Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU



tải về 1.6 Mb.
trang23/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

ĐỌC THÁNH THƯ

Đọc xong Lời Tổng Nguyện, linh mục đọc bài Sách Thánh trích từ Cựu Ước hay Tân Ước. Nếu trích từ Cựu Ước, thì không bao giờ nằm trong phần Tin Mừng, nhưng trong sách Công Vụ Tông Đồ, các Thư hay Sách Khải Huyền.Vì phần đa các bài đọc này lấy từ thư của các Thánh Tông Đồ, nên phần này thường được gọi chung là phần “Thánh Thư” (Epistola). Bài Thánh Thư đọc trong ngày lễ luôn luôn có liên quan đến Mùa Phụng Vụ hay lễ kính hôm ấy, có mục đích đánh thức nơi chúng ta những tâm tình phù hợp với Mùa hay vị Thánh được kính hôm ấy. Sau bài đọc, người giúp lễ thay mặt cộng đoàn thưa: “Tạ ơn Chúa”, để diễn tả lòng biết ơn Thiên Chúa vì lời giáo huấn của Người.

Tiếp đến là các câu xướng đáp lấy từ Kinh Thánh. Rồi hát câu Allêluia (“Ngợi khen Chúa”), Mùa Chay không hát Alleluia. Trong các lễ Phục Sinh, HIện Xuống, và trong suốt tuần bát nhật của hai lễ này, và trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa, hát thêm bài ca tiếp liên, một bài Thánh thi dài để diễn tả thêm ý nghĩa ngày lễ. Trong lễ Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ, Ca Tiếp Liên được thay bằng bài Stabat Mater (“Mẹ đứng dưới chân Thập Giá”), và trong lễ Cầu hồn thì hát bài Dies Irae (“Ngày thịnh nộ”)

ĐỌC TIN MỪNG, KINH TIN KÍNH

Tin Mừng có địa vị quan trọng và cao hơn hẳn so với Thánh Thư, vì chứa đựng Lời Thiên Chúa nói với chúng ta không phải bằng miệng lưỡi loài người, nhưng nhờ chính Con Một Thiên Chúa. Vì thế, ngay từ thời kỳ đầu, việc đọc Tin Mừng luôn luôn kèm theo nghi lễ long trọng. Trước khi đọc, chủ tế đứng cúi mình một lúc trước Bàn Thờ, đọc câu Munda cor meum (“Xin tẩy rửa lòng trí và môi miệng con”), để xin Thiên Chúa thanh tẩy lòng trí và môi miệng hầu xứng đáng công bố Lời Thiên Chúa. Trong các lễ trọng, Phó tế quì đọc câu này trước Bàn Thờ; đọc xong, thầy cầm sách đến quì trước chủ tế để nhận phép lành. Để đọc bài Tin Mừng, linh mục đi sang bên phài bàn thờ để biểu trưng việc chuyển giao từ Luật Cũ sang giáo huấn của Đức Kitô. Trong lễ trọng, Phó Tế có nhiệm vụ đọc bài Tin Mừng, thầy hướng về phía bắc. Theo thánh Grêgoriô Cả, phía bắc tượng trưng cho thế giới dân ngoại đắm chìm trong bóng tối; ánh sáng của giáo lý Kitô Giáo cùng với gương sáng của Đức Giêsu Kitô phải xua tan bóng tối, vì thế Phó Tế quay sang phía bắc đọc Tin Mừng. Các cây nến cháy sáng hai bên Sách Lễ trong khi đọc bài Tin Mừng cũng có ý nghĩa như thế, đồng thời việc xông hương Sách diễn tả lòng tôn kính đối với Lời Chúa. Bài đọc Tin Mừng bắt đầu với lời chào: Chúa ở cùng anh chị em v.v… và Bài trích Tin Mừng theo Thánh Mátthêu (hay một tác giả Tin Mừng khác). Người giúp lễ đáp: Lạy Chúa, vinh danh Chúa, rồi cả linh mục giáo dân làm dấu trên trán, miệng và ngực để chỉ rằng họ đang cầu xin Thiên Chúa soi sáng trí hiểu, và mở lòng đón nhận lời dạy thánh của Người và làm cho họ luôn luôn sẵn sàng tuyên xưng lời dạy ấy với đôi môi của họ. Trước đó linh mục (hay phó tế) ghi dấu Thánh Giá trên chỗ Tin Mừng sắp đọc, để chỉ rằng đó là lời của Chúa Giêsu chịu đóng đinh nhờ đó chúng ta được ơn cứu độ và phép lành. Giáo dân đứng khi nghe đọc bài Tin Mừng, để nói lên lòng tôn kính đối với Lời Chúa, và lòng sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà Lời Chúa truyền làm.

Kết thúc bài Tin Mừng, người giúp lễ thay mặt giáo dân thưa: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, để tạ ơn Chúa vì giáo lý thánh của Người. Rồi linh mục hôn Sách Thánh để tỏ lòng tôn kính những lời thánh vừa đọc, và chỉ ra rằng đó là một thông điệp về ân sủng và lòng thương xót của Chúa. Ý nghĩa này cũng được diễn tả bằng những lời linh mục đọc tiếp theo: “Nhờ những lời Tin Mừng, xin Chúa xóa sạch tội lỗi chúng con.” Ngay từ thời kỳ đầu, vào các ngày Chúa Nhật và lễ kính, ở chỗ này Hội Thánh đã có thói quen đọc bài Tin Mừng bằng tiếng địa phương tại Bàn Thờ hay giảng một bài giáo huấn tại bục giảng, nay là bài giảng về Lời Chúa. Kết thúc bài giáo huấn, các dự tòng vào các thế kỷ đầu thường ra về, Phần Nhập Lễ kết thúc bằng một bài Tin Mừng.

Thánh Lễ chính thức được bắt đầu bằng kinh Tin Kính, cũng gọi là Tuyên tín (của Công Đồng) Nicêa. Lời tuyên xưng đức tin này là kết quả của lời Tin Mừng vừa được công bố. Câu nòng cốt của Kinh Tin Kình là câu diễn tả sự kiện Nhập Thể của Con Thiên Chúa, và Ngôi Lời đã làm người; linh mục và toàn thể cộng đoàn cũng quì gối khi đọc câu này. Kinh Tin Kính được đọc vào các lễ Chúa Nhật, các lễ kính Chúa và Đức Mẹ, lễ kính các Thánh Tông Đồ và Tiến Sĩ Hội Thánh, và nhiều lễ kính khác, cũng như các lễ trong các tuần bát nhật của các Đại Lễ. Vì việc tuyên xưng đức tin này theo sau lời giáo huấn chúng ta đã nhận được, nên nó dọn lòng chúng ta để cử hành các mầu nhiệm thánh, vì nếu không có một đức tin sâu xa sống động, chúng ta không thể biết qúi chuộng hay đón nhận được những lợi ích của mầu nhiệm này.



PHẦN NHẤT CỦA THÁNH LỄ: DÂNG LỄ VẬT

Sau Kinh Tin Kính, linh mục quay ra giáo dân và nói: “Chúa ở cùng anh chị em,” rồi nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện” để mời gọi cộng đoàn chăm chú theo dõi những lời nguyện và kết hợp với hành vi hiến tế sắp bắt đầu. Câu ngài đọc, gọi là “Lời nguyện dâng lễ”, được lấy từ Kinh Thánh và thích hợp với ngày hay mùa ấy. Sau đó linh mục mở khăn che Chén, đặt Bánh Thánh lên Đĩa, dâng lên cầu xin Thiên Chúa thương chấp nhận tế vật tinh tuyền này và ban những ơn cần thiết cho đời sống hiện tại và ơn cứu độ muôn đời cho tất cả giáo dân. Hành vi dâng bánh biểu thị việc chúng ta suy phục và đặt mình hoàn toàn trong bàn tay Thiên Chúa. Linh mục ngước mắt lên trời để chỉ rằng những lễ vật được hiến dâng lên Thiên Chúa; rồi lại đưa mắt xuống để chỉ thân phận bất xứng của chúng ta. Sau đó ngài làm dấu thánh giá trên đĩa thánh, đặt bánh thánh lên khăn thánh và đi sang bên thánh thư của bàn thờ, ngài đổ rượu và một giọt nước vào chén thánh. Ngài ban phép lành cho nước trước khi hòa với rượu, đồng thời cầu xin Chúa nhờ mầu nhiệm nước và rượu này, chúng ta được thông phần vào thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã thông phần vào nhân tính của chúng ta. Ngài không ban phép lành cho rượu, vì rượu sẽ biểu trưng cho Đức Kitô, Con Chúa Cha Hằng Hữu, nguồn mạch mọi phép lành. Nước biểu trưng cho bản tính nhân loại của chúng ta, rất cần được chúc lành. Việc nước hòa tan trong rượu được các nhà thần học cắt nghĩa là biểu trưng cho sự kết hợp thiên tính và nhân tính nơi Đức Kitô. Trở về giữa bàn thờ, linh mục nâng Chén Thánh lên, ngước mắt lên cầu khẩn Cha khoan nhân trên trời thương nhận chén cứu độ để ban ơn cứu độ cho toàn thế giới, rồi ngài lấy chén thánh làm dấu Thánh Giá lên khăn thánh, đặt chén lên khăn thánh rồi lấy tấm đậy đặt lên chén. Lý do linh mục gọi hiến tế là “bánh tinh tuyền” và “chén cứu độ” này. Đó là vì những lễ vật này sẽ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Phải phân biệt phần DÂNG LỄ VẬT với việc dâng chính Hy Tế Thánh, vì rõ ràng việc dâng Hy Tế Thánh này không phải là việc dâng bánh và rượu, mà là Mình và Máu Chúa Kitô, vì thế không thể xảy ra trước lúc Truyền Phép

Cúi mình xuống bàn thờ, linh mục khiêm nhường cầu xin Chúa nhận lễ vật; rồi ngài làm phép bánh và rượu đồng thời cầu khẩn Chúa Thánh Thần ngự xuống thánh hóa lễ vật.

Trong các Lễ trọng, có xông hương bánh rượu, bàn thờ và chủ tế. Màn hương trầm phủ trên bàn thờ là biểu trưng cho Thiên Chúa Uy Linh Đền Thờ Giêrusalem, làm cho Đền Thờ phủ ngập màn màn mây có thể thấy được. Qua biểu tượng này, Người tỏ lộ sự yêu thích nơi được chọn để dâng các lời cầu nguyện và các lễ vật toàn thiêu.

Dâng lễ vật xong, chủ tế đi sang bên Thánh Thư của bàn thờ, rửa các ngón tay trong khi đọc Thánh Vịnh 25, để nhắc nhở cho chính mình và giáo dân rầng cần phải có sự thanh sạch nơi hồn và xác để có thể ra trước mặt Chúa. Trở về giữa bàn thờ, ngài chấp tay, khiêm nhường cúi mình cầu khẩn Thiên Chúa Ba Ngôi thương nhận lễ vật. Rồi ngài hôn bàn thờ, quay ra giáo dân và nói: Anh em hãy cầu nguyện… để mời gọi mọi người hợp ý với ngài cầu xin ân sủng

Quay lên phía bàn thờ, ngài bắt đầu đọc Lời Nguyện Thầm, gọi như thế vì linh mục đọc thầm Lời Nguyện. Các lời nguyện thầm này thay đổi mỗi ngày, và tương ứng với số lượng và bố cục của các Lời Tổng Nguyện. Câu kết: ‘Đến muôn thuở muôn đời’ được đọc to và để dẫn vào phần đầu Kinh Tiền Tụng.

Kinh Tiền Tụng là đoạn mở đầu cho phần hai của Thánh Lễ, phần Truyền Phép. Sau câu: ‘Chúa ở cùng anh chị em’ và giáo dân thưa: ‘Và ở cùng Cha’, linh mục trang trọng giang hai tay lên để chỉ việc nâng lòng trí lên và nói: Hãy nâng tâm hồn lên, giáo dân thưa: Chúng tôi đang hướng về Chúa. Với những lời này, ngài mời gọi mọi người có mặt hãy hợp ý với ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, vì vinh danh chúa Kitô Chúa chúng ta. Và vì lời ngợi khen bằng môi miệng của chúng ta quá yếu hèn và bất toàn, nên ngài tỏ ước nguyện được kết hợp với tiếng hát khải hoàn cả ca đoàn Thiên Chúa để cùng tung hô: ‘Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời’.

PHẦN HAI CỦA THÁNH THỂ TRUYỀN PHÉP

Các kinh đọc từ Thánh, Thánh, Thánh đến Kinh Lạy Cha được gọi là phần Lễ Qui. Lễ qui có nghĩa là một qui luật cố định, các kinh mọi ngày trong năm đều giống nhau, trong khi phần lớn các kinh nguyện và lễ nghi của các phần khác, của Thánh Lễ thay đổi tùy theo các mùa phụng vụ, lễ của ngày hôm ấy hay các dịp đặc biệt khác. Các kinh của phần Lễ Qui [theo phụng vụ cũ] được đọc thầm, để chỉ cho cộng đoàn thấy tính chất vô cùng trọng thể của Mầu Nhiệm vĩ đại này. Các lời Truyền Phép là tâm điểm của phần Lễ Qui.

Bắt đầu phần Lễ Qui, chủ tế ngước mắt và giang hai tay lên trời. Hành vi này là bắt chước Chúa Giêsu, mỗi khi làm phép lạ. Người thường nhìn lên trời. Rồi chủ tế đưa mắt và hai tay xuống, hôn bàn thờ rồi giang tay đọc các lời nguyện, giống như ông Môsê xưa khi cầu bầu cho dân chúng.

Giống như ở phần dâng lễ vật, ở đây trong các kinh đọc trước Truyền Phép, chúng tôi nêu lên hai mục đich của lời cầu xin: xin Thiên Chúa thương nhận lễ vật, và ban cho chúng ta sự bằng an và ơn cứu độ. Theo sau lời kinh chung này là những lời xin đặc biệt hơn, đó là xin Thiên Chúa, nhờ Hiến Tế tinh tuyền thánh thiện này, bảo vệ và ban phúc cho Hội Thánh Công Giáo, Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục và mọi người tín hữu đang giữ đức tin chính truyền. Ngoài ra cũng nhắc đến đích danh một số người để nài xin Thiên Chúa thương xót họ: những người xin lễ, cùng với gia đình và họ hàng thân thuộc của họ, và những người được cầu nguyện cho trong Thánh Lễ này.

Sau khi cầu nguyện như trên cho mọi thành viên của Hội Thánh Chiến Đấu ở trần gian này, chủ tế tưởng nhớ đến Hội Thánh Khải Hoàn là các Thánh trên trời, cầu xin Thiên Chúa nhờ công nghiệp và lời chuyển cầu của các ngài, cho chúng ta được Người bảo vệ và chở che. Đứng đầu danh sách các Thánh được nhắc đến luôn là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng trong giây lát sẽ ngự xuống làm Tế Vật trên bàn thờ.

Trong Cựu Ước, trước khi giết con vật hiến tế, vị Thượng Tế thường đặt tay trên đầu từng con, cầu xin Đấng Tối Cao tha tội và ban những ơn cần thiết cho hồn và xác của mình và toàn dân. Noi theo nghi lễ xưa này, linh mục trong Tân Ước cũng giang tay trên lễ vật, trước khi sát tế một cách mầu nhiệm lễ vật đền tội là Con Chiên Thiên Chúa, ngài nài xin Thiên Chúa cho mình và cộng đoàn, sau khi đuợc hòa giải với Người, thì được ơn bình an ở đời này, được giải thoát khỏi án phạt đời đời, và được liệt kê vào hàng ngũ những người Chúa chọn.

Khung cảnh bây giờ chuyển sang Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem, là nơi mà vào tối trước khi chịu nạn, Chúa Giêsu đã thiết lập và cử hành Thánh Lễ, và linh mục đại diện cho Người, tái hiện lại điều Người đã làm và đã nói khi ấy. Sau khi bánh đã hóa thành Mình Thánh, và rượu hóa thành Máu Châu Báu Chúa Kitô, linh mục bái gối và thờ lạy Mình Máu Thánh Chúa, rồi cầm Mình và Máu Thánh giơ lên cao cho giáo dân thờ lạy. Chuông run làm dấu hiệu cho thấy giây phút long trọng đã đến, lúc mà Chúa Kitô, là Thiên Chúa và là Người, Đấng phải được tôn vinh và phụng thờ muôn đời, bây giờ thực sự hiện diện trên bàn thờ. Tất cả mọi người hiện diện đều quì gối, cúi mình thờ lạy, đấm ngực và nói trong lòng: Giêsu trong Người con sống, trong Người con hy vọng sẽ chết, dù sống dù chết con thuộc về Người.”

Bị giết mà không đổ máu, Đức Kitô bây giờ nằm trên Bàn Thờ trong trạng thái một cái chết mầu nhiệm. Với lòng khiêm nhường sâu thẳm và lòng sốt mến hăng nồng, linh mục nài xin Thiên Chúa Toàn Năng vui lòng nhìn xuống và chấp nhận lễ vật này, xin Người ban phúc lành và ân sủng bởi trời cho những người đang sống, và ban cho những người đã an nghỉ được một nơi vui vẻ, sáng láng và bình an. Ở chỗ này, linh mục đấm ngực và phá vỡ sự thinh lặng trang trọng bằng câu “Và cho chúng con là những kẻ tội lỗi”, rồi tiếp tục đọc thầm: ‘trông cậy vào lượng từ bi hải hà của Chúa, xin cho chúng con được dự phần vào hàng ngũ các Thánh Tông Đồ và Tử Đạo’.

Lời Nguyện kết thúc bằng câu ‘Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con’, được nối liền với lời nguyện tiếp theo nói lên lời chúc tụng, danh dự và vinh quang: ‘Nhờ Người, lạy Chúa, Chúa hằng sáng tạo, thánh hóa, chúc phúc và ban phát cho chúng con những lễ vật này. Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa là Cha Toàn Năng, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.’ Trong khi đọc câu này, linh mục cầm Mình Thánh trên Chén Thánh và giơ cả hai lên cao để tỏ lòng cung kính đi kèm theo những lời chúc tụng ngợi khen. Lễ Qui kết thúc ở đây, và Phần Ba của Thánh Lễ bắt đầu.

PHẦN BA CỦA THÁNH LỄ: RƯỚC LỄ

Cũng như Kinh Tiền Tụng mở đầu cho phần Lễ Qui, thì với Kinh Lạy Cha, chúng ta bắt đầu Phần Ba của Thánh Lễ. Chúa Giêsu đã thực hiện hành vi tự hiến tế vì chúng ta bằng lời Truyền Phép, bây giờ chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha của chúng ta, có thể dâng lên Người những lời cầu xin với lòng tin tưởng con thảo, và được hưởng quyền dự phần vào lương thực thần linh khi rước lễ.

Giang cao hai tay, linh mục cất cao giọng đọc ‘Kinh Lạy Cha’ và mời gọi mọi người cùng tham gia vào những lời cầu xin này. Sau khi đọc câu Amen để kết thúc kinh, linh mục hạ thấp giọng đọc kinh xin Chúa Cha giải thoát mình và mọi người đang cầu nguyện khỏi mọi sự dữ đã qua, hiện tại và tương lai, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh, và xin Người ban bình an cho những ngày chúng ta đang sống. Ngài làm dấu Thánh Giá trên đĩa thánh và đặt Mình Thánh trên đĩa rồi bái quì, ngài thờ lạy Mình Thánh và để tưởng nhớ việc Đức Kitô bẻ bánh trong Bữa Tiệc Ly, ngài bẻ Bánh Thánh rồi bỏ một miếng nhỏ vào Chén Thánh. Cũng như việc tách rời Bánh và Rượu biểu thị sự chết của Đức Kitô, thì việc kết hợp Mình và Máu Người có ý nhắc chúng ta nhớ tới việc Người sống lại trong ngày Phục Sinh.

Cho đến chỗ này, các kinh linh mục đọc đều được dâng lên Chúa Cha, bây giờ linh mục dâng lời nguyện lên Chúa Kitô Cứu Thế, ngài đọc ba lần: ‘Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con’. Ở lần đọc thứ ba, câu xin thương xót chúng con được thay bằng câu kết thúc: ‘xin ban bình an cho chúng con’. Tiếp theo là lời nguyện xin bình an. Trong các lễ trọng, chủ tế và những người phụ lễ trao đổi cho nhau cái hôn bình an. Thời xưa, khi nam giới và nữ giới ở hai bên riêng biệt nhau trong nhà thờ và tất cả những người dự lễ đều rước lễ, tất cả cộng đoàn thường có thói quen chúc bình an cho nhau theo kiểu này. Chỉ những ai tuân giữ bác ái với nhau mới xứng đáng đón nhận Thiên Chúa bình an. Sau đó linh mục cúi mình mắt cung kính nhìn vào Mình Thánh, và đọc kinh chuẩn bị rước lễ. Tay cầm Mình Thánh, ngài đọc ba lần: ‘Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành sạch.’ Rồi ngài cung kính chịu Mình Thánh và Máu Thánh Chúa, nhờ đó kết hiệp mật thiết với Người trong mối quan hệ chặt chẽ, vì thế hành vi này được gọi là “Hiệp Lễ” hay “Rước Lễ”. Bất cứ ai trong cộng đoàn muốn hiệp lễ thì lên rước Mình Thánh Chúa và nhờ đó tham dự mật thiết vào Hi Tế Thánh.

Sau rước lễ, linh mục rửa tay trong Chén Lễ, một ít rượu và nước được đổ lên các ngón tay linh mục đã cầm Mình Thánh, trong khi rửa tay, linh mục đọc những lời nguyện về việc tiếp nhận Bí Tích Thánh này. Rồi ngài đến trước sách lễ đã được dời về phía trái bàn thờ, và đọc một câu Kinh Thánh gọi là “Ca Hiệp Lễ”; xưa kia ca hiệp lễ này được hát trong khi giáo dân rước lễ. Sau đó, linh mục quay về phía giáo dân và lập lại lời chào: ‘Chúa ở cùng anh chị em,’ rồi đọc các lời nguyện kết lễ.

Các lời nguyện kết lễ này [trước Vaticanô II] đươc gọi là các lời nguyện sau rước lễ. Trong các lời nguyện này, linh mục và giáo dân tạ ơn Thiên Chúa vì cho chúng ta tham dự vào các Mầu Nhiệm Thánh, và cầu xin Thiên Chúa giữ gìn nơi mình những hoa quả của lễ tế siêu vời này, lương thực thần linh. Chung chung các lời nguyện Sau Rước Lễ nhắc lại ý tưởng chủ đạo của ngày lễ hay mùa đang cử hành hôm ấy, chúng tương ứng về số lượng với các Lời Tống Nguyện và Lời Nguyện Thầm (Lời Nguyện Dâng Lễ). Trước khi đọc lời nguyện kết lễ này, chủ tế nói: ‘Chúng ta hãy cầu nguyện’, rồi giang tay đọc lời nguyện kết lễ.

Đọc xong lời nguyện này, linh mục quay ra chào giáo dân: ‘Chúa ở cùng anh chị em,’ rồi đứng giữa bàn thờ, ngài tuyên bố kết thúc Thánh Lễ và chào từ biệt họ với câu: ‘Lễ đã xong, chúc anh chị em về bằng an.’ Trong Mùa Vọng và Mùa Chay là những mùa không đọc kinh Vinh Danh, thì câu: ‘Lễ đã xong…’ được thay bằng ‘Chúng ta hãy chúc tụng Chúa’, Giáo dân thưa: ‘Tạ ơn Chúa’.

Kế đến, chủ tế ban phép lành cho cộng đoàn và để kết thúc toàn bộ nghi lễ, ngài sang ‘phía Phúc Âm’ của bàn thờ và đọc đoạn Khởi đầu Tin Mừng theo Thánh Gioan. Giống như lúc đọc kinh Tin Kính, khi đến câu ‘Và Ngôi Lời đã làm Người’, cả chủ tế và giáo dân cùng quì gối. Cuối cùng, cộng đoàn đáp: ‘Tạ ơn Chúa’ để bày tỏ lòng cảm tạ Thiên Chúa vì ơn Mặc Khải và mầu nhiệm cứu độ được trình bày trong Tin Mừng Thánh Gioan.



NGHI THỨC THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI CHẾT

Vì các nghi thức Thánh Lễ có phần nào khác với nghi thức Thánh Lễ cầu cho Người Chết, nên cũng cần nhắc qua về nghi thức này. Khi đến dưới chân bàn thờ, linh mục bỏ không đọc Thánh Vình 25: ‘Lạy Chúa xin xử cho con,’ vì Thánh Vịnh này diễn tả niềm vui của những người đi lên Nhà Chúa, và Hội Thánh đang khóc thương và cầu nguyện cho các linh hồn những người đã chết mà còn đang bị giam giữ trong lửa thanh tẩy, chưa được đi lên nhà tạm của Thiên Chúa.

Ở Ca Nhập Lễ, chủ tế không làm dấu Thánh Giá trên mình, nhưng làm trên Sách Lễ, như thể các linh hồn qua đời đang ở trước mặt ngài và ngay từ đầu ngài sẽ ban phép lành và xin ơn yên nghỉ và ánh sáng ngàn thu cho linh hồn ấy. Kinh Sáng Danh cũng được bỏ ở đây và sau này lúc rửa tay, vì kinh này diễn tả niềm vui.

Cũng thế, không đọc hay hát kinh ‘Vinh danh Chúa trên các tầng trời’, để chỉ rằng chúng ta đau buồn vì các linh hồn thánh thiện chưa được phép đứng trước ngai Chiên Thiên Chúa và hòa tiếng của mình vào với tiếng các Thiên Thần ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa. Thay vì các đáp ca và Allêluia vui mừng sau bài đọc Thánh Thư, linh mục đọc kinh xin cho các linh hồn quá cố đuợc giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi và hưởng hạnh phúc ánh sáng muôn đời. Bài ‘Ngày Thịnh Nộ’ (Dies Irae) là bài ca tiếp liền long trọng và buồn, nài xin Đấng Thẩm Phán Chí Công tha thứ và thương xót linh hồn người quá cố.

Trước bài Phúc Âm, linh mục không đọc: ‘Xin Chúa ngự trị nơi lòng và miệng lưỡi con’ v.v…; không hôn Sách Lễ sau khi đọc Phúc Âm, cũng không có những câu ‘Nhờ những lời Phúc Âm…’ Không đọc kinh Tin Kính, cũng như tất cả những gì diễn tả bầu khí lễ lạc hân hoan. Hội Thánh thương khóc những con cái mình đã qua đời, và cử hành Thánh Lễ cho họ, là những người chưa được hưởng đầy đủ Phúc Lành của Thiên Chúa, hay nhận được cái hôn hòa giải để họ được làm hòa với Thiên Chúa muôn đời.

Linh mục không làm phép trước khi hòa nước và rượu, vì nước biểu trưng cho người tín hữu, còn người chết đang được dâng lễ này thì không còn thuộc thẩm quyền pháp lý của Hội Thánh nữa, nhưng phải trả lời trước một mình Thiên Chúa mà thôi.

Đoạn cuối của kinh ‘Đây Chiên Thiên Chúa có thay đổi: hai lần ‘Xin cho họ được nghỉ yên muôn đời’. Ước nguyện được diễn tả trong lời kinh cầu cho các linh hồn này có ba ý nghĩa: được tha hình phạt, linh hồn được vào nơi vinh quang, và sau cùng cả thân xác cũng được vinh quang, vì như thế mới có hạnh phúc viên mãn. Không đọc lời chúa và hôn bình an, vì chỉ có Hội Thánh Chiến Đấu mới cần điều này.

Kết lễ, thay vì câu ‘Lễ xong, chúc anh chị em về bình an’, linh mục đọc ‘Xin cho các linh hồn được nghỉ yên’, và giáo dân đáp ‘Amen’. Không ban phép lành cho cộng đoàn, vì mọi ơn ích và phép lành của Thánh Lễ được dành cho người đã qua đời.

Đoạn tóm tắt các nghi thức Thánh Lễ trên đây đã kết thúc toàn bộ khảo luận này.

* * *


LỜI YÊU CẦU KHIÊM TỐN VÀ THÀNH KHẨN CỦA TÁC GIẢ

Mong sao cuốn sách nhỏ này tới tay các độc giả và được đọc một cách tự nguyện và chăm chú. Tác giả dám hy vọng rằng, nhờ giúp gia tăng lòng sùng mộ Thánh Lễ trong tâm hồn độc giả, sách này có thể khích lệ người đọc tham dự Thánh Lễ thường xuyên hơn và kính cẩn hơn.

Sử dụng sách này một cách chăm chú chắc chắn sẽ làm độc giả xác tín rằng tham dự Thánh Lễ sốt sắng là một việc tốt lành, đáng được công phúc và phần thưởng lớn lao không thể kể xiết. Và các Thánh Lễ mà các lời giảng dạy và cắt nghĩa trong sách này có lẽ đã giúp độc giả tham dự sốt sắng, sẽ cống hiến cho họ niềm an ủi và nâng đỡ trong giờ chết và gia tăng mức hạnh phúc muôn đời của họ. Còn đối với những độc giả nào từng coi thường Thánh Lễ, tham dự một cách máy móc hay bỏ lễ vì những lý do vớ vẩn, sách này sẽ cho thấy khi giờ chết đến, họ có thể nhận ra họ đã đánh mất biết bao nhiêu ơn lành do sự chểnh mảng và cẩu thả của mình, họ sẽ hối hận khi đã quá muộn, khi họ phải đền tội ở đời sau.

Xin Thiên Chúa đầy lòng xót thương, vì Con Một Yêu Dấu của Người và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, đoái thương soi sáng trí khôn, tăng cường ý chí, đánh động con tim của tất cả những ai đọc những trang sách này, để họ luôn luôn tham dự Hy Tế Thánh với lòng Tin cẩn và sốt mến thâm sâu. Và cũng xin người đọc đừng quên tác giả trong các lời cầu nguyện của họ.

Giới thiệu

Lời tựa


CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT THÁNH LỄ

Cốt tủy của Hy Tế

Hy Tế của Hội Thánh Công Giáo

Dòng Menkisêđê

‘Lễ tế tinh tuyền’ được tiên báo.

CHƯƠNG 2: SỰ SIÊU VỜI CỦA THÁNH LỄ

Cung hiến các thánh đường

Một ít nhận xét về nghi lễ phục vụ này

Đền thờ Salomôn và các nhà thờ của chúng ta

Cơ binh Thiên Thần thờ lạy Chúa trong nhà thờ

Nghi thức Truyền chức Thánh

Những điều cần thiết để cử hành Thánh Lễ

Cần phải có tượng chịu nạn

Nghi thức và Luật Chữ Đỏ của Thánh Lễ

Tại sao Thánh Lễ bằng tiếng Latinh

Vị thượng thế cao cả của Tân Ước

Dự Thánh Lễ những mẫu gương anh hùng

Giá trị vô biên của Thánh Lễ

Chúa Giêsu đích thân cung hiến một thánh đường.

CHƯƠNG 3: CÁC MẦU NHIỆM CỦA THÁNH LỄ

Thánh lễ của thánh Facundo

Các biểu trưng Cựu Ước được ứng nghiệm trong Thánh Lễ

Một số người phản đối

Tất cả các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu

Này Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế

Bảy mươi bảy ân sủng và hiệu quả nhận được nhờ sốt sắng tham dự Thánh Lễ

CHƯƠNG 4: TRONG THÁNH LỄ, ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC NHẬP THỂ CỦA NGƯỜI

Kỳ công trên mọi kỳ công

Vô vàn ơn lành dược ban cho chúng ta

Quyền năng của linh mục

CHƯƠNG 5: TRONG THÁNH LỄ, ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC GIÁNG SINH CỦANGƯỜI

Cuộc trở lại của dân Saxon

Niềm vui tạo ra trên trời

Phúc lành đổ xuống trần gian

Đức Giêsu ‘trút bỏ mình hoàn toàn’

Kết luận.

CHƯƠNG 6: TRONG THÁNH, LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI

Câu truyện của một giám mục

CHƯƠNG 7: TRONG THÁNH LỄ, ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN SỰ CHUYỂN CẦU CỦA NGƯỜI

Chính Người chuyển cầu cho chúng ta ở trần gian này

Một hồng ân tuyệt vời

Trong Thánh Lễ, Đức Kitô kêu xin cho kẻ có tội

Vậy sao chúng ta không tham dự Thánh Lễ

Sức mạnh lời cầu nguyện của bạn kết hợp với lời cầu nguyện của Người.

CHƯƠNG 8: TRONG THÁNH LỄ, ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI

Không phải là tưởng nhớ, mà là tái hiện

Truyện minh họa – Vua Saracen

Truyện minh họa – Đức tin của vị ẩn sĩ

Tại sao Đức Kitô tái hiện cuộc khổ nạn của Người trong Thánh Lễ

Lòng tôn sùng Thánh Lễ của Thánh Colette

Tại sao Đức Kitô tái hiện cuộc khổ nạn của Người.

CHƯƠNG 9: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI

Thị kiến của cha Gottschalk

Các dấu hiệu về cái chết của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ

Đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng

Thánh Lễ mang lại các ơn ích và phúc lành.

CHƯƠNG 10: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC ĐỔ MÁU CỦA NGƯỜI

Vị nữ ẩn sĩ ở Cologne

Vị tu sĩ dòng thánh Hiêrônimô

Máu thánh Chúa Kitô rảy trên chúng ta trong Thánh Lễ như thế nào

Phép lạ tại Bolsena

Máu Thánh Chúa Kitô chuyển cầu cho chúng ta như thế nào

Máu Chúa Kitô kêu lớn tiếng

Một câu truyện để chứng minh.

CHƯƠNG 11: THÁNH LỄ LÀ HY TẾ TOÀN THIÊU CAO QUÝ NHẤT

Các lễ tế toàn thiêu trong Cựu Ước

Lễ tế toàn thiêu của Tân Ước

Bản chất của Hy Tế toàn thiêu

Chúa Giêsu: Lễ dâng toàn thiêu của Tân Ước

Tình yêu ân cần và độ lượng của Chúa Giêsu.

CHƯƠNG 12: THÁNH LỄ LÀ HY TẾ NGỢI KHEN SIÊU VỜI NHẤT

Muôn vật được dựng nên để ca ngợi Thiên Chúa

Nhờ Thánh Lễ, chúng ta có thể ca ngợi Thiên Chúa đúng mức

Những ước vọng của một thiếu nữ thánh thiện

Các nhân chứng khác về lời phát biểu trên.

CHƯƠNG 14: THÁNH LỄ, HY TẾ GIAO HÒA HIỆU QUẢ NHẤT

Tại sao một số lời cầu xin không được chấp nhận?

Nạn châu chấu.

CHƯƠNG 15: THÁNH LỄ, HY TẾ XÁ TỘI MẠNH NHẤT

Những lời khích lệ của cha Marchantius

Các giáo phụ nói gì

Những lời Chúa nói với thánh Gertrude

… và với thánh Mechtilde

Câu chuyện về các vị ẩn sĩ đạo đức

Thánh Lễ có sức mạnh vô song

Bằng cách nào Thánh Lễ ban ơn tha tội và cải hóa những tội nhân cứng lòng

Vấn đề về lời cầu nguyện của những người tội lỗi

Các kinh nguyện của Thánh Gertrude cho người tội lỗi

Nhờ Thánh Lễ, các tội nhẹ cũng được tẩy sạch

Tóm tắt những điều trên

Gương Thánh Gertrude

Các vết nhơ cũng được tẩy sạch nhờ một mạch nước.

CHƯƠNG 16: THÁNH LỄ: HY TẾ ĐỀN TỘI HOÀN HẢO NHẤT

Hãy làm như người đầy tớ mắc nợ chủ đã làm

Sức mạnh vô song của Thánh Lễ

Số lượng hình phạt tạm có thể được tha thứ nhờ một thánh lễ

Câu truyện về Pascal Vives.

CHƯƠNG 17: THÁNH LỄ, CÔNG TRÌNH SIÊU VỜI CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Câu truyện về thị kiến của Thánh Hildegarde

Sự kiện 1

Sự kiện 2

Sự kiện 3

Kết luận.

CHƯƠNG 18: THÁNH LỄ: NIỀM VUI NGỌT NGÀO NHẤT CHO ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH

Một giai thoại về đề tài này

Thánh Lễ: niềm vui ngọt ngào nhất của các thánh.

CHƯƠNG 19: THÁNH LỄ LÀ PHÚC LỘC TUYỆT VỜI NHẤT CHO CÁC TÍN HỮU

Thánh Lễ có thể mua hay bán không?

CHƯƠNG 20: THÁNH LỄ, NGUỒN GIA TĂNG ÂN SỦNG ĐỜI NÀY VÀ ĐEM LẠI VINH QUANG ĐỜI SAU

Ân sủng là gì?

Thánh Lễ đem lại nhiều công phúc

Thánh Lễ giúp ta được thêm phần vinh quang Thiên quốc

Một câu truyện minh học cho những điều vừa nói

Rước lễ thiêng liêng.

CHƯƠNG 21: THÁNH LỄ LÀ NGUỒN CẬY TRÔNG CHẮC CHẮN NHẤT CHO NGƯỜI HẤP HỐI

Truyện một linh hồn năng dự Thánh Lễ hiện về với Cha sở

Đặt niềm trông cậy vững chắc nơi Thánh Lễ

Lời nguyện.

CHƯƠNG 22: THÁNH LỄ LÀ NGUỒN ƠN CỨU GIÚP RẤT HIỆU QUẢ CHO KẺ ĐÃ QUA ĐỜI

Hãy siêng năng cầu nguyện cho người đã chết

Truyện chân phước Henry Suso, dòng Đaminh.

CHƯƠNG 23: CÙNG VỚI LINH MỤC VÀ THIÊN THẦN CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH LỄ

Phải chăng mọi Thánh Lễ đều có giá trị ngang nhau?

Các Thiên Thần cầu nguyện cho chúng ta như thế nào trong Thánh Lễ?

CHƯƠNG 24: THÁNH LỄ CHẲNG NHỮNG KHÔNG CẢN TRỞ MÀ CON GIÚP TA LÀM VIỆC

Những người thợ đóng giày ở Alexandria

Thánh Isidorê – Người nông dân Tây Ban Nha.

CHƯƠNG 25: CÔNG PHÚC LỚN TỪ VIỆC DÂNG THÁNH LỄ XỨNG HỢP

Giá trị vô song của lễ vật tiến dâng lên Thiên Chúa trong Thánh Lễ

Đối chiếu so sánh

Công phúc phát sinh từ việc tiến dâng Máu Châu Báu Chúa.

CHƯƠNG 27: KHUYẾN KHÍCH THAM DỰ THÁNH LỄ HẰNG NGÀY

Những lý do ủng hộ việc tham dự Thánh Lễ

Có thể dự Thánh Lễ thay cho một người khác?

Gương các Thánh thúc đẩy ta dự Thánh Lễ mỗi ngày

Truyền thuyết về Thánh Wenceslaus

Thờ ơ với Thánh Lễ

Nghĩa vụ của cha mẹ và người làm chủ.

CHƯƠNG 28: KHUYẾN KHÍCH THAM DỰ THÁNH LỄ SỐT SẮNG

Cần có cảm gián nồng nàn ngây ngất hay không?

Một số quy tắc giúp tham dự Thánh Lễ sốt sắng

Tâm tình ngất ngây vào lúc Truuyền Phép

Chúa Cứu Thế ngự xuống trên bàn thờ

Chính lúc Truyền Phép.

CHƯƠNG 29: THỰC HÀNH LÒNG YÊU MẾN LÚC LINH MỤC DÂNG MÌNH THÁNH CHÚA LÊN

Ngước mắt lên! Đón chào Chúa Giêsu!

Ta phải có thái độ nào sau truyền phép.

CHƯƠNG 30: THAM DỰ THÁNH LỄ VỚI THÁI ĐỘ CUNG KÍNH

Thái độ cung kính nơi nhà Chúa.

CHƯƠNG 31: CÁC NGHI THỨC THÁNH LỄ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG

Phần nhập lễ hay Thánh Lễ dự tòng

Đọc Thánh Thư

Đọc tin mừng, kinh Tin Kính

Phần nhất của Thánh lễ: Dâng lễ vật

Phần hai của Thánh Lễ: Truyền Phép

Phần ba của Thánh Lễ: Rước lễ

Nghi thức Thánh Lễ cầu cho người chết.

CHƯƠNG 32: LỜI YÊU CẦU KHIÊM TỐN VÀ THÀNH KHẨN CỦA TÁC GIẢ




- -


Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương