Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


CHƯƠNG 7: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN SỰ CHUYỂN CẦU CỦA NGƯỜI



tải về 1.6 Mb.
trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23

CHƯƠNG 7: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN SỰ CHUYỂN CẦU CỦA NGƯỜI

Thánh Gioan, Môn Đệ Chúa Giêsu yêu, nói trong thư thứ nhất của ngài: Chúng ta có Đấng bầu chữa nơi Cha, Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính, Người là hy sinh đền tạ các tội lỗi ta (1Ga 2:1-2). Quà là những lời bảo đảm làm chúng ta an ủi biết bao, vì Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rõ rằng chính Con Thiên Chúa, vị Thẩm Phán người sống và kẻ chết, là đấng bênh vực và chuyển cầu cho chúng ta.

Câu hỏi tiếp theo là: Đức Kitô thể hiện vai trò này khi nào và ở đâu? Hội Thánh tin và dạy chúng ta rằng không chỉ ở trên Trời, nhưng cà ở trần gian này, trong Thánh Lễ, Đức Kitô chuyển cầu và kêu xin Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cho chúng ta. Nhà thông thái Suarez nói: “Mỗi khi Hy Tế Thánh Lễ được dâng lên, Đức Kitô đều cầu bầu cho cả người dâng lễ và những người xin lễ.” Nghĩa là Người cầu bầu cho Linh Mục chủ tế, cho những người hiệp lòng hiệp ý cầu nguyện với Linh Mục, và cho tất cả những người mà Linh Mục và cộng đoàn dâng lễ để cầu nguyện cho.

Thánh Lôrensô Giustinianô mô tả cách thức Đức Kitô chuyển cầu cho chúng ta như sau: “Khi Đức Kitô bị giết cách nhiệm mầu trên Bàn Thờ, Người kêu xin Cha Người ở trên Trời và vạch ra những thương tích của Người, người ta được thoát khỏi án phạt đời đời.” Quả là những lời đầy an ủi, vì chúng cho thấy Đức Kitô trung thànnh chuyển cầu cho chúng ta như thế nào, và người quan tâm đến chúng ta như thế nào.



CHÍNH NGƯỜI CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA Ở TRẦN GIAN

Trong thời gian còn sống trên dương thế, Người lo lắng cho phần rỗi chúng ta đến độ Người thức suốt đêm để cầu nguyện, như Thánh Luca nói rõ cho chúng ta: Người lên núi cầu nguyện; và Người thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa (Lc 6:12). Không phải Người chỉ thỉnh thoảng làm việc này, như chính tác giả Tin Mừng này nói rõ: Ban ngày thì Người giảng dạy trong đền thờ, nhưng ban đêm Người ra ngủ ngoài trời trên núi gọi là Núi Cây Dầu (Lc 21:37). Ở chương sau, tác giả nói thêm: Đi ra, Người đến Núi Cây Dầu như thường lệ, có cả các môn đồ theo Người (Lc 22:39). Những lời này làm chứng không thể sai lầm rằng Đức Kitô quen đi đến Núi Cây Dầu và thức suốt đêm cầu nguyện dưới bầu trời thanh vắng. Người cầu nguyện gì và cho ai? Thánh Ambrôsiô trả lời: “Chúa Kitô không cầu xin gì cho bản thân Người, nhưng cho ta.” Vì vậy Chúa Cứu Thế thức suốt đêm không phải để cầu nguyện cho chính Người, nhưng cho loài người chúng ta, để chúng ta được cứu khỏi án phạt đời đời. Vì Người nhìn thấy trước biết bao triệu sinh linh có thể bị hư mất đời đời, mặc dù Người đã chịu đau khổ và chịu chết cho họ, nên chúng ta có thể tin rằng sự hư mất của các linh hồn này đã khiến đôi mắt Người phải rơi biết bao nhiêu dòng lệ. Trái Tim thương cảm của Người phải thổn thức biết bao lần.

Những lời cầu nguyện tha thiết này mà Chúa Cứu Thế chúng ta dâng lên khi Người còn ở trần gian này, thì hằng ngày Người tái hiện và lập lại mỗi khi Thánh Lễ được cử hành, bằng cách dâng những lời cầu nguyện ấy lên Chúa Cha, dưới một dạng tóm tắt, nhưng cũng dứt khoát như thể chúng được lập lại tất cả một lần nữa. Hơn nữa, Người để mình nhìn xem những giọt nước mắt cay đắng Người đã đổ ra vì phần rỗi những kẻ có tội; Người đếm lại những lần than thở buồn phiền làm cho lòng Người se thắt lại vì những sai phạm của loài người, những đêm Người tỉnh thức cầu nguyện cho những kẻ lạc xa Thiên Chúa qua việc họ trói buộc mính vào một hay nhiều trong bảy trọng tội.

Tất cả những lời cầu nguyện này Người dâng lên cho phần rỗi của thế giới, nhưng đặc biệt cho phần rỗi của từng người tham dự Thánh Lễ này. Bạn hãy suy sự thánh thiện, sự sốt sắng và sức mạnh của những lời cầu nguyện này phải cao đến mức nào, vì được thốt ra từ Đấng Cực Thánh là Đức Giêsu Kitô. Người Con vô vàn dấu yêu của Thiên Chúa làm người. Trong tất cả quyền năng của Nhân Tính được Thần hóa của Người. Một lời cầu nguyện như thế phải toàn năng biết bao trước mặt Thiên Chúa. Đẹp lòng Thiên Chúa biết bao, và hiệu quả như thế nào cho những ai được Người cầu nguyện cho. Lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh phải đáng được chấp thuận biết bao!

Ngoài ra, bạn hãy nhận ra rằng Đức Kitô không chỉ tự giới hạn vào việc CẦU XINtrên bàn thờ cho tất cả những người hiện diện. Người còn dâng chính mình làm LỄ VẬT HIẾN TẾ cho Thiên Chúa để làm tăng hiệu lực lời cầu nguyện của Người cho chúng ta. Ai có thể hiểu nổi giá trị, sức mạnh và tính thuyết phục của lễ hiến tế này. Trong các lời khải thị của Thánh Gertrude, chúng ta nhận thấy rằng khi Bánh Thánh được linh mục giơ lên sau khi Truyền Phép, Thánh nữ đã nhìn thấy chính Đức Kitô với hai bàn tay đang cầm Trái Tim mình giơ lên dưới hình một Chén Thánh bằng vàng để dâng lên cho Cha của Người, đồng thời Người hiến mình cho Hội Thánh bằng một cử chỉ mà trí khôn loài người không thể hiểu nổi.

MỘT HỒNG ÂN TUYỆT VỜI

Bạn hãy để tâm suy nghĩ để thấy Thánh Lễ là một mầu nhiệm siêu vời, một Hy Tế thánh thiêng cao cả biết bao. Bạn hãy suy - và ngưỡng mộ sâu xa – cách thức không thể nào tả nổi của việc Chúa Cứu Thế tự hiến tế trong mỗi Thánh Lễ vì phần rỗi của mọi tín hữu. Dù là các Thiên Thần hay các Thánh, thậm chí cả Mẹ Thiên Chúa cũng không thể đi sâu vào Mầu Nhiệm này hoàn toàn (Hẳn bạn còn nhớ) Chúa Cứu Thế đã nói với Thánh Mechtilde rằng không một trí khôn thọ tạo nào có thể thấu hiểu đầy đủ Hy Tế Người dâng hằng ngày này. Dựa vào lời Người, chúng ta biết được rằng trên Bàn Thờ, Người cầu xin và chuyển cầu cho dân một cách sốt sắng và có sức mạnh như thế nào, đặc biệt cho những người tham dự Thánh Lễ. Và Người không chỉ cầu xin: Người còn dâng chính mình làm lễ vật một cách siêu vời khôn tả khiến cho cả các quyền thần cao sang nhất trên trời cũng không sao hiểu nổi. Hồng ân siêu vời, ơn cứu độ vô biên được ban tặng chúng ta.

Ngoài ra, chúng ta còn phải nhớ rằng trong Thánh Lễ, Đức Kitô không hiến minh trong hào quang rực rỡ của địa vị Thiên Chúa Uy Linh của Người, nhưng trong một tình trạng hạ mình sâu thẳm hoàn toàn không thể nào thấy được nơi bất cứ chỗ nào, vật gì hay người nào. Bởi vì trên Bàn Thờ, Người hiện diện không chỉ trong tấm bánh vẹn toàn không chia cắt, nhưng cả trong từng vụn Bánh bé nhỏ nhất. Người có thể áp dụng vào chính mình các lời của Thánh Vương Đavít: Thân sâu bọ chứ người đâu phải, con bị đời mắng chửi dể duôi (Tv 22:7)

Dưới hình dạng đáng khinh bỉ này, trong sự hạ mình tột cùng này, từ trên Bàn Thờ Người nói bằng một giọng có sức chọc thủng trời cao, xé toang các tầng trời và đánh thức lòng Thương Xót Chúa. Chúng ta đọc thấy trong sách Ngôn Sứ Giôna rằng, khi vua xứ Ninivê nghe tin thành của ông sẽ bị diệt vong trong vòng bốn mươi ngày, ông xuống khỏi ngai vàng, cởi bỏ cẩm bào và mặc áo nhặm, ngồi lên đống tro và truyền cho dân chúng phải lớn tiếng kêu van lên Chúa. Sự hạ mình ăn năn sám hối này của vua đã làm cho Thiên Chúa nguôi giận, rút lại bản án hủy diệt và tha cho thành phố tội lỗi này. Nếu ông vua ngoại đạo nhờ khiêm nhường hạ mình xuống mà đã làm cho Thiên Chúa thương xót và tha phạt cho thành, thì phương chi Đức Kitô còn hạ mình sâu thẳm hơn gấp bội trong Thánh Lễ, mà lại không nhận được những điều cao cả hơn từ Thiên Chúa sao? Người bỏ Ngai Trời, bỏ vinh quang thiên quốc, ẩn mình dưới những hình dáng nhỏ mọn của tấm Bánh mà hết sức kêu xin lòng Thương Xót Chúa cho dân. Người kêu xin Thiên Chúa bằng những lời như sau:



TRONG THÁNH LỄ, ĐỨC GIÊSU KÊU XIN CHO KẺ CÓ TỘI

“Lạy Cha trên trời, xin đoái thương nhìn lòng khiêm nhường và hạ mình sâu thẳm của Con trước mặt Cha, Con mang hình dạng giống một con sâu bọ hơn là người. Lạy Cha, Con nài xin Cha cho những kẻ tội lỗi khốn nạn này. Xin Cha tha thứ mọi tội lỗi và án phạt cho họ. Họ đã nổi loạn chống lại Cha, nhưng Con hạ minh xuống trước mặt Cha. Các tội ác của họ đã khiêu khích cơn thịnh nộ của Cha, còn Con chỉ muốn làm nguôi cơn thịnh nộ của Cha bằng việc hạ mình xuống để trở thành giống như họ. Họ đã khơi dậy sự báo oán của Cha. Vì Con, xin Cha tha cho họ, lạy Cha, và đừng trừng trị họ và các tội của họ. Xin đừng trao họ cho Satan; đừng để họ bị hư mất đời đời. Con không thể để họ bị hư mất; họ thuộc về Con, vì đã được chuộc bằng giá máu của Con. Con đặc biệt cầu xin cho những người đang có mặt ở đây. Con một lần nữa hy sinh mạng sống và đổ máu mình ra cho họ, để nhờ công nghiệp của Máu Thánh và cái chết đau đớn này, họ được cứu khỏi cái chết đời đời.”

Ôi Chúa Giêsu, tình yêu của Chúa đối với chúng con có thể dẫn Chúa đi xa đến thế nào. Tình yêu ấy thúc đẩy Chúa hết sức lo lắng cho chúng con, sốt sắng chuyển cầu cho chúng con. Ai mà không hân hoan tham dự Thánh Lễ, nếu người ấy biết rằng chính Đức Kitô trong Thánh Lễ đang kêu xin cho phần rỗi của họ - Kêu xin không chỉ bằng lời nói mà thôi, nhưng để làm mạnh lời kêu xin của Người, Người còn tự hiến chính mình trên Bàn Thờ và tái hiện lại cuộc Khổ Nạn của Người một cách Mầu Nhiệm? Ai có thể không hết sức tin tưởng vào một Đấng Bầu Chữa như thế? Ai mà không muốn có Đấng Bầu Chữa này thuộc về mình? Niềm ao ước này rất dễ được hoàn thành. Chúng ta có thể dễ dàng làm cho Người thuộc về mình nhờ tham dự Thánh Lễ sốt sắng. Chúng ta hoàn toàn chắc chắc rằng khi bị treo trên Thập Giá, Đức Giêsu đã cầu xin một cách đặc biệt lên Cha của Người cho những môn đệ đang có mặt lúc đó và dành cho họ những hiệu quả của cuộc Khổ Nạn của Người. Người thậm chí cũng hứa ban Thiên Đàng cho tên trộm bị treo bên phải Người. Chúng ta tin chắc rằng Đức Kitô cũng làm như thế cho những ai hiện diện trong Thánh Lễ, nhất là nếu họ nài xin Người chuyển cầu cho họ và cho họ dự phần vào Hy Tế của chính Người. Trong Thánh Lễ, Người cầu xin cũng mạnh thế giống như Người đã cầu xin cho các kẻ thù của Người trên Thánh Giá. Chúng ta còn có thể nghi ngờ gì về hiệu quả của lời cầu nguyện như thế sao. Không gì có thể kiện cường lòng trông cậy của chúng ta hơn khi biết rằng Con Một Thiên Chúa đã đoái thương chuyển cầu cho chúng ta, và hết sức lo lắng cho phần rỗi cho chúng ta. Chẳng phải Người ban chính Mình Người cho chúng ta khi Rước Lễ, để làm của Ăn của Uống cho linh hồn chúng ta sao?

Giá như Đức Mẹ Maria từ Trời xuống, hiện ra với bạn và nói những lời đầy an ủi sau: “Con của Ta đừng sợ, Ta hứa đảm nhận công việc quan trọng là sự cứu rỗi của con. Ta chuyển cầu cho con với Con của Ta và nài nẵng Người cho tới khi Người chịu hứa làm con trở thành một công dân trên Trời.” Hẳn là lòng bạn sẽ tràn ngập niềm vui. Hẳn bạn sẽ hết sức vui mừng vì ơn lành này của Đức Mẹ. Bạn sẽ không bao giờ còn phải hoài nghi về ơn cứu độ của mình, vì đã được bảo đảm bởi sự chuyểu cầu mạnh thế của Đức Mẹ.

Vậy nếu chúng ta đã có lòng trông cậy lớn lao như thế nào vào sự chuyển cầu của Mẹ Thiên Chúa, thì tại sao chúng ta lại không có một niềm trông cậy thậm chí còn lớn lao hơn nữa vào sự chuyển cầu toàn năng của Con Thiên Chúa Vinh Hiển? Người không chỉ hứa làm Đấng Trung Gian với Chúa Cha để ban cho chúng ta hạnh phúc Thiên Đàng, nhưng Người còn thực sự chuyển cầu cho chúng ta trong mỗi Thánh Lễ mà chúng ta tham dự, đồng thời làm dịu án công thẳng của Thiên Chúa, để chúng ta không bị phạt theo như chúng ta đáng chịu vì tội lỗi mình, nhưng được cứu bởi Ân Sủng của Người. Người không chỉ cầu xin cho chúng ta bằng lời; Người còn kêu xin cho chúng ta bằng nước mắt; bằng năm thương tích thánh trên Thân Thể Người, mỗi giọt máu rơi xuống từ các thương tích ấy, mỗi nhịp đập của Thánh Tâm Người, mỗi lời than thở thốt ra từ đôi môi Người – tất cả là những tiếng nói lợi khẩu để cầu bầu cho chúng ta, những tiếng nói vang lên tới trời, đi tới tận Ngai Thiên Chúa, và làm cho cõi lòng nhân hậu của Cha Trên Trời phải cảm thương. Có ân huệ nào mà những tiếng nói ấy không thể cung cấp cho ta.

VẬY SAO CHÚNG TA KHÔNG THAM DỰ THÁNH LỄ

Những trang trên đây đã đủ để chúng ta hoàn toàn tin rằng trong Thánh Lễ, Đức Kitô chuyển cầu một cách đặc biệt cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ. Vậy thì tại sao chúng ta không đi lễ thường xuyên hơn để được thông phần vào những lời cầu khẩn của Người cho chúng ta? Chúng ta thường than phiền rằng mình cầu nguyện quá ít, quá vắn tắt và quá kém; chỉ cần chúng ta tham dự Thánh Lễ, Đức Kitô sẽ cầu nguyện cho chúng ta và bù đắp mọi thiếu sót của chúng ta. Hãy nghe Người mời gọi chúng ta một cách đặc biệt như thế nào: “Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức” (Mt 11:28). Người nói ra câu ấy khi Người còn tại thế; bây giờ ở trên Bàn Thờ, Người hình như muốn nói: “Hãy đến với Ta hết thảy các con là những người không thể cầu nguyện cho chính mình, và Ta sẽ cầu nguyện cho các con.” Vậy thì, là những kẻ tội lỗi đáng thương luôn luôn cần được nâng đỡ và tha thứ, tại sao chúng ta lại không vịn vào lời mời này để hăm hở đến với Người trong Thánh Lễ? Mỗi khi có chuyện bất hạnh xảy đến với mình, chúng ta thường tìm đến những người thân để thổ lộ hoàn cảnh rắc rối của mình, xin lời khuyên và lời cầu nguyện. Nếu chúng ta tin tưởng rằng những lời cầu nguyện của những người đồng loại có thể giúp chúng ta, thì tại sao chúng ta lại không tin tưởng nhiều hơn vào lời cầu nguyện đầy hiệu lực và đầy quyền năng gấp bội của Đức Kitô? Không ai có thể chắc chắn về sự cứu rỗi của mình. Khi các môn đệ hỏi Chúa: “Thế thì ai có thể được cứu?” Đức Giêsu nhìn thẳng họ mà nói: “Nơi loài người một điều không thể được, nhưng không phải thế nơi Thiên Chúa, vì mọi sự là có thể nơi Thiên Chúa” (Mc 10:26-27). Vì chúng ta nghe từ miệng Đức Kitô rằng chúng ta không thể bảo đảm được phần rỗi cho chính mình, nên chúng ta hãy tìm đến Thánh Lễ để được cứu khỏi những hiểm nguy vây bọc chúng ta; ở đó Đức Kitô sẽ chuyển cầu cho chúng ta và xin cho chúng ta được hạnh phúc đời đời.

Vì vậy bạn chớ than vãn và nghĩ: “Khốn cho thân tôi là kẻ tội lỗi bất xứng – tôi không đáng được Đức Kitô cầu bầu cho.” Ngược lại, bạn có thể tin chắc rằng, nếu bạn than thở với Đức Kitô trong Thánh Lễ, Người sẽ cầu xin cho bạn; thực ra người buộc phải cầu xin cho bạn, vì tác giả Thư Do Thái (và Chúa Thánh Thần) nói: Vì chưng mọi Thượng Tế lấy giữa loài người thì được đặt lo việc Thiên Chúa thay cho loài người, để tiến dâng lễ vật và hy sinh tạ tội: Ngài có thể chạnh lòng thương những kẻ u mê lầm lạc, vì chính Ngài cũng lâm phải yếu đuối tư bề (Dt 5:1-12). Vậy, vì Đức Kitô đã được Thiên Chúa Cha đặt làm Thượng Tế của chúng ta, nên chức vụ của Người buộc Người phải cầu nguyện cho dân và dâng HY TẾ THÁNH LỄ. Người không chỉ dâng Hy Tế cho cộng đoàn mà thôi, nhưng cho từng thành viên của cộng đoàn; cũng như Người đã chịu chết cho cả thế giới và cho các tín hữu từng người một. Người cũng chăm sóc tòan thể nhân loại nói chung và từng cá nhân chúng ta nói riêng. Vì vậy bạn đừng hoài nghi gì rằng Đức Kitô cầu nguyện cho BẠN; nhưng hãy tin chắc chắn rằng Người cầu nguyện cho bạn khi bạn dự lễ sốt sắng.

SỨC MẠNH LỜI CẦU NGUYỆN CỦA BẠN KẾT HỢP VỚI LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI

Từ những điều nói trên, bây giờ chúng ta hoàn toàn hiểu rõ rằng lời cầu nguyện của Đức Kitô trên Bàn Thờ mạnh mẽ và thành khẩn biết bao, và mang lại lợi ích cho chúng ta như thế nào, chỉ còn một điểm nữa cần nói đến, đó là chúng ta phải cầu nguyện chung với Người hay đúng hơn, làm cho lời cầu nguyện của chúng ta hợp nhất với lời cầu nguyện của Người vì sự hợp nhất này sẽ làm cho lời cầu nguyện của chúng ta có sức mạnh mà không một lời cầu nguyện nào khác có thể sánh bằng. Đức Cha Fonerus nói: “Khi được kết hợp với HY TẾ THÁNH LỄ, những lời cầu nguyện chúng ta dâng có giá trị vô vàn so với bất cứ lời cầu nguyện nào khác, dù dài bao nhiêu, sốt sắng bao nhiêu, hơn cả những bài chiêm niệm xuất thần, đó là nhờ quyền năng công nghiệp Cuộc Khổ Nạn được tỏ lộ trong Thánh Lễ bằng những ơn lành và ân sủng bởi Trời. Bởi vì cũng như đầu là phần cao quí nhất của thân thể, không bộ phận nào cao quí bằng, thì cũng thế, lời nguyện do Đức Kitô là đầu dâng lên khi Người cầu nguyện cho chúng ta trong Thánh Lễ, thì có giá trị vượt xa lời cầu nguyện của mọi tín hữu là chi thể của Người.”

Vì vậy chúng ta kết hợp các lời cầu xin hèn mọn của chúng ta trong Thánh Lễ với lời cầu nguyện hoàn hảo của Chúa Giêsu, thì giống như một đồng tiền bằng đồng được nhúng vào vàng nung cháy, các lời nguyện của chúng ta được trang điểm xinh đẹp, cao quí và trở nên có giá trị đáng được đem lên Trời cùng với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để dâng lên Thiên Chúa làm lễ dâng quí báu. Vì vậy lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên trong Thánh Lễ, dù tự nó không được hoàn hào – miễn là không phải do lỗi của chúng ta – nhưng sẽ có giá trị vượt xa những lời cầu nguyện khác đọc ở nhà. Vì thế chúng ta thật hết sức khờ dại và thiếu hiểu biết về các lợi ích của chính mình nếu chúng ta chọn đọc kinh ở nhà mình trong khi có thể đi tham dự Thánh Lễ để được hưởng những ơn ích vô cùng to lớn, Vì dù họ chỉ đọc các kinh thông thường trong nhà thờ khi đang có Thánh Lễ được cử hành ở đó, nhưng với ý hướng tham dự Thánh Lễ và chăm chú theo dõi phần Truyền Phép để thờ lạy Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta sẽ được hưởng những ơn ích vượt xa những ơn chúng ta có thể được hưởng nếu đọc kinh tại nhà mình. Bởi vì trong Thánh Lễ, chúng ta sẽ được thông phần vào những ân sủng đã được liệt kê trong những trang sách này và thu tích được một kho báu trên trời.

VÌ VẬY, ĐỘC GIẢ YÊU QUÍ, HÃY QUYẾT SIÊNG NĂNG KẾT HỢP CÁC LỜI NGỢI KHEN VÀ CẦU XIN CỦA BẠN VỚI NHỮNG LỜI CỦA CHÚA GIÊSU TRONG THÁNH LỄ.

CHƯƠNG 8: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI

Trong tất cả các Mầu Nhiệm cuộc đời Chúa Kitô, không một mầu nhiệm nào có thể được suy gẫm với nhiều ơn ích hay đáng tôn thờ hơn cuộc Khổ Nạn và Cái Chết đau khổ của Chúa, nhờ đó ơn cứu chuộc của chúng ta được thực hiện. Các Giáo Phụ dạy chúng ta rằng ai suy gẫm và tôn kính Cuộc Khổ Nạn của Chúa sẽ được nhận một phần thưởng phong phú. Có nhiều phương pháp làm việc này, phương pháp nào cũng có lợi, nhưng không có phương pháp nào hơn là phương pháp tham dự Thánh Lễ sốt sắng: vì trong Thánh Lễ, Cuộc Khổ Nạn đau đớn của Chúa được trải qua một lần nữa trong thực tế, được tái hiện lại vì chúng ta, để nhờ đó chúng ta có thể suy gẫm dễ dàng hơn và bày ra trước mắt chúng ta một cách ấn tượng hơn.

Cuộc Khổ Nạn của Chúa được tái hiện trong Thánh Lễ là điều ai cũng phải nhận ra rõ ràng. Mọi sự đều nhắc nhở đến điều đó và chỉ ra điều đó, đặc biệt tượng Thánh Giá lúc nào cũg có trước mắt chúng ta. Trên viên đá Thánh của Bàn Thờ có khắc ghi năm dấu thánh giá. Các bình thánh và các lễ phục của linh mục đều có ghi hình Thánh Giá. Khi dâng Thánh Lễ, chủ tế làm dấu thánh giá nhiều lần trên mình và trên các lễ vật. Việc lập đi lập lại nhiều lần Dấu Thánh Giá này có nghĩa là gì nếu không phải là Cuộc Khổ Nạn đau đớn và Cái Chết của Đức Kitô được biểu trưng lập lại và tái hiện trên Bàn Thờ.

KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG NHỚ MÀ LÀ TÁI HIỆN

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy, nhưng Hy Tế Thánh Lễ không phải chỉ là một sự tưởng nhớ, mà là sự tái hiện lại Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Hội Thánh dạy chúng ta: Ai nói rằng Hy Tế Thánh Lễ chỉ là sự tưởng nhớ Hy Tế Thánh Giá người đó bị vạ tuyệt thông. Và trong cùng Khóa Họp của Công Đồng Tretô (Khóa 22, Ch.2), Hội Thánh nói: Trong Hy Tế Thánh được cử hành trong Thánh Lễ có chứa đựng cùng một Đức Kitô, được sát tế một cách không đổ máu, cũng chính là Đấng đã tự hiến tế một lần có đổ máu trên Bàn Thờ Thập Giá. Chỉ cần lời khẳng định thẩm quyền này đã đủ để làm chúng ta thỏa mãn và loại bỏ hết mọi hoài nghi trong trí chúng ta. Bởi vì những gì mà Hội Thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần dạy và truyền chúng ta chấp nhận, thì buộc chúng ta phải tin vững và không bao giờ hoài nghi hay tranh cãi bằng bất cứ cách nào. Vậy mà Hội Thánh dứt khoát tuyên bố rằng cùng một Đức Kitô trong quá khứ đã tự hiến trên Thập Giá một cách rất đau đớn và đổ máu mình ra, thì cùng một Đức Kitô ấy nay thực sự hiện diện trong Thánh Lễ và được sát tế một lần nữa mặc dù không đổ máu và không đau đớn.

Để chứng minh và tăng cường sức mạnh của lời tuyên bố này, Hội Thánh còn khẳng định thêm: Vì đây vẫn cùng là một tế vật. Tế Vật bây giờ hiến dâng qua thừa tác vụ của Linh Mục vẫn cùng là một Tế Vật đã tự hiến trên Thánh Giá, chỉ có cách thức hiến dâng là khác, nghĩa là trong cả hai Hy Tế này, Hy Tế Thập Giá và Hy Tế Thánh Lễ, cùng một Tế Vật được hiến dâng và dâng Hy Lễ, trong cả hai trường hợp vẫn cùng là một Đức Kitô; nhưng cách thức Người tự hiến trên Thập giá thì khác với cách thức Ngưởi tự hiến trong Thánh Lễ. Trên Thánh Giá Người tự hiến chính mình, bằng sự đổ hết Máu ra khỏi Thân Thể Người dưới bàn tay của những kẻ hành hình; trên Bàn Thờ Người cũng tự hiến chính mình như vậy, nhưng qua bàn tay và thừa tác vụ của các linh mục, nhờ các ngài mà Người được sát tế một cách không đổ máu – máu Người không đổ ra nghĩa là không tách khỏi Thân Thể Người một cách thể lý, nhưng có thể thấy được qua việc phân biệt hai lần Truyền Phép; lần thứ nhất là Mình Thánh Người toàn vẹn trên một đĩa Thánh, rồi lần thứ hai là Máu Thánh Người trong một Chén Thánh; một hình ảnh sinh động về Cái Chết.

Từ ‘Sát Tế’ có nghĩa là giết chết, được Hội Thánh sử dụng thường xuyên trong Nghi Thức Thánh Lễ. Thánh Augustinô cũng dùng từ này khi ngài nói: “Quả thực Đức Kitô đã chịu sát tế duy chỉ một lần nơi chính bản thân Người, nhưng Người được sát tế hằng ngày cho dân trong Nhiệm Tích Thánh Lễ. “Từ này là một từ đặc thù; nó được sử dụng thường xuyên trong Kinh Thánh và để mô tả việc giết và dâng các con vật hiến tế trên Bàn Thờ. Vậy, với việc sử dụng cùng một từ này khi nói về Thánh Lễ, Hội Thánh muốn chỉ ra rằng Đức Kitô được hiến dâng trong Thánh Lễ, không chỉ qua lời của linh mục, cũng không phải qua việc giơ Mình Máu Thánh lên, nhưng như Con Chiên Hiến Tế, Người được làm cho chịu đau khổ và sát tế một cách mầu nhiệm, như chúng ta sẽ diễn giải rõ ràng hơn dưới đây.

Thánh CYPRIANÔ dạy chúng ta “Hy Tế chúng ta dâng là cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô.” Rõ ràng ngài muốn nói rằng: Khi cử hành Thánh Lễ, chúng ta diễn lại những gì đã thực hiện trong Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Thánh GRÊGORIÔ diễn tả sự thật này một cách rõ hơn: “Mặc dù Đức Kitô không chết lại một lần nữa, nhưng Ngài vẫn chịu đau khổ lại một lần nữa vì chúng ta một cách mầu nhiệm, thần bí trong HY TẾ THÁNH LỄ. THEODORET cũng diễn tả rõ ràng không kém. “Chúng ta không dâng Hy Tế nào khác ngoài Hy Tế Lễ được dâng một lần trên Thập Giá.

Chúng ta có thể dễ dàng dẫn chứng thêm nhiều tác giả khác nữa, nhưng để vắn gọn, chúng ta chỉ cần tóm tắt lại bằng lời chứng không thể sai lầm trong Hội Thánh trong ‘Lời Nguyện Thầm’ (Secreta) của Thánh Lễ Chúa Nhật 9 sau Lễ Hiện Xuống: Lạy Chúa chúng con nài xin Chúa cho chúng con siêng năng tham dự các Mầu Nhiệm này một cách xứng đáng, vì mỗi lần chúng con cử hành việc tưởng nhớ Hiến Tế này, thì công trình cứu chuộc chúng con lại được thực hiện. Câu hỏi được nêu lên ở đây là: Công trình cứu chuộc của chúng ta là gì? Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trả lời câu hỏi này, nếu bạn hỏi nó”. Nó sẽ đáp: “Nhờ những đau khổ của Chúa Kitô.” Vậy, nếu Hội Thánh tuyên bố rằng công trình cứu chuộc của Đức Kitô được thể hiện trong mỗi Thánh Lễ, thì Cuộc khổ Nạn của Người cũng được tái hiện trong mỗi Thánh Lễ. Sự thật này cũng được diễn tả trong ‘Lời Nguyện Thầm’ của Thánh Lễ các Thánh Tử Đạo: “Lạy Chúa xin tuôn đổ Phép Lành dồi dào xuống trên chúng con, để của Lễ chúng con dâng vừa làm đẹp lòng Chúa, vừa trở nên Bí Tích cứu độ cho chúng con.” Không thể hiểu lời này với nghĩa là chúng ta được cứu độ lại một lần nữa trong Thánh Lễ, mà phải hiểu là, trong Thánh Lễ, hiệu quả của ơn cứu chuộc chúng ta được thông truyền cho chúng ta, như Hội Thánh nói ở một chỗ khác: “Xin cho hiệu quả ơn cứu chuộc được thông ban cho chúng con nhờ vào Hy Tế này.”

Một tác giả khác nói: “Thánh Lễ là gì nếu không phải là sự tái hiện ơn cứu chuộc chúng ta?” CHA MOLINA cũng phát biểu rất hay cùng một sự thật này: “Thánh Lễ cao cả vô hạn so với bất cứ của lễ hiến dâng nào khác, vì Thánh Lễ không chỉ là hình ảnh ơn cứu chuộc chúng ta, mà là chính công trình cứu chuộc, được bao bọc trong mầu nhiệm, nhưng vẫn đang được thực hiện.”

Những lời chứng trên đây đủ để làm mọi người xác tín rằng Thánh Lễ là sự tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô và Con Chiên hiền lành của Thiên Chúa được sát tế một lần nữa cách mầu nhiệm trong mỗi cuộc cử hành Thánh Lễ.

Câu truyện sau đây sẽ làm sáng tỏ sự thật này.

TRUYỆN MINH HỌA – VUA SARACEN

Một ông vua người Saracen tên là Amerumnes có dịp đưa người cháu của ông đến thành phố Amplona ở Syria, tại đó có một ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ được xây dựng để kính Thánh George. Vừa nhìn thấy ngôi thánh đường từ một khoảng cách, ông Saracen bảo các đầy tớ đưa lạc đà vào thánh đường và bày thức ăn lên bàn thờ. Đến nơi, bọn đầy tớ bắt đầu thi hành lệnh của chủ, nhưng linh mục nhất quyết ngăn cản không cho người Saracen xúc phạm đến nhà của Thiên Chúa. Nhưng bọn chúng không để tai trước những lời cảnh cáo của linh mục. Chúng lùa bầy lạc đà vào nhà thờ, nhưng đám lạc đà này vừa bước chân qua ngưỡng cửa nhà thờ liền ngã quỵ ra chết. Vua Saracen hoảng sợ: ông truyền lệnh cho đầy tớ dọn sạch xác các lạc đà ra khỏi nhà thờ.

Hôm ấy lại nhằm đúng một ngày lễ và cộng đoàn tề tựu rất đông tại thánh đường để dự Thánh Lễ, Linh Mục vừa bắt đầu Thánh Lễ vừa lo sợ Ông vua phạm thánh, vì ông đứng gần bàn thờ để quan sát các lễ nghi. Ông để ý quan sát rất kỹ và khi chủ tế theo nghi thức Hy Lạp dùng dao cắt Bánh Thánh thành bốn miếng, ông vua tò mò này xem thấy một Hài Nhi xinhh đẹp bị cắt ra, máu đổ xuống Chén Thánh. Vua Saracen định dùng gươm đâm chết linh mục, nhưng ông không hành động ngay vì tò mò muốn xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, ông vua không còn thấy bánh và rượu nữa mà là Thịt và Máu thực sự. Ông cũng nhìn thấy cùng một cảnh như thế trong mỗi tấm Bánh Thánh được ban cho giáo dân khi họ Rước Lễ. “Quân Kitô giáo này đúng là bọn man rợ,” ông tự nhủ: “Trong nghi lễ thờ quấy của họ, họ giết chết một đứa trẻ rồi ăn thịt nó. Ta phải báo thù cho việc sát hại dã man đứa trẻ vô tội này và phải làm cho bọn man rợ này phải chịu một cái chết khốn nạn”.

Sau khi kết lễ, linh mục phân phát bánh làm phép cho dân chúng và cũng cho người lạ một tấm. “cái gì đây?” ông tức giận hỏi. Linh mục đáp: “Đó là bánh đã làm phép.” Người vô đạo hét lên: “Có phải cái mà ngươi đã dâng trên bàn thờ không, hỡi kẻ vô nhân tính? Chính ta đã trông thấy ngươi tự tay giết một hài nhi, ăn thịt nó và uống máu nó, phải thế không? Rồi sau đó ngươi lại còn cho những người khác nữa!”

Linh mục quá kinh ngạc và khiêm tốn trả lời: “Thưa ngài, tôi là một kẻ tội lỗi không xứng đáng được nhìn vào những mầu nhiệm cao cả này. Vì ngài đã được đặc ân nhìn thấy các mầu nhiệm ấy, nên chắc hẳn ngài rất được ơn nghĩa với Thiên Chúa.” Ông vua Saracen hỏi có phải những điều ông nhìn thấy là thật không. Linh mục đáp đúng là như thế, nhưng con mắt của những kẻ có tội thì không nhìn thấy được mầu nhiệm vĩ đại này, mà chỉ nhìn thấy bánh và rượu, nhưng trên thực tế sau khi truyền phép, bánh và rượu đã biến thành Mình và Máu Chúa Kitô.

Ông vua Sarace bị ấn tượng quá mạnh trước những gì ông đã thấy và đã nghe. Ông bày tỏ ước muốn thành Kitô hữu và xin được rửa tội. Nhưng vì sợ nên linh mục không dám làm, và bảo ông đến với giám mục ờ núi Sinai và kể lại những gì ông đã chứng kiến, để chính vị giám mục sẽ dạy giáo lý Kitô giáo cho ông và rửa tội cho ông. Ông vua Saracen trở về với đám tùy tùng, nhưng không kể gì cho họ về những gì đã xảy ra. Ban đêm ông cải trang làm một người lữ hành rồi bí mật đi đến Núi Sinai, kể cho giám mục tại đây lý do việc ông trở lại đạo. Ông được dạy giáo lý và rửa tội, lấy tên là Pachomius. Về sau, ông trở thành một tu sĩ. Sau ba năm sống khổ hạnh, ăn năn đền tội, và được phép của Bề Trên, ông trở về nhà với hy vọng cải hóa cha của ông, nhưng ông đã bị tra tấn và sau cùng bị ném đá cho tới chết.

Phép lạ này chứng tỏ cho chúng ta thấy Mình và Máu Chúa Giêsu không chỉ hiện diện thực sự trong Bí Tích Cực Thánh, nhưng Người còn chịu thực sự chịu sát tế trên Bàn Thờ, mặc dù một cách mầu nhiệm chứ không hiện thực. Người Saracen được Chúa ban cho thấy cảnh linh mục chia cắt thịt của một đứa bé, để từ tình trạng một người hoàn toàn không tin gì cả, ông có thể kinh ngạc trước những điều ông thấy mà bắt đầu tìm hiểu và chấp nhận Kitô giáo. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn sự kiện này được ghi lại và truyền lại cho hậu thế để tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta và kiện cường đức tin của chúng ta nơi mầu nhiệm siêu nhiên này. Bởi vì mặc dù trong Thánh Lễ Đức Kitô không chịu đau đớn hay cái chết thể xác, nhưng quả thực Người trình diện với Cha của Người trên Trời dưới cùng một hình dạng mà Người đã bộc lộ khi bị đánh đòn, đội mạo gai và đóng đinh, và Người tỏ lộ một cách rõ ràng như thế một lần nữa Người đang phải chịu những cực hình trên thực tế vì tội lỗi của cả thế giới.

Về đề tài này CHA LANCICIUS nói: “Thánh Lễ là sự biểu thị những đau khổ và cái chết của Đức Kitô, không chỉ bằng lời nói, giống như những gì có thể diễn ra trên sân khấu, nhưng bằng hành động và thực tại; vì vậy các Giáo Phụ gọi Thánh Lễ là sự lập lại Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và cho rằng trong Thánh Lễ, Đức Kitô lại một lần nữa chịu đau khổ và chịu đóng đinh một cách mầu nhiệm.” Đây là những lời của một tác giả thiêng liêng, người đã viết những tác phẩm thông thái về các mầu nhiệm Thánh Lễ. Chúng tôi sẽ nêu lên một ví dụ khác nữa để củng cố những điều đã nói ở trên.



Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương