Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


CHƯƠNG 4: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC NHẬP THỂ CỦA NGƯỜI



tải về 1.6 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

CHƯƠNG 4: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC NHẬP THỂ CỦA NGƯỜI

Ở chương trước, chúng ta mới chỉ nói vắn tắt về các Mầu Nhiệm của Thánh Lễ. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt bàn đến từng mầu nhiệm một cách chi tiết hơn và cắt nghĩa đầy đủ hơn.

Mầu Nhiệm Nhập Thể cao siêu sẽ được bàn đến trước tiên. Tôi sẽ bắt đầu với những lời chứng của nhà thông thái và thánh thiện Marchantius để chứng minh rằng mỗi khi thánh Lễ được cử hành việc Nhập Thể của Con Chiên Thiên Chúa được tái hiện. Ông viết: “Thánh Lễ là gì nếu không phải là một sự biểu thị thuyết phục và đầy đủ, hơn nữa, một sự tái hiện việc Nhập Thể: sự giáng sinh, đời sống, những đau khổ và cái chết của Đức Kitô, và công trình cứu chuộc Người thực hiện?” Có lẽ một số người sẽ không đồng ý với lời phát biểu này, mặc dù đây là một lời phát biểu quá tuyệt vời và hầu như vượt quá khả năng lãnh hội của chúng ta. Vì vậy, để chứng minh lời phát biểu này đúng không một chút hoài nghi, trong Chương này chúng ta sẽ bắt đầu chứng minh về cách thức Đức Kitô tái hiện cuộc Nhập Thể của Người mỗi khi Thánh Lễ được cử hành.

Chúng ta biết quả là cao cả, rộng lớn và khó diễn tả biết bao ơn lành mà Thiên Chúa do lòng thương xót yêu thương của Người đã ban cho loài người khi Lời Hằng Hữu, vì loài người và sự cứu rỗi của loài người, đã từ Trời xuống thế, và bởi tác động của Chúa Thánh Thần, đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, mang lấy bản tính loài người chúng ta. Đây chính là mầu nhiệm không thể hiểu thấu mà linh mục tôn thờ, khi ngài đọc đến câu VÀ NGÔI LỜI ĐÃ LÀM NGƯỜI trong kinh Tin Kính, ngài không chỉ cúi đầu nhưng bái gối trong niềm kính sợ cung kính, và Tạ Ơn Đấng Ban Phát mọi ơn lành vì đã hạ mình xuống thẳm sâu như thế.

Hội Thánh khôn ngoan đã truyền rằng hàng năm, trong suốt Mùa Vọng, mọi tín hữu phải suy gẫm về sự hạ mình vô hạn này, thờ lạy mầu nhiệm Nhập Thể và tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhân lành của Người, vì đó là nghĩa vụ bắt buộc của chúng ta. Bởi vì khi giáng sinh làm người. Đức Kitô đã dành được những phúc lành kỳ diệu cho chúng ta, bằng việc chịu đau khổ nơi Thân Thể phàm nhân của Người, mà cả thời gian vĩnh cửu cũng không đủ để chúng ta tạ ơn Người cho đúng mức.

Nhưng kỳ diệu nhất là Đức Kitô không tự bằng lòng với việc trở thành người cho chúng ta chỉ một lần rồi thôi. Để hàng ngày, hàng giờ tái hiện lại và gia tăng công trình chuộc tội mà từ trước khi có thời gian. Chúa Cha Hằng Hữu và Chúa Thánh Thần đã rút ra từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm này, trong thượng trí Thần Linh sung mãn của Người. Người đã nghĩ ra và thiết lập Mầu Nhiệm Thánh Lễ siêu vời. Trong Thánh Lễ việc Nhập Thể của Người được tái hiện một cách chắc chắn như thế xảy ra một lần nữa trong thực tế. Mà quả thực, mầu nhiệm ấy tái diễn thực sự, tuy là một cách mầu nhiệm. Về điểm này, chúng ta có sự xác nhận của Hội Thánh Công Giáo, vì trong ‘Lời Nguyện Thầm’ trong Thánh Lễ Chúa Nhật 9 sau lễ Hiện Xuống, chúng ta đọc thấy: “Mỗi khi chúng con cử hành việc tưởng nhớ Hiến Tế này, thì công trình cứu chuộc chúng con lại được thực hiện…” Lời nguyện KHÔNG nói: “công trình cứu chuộc chúng con được biểu trưng,” nhưng nói: “Công trình cứu chuộc chúng con lại được thực hiện.” Công trình cứu chuộc này là gì, nếu không phải sự Nhập Thể, giáng sinh, chịu đau khổ và chịu chết của Chúa Giêsu Kitô? Tất cả đều được hoàn thành và được tái hiện mỗi lần Thánh Lễ được cử hành.

Thánh Auguastinô cũng làm chứng về điều này: “Chức phẩm của linh mục cao cả biết bao.” Ngài nói, “vì trong bàn tay linh mục, Đức Kitô một lần nữa lại làm người. Ôi mầu nhiệm thiên quốc, được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thực hiện một cách lạ lùng thông qua công cụ là linh mục.” Thánh Gioan Đamascen nói: “Người ta hỏi tôi: Làm thế nào bánh trở thành Mình Chúa Kitô? Tôi trả lời Chúa Thánh Thần phủ bóng lên linh mục và làm nên từ các vật liệu (bánh và rượu) điều mà Người đã làm nên trong lòng Trinh Nữ Maria.” Chúng ta thấy cùng một ý tưởng này được phát biểu qua Thánh Bonaventura: “Khi Thiên Chúa đoái thương hằng ngày từ Trời ngự xuống trên các Bàn Thờ của chúng ta, có vẻ như Người làm một công việc không thua kém việc Người đã làm khi từ Trời xuống thế làm Người như chúng ta.” Lời phát biểu tuyệt vời này của vị Thánh Tiến Sĩ Thiên Thần quá rõ không thể nào hiểu sai, nó bảo đảm cho lời khẳng định của chúng ta rằng trong mỗi Thánh Lễ được cử hành. Chúa Kitô thực hiện phép lạ cũng vĩ đại như Người đã thực hiện khi xuống thế làm người hơn 1800 năm trước.”

Đáng kính Alanus de Rupe cũng xác nhận điều này khi ngài đặt nơi miệng Chúa Cứu Thế câu nói sau đây: “Cũng như xưa kia Ta trở thành người khi nghe lời Sứ Thần chào, thì nay trong mỗi Thánh Lễ, ta cũng trở thành người một cách mầu nhiệm.” Nghĩa là Ngôi Lời Thiên Chúa đã hóa thành xác phàm nhờ sự phủ bóng của Chúa Thánh Thần khi lời chào Ave Maria được nói ra, thì cùng một Ngôi Lời Thiên Chúa này cũng trở thành người trong bàn tay linh mục, đương nhiên là một cách khác, nhưng vẫn là nhờ cùng một quyền năng.

Ở đây ta có thể cùng thốt lên với Thánh Augustinô ‘Ôi chức phẩm linh mục cao trọng biết bao, vì trong bàn tay linh mục, Đức Kitô lại một lần nữa sinh ra làm người.” Chắc chắn chúng ta có thể nói thêm: Chức phẩm của người Công Giáo cao cả biết bao, vì Đức Kitô lại trở thành người hằng ngày một cách nhiệm mầu trong Thánh Lễ vì phần rỗi của họ. Điều này có thể giúp chúng ta hiểu lời Kinh Thánh sau đây: Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người (Ga 3:16). Thật là một niềm an ủi ngọt ngào cho chúng ta, những con người hèn mọn, khi chúng ta biết rằng tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta lớn lao chừng nào khiến Người hằng ngày ngự xuống – tại mọi nơi mà Thánh Lễ được cử hành – và nhập thể vì chúng ta. Chúng ta phải vui sướng biết bao vì niềm an ủi này.

Trong sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU chúng ta đọc thấy đoạn này: “Mỗi lần bạn cử hành hay tham dự Thánh Lễ, bạn phải cảm thấy Thánh Lễ luôn luôn mới mẻ, cao cả và vui sướng đối với bạn, như thể Đức Kitô chính ngày hôm ấy ngự xuống lần đầu tiên trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và làm người (Quyển 4, Chương 2). Sẽ là một niềm an ủi khôn tả đối với chúng ta, nếu Đức Kitô bây giờ, hôm nay, lần đầu tiên trở thành người vì chúng ta, nếu chúng ta nghe biết rằng Hài Nhi Thánh sẽ được sinh ra bởi Thánh Mẫu của Người. Ai mà không hối hả vui sướng đến thờ lạy Người và cầu xin Ân Sủng và Lòng Thương Xót? Quả thực, Người trở thành con người một cách mầu nhiệm trên các Bàn thờ của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta không hối hả vui mừng đi dự Thánh Lễ, không thiết tha cầu xin Người Ơn tha thứ và lòng thương xót? Hẳn là vì chúng ta không có Đức Tin sống động, và do đó không có lòng mộ mến thực sự Hồng Ân cao cả này của Thiên Chúa.



KỲ CÔNG TRÊN MỌI KỲ CÔNG

Giờ đây chúng ta sẽ xét xem cách thức Chúa Kitô tái hiện việc Nhập Thể của Người, và những kỳ công Người thực hiện khi làm như thế. Giáo lý dạy chúng ta rằng, khi linh mục cầm tấm bánh trong tay trước khi Truyền Phép, ngài không cầm gì khác ngoài một tấm bánh không men bình thường; nhưng vừa khi ngài đọc những lời truyền phép, thì nhờ quyền năng Thiên Chúa, tấm bánh ấy lập tức biến thành Thân Thể Đức Kitô thực sự. Và vì thân thể không thể sống nếu không có máu, nên Máu Chúa Kitô cũng hiện diện trong Thánh Thể Người. Cho nên thay vào chỗ tấm bánh mà một lát trước đó linh mục cầm trong tay, thì bây giờ ngài cầm chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Chí Tôn. Đây quả là một mầu nhiệm vĩ đại vô song, một phép lạ vượt quá trí hiểu của con người trong đó không chỉ có mầu nhiệm (phép lạ), mà còn có nhiều mầu nhiệm vĩ đại khác nữa.

Bánh có thể trở thành Mình Đức Giêsu Kitô thực sự, và rượu trở thành Máu của Người thực sự, đây không phải là một kỳ công trên mọi kỳ công, khi các chất của bánh và rượu không còn nữa, mặc dù hình thức bề ngoài của bánh và rượu vẫn còn sao? Hình dáng, màu sắc, hương vị và kích thước mà bánh và rượu có trước khi truyền phép thế nào thì vẫn còn y nguyên sau khi truyền phép. Chẳng phải là một kỳ công trên mọi kỳ công khi những hình thức bề ngoài hay những “tùy thể” này vẫn còn, bất chấp mọi cái gì khác, và chỉ được duy trì bởi quyền năng siêu nhiên thôi sao? Một phép lạ không thua kém trường hợp các bức tường của một ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn mà vẫn để lại một mái nhà lơ lửng trên không mà không thấy có cái gì chống đỡ nó! Chẳng phải là một kỳ công trên mọi kỳ công khi Đức Kitô có thể làm cho kich thước Thân Thể ngài trở nên quá nhỏ khiến có thể nằm gọn trong một Bánh Thánh nhỏ, thậm chí trong từng vụn bánh nhỏ li ti nhất sao?

Tất cả những phép lạ này và nhiều phép lạ vĩ đại khác nữa mà chúng ta không thể kể ra đây, đã được Đức Kitô thực hiện vì phần rỗi chúng ta trong mọi Thánh Lễ vào lúc Truyền Phép.



VÔ VÀN ƠN LÀNH ĐƯỢC BAN CHO CHÚNG TA

Các ơn lành Đức Kitô ban cho chúng ta ở đây nhiều vô kể. Sự thật này đã được mặc khải cho Thánh Gertruđê, như chúng ta đọc thấy trong các mặc khải của ngài. Một lần kia khi dự Thánh Lễ trong lúc thánh nữ phủ phục xuống đất trước lúc Truyền Phép và thưa với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu dịu ngọt, công trình chúa sắp sửa hoàn tất thì quá quý báu, thánh thiện và cao sang vô cùng, khiến con đây là kẻ xấu xa thấp hèn không dám ngước mắt mà nhìn lên. Vì vậy con lấy lòng khiêm nhường sâu thẳm đến ẩn náu nơi Chúa và chờ đợi được dự phần ơn cứu độ mà mầu nhiệm này mang lại cho mọi kẻ được tuyển chọn.”

Nghe xong, Chúa trả lời: “Nếu con hướng mọi lao nhọc của con vào việc phục vụ Ta trong điều này, đó là làm cho Hy Tế giàu ơn ích này cho với mọi Kitô hữu còn sống hay đã qua đời, có thể mang lại hiệu quả xứng với phẩm chất cao sang của nó, tức là con đã giúp ta rất nhiều trong công trình Ta phải thực hiện.

Giống như thánh nữ, chúng ta phải suy trước lúc Truyền phép rằng, Thiên Chúa làm một phép lạ kỳ diệu biết bao trên bàn thờ vì phần rỗi của chúng ta, và đánh thức nơi lòng mình ước muốn mãnh liệt rằng, qua sự cộng tác của chúng ta, hy tế mà chúng ta đang tham dự có thể mang lại vinh quang cao cả cho Thiên Chúa và lợi ích cho các linh hồn. Để làm việc này chúng ta có thể dùng lời cầu nguyện của thánh Gertruđê:

“Lạy Chúa Giêsu dịu ngọt, công trình Chúa sắp sửa hoàn tất thì quá quý báu, thánh thiện và cao sang vô cùng, khiến con đây là kẻ xấu xa thấp hèn không dám ngước mắt mà nhìn lên. Vì vậy, con lấy lòng khiêm nhường sâu thẳm đến ẩn náu nơi Chúa và chờ đợi được dự phần ơn cứu độ mà mầu nhiệm này mang lại cho mọi kẻ được tuyển chọn. Ôi Giêsu dịu ngọt, xin cho con có thể cộng tác với Thiên Chúa trong công trình vinh hiển này. Con sẽ vui biết bao khi được tiêu hao mọi sức lực của mình và chịu đựng những khó nhọc vất vả nhất, để làm cho Hy Tế mà Chúa đã hiến dâng vì mọi tín hữu còn sống và đã qua đời, có thể mang lại hiệu quả xứng với phẩm chất cao sang của nó. Con nài xin chúa ban Ân Sủng của Người cho tất cả những ai cử hành hay tham dự Thánh Lễ, để họ có thể dâng Hy Tế Cực Thánh này lên Chúa, vì vinh quang cao cả Chúa và lợi ích của mọi tín hữu. Amen.”

QUYỀN NĂNG CỦA LINH MỤC

Bây giờ chúng ta hãy xét xem Đức Kitô đã ban một quyền năng lớn biết bao, không phải cho các Thiên Thần, nhưng cho loài người, khi người ban cho linh mục quyền thực hiện mầu nhiệm vĩ đại nhất trong mọi mầu nhiệm mà chỉ dùng một vài lời nói mà thôi, đó là biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Người. Về điểm này, Đáng Kính Alanus de Rupe nói: “Quyền năng của Thiên Chúa to lớn biết bao, vì Người có thể từ không không mà tạo thành trời đất, quyền năng của Linh Mục to lờn biết bao, vì ngài có thể gọi chính Con Thiên Chúa từ trời xuống làm Hy Tế và Bí Tích, và nhờ Hy Tế và Bí Tích này, ngài có thể phân phát cho loài người những kho tàng mà Đấng Cứu Thế đã giành được cho họ. Đây chính là quyền năng tối thượng của Thiên Chúa, niềm vui của Mẹ Thánh của Người, đây chính là hạnh phúc của các Thánh, sự trợ giúp bảo đảm nhất cho người sống và niềm an ủi chính cho các linh hồn trong Luyện Ngục”.

Thực vậy, kỳ diệu và lạ lùng thay quyền năng của các lời Truyền Phép, việc tái hiện Nhập Thể nằm trong tay Linh Mục. Hơn nữa chúng ta phải vui mừng hân hoan vì trong HY TẾ THÁNH LỄ, chúng ta được đặc ân hiểu biết quyền năng của chính Đức Kitô, tôn vinh Cha trên Trời, tạo niềm vui cho Đức Mẹ và tất cả các Thánh cho vinh quang trên Trời . Hơn nữa, Thánh Lễ là sự trợ giúp đắc lực nhất cho những người đang sống, niềm an ủi ngọt ngào nhất cho những người đã chết.

Ở đây một lần nữa ta có thể thốt lên: Vâng, Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để bất cứ ai tin vào Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời (Ga 3:16). Thiên Chúa tỏ lộ tình thương vô biên này lần đầu tiên cho thế giới sau khi sai Con của Người từ Trời xuống mặc lấy bản tính loài người. Bây giờ hằng ngày Người tỏ lộ tình thương này bằng việc sai Con của Người đã làm cho Thiên Đàng vui mừng và mang ơn cứu độ cho thế giới thế nào, thì bây giờ với việc Nhập Thể của Người trên Bàn Thờ cũng thế. Với lần Nhập Thể đầu tiên, Đức Kitô chiếm được cho chúng ta những kho tàng vô giá của Ân Sủng Thiên Chúa; bằng việc tái hiện việc Nhập Thể ấy, Người phân phát những của cải trên Trời cho tất cả những ai cử hành hay tham dự Thánh Lễ sốt sắng.

Niềm vui từ Trời đổ xuống trái đất to lớn chừng nào khi Chúa Kitô là Nguồn Mạch mọi hạnh phúc trên Trời đoái thương ngự xuống với chúng ta trên Bàn Thờ. Các linh hồn lành thánh nhiều lần được nếm cảm niềm hoan lạc này, và chúng ta cũng thế, chúng ta có thể được đặc ân nếm cảm niềm hoan lạc này nếu chúng ta tham dự Thánh Lễ sốt sắng hơn, chú tâm hơn, với Đức Tin sống động hơn. Chúng ta cũng có thể biết được rằng việc tái hiện cuộc Nhập Thể này của Đức Kitô mang lại lợi ích biết bao cho chúng ta, vì những người tham dự Thánh Lễ được dự phần vào những công nghiệp của lần Nhập Thể đầu tiên của Người. Nhờ sự hạ mình xuống thâm sâu nhất này, Đức Kitô làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và tránh cho ta hình phạt mà chúng ta rất đáng phải chịu. Chúng ta không thể nào tạ ơn Người cho đủ vì những ơn lành Người ban cho chúng ta, đặc biệt vì Người đã thiết lập Thánh Lễ vì chúng ta và trong Thánh Lễ, Người tái hiện không chỉ việc Nhập Thể của Người, mà cả những mầu nhiệm khác nữa của cuộc sống và cái chết của Người. Chúng ta không thể bày tỏ lòng biết ơn cách nào tốt hơn là sốt sắng tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, hay ít là thường xuyên bao có thể, và dâng Hy Tế này lên Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh để tạ ơn Người vì những ơn lành chúng ta nhận được do lòng thương xót của Người.

CHƯƠNG 5: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC GIÁNG SINH CỦA NGƯỜI

Ngày ấy, núi non sẽ tiết ra nước nho, đồi nương sẽ chảy sữa tràn trề (Ge 4:18). Hội Thánh trên khắp thế giới nói như thế về mầu nhiệm Giáng Sinh ngọt ngào của Chúa Cứu Thế. Và quả thật, vào cái ngày tuyệt vời trên mọi ngày ấy, khi Con Thiên Chúa mặc lấy xác loài người đã sinh ra trên thế giới này, có thể nói rất đúng rằng núi non đổ tràn sự ngọt ngào, và đồi nương tuôn chảy sữa và mật. Bởi vì Người là Đấng ngọt hơn Sữa và Mật. Đấng là nguồn mạch mọi sự ngọt ngào, khi đến trần gian Người làm cho mọi sự trở nên ngọt ngào. Người mang niềm vui đích thực từ Trời xuống. Người đem bình an cho những người thiện tâm. Người đem an ủi cho những người sầu khổ, một ngày mới chói chan cho thế giới.

Ôi đêm ấy, niềm vui của Chúa Cha lớn lao chừng nào khi Người nhìn Con yêu dấu của Người, sinh ra từ thuở đời đời, nay sinh ra từ lòng Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm mà Người đã thương gọi bằng cái tên ‘Nữ Tử’ dấu yêu. Niềm vui của Con Thiên Chúa lớn chừng nào khi Người thấy mình trong bộ áo phàm nhân, không chỉ có một Người Cha trên Trời, mà con có một người Mẹ dưới đất nữa. Sự mãn nguyện của Chúa Thánh Thần lớn biết chừng nào khi Người nhìn Đấng mà Người đã kết hợp với Chúa Cha từ thuở đời đời trong mối dây yêu thương thân mật và hoàn hảo nhất, bây giờ nhờ tác động của Người, đã được kết hiệp mật thiết đến thế với bản tính loài người, khiến cho hai bản tính vốn vô cùng khác biệt và phân biệt; nay được kết hợp với nhau trong một Ngôi Vị duy nhất của Thiên Chúa làm Người. Sự ngọt ngào trào dâng tràn trề biết bao nơi tâm hồn Đức Nữ Trinh khi Người nhìn ngắm thơ nhi của mình mà tự nhủ Hài Nhi mà mình đang bế trong tay không chỉ là Con của mình mà cũng là Con của Thiên Chúa Chí Tôn.

Còn nữa, lớn lao thay hạnh phúc của những người được diễm phúc nhìn ngắm đứa trẻ xinh đẹp nhất giữa các con cái loài người và được bồng ẵm Người trên tay. Trong tiểu sử thánh Giuse Cupertinô, chúng ta đọc thấy Thánh Nhân được mặc khải rằng sau khi Ba Nhà Đạo Sĩ đã về lại quê hương của họ, từng đoàn người đã đến viếng vị Vua Do Thái mới sinh ra. Họ nài xin Đức Mẹ cho họ bế Hài nhi dễ thương trên tay và ấp ủ vào lòng. Mẹ Maria dịu dàng cho phép nhiều người được bế Hài Nhi, nhưng Mẹ ngạc nhiên thấy Hài Nhi chỉ đến với những người tốt chứ không đến với những người xấu.

Chúng ta có lý để gọi những người ấy là những người diễm phúc, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta còn diễm phúc hơn họ rất nhiểu, vì chúng ta hằng ngày được nhìn ngắm Hài Nhi bằng con mắt Đức Tin và chia xẻ niềm vui của cuộc Giáng Sinh của Người. Hãy nghe những lời của ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ I: “Với tâm trí được soi sáng và tình yêu được đốt cháy bằng những lời của các tác giả Tin Mừng và các Ngôn Sứ, có vẻ như chúng ta không coi việc Đức Kitô giáng sinh là một biến cố của quá khứ, nhưng là một biến cố của hiện tại đang diễn ra trước mắt chúng ta. Bởi vì chúng ta nghe thấy những lời đã được loan báo với các mục đồng nay được công bố cho chúng ta : “Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng Trọng Đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em (Lc 2:10-11). Hằng ngày, chúng ta có thể hiện diện ở sự kiện Giáng Sinh hạnh phúc này, hằng ngày mắt chúng ta có thể chứng kiến sự kiện ấy, miễn là chúng ta đi dự Thánh Lễ, bởi vì khi ấy sự kiện này được tái hiện thực sự, và nhờ đó công trình cứu chuộc của ta được thực hiện.”

Chúng tôi cũng được nghe cùng một ý tưởng này trong các mặc khải của MẸ TU VIỆN TRƯỞNG HILDEGARD: “Trong Thánh Lễ, khi bánh và rượu trở thành Minh và Máu Đức Kitô, các hoàn cảnh của cuộc Nhập thể và Giáng Sinh của Người hiện ra rõ nét trước mắt chúng ta giống như các mầu nhiệm này đã được thực hiện bởi Con Thiên Chúa khi Người còn sống trên dương thế.’” Lời chứng này đã được Giáo Hội xác nhận: Bà làm chứng cho sự thật rằng: Cuộc Giáng Sinh của Đức Kitô được tái hiện một cách sống động trong cảnh Thiên Giới, giống như những gì đã diễn ra hai ngàn năm trước…

THÁNH HIÊRÔNIMÔ cho rằng chúng ta biết cách thức và tác nhân làm cho Đức kitô sinh ra trong Thánh Lễ bằng những lời này: “Linh mục gọi Đức Kitô đến qua môi miệng đã được thánh hiến của ngài.” Nghĩa là, Đức Kitô sinh ra trên thế gian qua lời truyền của linh mục khi miệng ngài đọc lên những lời truyền phép. ĐỨC THÁNH CHA GRÊGORIÔ cũng tuyên bố cùng một ý tưởng ấy trong lời nguyện ngài truyền các Linh Mục phải đọc trước khi cử hành Thánh Lễ: “Con sắp sửa cử hành Thánh Lễ, và sinh ra Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con.”

Chính Hội Thánh dạy chúng ta rằng Đức Kitô được tái hiện một cách thiêng liêng trong Thánh Lễ, vì Hội Thánh đặt vào miệng linh mục chủ tế cùng một bài hát ngợi khen mà các Thiên Thần đã hát lên vào đêm Giáng Sinh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm (Lc 2:14). Khi những lời này vọng vào tai, chúng ta hãy tưởng tượng như đang nghe thấy tiếng Thiên Thần nói với các mục đồng: Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại… hôm nay, một Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em: Người là Đức Kitô, Chúa chúng ta. Anh em sẽ thấy một Hài Nhi quấn trong tã nằm trong máng cỏ (Lc 2:10-12). Giả sử Thiên Thần Bản Mệnh nói với chúng ta: “Con ơi, hãy vui lên vì bây giờ trong Thánh Lễ này, Chúa Cứu Thế của con sẽ sinh ra để cứu rỗi con, con sẽ tận mắt nhìn thấy Người dưới hình Bánh Thánh.” Nếu Thiên Thần Bản Mệnh không nói với chúng ta như thế, thì Đức Tin cũng nói với chúng ta, chẳng lẽ chúng ta không vui vì điều này sao? Nếu thực sự tin như thế, chúng ta sẽ thờ lạy Hài Nhi Thánh trong Thánh Lễ với cùng niềm cung kính và mến yêu giống như những người đã được diễm phúc nhìn thấy Người bằng chính con mắt trần của họ.

Trong Thánh Lễ, Đức Kitô không chỉ hiện diện một cách thiêng liêng hay trong trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Người còn hiện diện thực sự dưới dạng thể lý: cùng một Hài Nhi Giêsu mà Mẹ Thiên Chúa đã sinh ra tại Bêlem và Ba Vua đến thờ lạy. Ở đây cũng như tại đó, bộ dạng của Người được bọc kín bởi khăn tã, nghĩa là bởi hình dáng bề ngoài của Bánh Thánh mà mắt chúng ta có thể thấy được. Nhưng Hài Nhi dịu dàng nằm dưới lớp vỏ bề ngoài ấy chỉ có thể được nhận biết bằng con mắt Đức Tin bên trong. Đức Tin làm chúng ta tin chắc không chút nghi ngờ rằng Chúa thực sự ẩn dưới hình dáng thấp hèn này. Có nhiều lý do tại sao Người ẩn mình như thế trước con mắt chúng ta; một lý do chính là; cho chúng ta cơ hội thể hiện Đức Tin đối với một sự kiện trọng đại như thế và giúp chúng ta chiếm được công nghiệp mỗi khi tham dự Thánh Lễ. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ cho thấy Chúa chúng ta, để củng cố Đức Tin của chúng ta vào sự hiện diện thật của Người, đã cho phép những Kitô hữu sốt sắng, thậm chí cả những người Do Thái và những người không tin, được thấy thân thể thật của Người. Chúng ta sẽ kể ra đây một ví dụ.

CUỘC TRỞ LẠI CỦA DÂN SAXON

Ông Albertus Krantius kể một câu truyện khá dài về những cố gắng liên tục của Hoàng Đế Charlemagne nhằm cải hóa những người Saxon ngoại đạo về với Kitô giáo. Tuy vị hoàng đế này đã hơn một lần hoàn toàn chinh phục họ bằng vũ lực và buộc họ phải từ bỏ các cuộc thờ cúng ngoại giáo của họ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Wittekind, thủ lãnh của họ, họ đã bỏ Đức Tin Kitô giáo.

Vào năm kia, vào mùa Chay, lần thứ 5 hoàng đế thống lãnh một đại binh tiến vào đất của họ. Lễ Phục Sinh đã đến gần, và toàn quân được lệnh dọn mình để lãnh nhận các bí tích và sốt sắng cử hành Đại Lễ trong doanh trại. Bấy giờ thủ lãnh người Saxon Wittekind đi đến doanh trại quân đội Đức với mục đích xem các Lễ Nghi của Người Kitô giáo. Để không bị lộ, ông cải trang làm một kẻ ăn mày rách rưới, một mình vào doanh trại xin quân lính của bố thí. Cùng lúc ấy ông để ý quan sát xem tất cả những gì đang diễn ra để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Ông nhận thấy rằng, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Hoàng Đế và tất cả các binh sĩ đi lại với vẻ mặt ủ rũ, ăn chay nghiêm nhặt và cầu nguyện rất nhiều; còn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì họ đi xưng tội và vào ngày Chúa Nhật họ rước lễ.

Trong khi đang dự Thánh Lễ, vào lúc Truyền Phép, ông rõ ràng nhận thấy trong tay Linh Mục một đứa bé rất xinh đẹp hấp dẫn khiến ông hết sức thích thú vì ông chưa từng nhìn thấy cảnh ấy bao giờ. Cho tới lúc Thánh Lễ kết thúc, ông thể rời cặp mắt khỏi vị Linh Mục. Sự ngạc nhiên của ông lên đến tột độ khi ông thấy các binh sĩ lên rước lễ; ông thấy Linh Mục cho mỗi người rước lễ cùng một đức bé ấy, ai nấy tiếp nhận đứa bé nhưng mỗi trường hợp một khác nhau. Đức Bé rất vui vẻ đến với một số lính, nhưng với một số lính khác, Đứa Bé cảm thấy khó chịu và quay mặt đi nhưng rồi cũng miễn cưỡng đến. Thủ Lãnh của người Saxon quá ngạc nhiên không hiểu những sự kiện phi thường nay có nghĩa là gì.

Khi Thánh Lễ kết thúc, ông ra ngoài và đến đứng giữa một nhóm kẻ ăn xin khác đang xin những người vừa dự lễ đi ra. Chính tay Hoàng Đế ban của bố thí cho từng người. Và khi đến lượt Wittekind chìa tay ra, một cận thần của Hoàng Đế nhận ra ông nhờ trông thấy nét dị dạng trên ngón tay ông. “Đó là Wittekind thủ lãnh của dân Saxon đấy; thần biết ông ta qua ngón tay cong của ông ta.” Hoàng Đế truyền đưa người này vào lều của ông và hỏi tại sao ông ta là thủ lãnh Saxon mà lại cải trang làm kẻ ăn mày đến đây. Wittekind sợ bị kết tội gián điệp và bị trừng phạt nên đã thú nhận tất cả với Hoàng Đế: “Xin đừng nổi giận với tôi. Tôi làm chuyện này chỉ với mục đích tìm hiểu về việc thờ phượng của người Kitô giáo mà thôi.” Rồi Hoàng Đế hỏi ông ta đã xem thấy những gì, Wittekind trả lời: “Tôi đã nhìn thấy những điều lạ lùng mà trước đây tôi chưa từng thấy bao giờ.” Rồi ông kể cho Hoàng Đế tất cả những gì ông đã thấy vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và lúc dự Thánh Lễ sáng hôm ấy, và ông xin Hoàng Đế cắt nghĩa cho những mầu nhiệm ấy.

Hoàng Đế hết sức kinh ngạc khi nghe biết Thiên Chúa đã ban cho kẻ ngoại đạo cứng đầu cứng cổ này được ơn nhìn thấy Hài Nhi Giêsu trong Bánh Thánh, một ơn mà Người chỉ dành cho một ít vị Thánh. Rồi vua cắt nghĩa cho thủ lãnh người Saxon biết tại sao họ buồn rầu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tại sao họ giữ chay, đi xưng tội và rước lễ. Người ngoại đạo này tỏ ra quá cảm động, ông tuyên bố từ bỏ các tà thần, chấp nhận Đức Tin Kitô Giáo và sau khi được dạy dỗ đầy đủ, ông đã lãnh nhận Phép Rửa. Ông đem một vài Linh Mục trở về với dân của ông và nhờ thừa tác vụ của các linh mục này, công quốc Saxon đã dần dần hoán cải về với Đức Kitô.

Câu truyện có thật này chứng tỏ rằng Hài Nhi Giêsu hiện diện thực sự trong Bánh Thánh và đã được nhìn thấy dưới hình dạng thể lý, không chỉ bởi một người có đạo, mà cả những người ngoại đạo. Người che dấu vẻ đẹp siêu vời của Thân Thể vinh quang của Người trước mắt chúng ta là những kẻ tội lỗi, nhưng không che dấu vẻ đẹp ấy trước mặt Cha Người và các Thần Thánh trên trời. Ngược lai, trong mỗi Thánh Lễ. Người tỏ lộ vẻ đẹp đáng yêu vô vàn ấy làm cho Thiên Chúa ba Ngôi Cực Thánh được vinh hiển, trong khi Mẹ Thánh của Người cùng toàn thể Thiên Thần và các Thánh cảm nghiệm được niềm vui và hạnh phúc vô biên. Bởi vì, như Đức Kitô đã nói với Đáng Kính Alanus, không có gì làm vinh danh Thiên Chúa và làm hân hoan Mẹ Thánh của Người và các Thần Thánh cho bằng HY TẾ THÁNH LỄ.

Khi các Thiên Thần nhìn xuống Hài Nhi sơ sinh này, các ngài phủ phục thờ lạy Người với lòng kính cẩn thâm sâu. Đây là điều tác giả Thư Do Thái nói tới khi ngài nói: Mọi Thiên Thần của Thiên Chúa hãy thờ lạy Người (Dt 1:6). Vào đêm Giáng Sinh, Thiên Chúa Cha sai Con Một của Người xuống trần gian lần đầu; nhưng mỗi khi Thánh Lễ được cử hành. Người lại đưa Con của Người xuống một lần nữa trên các bàn thờ của chúng ta, để hiến tế Người Con ấy cho chúng ta và thông ban những ơn lành của cuộc Giáng Sinh của Người. Lúc ấy các Thiên Thần sấp mình thờ lạy Người, như Hội Thánh đọc trong kinh Tiền Tụng: “Các Thiên Thần ca ngợi, các Quản Thần thờ lạy, các Quyền Thần kính sợ Uy Danh Người; các tầng trời cùng với toàn thể triều thần thiên quốc và các Thần Sốt Mến đồng thanh chúc tụng Người. Như vậy vào đêm Người sinh ra, các Thiên Thần hát rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng ta cũng thế, cùng với các đạo binh trên Trời, chúng ta ca ngợi tôn vinh Hài Nhi Thánh, Đấng từ trời lại đến một lần nữa và mặc lấy hình dạng một Hài Nhi để cứu chuôc chúng ta, và ban cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ được chia sẻ dồi dào những công nghiệp Ngài đã giành được cho chúng ta.



Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương