”. Phải mất một thời gian dài mới hiểu hết ý nghĩa của những lời đẹp đẽ này và cắt nghĩa những tính từ rực rỡ mà thánh nhân sử dụng. Ý ngài muốn nói là: Những ai ước ao trở nên thánh thiện hãy siêng năng tham dự Thánh Lễ, vì đây là phương tiện cao vời để đón nhận Ân Sủng của Thiên Chúa.

CHA OSORIUS thông thái đã coi Thánh Lễ trội vượt trên mọi mầu nhiệm khác của Đạo, vì ngài nói: “Trong Hội Thánh không có gì cao siêu và vô giá bằng HY TẾ THÁNH LỄ, vì trong đó Nhiệm Tích đáng tôn thờ của Bàn Thờ được thánh hiến và là Lễ Vật Linh Thiêng dâng lên cho Thiên Chúa Tối Cao”. ĐỨC CHA FORNERUS, một thời làm giám mục Bamberg, cũng nói: “Thánh Lễ có địa vị vượt trên mọi Bí Tích và Nghi Lễ khác của Hội Thánh”. Ngài còn thêm: “Các Bí Tích Thánh đều siêu vời hơn cả là HY TẾ THÁNH LỄ, vì các Bí Tích khác là máng chuyển thông lòng Thương Xót cho những người đang sống, còn Thánh Lễ là đại dương của lòng độ lượng khôn cùng của Thiên Chúa cho cả người sống lẫn người chết.” Bạn thấy không, tác giả này ca ngợi và tán dương HY TẾ THÁNH LỄ, hay Thánh Lễ, và gán cho nó một giá trị vượt trên mọi Bí Tích khác, Giờ đây chúng ta sẽ xem lý do tại sao Thánh Lể có một giá trị siêu vời như thế.

Trước hết, có thể suy ra sự siêu vời của Thánh Lể từ những kinh nguyện và nghi lễ được quy định cho việc cung hiến các Thánh Đường và Bàn Thờ. Bất cứ ai đã từng dự lễ Cung Hiến Thánh Đường, đã theo dõi các kinh nguyện và hiểu hết các nghi thức do Đức Giám Mục cử hành thì đều không thể không được xây dựng bởi những gì họ được chứng kiến. Về lợi ích của những ai không tham dự lễ cung hiến Thánh Đường và Bàn Thờ, chúng tôi sẽ vắn tắt mô tả các nghi lễ có liên quan.



[Đoạn mô tả dưới đây liên quan đến các Nghi thức đã được dùng vào thời 1680-1700. Các nghi thức này đã thay đổi phần nào vào các thế kỷ sau và đến những năm 1990-2000 của chúng ta hôm nay, chúng đã trở nên tỉ mỉ hơn nhiều. Có vẻ như sự suy giảm về lòng mến mộ, tôn kính và tham dự HY TẾ THÁNH LỄ. – Biên tập]

CUNG HIẾN CAC THÁNH ĐƯỜNG

Trước ngày cung hiến thánh đường, giám mục để riêng các thánh tích sẽ được đặt trên viên đá Bàn Thờ và ngài cùng với các cộng đoàn chuẩn bị một ngày ăn chay. Hôm sau, giám mục và hàng giáo sĩ bận lễ phục rồi đọc Bảy Thánh Vịnh Sám Hối và Kinh Cầu Các Thánh. Tất cả các cửa nhà thờ đều đóng. Sau đó giám mục cùng với hàng giáo sĩ đi rước quanh bên ngoài nhà thờ. Trong khi hàng giáo sĩ hát Đáp Ca, giám mục rảy nước thánh theo hình thập giá lên phần trên các tường nhà và đọc: “Nhân danh + Cha và+Con và+Thánh Thần. Khi đến trước cửa chính nhà thờ, giám mục đọc một lời nguyện ngắn và gõ cửa bằng gậy giám mục và nói: Hỡi các quân vương, hãy ngửng đầu lên; hỡi các cổng vĩnh cửu, hãy nhấc đà lên để Đức Vua vinh hiển tiến vào.” Rồi giám mục đi quanh nhà thờ một lần thứ hai, vừa đi vừa rảy nước thánh lên phần chân tường nhà thờ cùng với những lời như trên, và gõ vào cửa chính giống như lần trước. Rồi ngài đi vòng quanh nhà thờ lần thứ ba, lần này ngài rảy nước thánh lên phần giữa tường, khi đến trước cửa chính, ngài lấy gậy gõ cửa ba lần và nói: “Hãy mở ra.” Khi cửa mở, ngài lấy gậy làm dấu thánh giá trên thềm cửa và nói: “Đây là dấu Thánh Gía: các tà thần hãy cút đi”. Bước vào nhà thờ, ngài nói: “Bình an cho Nhà này”

Khi đến giữa nhà thờ, giám mục quì gối xuống và xướng Thánh Thi Veni Creator Spiritus (“Xin ngự đến Thánh Thần sáng tạo”); tiếp theo là Kinh Cầu Các Thánh và thánh thi của ông Giacaria (Chúc Tụng Đức Chúa Là Thiên Chúa Itraen). Trong khi hát những bài này, giám mục lấy gậy khắc các chữ theo mẫu tự Latinh và Hy Lạp thành hình thập giá trên lớp tro đã được rắc sẵn trên nền nhà thờ. Rồi ngài quỳ gối trước Bàn Thờ và hát ba lần: Deus in adjutorium meum, intende (“Lạy Chúa xin tới giúp con” v.v…) Sau đó ngài đọc các kinh quy định để làm phép tro, muối, nước và rượu, hòa tất cả vào với nhau và làm dấu thánh giá nhiều lần trên chúng. Rồi ngài bắt đầu làm phép cung hiến Bàn Thờ Chính và các bàn thờ khác. Nhúng nhón tay cái vào dung dịch hỗn hợp mà ngài đã làm phép, ngài vạch một dấu thánh giá lên phần giữa và bốn góc viên đá Bàn Thờ và nói: “Xin cho Bàn Thờ này được thánh hóa + với vinh quang Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria và Các Thánh, nhân danh và để tưởng nhớ Thánh T. (Tên của Thánh Bổn Mạng Nhà Thờ), nhân danh + Cha, và + Con, và + Thánh Thần.” Các câu này được lập lại 5 lần vào mỗi lần lần dấu thánh giá. Rồi ngài đi quanh bàn thờ bảy lần, rẩy Nước Thánh trên bàn thờ và đọc kinh Miserere (“Xin thương xót con…”. Thánh Vịnh 50).

Tiếp đến ngài đi vòng quanh bên trong nhà thờ ba lần, vừa đi vừa rảy nước thánh phần trên tường, giữa tường và chân tường, trong khi cộng đoàn hát 3 bài Thánh Vịnh và các câu Tiền Xướng. Ngài cũng rảy nước thánh trên 4 góc nền nhà thờ với các kinh qui định rồi trở lên Bàn Thờ Chính. Sau đó ngài làm phép vôi và cát trộn lẫn với nước thánh làm thành hồ để gắn viên đá Bàn Thờ. Rồi bắt đầu đám rước tới nơi đã đặt các thánh tích chiều hôm trước. Ngài xông hương các thánh tích rồi kiệu các thánh tích cùng với nến cháy và bình hương tỏa khói quanh nhà thờ. Dừng lại ở thềm cửa nhà thờ, giám mục làm dấu thánh giá ba lần trên cửa nhà thờ và đọc: Nhân danh + Cha, và + Con, và + Thánh Thần. Người đáng được chúc tụng, thánh hóa và cung hiến”.

Khi đám rước tiến đến Bàn Thờ Chính, giám mục làm dấu thánh giá 5 lần với dầu thánh trên chỗ khoét ở giữa Bàn Thờ - gọi là mồ thánh – đặt hòm nhỏ đựng thánh tích vào đấy, xông hương và đậy mồ lại bằng viên đá đã làm phép bằng cách dùng hồ đã chuẩn bị để gắn. Rồi ngài xông hương Bàn Thờ và đưa bình hương cho linh mục phụ tế, vị này đi xông hương quanh khắp bàn thờ, trong khi ấy giám mục làm 5 dấu thánh giá bằng dầu dự tòng trên bàn thờ, một dấu ở giữa bàn thờ và một ở mỗi góc bàn thờ, đọc cùng những lời đã đọc khi làm phép nước, xông hương các thánh giá và đi xông hương quanh bàn thờ. Sau khi đọc xong các kinh nguyện và Thánh Vịnh qui định, ngài xức dầu bàn thờ một lần nữa, làm dấu thánh giá 5 lần trên bàn thờ và nói: “Nguyện cho Bàn Thờ này được chúc tụng, thánh hóa và cung hiến.” Rồi ngài lại xông hương các thánh giá và toàn thể Bàn Thờ. Nghi lễ này được lập lại lần thứ ba tronng khi các giáo sĩ hát các Thánh Vịnh.

Sau cùng, giám mục đổ dầu thánh (chrism) trên khắp mặt Bàn Thờ và lấy tay xoa dầu trên đó. Rồi ngài đi quanh bên trong Nhà Thờ và lấy dầu thánh xức trên 12 thánh giá treo trên tường và đọc “Xin cho Nhà Thờ này được thánh hóa và cung hiến nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” và xông hương cho mỗi thánh giá ba lần.

Quay trở lên bàn thờ, ngài làm phép hương trầm, đặt 5 hạt hương trên 5 thánh giá, làm thành 5 hình thánh giá nhỏ bằng bấc nến sáp rồi đốt các bấc nến ấy. Khi nến cháy, ngài quì xuống cùng với tất cả các giáo sĩ rồi xướng bài hát Veni Creator Spiritus (“Xin ngự đến, lạy Thánh Thần sáng tạo”).Tiếp theo là mấy lời nguyện và kinh Tiền Tụng. Các giáo sĩ hát bài Thánh Vịnh 67 (“Lạy Chúa xin xót thương và chúc lành cho chúng con) để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người đã ban. Giám mục lấy dầu thánh ghi dấu thánh giá phía dưới bàn thờ và đọc thêm mấy kinh nguyện dài hơn. Sau đó, ngài xoa hai bàn tay của mình bằng bột mì và muối rồi rửa trong nước. Các giáo sĩ lấy vải lau Bàn Thờ, lấy khăn phủ Bàn Thờ rồi bày biện các đồ trang trí cho đẹp bao có thể trong khi cộng đoàn hát các Thánh Vinh và Đáp Ca. Kết thúc, giám mục xông hương Bàn thờ ba lần rồi bắt đầu cử hành Thánh Lễ Đại Triều.

MỘT ÍT NHẬN XÉT VỀ NGHI LỄ PHỤNG VỤ NÀY

Tất cả những ai đã tham dự lễ nghi cung hiến một thánh đường đều không thể tìm được lời nào để diễn tả nỗi ngạc nhiên của họ trước quá nhiều nghi thức khác nhau, các lần xức dầu và các kinh nguyện được dùng trong nghi lễ này. Mục đích của các nghi lễ chi tiết này là gì? Đó là làm cho thánh đường trở thành một Đền Thờ xứng đáng với Hy Tế thánh cao cả được dâng lên cho Thiên Chúa Tối Cao trong thánh đường này; đó là thánh hóa và cung hiến các Bàn Thờ, nơi Con Chiên vô tì tích của Thiên Chúa được sát tế một cách mầu nhiệm. Ý nghĩa này đủ để làm mọi Kitô hữu xác tín về sự thánh thiêng của các Nhà Thờ và các Bàn Thờ. Đền Thờ của Salômôn chỉ là một hình bóng và điển hình của Nhà Thờ Kitô Giáo, vậy mà những người Do Thái và Dân Ngoại đã kính trọng Đền Thờ biết bao! Huống hồ chúng lại càng cung kính và tôn trọng các Nhà Thờ của chúng biết bao, vì các Nhà Thờ này được thánh hóa bằng một nghi lễ cung hiến vô cùng trọng thể.



ĐỀN THỜ SALÔMÔN VÀ CÁC NHÀ THỜ CỦA CHÚNG TA

Trong Sách Các Vua quyển I, chúng ta đọc thấy Vua Salômôn, vào dịp cung hiến Đền Thờ của ngài, đã dâng không dưới 20 ngàn con bò và 120 con cừu đực. Tất cả các con vật này đều được các Tư Tế sát tế, thanh tẩy và bày ra thành miếng trên bàn thờ; và trong khi Đức Vua cầu nguyện lớn tiếng, lửa từ trời hiện xuống thiêu các lễ vật. Một đám mây phủ kín cả Đền Thờ, và Vinh Quang của Đức Chúa xuất hiện trong đám mây. Toàn dân nhìn thấy lửa và vinh quang của Đức Chúa thì đầy kinh hãi và sấp mặt xuống đất thờ lạy Chúa. Trước cảnh tượng ấy,Vua Salômônđang đứng trên nơi cao trước mặt cộng đoàn dân Ítraen liền giang hai tay lên trời và nói: “Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm không còn chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây! (I V 8:27).

Ai mà không kinh ngạc trước cảnh tượng này và thấy mình hoàn toàn không thể hiểu nổi địa vị cao sang của Đền Thánh đó? Vậy mà Đền Thờ ấy chỉ là một biểu trưng, một hình ảnh của các Nhà Thờ của chúng ta. Trong Đền Thờ ấy chỉ có Khám Giao Ước. trong đó chỉ có chứa hai bia đá Luật và cây gậy trổ bông của Aharon. Các lễ vật của dân Do Thái chỉ là những con vật bị giết và thiêu, ngoài những lễ vật khác như bánh mì, rượu, bánh ngọt, v.v… Ngược lại, các Nhà Thờ của chúng ta được cung hiến bởi các Giám Mục với các nghi lễ trang trọng bội phần: được xức bằng dầu thánh hiến (chrisma); được làm phép bằng việc rảy Nước Thánh và xông bằng loại hương trầm; được thánh hóa nhiều lần bằng Dấu Thánh Giá và sau cùng được cung hiến bằng việc dâng hiến Hy Tế Thánh Lễ cực thánh. Thay vì Khám Giao Ước, chúng ta có Nhà Tạm, nơi liên lỉ lưu giữ Bánh đích thực của Trời và Bí Tích đáng tôn thờ của Bàn Thờ. Nếu tôn kính Đền Thờ Salômôn là việc chính đáng, thì chúng ta lại càng phải cung kính các Nhà Thờ đã được cung hiến của chúng ta, nơi Thiên Chúa đích thân cư ngụ.

CƠ BINH THIÊN THẤN THỜ LẠY CHÚA TRONG NHÀ THỜ

Các Nhà Thờ của chúng ta được gọi là Nhà Thiên Chúa, chính xác là như thế, bởi vì chính Thiên Chúa cư ngụ trong các Nhà Thờ này và luôn luôn phải được gặp thấy trong đó. Xung quanh Người có vô số cơ binh Thiên Thần liên lỉ phục vụ Người, thờ lạy Người, ca ngợi Người và dâng các lời cầu của chúng ta lên cho Người.

Sự kiện này đã được tiên báo trong thị kiến của Tổ Phụ Giacóp. Màn đêm đột nhiên phủ xuống khi ông đang đứng giữa cánh đồng không mông quạnh, ông nằm xuống và ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ ông thấy một cái thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời. Trên chiếc thang, ông thấy các thiên thần lên lên xuống xuống, và ở đầu thang, ông thấy chính Thiên Chúa. Tỉnh dậy, ông Giacóp run sợ thốt lên: Quả thật có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết!... Nơi này đáng sợ thay! Đây là Nhà của Thiên Chúa, là Cửa Trời, chứ không phải gì khác! (St 28:16-17). Ông lấy hòn đá mà ông đã gối đầu, đổ dầu lên, dựng thành một bàn thờ và khi trở về ông dâng một lễ tế cho Thiên Chúa trên bàn thờ ấy. Đó là một biểu trưng của Nhà Thờ Kitô Giáo với Bàn Thờ được xức dầu thánh hiến, và chúng ta có thể nói đúng về Nhà Thờ rằng: Quả thật, có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết!... Nơi này đáng sợ thay! Đây là Nhà của Thiên Chúa, là Cửa Trời, chứ không phải gì khác! Vì tại đây các thiên thần lên lên xuống xuống và dâng các lời cầu xin của chúng ta lên tới Trời. Các Nhà Thờ của chúng ta là nơi mà Thiên Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Isaia: Tất cả… những ai tuân thủ giao ước của Ta, đều được Ta dẫn lên Núi Thánh và cho hoan hỉ nơi nhà cầu nguyện của Ta. Trên Bàn Thờ của Ta. Ta sẽ ưng nhận những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng, vì nhà của Ta sẽ được chọn là nhà cầu nguyện của muôn dân (Is 56:6-7)

Từ những điều trên đây, chúng ta biết được sự thánh thiện của các Nhà Thờ của chúng ta và lòng kính trọng chúng ta phải có đối với các Nhà Thờ. Chính vì Nhà Thờ là nhà của Thiên Chúa và đích thân Chúa Giêsu Kitô cư ngụ trong Nhà Thờ nơi Bí Tích Cực Thánh, xung quanh có vô số thiên thần thờ lạy, nên chúng ta không thể nào kính trọng Nhà Thờ cho đủ; cũng không thể nào sốt sắng và tĩnh tâm trong kinh nguyện cho đủ. Nếu chúng ta có một đức tin sống động, chúng ta sẽ bảo một Nhà Thờ đã cung hiến với thái độ run rẩy; chúng ta sẽ thờ lạy Đức Kitô hiện diện trong Nhiệm Tích đáng tôn thờ với lòng cung kính sâu thẳm và kêu cầu sự giúp đỡ của các Thiên Thần đang ở đó. Đó là thái độ quen thuộc của Vua Đavít, như ông nói với chúng ta: Giữa chư vị Thiên Thần, xin đàn ca kính Chúa; hướng về Đền Thánh, con phủ phục tôn thờ (Tv 137: 1b-2). Vì vậy, nếu chúng ta không chăm chú trong Nhà Thờ hay làm mất lòng Thiên Chúa bằng hành vi bất kính, đó là chúng ta lăng nhục Thiên Chúa Uy Linh và làm ô danh Nhà Thiên Chúa. Chúng ta hãy hết sức quyết tâm mội khi vào một Nhà Thờ sẽ không nói hay nghe câu chuyện nào không cần thiết, hay ngáp dài uể oải, thờ lạy Chúa là Thiên Chúa chúng ta, xưng thú tội lỗi và nài xin Lòng Thương Xót Chúa.

Chúng ta cũng có thể học biết Thánh Lễ có địa vị siêu vời biết bao khi nhìn vào lễ truyền chức trọng thể cho các linh mục và giáo sĩ. Ngày xưa, mọi linh mục phải được chịu đủ bảy chức hay bảy bậc phục vụ khác nhau trong Thánh Đường trước khi được năng quyền cử hành HY TẾ THÁNH LỄ. Bốn chức nhỏ - Giữ Cửa – Đọc Sách – Giúp Lễ - Kéo Chuông – bây giờ gọi là các Thừa Tác Vụ và trên thực tế được dành cho giáo dân. Chức vụ Phó đã được bỏ. Bốn chức nhỏ là dấu chỉ rằng những người lãnh các chức ấy được chính thức tiếp nhận vào việc phục vụ Nhà Thờ, họ có thể trợ giúp Linh Mục khi vị này cử hành Thánh Lễ, nhưng họ không được quyền cầm hay lau Chén Thánh, Đĩa Thánh, Khăn Thánh, hay Khăn Lau Chén; các chức năng này được dành cho Chức Năm, tức là Phụ Phó Tế.

Một điều rất quan trọng là mọi vật dụng cần để dâng Thánh Lễ phải được giữ sạch sẽ tỉ mỉ và ở tình trạng tốt, bởi vì chúng được dùng trong hành vi cao cả nhất của việc phục vụ Thiên Chúa và được đụng vào Mình và Máu Chúa. Vậy khi những người coi phòng Thánh hay những người giúp lễ mang những vật này, họ càng cần phải có thái độ hết sức cung kính.



NGHI THỨC TRUYỀN CHỨC THÁNH

Hai Chức cao cả nhất là Phó Tế và Linh Mục. Việc ban chức Linh Mục được cử hành theo nghi thức sau đây: Phó tế sắp thụ phong linh mục quấn khăn vai, mặc áo dài trắng (cũng gọi là áo alba), cột dây lưng và đeo dây chức (stola, cũng gọi là ‘dây các phép’) đeo chéo từ bên vai trái thả xuống và cột ở bên hông phải. Thầy đến quỳ trước mặt Đức Giám Mục đang ngồi trên ghế đặt ở bậc cao nhất của Bàn Thờ.

Đức Giám Mục nói một lời chào dài và trang trọng, bày ra trước mắt người thụ phong những bổn phận nặng nề của Chức Vụ mà họ sắp lãnh nhận, rồi kết bằng những lời này: “Mỗi lần con cử hành mầu nhiệm sự chết của Chúa, hãy cố gắng hãm dẹp nơi chi thể con mọi ước muốn và dục vọng xấu. hãy lo sao cho các lời con dạy trở thành linh dược cho Dân Chúa; hãy để cho hương vị ngọt ngào cuộc đời con trở thành niềm hân hoan cho Hội Thánh Chúa Kitô để nhờ lời dạy và gương sáng của con, con có thể xây dựng Nhà Thiên Chúa, để cả Cha là người ban cho con một Chức Vụ nặng nề như thế, và con là người lãnh Chức Vụ ấy, chúng ta có thể nhận được từ Thiên Chúa, không phải án phạt mà là phần thưởng của các việc lành mà Thiên Chúa có thể tác động nơi con nhờ Ân Sủng của Người. Amen.”

Sau đó, Giám Mục ngỏ lời với dân chúng và xin họ làm chứng về sự xứng đáng của ứng nhân cho Chức Vụ cao cả này. Nếu không ai làm chứng tố cáo họ. Giám Mục sẽ quỳ gối xuống xướng Kinh Cầu Các Thánh và các kinh nguyện khác, còn Phó Tế sấp mặt trước Bàn Thờ và đáp lại các câu xướng.

Sau đó, Giám Mục đặt tay trên đầu người được thụ phong và đọc một lời nguyện cùng với một kinh tiền tụng dài, rồi ngài đặt dây các phép (stola) quanh cổ thầy và trùm áo lễ qua đầu thầy. Giám Mục lại quì gối đọc một lời nguyện khác, và xướng lại bài hát Veni Creator Spiritus. Rồi ngài trở về ghế ngồi; còn Phó Tế đến quì trước mặt ngài và đặt hai tay trên đùi ngài. Giám Mục bắt đầu xức dầu thánh theo hình Thánh Giá lên lòng bàn tay phó tế; rồi ngài chạm từng ngón tay một và nói: “Lạy Chúa, xin đoái thương thánh hóa và hiến thánh hai bàn tay này bằng việc xức dầu và chúc lành của chúng con.” Ngài cũng làm dấu thánh giá trên hai bàn tay, với một lời nguyện xin cho hai bàn tay này chúc phúc cho vật gì thì vật ấy được chúc phúc, và thánh hóa vật gì thì vật ấy được thánh hóa nhân danh Đức Giêsu Chúa chúng ta. Rồi ngài cột hai bàn tay lại bằng một dải vải hẹp, đưa cho thầy một chiếc chén để đựng nước và rượu, và một dĩa cúng với một tấm bánh chưa truyền phép và nói: “Con hãy nhận lấy quyền năng dâng hy tế lên cho Thiên Chúa và cử hành Thánh Lễ, cho những người đang sống và những người đã qua đời nhân danh Chúa. Amen.”

Hai tay của Tân Linh Mục được cởi ra và đương sự rửa tay trong khi Giám Mục bắt đầu cử hành Thánh Lễ. Đến phần Dâng Lễ, tân linh mục trao một cây nến cháy cho Đức Giám Mục và hôn tay ngài. Rồi tân linh mục đến quì phía sau Giám Mục và cầm một Sách Lễ, cùng với Giám Mục đọc từng lời của Lễ Qui và đến lúc Rước Lễ thì nhận Bánh Thánh từ tay Giám Mục. Tân Linh Mục cũng phải đọc kinh Tin Kính, trong khi ấy Giám Mục đặt tay trên đầu họ kèm theo những lời sau đây để ban cho họ quyền tha tội: “Con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Con tha cho ai tội nào thì tội ấy được tha, con cầm buộc ai tội nào thì tội ấy bị cầm buộc.” Sau cùng, Tân Linh Mục tuyên lời thề vâng phục Đức Giám Mục và những người kế vị hợp pháp của các ngài, và nghi lễ kết thúc với lời chúc lanh sau đây:

“Xin phúc lành của Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần xuống trên con.Xin cho con được chúc phúc trong Chức Linh Mục. Xin cho con được dâng những lễ vật đẹp lòng Chúa để Người ban ơn tha thứ những tội lỗi và những xúc phạm của dân tới Thiên Chúa Toàn Năng. Đấng đáng được ngợi khen và vinh quang muôn đời. Amen.

oOo


Đó là nghi thức phải tuân theo trong việc Truyền Chức Linh Mục trong Hội Thánh Công Giáo. Nếu tìm hiểu kỹ lưỡng những nghi lễ này, chúng ta không thể không ngưỡng mộ và đánh giá cao những công thức xưa đã được đặt ra cho việc cử hành đặt ra cho việc cử hành Bí Tích Truyền Chức Thánh một cách sốt sắng và trang trọng. Tại sao lại phải có một lễ nghi cầu kỳ như thế khi truyền chức cho một Linh Mục Công Giáo? Để họ đủ thanh sạch, thánh thiện và xứng đáng dâng lên Thiên Chúa uy linh Cao Cả Hy Tế Thánh Lễ tinh tuyền nhất, thánh thiện và đáng tôn thờ nhất. Vì vậy, chúng ta hãy dành cho các Linh Mục lòng kính trọng thích đáng qua phẩm chức họ đã lãnh nhận qua việc Hiến Thánh, Đức Kitô đã dạy: Ai kính trọng họ là kính trọng Ngài, ai khinh dễ họ là khinh dễ Ngài.

Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương