Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


TRUYỆN MINH HỌA – ĐỨC TIN CỦA VỊ ẨN SĨ



tải về 1.6 Mb.
trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23

TRUYỆN MINH HỌA – ĐỨC TIN CỦA VỊ ẨN SĨ

Trong tiểu sử các Giáo Phụ, chúng ta đọc thấy có truyện của một vị ẩn sĩ già không có học, không thể nào hiểu nổi sự thật của sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Ông thường nói: “Trong Bí Tích Cực Thánh trên Bàn Thờ, chúng ta không có thân thể Chúa Kitô, mà chỉ có hình ảnh Người.” Khi nghe câu nói này, hai vị ẩn sĩ già khác đến gặp ông và tìm cách vạch ra cho ông thấy sai lầm của ông, cắt nghĩa cho ông các giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo và dẫn chứng các đoạn Kinh Thánh để bênh vực các lý luận của họ. Nhưng vị ẩn sĩ kia vẫn không chịu thuyết phục nếu không có một phép lạ thì lý luận gì cũng không lảm ông tin. Hai vị ẩn sĩ này cầu nguyện trong suốt một tuần, Đến ngày Chúa Nhật, lúc cả ba vị ẩn sĩ đang có mặt trong Nhà nguyện để dự lễ, đến khi Truyền Phép, họ thấy một đứa bé rất khôi ngô tuấn tú trên bàn thờ thay vào chỗ Bánh Thánh. Cảnh tương này làm họ ngất ngây, nhưng niềm vui của họ trở thành khiếp sợ khi đúng vào lúc bẻ Bánh Thánh, họ thấy một Thiên thần dùng dao đâm đứa bé và hứng máu chảy vào Chén Thánh. Khi vị ẩn sĩ không tin vào Giáo Lý Biến Đổi Bản Thể đến gần Bàn thờ để rước lễ, và linh mục sắp sửa ban mình thánh cho ông, đội nhiên ông nhìn thấy Bánh Thánh nhuốm đầy Máu và mang dáng của sự chết. Lập tức ông kêu lên. “Lạy Chúa, con thú nhận con thiếu đức tin. Bây giờ con tin vững vàng Bánh Thánh chính là Mình Thánh Chúa và Rượu Thánh trong Chén Thánh chính là Máu Thánh Chúa. Con nài xin Chúa tiếp tục ẩn mình lại dưới hình Bánh, để con có thể tiếp rrước Chúa vì lợi ích linh hồn con.” Lời cầu nguyện của ông được Chúa chấp nhận. Ông sốt sắng rước lễ, tạ ơn Chúa và hai vị ẩn sĩ đã cho ông thấy sai lầm của ông, và ông đi loan truyền cho mọi người chung quanh rằng ông đã được đặc ân nhìn thấy điều gì trong Thánh Lễ.

Câu chuyện cho chúng ta thấy thêm một bằng chứng rằng Đức Giêsu Kitô không chỉ đícch thân hiện diện, nhưng Người còn tái hiện Cuộc Khổ nạn của Người trong Thánh Lễ. “Cũng như xưa kia Người đã gánh lấy muôn vàn tội lỗi cùa cả thế giới, để rửa sạch chúng bằng Máu Thánh Người, thì bây giờ các tội chúng ta cũng được đặt lên vai người, cùng một con chiên chịu sát tế trên bàn thờ để đền tội chúng ta.” Những lời này cho chúng thấy lý do tại sao Đức kitô tái hiện Cuộc Khổ nạn và Cái Chết của Người mỗi khi Thánh Lễ được cử hành. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu dẫn giải đề tài này một cách đầy đủ hơn.

TẠI SAO ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI TRONG THÁNH LỄ

Không có cách nào để mô tả lý do tại sao Đức Kitô chịu cuộc khổ nạn đau đớn của Người cho bằng những lời sau đây của CHA SEGNERI Dòng Tên. “Khi Đức Kitô còn ở dương thế, sự toàn trí của người đã cho người thấy rằng, bất chấp cuộc Khổ Nạn đau đớn của Người, hàng triệu triệu con người vẫn sẽ không tham dự vào ơn cứu độ mà Người đã chuộc lấy cho họ và vì thế họ sẽ phải hư mất đời đời. Là người anh cả vô cùng yêu thương chúng ta và hết sức muốn cứu rỗi chúng ta, người đã tự hiến mình cho Cha ở trên Trời, bằng cách tuyên bố Người tự nguyện chịu treo trên Thánh Giá không phải chỉ trong ba giờ, nhưng cho đến ngày Tận Thế để những giọt nước mắt Người đổ ra, dòng máu chảy trong mạch của Người, cũng như những lời cầu nguyện sốt sắng và những lời than thở của Người có thể làm nguôi sự công thẳng của Đức Công Minh Thiên Chúa, làm cho Thiên Chúa động lòng trắc ẩn và nhân từ để ban những phương pháp giúp ngăn ngừa sự hư mất đời đời của vô số linh hồn.

Trong bài suy niệm của THÁNH BONAVENTURA, ngài cũng nói rằng Đức Kitô sẵn sàng ở lại trên Thánh giá cho tới ngày tận thế, và các nhà thần học cũng nhất trí với ý kiến này. Ngoài ra chính Chúa Giêsu đã từng mặc khải cho nhiều vị Thánh biết rằng Người sẵn sàng một lần nữa chịu đựng tất cả những đau khổ mà người đã chịu cho toàn thế giới để có thể cứu một người có tội.

Chúa Cha Hằng Hữu không chấp nhận việc đấng Cứu Thế tự nguyện chịu đau khổ trên Thánh Giá cho đến ngày tận thế. Ba giờ trên Thánh Giá đã qúa đủ, và trong Thượng Trí của Người, Người biết rằng bất cứ ai không tham dự vào những ơn ích của cuộc Khổ Nạn Thánh của Người thì họ có thể tự trách chính họ đã để mình mất linh hồn.

Thay vì làm nguôi ngoai tình yêu nóng bỏng của Đức Kitô đối với loài người, bản án này càng làm cho tình yêu ấy nóng bỏng hơn và tăng sức mạnh ước muốn cứu thoát chúng ta là những kẻ tội lỗi khỏi hình phạt đời đời. Vì vậy, trong sự khôn ngoan Thần Linh của Người, Người đã nghĩ ra một phương tiện để Người có thể tiếp tục ở lại dương gian sau khi Người chết, tiếp tục cuộc Khổ Nạn cứu độ của Người, và liên lỉ cầu xin với Thiên Chúa cho loài người như Người đã làm khi chịu đóng đinh trên thập Giá. Phương tiện kỳ diệu này là gì? Chính là HY TẾ THÁNH LỄ, trong đó hằng ngày Người liên lỉ chịu đau khổ vì chúng ta, nài van cho chúng ta, và khẩn thiết kêu xin Thiên Chúa ban Ân Sủng và lòng thương xót của Người cho chúng ta.

LÒNG TÔN SÙNG THÁNH LỄ CỦA THÁNH COLETTE

Trong tiểu sử Thánh Colette (6 tháng 3) của cha Bolland, chúng ta đọc thấy câu truyện về lòng sùng mộ Thánh Lễ của Thánh Colette như sau: “Có lần Thánh Nữ đang dự Thánh Lễ do Cha giải tội của Ngài cử hành, đến lúc Truyền Phép người ta nghe thấy ngài thốt lên: “Ôi Thiên Chúa của con, Chúa Giêsu của con, các Thiên Thần và các Thánh, Ôi loài người và những kẻ tội lỗi, những điều mà chúng ta đang thấy và nghe thật lạ lùng biết bao!” Sau Thánh Lễ, cha giải tội hỏi cái gì đã khiến ngài la to lên như thế. Ngài đáp: “Khi Cha cầm Mình Thánh giơ lên , con nhìn thấy Chua Kitô trên Thánh Giá, và Máu Người từ các thương tích của Người chảy xuống. Cùng lúc ấy con nghe thấy Người thưa lên với Cha Người rằng: “Xin Cha nhìn vào thân xác con đang treo trên Thập Giá, thân xác con đã chịu đau đớn vì loài người, xin Cha nhìn vào các thương tích của Con, nhìn vào Máu Con đã đổ ra, xin hãy xét đến các đau khổ của Con, xét đến Cái Chết của Con. Tất cả những điều này Con đã chịu để cứu những kẻ tội lỗi. Bây giờ nếu Cha luận phạt họ đời đời, vì các tội lỗi của họ và trao họ cho Quỷ Dữ, thì cuộc Khổ Nạn cay đắng và cái chết ghê gớm của Con nào có ích gì? Những kẻ bị luận phạt sẽ không biết ơn Con; Ngược lại, chúng sẽ nguyền rủa Con muôn đời. Nhưng nếu chúng dược cứu rỗi, chúng sẽ ca ngợi và tôn vinh Con muôn đời với lòng biết ơn vì những đau khổ Con đã chịu. Vì vậy, lạy Cha của con, xin hãy vì Con mà tha tội cho chúng và cứu chúng khỏi án phạt đời đời.

Câu truyện này cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu xin khẩn khoản như thế nào cho chúng ta trong Thánh Lễ và Người cầu xin Cha trên Trời thương xót chúng ta như thế nào. Bởi vì Thánh Lễ là sự tái hiện cuộc Khổ Nạn của Người, nên trong khi Thánh Lễ được cử hành, những gì đã được thực hiện trên Thánh giá xưa phải được tái hiện bây giờ. Trên Thánh Giá Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng : Lạy cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm (Lc 23:34). Cũng thế, trong Thánh Lễ, Người kêu lên từ Bàn Thờ, van xin ơn tha thứ cho mọi kẻ tội lỗi, đặc biệt những người đang hiện diện trong Thánh Lễ. Tiếng kêu của Người có sức mạnh quá lớn, quá thuyết phục, khiến nó chọc thủng mây trời để đi tới tận Trái Tim của Cha Hằng Hữu. Như thế Đức Kitô hoàn thành vai trò trung gian của Người, như lời Thánh Gioan nói: Chúng ta có một Đấng bầu chữa nơi Cha, Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính, Người là Vật hy sinh đền tạ cho những tội lỗi ta… (1 Ga 2:1-2). Và Thánh Phaolô cũng viết: Đức Kitô Giêsu Đấng đã chết, hơn nữa đã sống lại và đang ngự bên Hữu Thiên Chúa, và là Đấng đang chuyển cầu cho chúng ta trên Bàn Thờ, vì ở đây Người thể hiện vai trò tư tế của Người, như lời tác giả Thư Do Thái nói, nhiệm vụ của vị Thượng Tế là dâng Hy tế để đền tội cho dân (Dt 5:1).

Thánh Laurensô Giustinianô cũng làm chứng về điểm này như sau: “Khi Đức Kitô chịu sát tế trên Bàn Thờ, Người thưa chuyện với Cha Người, Người cho Cha thấy các vết thương trên Thánh Thể Người, để nhờ lời chuyển cầu của người, chúng ta được cứu khỏi hình phạt đời đời.”

Lời cầu nguyện của Đức Kitô trên Bàn Thờ có tác dụng biết bao cho đời sống an lành của chúng ta! Giá như không có lời cầu nguyện của Người, chúng ta đã có thể hứng chịu biết bao nhiêu tai họa.

Hàng ngàn người nay được hạnh phúc trên trời có thể đã phải xuống hỏa ngục nếu không được Đức Kitô chuyển cầu để cứu họ khỏi nơi Khổ hình. Vi vậy, chúng ta hãy siêng năng vui vẻ đi dự Thánh Lễ, vì biết rằng chúng ta được thông phần vào lời chuyển cầu của Người, được giữ gìn khỏi những điều dữ và nhờ Đấng Trung Gian Toàn Năng này, chúng ta được Thiên Chúa ban những ơn tự mình chúng ta không thể xin được.



TẠI SAO ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI

Trên đây chúng ta chưa nói đến các lý do tại sao Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Người. Đó là để Người có thể chuyển cầu cho chúng ta một cách cũng hiệu quả như khi Người chịu treo trên Thập Giá, để đánh động lòng thương cảm của Cha Người khi nhìn thấy những đau khổ của Người.

Một lý do khác nữa của việc Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Người trong Thánh Lễ, đó là để chúng ta được hưởng những hiệu quả Hy Tế của Người trên Thánh Giá. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nếu chúng ta nhớ rằng, trong cả cuộc đời của Người và nhất là trên Thánh Giá, Người đã dành được một công nghiệp vô hạn mà chỉ một số người đạo đức là xứng đáng lãnh nhận. Bây giờ Người thông chia những kho tàng ấy mỗi ngày cho chúng ta vào nhiều dịp khác nhau, nhưng chủ yếu là trong Thánh Lễ. Một tác giả đạo đức viết: “Điều mà trên Thánh Giá là một Hy Tế Cứu Chuộc, thì trong Thánh Lễ là một Hy Tế thông chia nhờ đó quyền năng của Hy Tế Thánh Giá được chia sẻ cho từng người chúng ta.” Đây là những lời đem lại niềm vui và an ủi cho chúng ta là những kẻ tội lỗi. Chúng ta không được diễm phúc đứng dưới chân Thập Giá trên đồi Canvê, và chia sẻ những hiệu quả của những Hy Tế kỳ diệu ấy, nhưng nếu chúng ta tham dự Thánh Lễ sốt sắng, thì quyền năng của Hy Tế Thập Giá sẽ được thông ban cho linh hồn chúng ta, đúng là không phải cho mọi người như nhau, nhưng cho từng người tùy theo mức độ lòng sốt sắng của họ.

Bây giờ chúng ta hãy xem chúng ta được những ơn ích dồi dào biết bao nhờ việc Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn trong Thánh Lễ vì chúng ta, thông ban cho chúng ta những công nghiệp của Cuộc Khổ Nạn đó. Bạn có nghĩ tại sao Đức kitô làm việc này không? Chủ yếu là để chúng ta được chia sẻ những công nghiệp của Người mà dâng lên cho Thiên Chúa Toàn Năng vì lợi ích linh hồn chúng ta. Thánh Mechtilde nhắc chúng ta nhớ đến những lợi ích này. Có lần Đức Kitô nói với Thánh Nữ: “Này Ta ban mọi thống khổ của Ta cho con, để những nỗi thống khổ ấy là của con, rồi con có thể hiến dâng nó lại cho Ta.” Để giúp chúng ta biết rằng Ơn huệ này được ban cho chúng ta một cách tuyệt vời trong Thánh Lễ, Chúa Kitô nói với Thánh Nữ: “Ai hiến dâng cho Ta Cuộc khổ Nạn của Ta (mà Ta đã cho làm của người ấy), người ấy sẽ nhận được gấp đôi những gì người ấy dâng, vì Ta đã nói: “Họ sẽ được gấp trăm và được sự sống đời đời.”

Quả là những lời đầy an ủi cho chúng ta. Chúng ta thật hạnh phúc biết bao khi có Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ Đức Kitô ban cho chúng ta những kho tàng vô giá và chúng ta có khả năng phát triển và làm giàu thêm lên. Chỉ cần chúng ta đơn sơ thưa với Chúa Giêsu: “Giêsu, con xin dâng lên Chúa cuộc Khổ Nạn cay đắng của Chúa.” Người sẽ đáp lại: “Con ơi, Ta ban nó lại cho con nhiều gấp đôi.” Nếu chúng ta dâng người Máu Thánh Người, Người cũng sẽ trả lời y như vậy, vì chúng ta dâng bất cứ phần đau khổ nào của Người thì Người cũng sẽ ban lại gấp đôi những gì chúng ta dâng. Người sẽ làm điều này mỗi khi chúng ta dâng hiến cho Người bất cứ phần nào Cuộc Khổ Nạn của Người như là của chính chúng ta. Đây đúng là một cách cho vay có lãi to, một phương pháp dễ dàng để kiếm được của cải thiêng liêng.

Còn một số lý do khác nữa của việc Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Người trong Thánh Lễ. Để những tín hữu dù không thể tham dự Hy Tế trên Thập Giá, nhưng khi tham dự Thánh Lễ thì có thể nhận được cùng những Ân Sủng và những công nghiệp giống như họ thực sự đứng dưới chân thập Giá, miễn là họ tham dự với cùng một lòng sốt sắng như vậy. Nói như vậy cũng tương tự như nói rằng: Hãy xem Hy Tế của chúng ta tuyệt vời biết bao. Không chỉ là tưởng nhớ Hy Tế đã dâng xưa kia trên Thánh giá, mà là CÙNG MỘT Hy Tế ấy, và mãi mãi là Hy Tế ấy. Hơn nữa, những hoa quả mà Hy Tế Thánh Lễ tạo ra cũng là những hoa quả của Hy Tế Thập Giá. Lời quả quyết này nghe có vẻ không thể tin nổi. Hy Tế Thánh Lễ mà lại là cùng một Hy Tế trên đồi Canvê xưa sao? Hy Tế Thánh Lễ mà lại có thể tạo ra cùng những hiệu quả như Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô Sao? Đúng thật là thế đấy, và điều này cho thấy Hy Tế Thánh Lễ quả là tuyệt vờì và hiệu quả chừng nào! Cha Molina viết về điểm này như sau:

“Đức Kitô đã truyền cho Hội Thánh phải đời đời hiến dâng cùng một Hy Tế Người đã dâng trên Thập Giá, cùng một Hy Tế tuy bây giờ không còn là Hy Tế đổ máu nữa. Tôi cũng nói CÙNG MỘT Hy Tế; nhưng Thánh Lễ còn chứa đựng vô vàn Ân Sủng và sự tuyệt vời hơn nữa. Vì cùng là một Hy Tế đã dâng trên Thập Giá, Thánh Lễ phải có cùng quyền năng, cùng công nghiệp, và phải đẹp lòng Thiên Chúa như Hy Tế Thập Giá. Thực sự và cốt yếu là cùng một Hy Tế, bởi vì ở đây cũng vẫn cùng một Tế Vật, vẫn là cùng một Tư Tế: được dâng lên cùng một vị Thiên Chúa, với cũng cùng những mục đích như Hy Tế Thập Giá xưa. Chỉ có một điểm khác biệt đó là cách dâng thì khác; trên Thập Giá, Đức Kitô bị sát tế bằng đau khổ và đổ máu, còn bây giờ không đau khổ và không đổ máu.”

Hỡi người Kitô hữu, bạn hãy suy nghĩ về những lời mạnh mẽ này, hãy gẫm về Giá Trị vô hạn. Địa vị cao cả và Quyền Năng vô biên của Thánh Lễ. Chúng ta biết lời này không chỉ từ các lời dạy của những con người đạo đức và thông thái: Hội Thánh rõ ràng tuyên bố rằng Hy Tế Thập Giá và Hy Tế Thánh Lễ chỉ là một. Vì vậy chúng ta thấy rõ khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta có thể làm đẹp lòng Chúa và được hưởng những công nghiệp của Người cũng nhiều như nếu chúng ta đã hiện diện trên đồi Canvê – miễn là chúng ta có lòng sốt sắng và hồi tâm giống như chúng ta đứng dưới chân Thập Giá. Chúng ta lại không thấy mình vô cùng diễm phúc được chứng kiến Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô hằng ngày trong Thánh Lễ và hưởng những hoa quả của Cuộc Khổ Nạn ấy cho linh hồn chúng ta sao? Chúng ta thật diễm phúc vì có thể bằng tinh thần đứng dưới chân Thánh Giá của Chúa Cứu Thế đang hấp hối, nhìn thấy Người bằng chính mắt mình, nói với Người bằng chính môi miệng mình, giống như những người xưa kia đã đích thân hiện diện lúc Chúa chịu đóng đinh. Chúng ta phải đánh giá cao biết bao những ân huệ Chúa Kitô hằng ngày ban cho chúng ta; chúng ta phải lo lắng hết sức để được chia sẻ những Ân Sủng Người sẵn sàng ban phát cho chúng ta.



CHƯƠNG 9: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CAI CHẾT CỦA NGƯỜI

Thánh Gioan tác giả Tin Mửng nói: Không có lòng mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu (Ga 15:130). Không có gì quý báu hơn đối với một người bằng linh hồn hay mạng sống của họ; khi hiến mạng sống mình cho bạn hữu, người ấy hiến dâng điều quý báu nhất của mình. Nhưng Đức Kitô còn đi xa hơn nữa. Trong tình yêu của Người đối với loài người, Người đã thí mạng sống mình không chỉ cho các bạn hữu mà cả cho những kẻ thù tệ hại nhất của Người. Vì vậy mạng sống của Người không phải là một mạng sống bình thường mà là một mạng sống thánh thiện và cao quí vô song. Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa nói: Ta thí mạng sống Ta vì đàn chiên (Ga 10:15). Rõ ràng những lời này có một nghĩa đặc biệt, bởi vì Người không nói: Ta sẽ thí mạng sống Ta vì đàn chiên hay Ta đã thí mạng sống Ta vì đàn chiên, nhưng nói: Ta thí mạng sống Ta vì đàn chiên, nghĩa là: Ta không ngừng thí mạng sống Ta cho các Tín hữu. Người làm việc này hằng ngày trong Thánh Lễ, ở đó cái chết của Người được tái hiện. Bây giờ chúng ta sẽ xem cách thức Người tái hiện cái chết của Người như thế nào.

Thời xưa người ta có tục lệ diễn vở kịch Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu vào Mùa Chay để vẽ ra một cách sinh động trước mặt giáo dân những nỗi thống khổ Chúa đã chịu vỉ tội lỗi loài người. Diễn viên thường là một thanh niên bị cột vào cây Thập Giá và sau khi bị treo trên đó một thời gian, người này diễn tả những dấu hiệu bề ngoài của một cơn hấp hối đau đớn khiến khán giả phải cảm động đến rơi lệ. Trong Thánh Lễ, không ai đóng vai Chúa Cứu Thế; chính Người tự hiến mạng sống mình. Người không nhờ một Thiên Thần hay một vị Thánh đóng vai của Người, vì họ không thể làm hành động của Người giống như chính Người làm. Hằng ngày Người tái hiện lại cuộc Khổ Nạn của Người trước mắt của cả Trời và Đất khiến cho cảnh này luôn luôn được Thiên Chúa ghi nhớ trong Thánh Lễ giống như những gì đã xảy ra trên đồi Canvê,

Chúng tôi kể ra đây một giai thoại để minh họa điều này, rồi sau đó xác nhận bằng những lời dạy của các nhà thần học.



THỊ KIẾN CỦA CHA GOTTSCHALK

Tác giả Caesar Heisterbach kể lại rằng có một linh mục kia tên là Gottschalk sống trong tu viện. Trong khi ngài cử hành Thánh Lễ đêm Giáng Sinh rất sốt sắng và cảm động tại một bàn thờ phụ, sau khi Truyền Phép ngài thấy trên tay mình một đứa trẻ rất khôi ngô tuấn tú. Ngài nắm chặt đứa bé trong tay rồi hôn nó, lòng tràn ngập niềm vui sướng khôn tả. Trong chốc lát đứa bé biến mất và vị linh mục cũng kết thúc Thánh Lễ. Trước khi chết, linh mục này đến gặp giám mục và kể lại tất cả những gì ngài đã thấy. Vị giám mục này rất cảm động khi nghe câu truyện, ngài đem kể cho một linh mục khác của ngài mà ngài biết là không mấy quý chuộng thiên chức linh mục. Linh mục này phản ứng: “Tại sao Thiên Chúa lại mặc khải những điều này cho các vị Thánh và những kẻ có đức tin vững vàng? Lẽ ra Người phải cho phép những kẻ tội lỗi bất hạnh như con, thường hoài nghi về sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, để có thể thấy được đàng sau bức màn chứ!” Không lâu sau, trong khi linh mục này đang đứng tại bàn thờ, Chúa cho ông được nhìn thấy điều mà cha Gottschalk lành thánh đã được nhìn thấy. Trong khi ông bẻ Bánh Thánh trước Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, ông nhìn thấy rõ một đức bé rất dễ thương trong tay ông. Ngạc nhiên và bối rối, ông lật phía sau Tấm Bánh Thánh và thấy ở đó có Đức Kitô trên Thập Giá, đầu cúi xuống như thể đang hấp hối. Ông không thể cầm nổi nước mắt khi nhìn vào hình dạng của Chúa Cứu Thế đang hấp hối; ông có phải tiếp tục dâng lễ cho xong không? Thị kiến này biến đi Bánh Thánh lại trở về hình dạng ban đầu.

Trong khi ấy cộng đoàn đang lo lắng chuyện gì xảy ra cho cha xứ của họ, tại sao ngài cử hành lâu như vậy và tại sao ngài lại khóc. Lập tức ngài bước lên bục giảng và kể lại cho giáo dân nghe về thị kiến ngài vừa có, ngài thấy rõ Hài Nhi Giêsu và Đấng Cứu Thế chết trên Thập Giá. Trải nghiệm này đã vĩnh viễn biến đổi ngài: ngài cải sửa đời sống, sám hối ăn năn vì sự chểnh mảng trong quá khứ và trở thành một mẫu gương về thái độ cung kính và chăm chú khi cử hành Thánh Lễ, một gương tuyệt vời cho giáo dân.

Phần nào thị kiến này cho chúng ta thấy rằng trong Thánh Lễ Chúa Cứu Thế bày ra cái chết đau đớn của Người trước mặt Thiên Chúa Cha và Triều Thần Thiên Quốc như thế nào, không phải để làm cho các ngài buồn phiền, nhưng để các ngài thấy được tình yêu bao la đã thúc đẩy Người chịu đau khổ như thế để cứu chuộc toàn thể các Thiên Thần và loài người. Giá như chúng ta có một lần được diễm phúc nhìn thấy Chúa Giêsu. Đấng Cứu Thế của chúng ta hấp hối trên Thập Giá như vị linh mục này đã thấy, hẳn chúng ta sẽ hân hoan đi dự lễ như thế nào; chúng ta sẽ hết sức chăm chú và đầy thương cảm khi chứng kiến cảnh Máu Chúa Giêsu lìa khỏi Thân Thể Người: cái chết của Người được phô bày một cách hết sức sinh động như thế. Khi nhìn thấy trước những đau khổ Người sẽ phải chịu nơi Tinh Thần và Thân Xác. Đức Giêsu đã nói: Linh hồn thầy buồn sầu đến chết được. Chúng ta phải thương cảm biết bao đối với Chúa Cứu Thế trong cơn hấp hối của Người. Mỗi khi chúng ta nhóm lại ngọn lửa Đức Tin trong lòng chúng ta để thấy điều gì đang thực sự xảy ra trên Bàn Thờ trước mắt chúng ta. Chúng ta được chia sẻ những tư tưởng từ bi nhân hậu của Chúa Giêsu đối với người tội lỗi, chúng ta được chia sẻ tình yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và tất cả con cái loài người của Người.



CÁC DẤU HIỆU VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU TRONG THÁNH LỄ

Trong Bữa Tiệc Ly, khi Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Người. Người không biến đổi cả hai cùng một lúc, nhưng mỗi thứ riêng biệt, không phải dưới một hình dạng nhưng dưới hai hình dạng riêng biệt là bánh và rượu. Người có thể truyền trên bánh những lời này: “Đây là Mình và Máu thực sự của thân thể sống động của Người, nhưng như thế thì không cho chúng ta thấy rõ Cái Chết của Người. Vì thế Người đã chọn trước hết đọc lời truyền để chỉ biến đổi bánh thành Mình Thánh Người và ban cho các Tông Đồ ăn. Phần sau trong bữa ăn, Người mới biến đổi rượu thành Máu Thánh Người và cho các Tông Đồ uống. Qua sự hướng dẫn này của Chúa Thánh Thần. Người đã dạy Hội Thánh của Người qui định linh mục trước tiên phải biến đổi bánh thành Mình Thánh Người và GIƠ LÊN CAO CHO CỘNG ĐOÀN THỜ LẠY. Tiếp đến linh mục biến đổi rượu thành Máu Thánh Người VÀ GIƠ LÊN RIÊNG MỘT LẦN NỮA. Người chọn làm như thế để biểu thị Cái Chết của Người một cách sống động trước CON MẮT VÀ TINH THẦN của những người đang tham dự Thánh Lễ.

Về đề tài này, CHA LANCIUS nói: “Bởi vì, theo trật tự tự nhiên sự phân hủy diễn ra sau thân xác chảy hết máu, đây là nguyên nhân trực tiếp của cái chết của Đức Kitô trên Thập Giá, là cách thức mà Người đã chọn để hoàn tất Hy Tế của Người bằng cái chết. Cũng vậy, trong Hy Tế Thánh Lễ, cái chết của Người được chứng tỏ bằng việc Người đổ hết máu nơi thân xác Người. Vì vậy, qua những lời Truyền Phép, Thân xác Người trở nên hiện diện dưới hình bánh, máu Người trở nên hiện diện dưới hình rượu, mỗi chất riêng biệt nhau,” nghĩa là trong tình trạng của cái chết giống hệt cái chết lúc Người được tháo xuống khỏi Thập Giá trên đồi Canvê. Màu sắc, hình dáng, kích thước mùi vị, trọng lượng của bánh và rượu vẫn còn nguyên không thay đổi; nhưng bản chất bánh và rượu đã đổi thành Thịt và Máu Chúa Kitô

ĐẸP LÒNG CHÚA CHA MỌI ĐÀNG

Trí khôn loài người không thể nào hiểu hết, cũng như miệng lưỡi loài người không thể nào diễn tả đầy đủ việc biểu thị và tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô đẹp lòng Thiên Chúa Toàn Năng tới mức nào. Nhưng chúng ta phải thử hình dung ra ý niệm về tính chất đẹp lòng Chúa Cha ấy.

Khi Đức Kitô phô bày cái chết của Người trước mặt Thiên Chúa Cha trong Thánh Lễ, Người dâng lên Chúa Cha cùng một lòng vâng phục hoàn hảo như Người đã dâng lên khi xưa. Lòng vâng phục của Người hoàn hảo về mọi phương diện, nhưng không bao giờ đòi Nhân tính của Người phải trả với giá quá đắt cho bằng khi Người chịu chết trên Thập Gía. Thánh Phaolô nói về hành vi vâng phục này như sau: Người đã hủy mình ra không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta; đem thân đội lốt người phàm, Người đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết Thập Giá (Pl 2:7-8). Và để chúng ta có thể học được hành vi vâng phục này đẹp lòng Thiên Chúa Cha đến mức nào, một hành vi quá khó đối với bản tính con người, và để biết hành vi ấy đã được tưởng thưởng ra sao, Thánh Phaolô còn nói thêm: Bởi vậy Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và ban cho Người danh hiệu vượt quá mọi danh hiệu (Pl 2:9). Hành vi vâng phục hoàn hảo và tuyệt vời ấy Đức Kitô dâng hiến cho Cha trong Thánh Lễ, và cùng với hành vi ấy, Người dâng hiến những nhân đức anh hùng của Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người: Sự trinh trong vô tội, lòng khiêm nhường sâu thẳm, lòng kiên nhẫn vô song và đức ái nồng cháy, các nhân đức ấy Đức Kitô không chỉ bày tỏ lên Cha của Người con bày tỏ cho những kẻ thù đã giết Người, và cho chúng ta là kẻ tội lỗi vô ơn.

Hơn nữa, Đức Kitô cũng phô bày trước mặt Cha mọi nỗi khổ đau thể chất và tinh thần của Người – trong Vườn Cây Dầu, tại tòa Philatô, dưới và trên Thánh Giá, các vết đòn, mão gai, đinh đóng trên tay chân; bị các bạn hữu và kẻ thù từ chối tình yêu của Người. Nỗi buồn và sầu não cho đến chết mà Người đã nói lên trong Vườn Cây Dầu. Trong Thánh Lễ, Đức Giêsu phô bày tất cả những nỗi thống khổ này lên Cha như thể chúng đang diễn ra lại một lần nữa trong hiện tại. Cũng như Đức Kitô đã làm nguôi cơn thịnh nộ của Cha và xin. Cũng như Đức Kitô đã làm nguôi cơn thịnh nộ của Cha và xin được cho loài người ơn tha tội nhờ những đau khổ và cái chết của Người, thì bây giờ cũng thế, trong mỗi Thánh Lễ, Người tiếp tục ban cho chúng ta những phúc lành mà chúng ta không bao giờ có thể cảm tạ Người cho đủ.



Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương