Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


NGƯỜI GIÀU, NGƯỜI NGHÈO VÀ THÁNH LỄ



tải về 1.6 Mb.
trang16/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23

NGƯỜI GIÀU, NGƯỜI NGHÈO VÀ THÁNH LỄ

Ngày xưa có một người lao động nghèo rất sùng mộ Thánh Lễ, ông tìm mọi cách để có thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Một sáng kia ông dậy sớm và đi ra chợ để kiếm việc làm giống như những người lao động khác. Khi nghe tiếng chuông lễ ở nhà thờ gần đó, ông bỏ những người khác và đến nhà thờ dự lễ rất chăm chú và cầu xin Chúa ban cho ông bữa ăn hôm ấy. Nhưng khi quay lại chợ để xin việc, ông thấy những người khác đã kiếm được việc cả rồi. Ông đi loanh quanh chờ một lúc nhưng chẳng có ai thuê. Ông buồn rầu trở về nhà và tiếc rằng đã mất một ngày công vì đã đi xem lễ. Trên đường một nhà quý tộc và hỏi tại sao ông buồn thế. Ông nói ông đã đi dự lễ và vì thế mất môt ngày công. “Không sao,” người lạ đáp. “anh hãy đi dự Thánh Lễ cho tôi và tôi sẽ trả đủ tiền công cho anh.” Người nghèo quay trở lại nhà thờ và dự tiếp một Thánh Lễ nữa, rồi một Thánh Lễ nữa, sau đó đến nhà người giàu có kia, ở đó ông được đãi một bữa thịnh soạn cùng một ổ bánh mì và một đồng bạc. Ông rối rít cám ơn rồi vui vẻ về nhà.



THÁNH LỄ CÓ THỂ MUA HAY BÁN KHÔNG?

Câu truyện trên có thể khiến ta nêu câu hỏi: Thánh Lễ có thể mua hay bán không? Tôi xin hoàn toàn không. Chẳng vậy, đó sẽ là một chuyện mua bán giống như việc Giuđa phạm tội bán Chúa Giêsu ba mươi đồng bạc; nhưng ta có thể vặn lại; linh mục cũng nhận một bông lễ để cử hành Thánh Lễ. Đúng vậy, nhưng Thánh Phaolô Tông Đồ nói: Chúa truyền cho những ai phục vụ Bàn Thờ phải sống nhờ Bàn Thờ (1Cr 9:14). Linh mục nhận tiền công phục vụ của mình, hoàn toàn vì không phải cái giá của công phúc hay ơn ích thiêng liêng mà ngài nhận được cho người xin lễ. Nghĩ hay làm như thế các ơn ích thiêng liêng có thể mua được bằng tiền là phạm tội buôn thần bán thánh, một tội trọng. Thế nhưng giả sử có một người phụ nữ nghèo nói với một phu nhân giàu có: “Nếu chị cho em chút tiền để mua thức ăn, sáng mai em sẽ đi lễ để cầu nguyện cho chị, nói thế cũng được, vì ý của câu nói là: “Em sẽ nhận được công phúc nhờ tham dự Thánh Lễ, và sẽ nhường cho chị.” Trong trường hợp này, người phụ nữ nghèo đã cho phu nhân giàu có kia nhiều gấp mười lần chị đã nhận được, dù món tiền chị nhận được rất lớn. Bởi vì ai tham dự Thánh Lễ thì nhận được một phần phúc không nhỏ của Đức Kitô, nhờ đó họ có thể trả một phần lớn món nợ họ mắc phải vì tội và mua được của cải trên trời. Và nếu người một đàn ông nghèo tự nguyện cho bạn cả một kho tàng là đền ơn bạn vì một phần thưởng vật chất tầm thường, hẳn bạn đã có một sự trao đổi rất hời, đúng là hời hết cỡ rồi. Bạn hãy xin người nghèo thường xuyên dự Thánh Lễ cho bạn, để nhờ đó bạn được đền bù những lỗi lầm đã qua và tăng thêm kho vinh quang cho bạn trên Trời.



CHƯƠNG 20 : THÁNH LỄ, NGUỒN GIA TĂNG ÂN SỦNG ĐỜI NÀY VÀ ĐEM LẠI VINH QUANG ĐỜI SAU

Tại khắp thôn làng, thị trấn, bất kể to hay nhỏ, quan trọng nhiều hay ít, đâu đâu cũng có một cái chợ họp hằng ngày hay chỉ vào những ngày nhất định, ở đó người ta bày bán đủ thứ mọi thực phẩm và vật dụng hữu ích. Thánh Đường, và thậm chí Thiên Đường, cũng họp chợ mỗi ngày để cung ứng món hàng có giá trị nhất cho người mua – đó không là gì khác ngoài Ân Sủng và Vinh Quang bất diệt của Chúa. Ở điểm này, độc giả có thể chắc chắn: Đây là những điều vô giá, làm sao có ai tìm được phương cách hữu hiệu để mua cho được? Bạn chẳng cần phải băn khoăn gì hết. những điều ấy quả là vượt tầm với của con người vốn phải chết, nhưng nay đã được đặt vào trong tầm tay chúng ta, thậm chí chúng ta có thể có được mà chẳng mất đồng nào. Ngôn sứ Isaia đã nói: Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào (Is 55,1). Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta Ân Sủng và Vinh Quang, nhưng hiếm khi được dồi dào như vào lúc cử hành Thánh Lễ. Vậy trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng ta cần hiểu rõ hơn…



ÂN SỦNG LÀ GÌ?

Ân Sủng là quà tặng thiên nhiên nhờ đó con người được trở nên công chính, sống đẹp lòng Chúa và đáng được hưởng cuộc sống trường sinh. Ân Sủng thấm nhuần trong linh hồn nhờ Bí Tích Thánh Tẩy không bao giờ lìa xa ta, trừ khi bị xóa sach đi vì phạm tội trọng. Ân Sủng có hai dạng: Ơn thánh hóa và Ơn hiện sủng. Với dạng thứ nhất, chúng ta được cứu ra khỏi tình trạng tội lỗi hư mất để được vào trong tình trạng Ân Sủng: từ kẻ tội lỗi nên người công chính; từ dòng dõi bị tru diệt nên con cái Thiên Chúa và thừa hưởng gia nghiệp Thiên quốc. Với hiện sủng, con người lớn lên trong ân sủng nhờ thực thi những việc lành phúc đức.

Ân sủng quý giá biết chừngg nào! Thánh Toma Aquinô nói: “Chỉ một ân sủng thôi thì cũng đủ tốt lành hơn hết mọi việc lành của toàn thế giới,” Giá như một thiên thần phải nói về giá trị thực sự của ân sủng Thiên Chúa, có lẽ Người buộc phải thừa nhận rằng một giọt ân sủng nhỏ nhất cũng trổi vượt hơn tất cả vàng, bạc, đá quý và mọi của cải trên khắp thế trần. Thật là khó tin điều này, và cũng thật khó hiểu, nhưng đó là sự thật không thể chối cãi. Bởi bất kỳ ai có được một lượng bé nhỏ nhất ân sủng cũng đáng được nên bạn hữu của Chúa và nếu người đó chết trong ân sủng ấy, Thiên Chúa sẽ ân ban chính Người cho kẻ đó, như Chúa đã nói với tổ phụ Abraham: Ta là khiên thuẫn che đỡ cho ngươi: phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn (St 15,1). Vì vậy, bởi lẽ mọi kho tàng trên trời dưới đất đều nằm ở trong tay Chúa, hay đúng hơn là kho tàng này còn vượt xa mọi kho tàng trên trời dưới đất, nên điều tất yếu là nếu người đó chân thành cộng tác với ân sủng và nhận được chính Chúa làm phần thưởng, người đó nhận được trăm ngàn lần nhiều hơn phần có thể nhận được từ trần gian với tất cả sự giàu sang của nó.

Đằng khác, nên nhớ rằng đối với một Kitô hữu tốt lành, mỗi khi thực hành một việc lành, ân sủng của Chúa tăng triển thêm lên nơi người đó, chẳng cứ là việc trọng đại, nhưng chỉ cần là việc lành dù chẳng có nhiều ý nghĩa, thậm chí chỉ là những ý nghĩ, khát vọng đạo đức mà thôi. Mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm như vậy làm gia tăng ân sủng Chúa trong linh hồn, mỗi cái đáng hưởng một sự gia tăng ân sủng trong hiện tại và phần thưởng lớn lao sau này, như chính Chúa phán: Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu (Ht 10,42). Có thể nói, người đó sẽ nhận được niềm vui lớn hơn cùng Vinh quang Thiên quốc; Chúa ân ban chính Người một cách sung mãn hơn. Kẻ đó được biết Người rõ hơn, yêu Người thắm thiết hơn và được chiêm ngưỡng Người cách gần gũi hơn. Giờ đây chúng ta nhận biết rằng ân sủng Chúa thật dễ đón nhận biết bao và rằng kẻ năng tìm đến với ân sủng cũng đạt được phần thưởng lớn lao vô ngần, thế còn kẻ chẳng cố gắng làm điều lành và phụng sự Chúa với hết linh hồn và trí khôn thì sao?



HÃY NHÌN XEM NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU

DO ÂN SỦNG TÁC ĐỘNG TRONG LINH HỒN

Trước hết, ân sủng khoác cho linh hồn một vẻ đẹp tuyệt vời, làm cho nó nên thật xinh tươi và lôi cuốn, đến nỗi vẻ đẹp của mặt trời, các vì sao, muôn loài hoa, và của chính con người cũng chẳng thể sánh bằng. Chiêm ngưỡng một linh hồn trong tình trạng ân sủng ta buộc phải thừa nhận rằng khi đem so sánh, thời vẻ đẹp trong thiên nhiên chẳng đáng kể gì. Chính Thiên Chúa cũng thấy vui thích nơi linh hồn ấy, và thà rằng trời đất có biến mất đi còn hơn vẻ đẹp của linh hồn bị băng hoại vì tội trọng. Ngay cả khi ân sủng với một mức độ ít nhất cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp ấy và còn được tăng tiến thêm lên nhờ mỗi ân sủng được ban thêm.

Vì thế ãn sủng khiến cho linh hồn được Thiên Chúa quý trọng, được hiệp nhất với Chúa trong tình bằng hữu khăng khít, dịu dàng và thân thương. Linh hồn, khi được trang điểm bằng ân sủng. trở nên thật quý giá đối với Chúa đến nỗi Người vui thích ngự trong linh hồn ấy hơn là trên Thiên Đình, miễn là nó đáp trả xứng đáng tình yêu của Người. Và ngay cả khi linh hồn không thực hiện phần vụ của mình. Người cũng chẳng thoái lui cho đến khi nó tự tách mình xa khỏi Người vì phạm tội trọng. Lúc đó Người miễn cưỡng từ bỏ nó và cảm nghiệm sự bất trung này sâu xa hơn mức độ con người và thiên thần có thể tỏ bày. Thực ra Người chẳng hoàn toàn từ bỏ linh hồn đó, nhưng kiên nhẫn đứng chờ ở trước cửa và thỉnh thoảng lại gõ cửa để mong có thể lại được vào, như chính Người đã nói: Này đây Ta đứng trước cửa mà gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta (Kh 3,20).

Bởi vì giữa Chúa và linh hồn tồn tại một mối tình bằng hữu, nên chẳng có gì phải ngạc nhiên về lòng quảng đại của Người. Linh hồn được tham dự vào sự giàu sang rất mực phong phú của Người. Người ban cho nó ân đức, lòng đạo hạnh, niềm an ủi, những ao ước lành thánh và niềm vui. Người bênh đỡ và tăng cường sức mạnh, chỉ huy và dẫn dắt nó; Người còn trao ban chính mình cho nó để nó được nên một với Người, như Kinh Thánh chép rằng: Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1,4). Há chẳng phải những điều chúng ta vừa nói quả là những lời hứa quý giá và quà tặng hết sức thú vị sao? Nếu thiện chí và ân huệ của các ông hoàng bà chúa còn được người ta nỗ lực tìm kiếm và đánh giá cao, thì ta cần phải quyết tâm ao ước và bằng mọi giá đạt được tình thương và ân sủng của Chúa biết dường nào!

Sau hết, linh hồn được trở nên cao quý nhờ ân sủng Chúa tới mức không những nó trở thành bạn hữu của Người, mà còn thực sự nên con của Người nữa. Quả là một vinh dự gấp ngàn lần khi linh hồn được Đấng Tối Cao nhận làm con của Người. Kinh ngạc trước sự hạ cố này, thánh Gioan phải kêu lên: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa (1Ga 3,1). Thánh Phaolô còn thêm rằng; Vậy đã là con, thì cũng thừa kế với Đức Kitô (Rm 8,17). Sự vĩ đại vô biên của Thiên Chúa là điều vượt quá trí tưởng tượng của ta thế nào thời ta lại càng không thể hiểu được vinh dự quá đặc biệt được làm con, là thừa kế của Thiên Chúa.

Lời giải thích vắn tắt sau đây cho ta hiểu được phần nào sự cao quý của ân sủng Thiên Chúa và vì sao ta cần nỗ lực đạt được điều đó. Ơn thánh hóa có được nhờ sám hối; ơn hiện sủng, gia tăng ân sủng, là phần thưởng cho mỗi việc lành chúng ta thực hiện trong tình trạng ân sủng. Việc làm càng tốt đẹp và việc thực hành càng hoàn thiện bao nhiêu thời ân sủng đáng được càng lớn lao bấy nhiêu. Bởi thế ta có thể luận ra được rằng các ân sủng lớn có thể nhận được nhờ tham dự Thánh Lễ cách sốt sắng, vì đó là một trong những việc tốt lành nhất trong mọi việc lành như chúng ta đã nhận định. Hơn nữa, các nhà thần học đều dạy rằng Thánh Lễ làm gia tăng ân sủng Chúa và vinh quang Thiên Quốc.



THÁNH LỄ ĐEM LẠI NHIỀU CÔNG PHÚC

Các nhà thần học cho biêt rằng: “Không chỉ có vị Chủ Tể mà cả các người thuộc hàng ngũ giáo dân tham dự Thánh Lễ cũng được hưởng một mức độ gia tăng Ơn Thánh hóa và Vinh Quang Thiên Quốc.



ĐỐI VỚI VỊ CHỦ TẾ

Đến đây ta có thể kết luận trước hết là, vị linh mục được hưởng sự gia tăng ân sủng và vinh quanh nhờ mỗi Thánh Lễ do ngài cử hành. Từ việc ngài phài tuân thủ chặt chẽ nghi thức, ta có thể suy ra rằng điều đáng được hưởng chẳng phải là chuyện kém quan trọng. Hơn nữa, việc linh mục trong đó đức vâng phục, cần mẫn và chính xác theo đúng những điều đã quy định cũng góp phần vào sự tăng tiến này.



ĐỐI VỚI NGƯỜI XIN LỄ

Hai là, những người xin lễ cầu nguyện cho chính mình hoặc cho người khác được hưởng phần ân sủng và vinh quang nhiều hơn, bởi lẽ vì họ mà Thánh Lễ được cử hành; người đó dự phần vào hiệu quả của Thánh Lễ và được thêm ân sủng, nếu đang ở trong tình trạng ân sủng.



ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM DỰ THÁNH LỄ

Ba là, tất cả những người tham dự Thánh Lễ cách sốt sắng được hưởng sự tăng tiến nhiều trong ân sủng, không chỉ vì họ biểu lộ lòng mến, nhưng còn nhờ họ thực hành nhiều nhân đức. Trước hết, họ cảm thức sự đau buồn và thống hối khi đấm ngực, không phải theo thói quen nhưng với cả tâm hồn. Hơn nữa, họ còn biểu lộ một đức tin cao siêu, vì tin chắc rằng Đức Kitô thực sự hiện diện trong phép Thánh Thể và tại bàn thờ Người đang hiến tế chính mình lên Chúa Cha thay cho kẻ có tội. Lòng tin này vượt trên mọi lý lẽ của con người và vì thế việc thể hiện nó đem lại nhiều ơn ích hơn. Bởi thế, khi năng ngước mắt nhìn lên Thánh Thể hoặc giả như không thể thấy, ta năng nghĩ đến sự hiện diện thật sự của Chúa trên bàn thờ, lúc đó ta đang thực hành một nhân đức cao cả, đáng được ân sủng Chúa trong đời này, và một vị trí cao hơn trên Thiên Quốc sau này.

Ngoài việc thực hành Đức Tin, ta còn làm một hành vi thờ lạy mỗi khi ta cúi mình xuống để thờ kính Chúa bề ngoài cũng như trong lòng. Mặc dù đó là bổn phận ta phải làm, nhưng điều đó cũng làm cho Chúa Kitô vui lòng và Người trao tặng thêm những ân sủng mới. Vào lúc Thánh Thể được giương cao, với việc ngước mắt nhìn lên Thánh Thể, ta làm một cử chỉ tôn thờ tuyệt hảo và xứng đáng; còn khi dâng tiến Mình và Máu Châu Báu Chúa Kitô lên Chúa Cha, ta biểu lộ lòng tôn kính cao vời và phụng sự Người hết lòng. Còn ân huệ nào lớn lao cho bằng chính Thiên Chúa để cho mình bị lệ thuộc nơi bàn tay người trần. Như ta vẫn thường nói lên trong Thánh Lễ: “Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa Người Con chí ái của Ngài. Con xin dâng lên Ngài Cuộc Khổ Nạn đau thương và Cái Chết thảm khốc của Người,” tức là khi càng tỏ lộ lòng nhiệt thành rộng rãi ra với Chúa lễ dâng của chúng ta càng xứng đáng được ân thưởng hơn nữa. Ngoài ra khi ta nói: “Con dâng lên Ngài, lạy Chúa, Hy Lễ thánh thiện này để cầu cho mọi người, còn sống hay đã qua đời, nhất là cho những người chúng con có bổn phận cầu nguyện cho”, Đó là một hành vi bác ái đối với người đồng loại, đáng được trọng thưởng. Khi Rước Lễ thiêng liêng, nghĩa là khi tỏ lòng ước ao được Rước Mình và Máu Chúa Kitô như linh mục đang chịu trên bàn thờ, ta cũng đáng được một ân sủng đặc biệt, nhờ đó linh hồn ta được nuôi dưỡng và bổ sức hơn. Tóm lại, hãy nhớ lời Giáo Hội nhắn nhủ: “Chúng tôi phải thú nhận rằng không có việc nào người tín hữu thực hành mà lại thánh thiện và linh thiêng bằng mầu nhiệm diệu kỳ của Thánh Lễ, là một hành vi tuyệt hảo, xứng đáng nhất, linh thiêng nhất, ta sẽ được thêm ân sủng và vinh quang. Thêm nữa, nhờ việc tham dự Thánh Lễ, ta đền bồi những sự bất kính với Chúa khi người ta phạm đến Hiến Lễ này.

Các Giáo Phụ quả quyết rằng Thiên Chúa ban ân sủng đặc biệt cho những ai tham dự Thánh Lễ. THÁNH XIRILÔ nói: “Ơn thiêng được ban phát dồi dào cho những người thành kính tham dự Thánh Lễ.” Còn THÁNH XIPRIANÔ nhấn mạnh: “Bánh siêu nhiên và chén thánh thiện này là để ban sức mạnh và ơn cứu rỗi cho nhân loại.”

ĐỨC GIÁO HOÀNG INNOCENTÊ III lại nói: “Nhờ uy lực của Hy Tế trong Thánh Lễ mà chúng ta được thêm mọi nhân đức, và còn được thông chia dồi dào hoa trái cùa ân sủng. “Kitô hữu đừng bao giờ xao lãng việc tham dự Thánh Lễ, bởi tất cả những ai tham dự đều được thông chia ân sủng do Thánh Thần ban tặng.” THÁNH MAXIMÔ nói như vậy, FORNÊRÔ còn khẳng định: “Hiệu lực từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô được cảm nhận mãnh liệt nhất trong Thánh Lễ khi nó đem lại cho chúng ta ân sủng và vô vàn on ích bởi trời.” Vì thế các Giáo Phụ luôn làm chứng rằng ân sủng Chúa tuôn đổ dồi dào, kể không xiết cho hết thảy những ai tham dự Thánh Lễ.

Cũng phải kể thêm một chứng nhân nữa, ÔSÔRIÔ viết: “Người cha kia trao cho con một số tiền lớn để anh ta đem đầu tư sinh được nhiều lãi. Chỉ một thời gian sau anh được trở nên giàu có. “Tương tự như vậy, Cha trên trời cũng ban phát dồi dào của cải trong Thánh Lễ, và bạn như người lái buôn đi tìm và phát hiện những viên ngọc quí. Thiên Chúa ban tặng Người Con duy nhất trong Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết (Cl 2,3), và Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (Rm 8,32). Vì thế, khi trao ban chính Con Một mình trong Thánh Lễ, Thiên Chúa đồng thời cũng cho chúng ta hưởng nhờ công trạng đền bù tội lỗi của Chúa Con, Đấng trao ban chính Thịt và Máu mình, cả thân xác với Linh hồn cùng mọi ân huệ Người đã dành được. Hãy chiêm ngưỡng những ân huệ tuyệt vời đổ xuống trên ta, và ta dễ dàng trở nên giàu có với chỉ một việc là dâng lên Chúa Cha Người Con cùng với công nghiệp của Người trong Thánh Lễ. Càng siêng năng dâng Thánh Lễ Mình Máu Thánh cùng công nghiệp Chúa Kitô lên Chúa Cha, ta càng tích lũy được những đồng tiền để mua sắm kho tàng Nước Trời và được thêm vô vàn ân sủng của Chúa.”

Với tất cả những đối tượng vừa nêu trên, xin xem thêm 77 ân sủng và Hiệu Quả của Thánh Lễ đề cập tại Chương 3 cuốn sách này. Chắc chắn ta sẽ phải thừa nhận rằng chẳng có công việc nào gặt hái được nhiều ân sủng cho bằng sốt sắng tham dự Thánh Lễ.

THÁNH LỄ GIÚP TA ĐƯỢC THÊM PHẦN VINH QUANG THIÊN QUỐC

Vinh quang Thiên quốc được đáng quý trọng biết bao bởi chúng ta được dựng nên là để vui hưởng vinh quang đó, và vì thế nó là cái ta luôn ao ước, trông ngóng và khát khao. Chẳng có ngôn từ nào diễn tả nổi Vinh Quang ấy, ngay cả khi trong cấp độ bé nhỏ nhất thôi cũng đã thật ngọt ngào, cao cả như được diễn tả trong Kinh Thánh (x.Is 64,3): mắt chưa hề được thấy, tai chưa hề được nghe, lòng trí chưa hề tưởng tới, tất cả được Thiên Chúa dọn sẵn cho những kẻ kính yêu Người, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng mọi việc lành của người công chính đều được đáng hưởng Ân Sủng và Vinh Quang, nhưng không nói và không khẳng định mức độ được hưởng là bao nhiêu. “Mỗi người tự làm cho mình xứng đáng lãnh nhận phúc trường sinh theo mức độ họ năng tham dự Thánh Lể sốt sắng.” Đó là lời chính Chúa nói với một vị Thánh, và nên lưu ý rằng Người không nói về sự sốt sắng, nhưng về thái độ ao ước và nỗ lực tham dự Thánh Lễ, bởi những việc đó sẽ giúp họ lãnh nhận dồi dào vinh quang Thiên Quốc. Phần thưởng này chẳng hề ít oi hoặc không đáng kể nhưng dồi dào, phong phú, như Chúa Kitô nói trong Tin Mừng: Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng, đã dằn và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em (Lc 6,38).

Vì thế ta không ngần ngại quả quyết rằng bằng việc tham dự Thánh Lễ với lòng mộ mến ta có thể tiến lên một cấp độ vinh quang mới trong Thiên Quốc. Tựa như khi leo núi mỗi bước chân giúp ta lên tới độ cao mới, cũng vậy mỗi khi tham dự Thánh Lễ ta lên được một vị trí cao hơn trên Trời, và phần cao nhiều ít tùy thuộc vào mức độ mộ mến của ta. Vị trí càng cao thời ta càng được gần Chúa hơn, được biết về Người rõ ràng hơn, tình yêu với Người càng nồng nàn hơn, và ta càng được đẹp hơn, sáng láng hơn, cao quý hơn, ta nên sang giàu, vinh quang và được các Thánh nể vì. Vinh quang đó chỉ mất đi khi ta phạm tội trọng, nhưng một khi bị mất đi nó vẫn có thể được phục hồi nhờ sám hối, ăn năn và xưng tội. Nếu bạn dự lễ mỗi ngày. bạn có thể kỳ vọng một cấp độ vinh quang quang cao vời trên Thiên Quốc.

Ta hãy nghe Thánh Phaolô dùng lời lẽ biểu lộ lòng sung sướng cao độ về điều này trong thư Ngài gửi cho tín hữu Côrintô như sau: Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời (2Cr 4,17). Cần lưu ý đến ý nghĩa của những lời này. Thật chẳng thể tin được rằng một sự khó nhọc nhẹ nhàng, thoảng qua lại có thể mang đến cho ta lượng vinh quang quá ư dồi dào, bất tận không kể xiết. Bởi lẽ Thánh Phaolô từng minh chứng rằng vinh quang ấy là phần thưởng cho một chút thử thách chóng qua thời sao ta chẳng có lý để hy vọng rằng mình có thể cũng nhận được điều tương tự khi thành tâm sốt mến tham dự Thánh Lễ.

Vì thế, dù con đường đưa ta đến dự Thánh Lễ có xa xôi cách trở, cho dù trong tiết Đông có bị lạnh cóng khi phải dậy sớm đi lễ, nếu đôi lúc dường như Thánh Lễ quá dài; nếu có khi phải bỏ dở công việc hoặc mất cơ hội nghe hoặc xem điều gì để đi dự lễ; nếu đôi khi có cảm thấy chẳng sốt sắng gì mấy trong Thánh Lễ - tất cả những điều phiền toái ấy chỉ là những chuyện vặt mà ta phải chịu đựng để đạt được mối lợi tuyệt vời. Ta có thể kết luận được rằng những điều phiền toái tạm thời sẽ đem lại cho ta cả một khối vinh quang lớn lao, vô tận như thánh Phaolô đã chỉ rõ.

MỘT CÂU TRUYỆN MINH HỌA CHO NHỮNG ĐIỀU VỪA NÓI

Câu truyện sau đây do một tu sĩ Phanxicô thuật lại. Có một nông dân kia rất yêu chuộng Thánh Lễ đến nỗi bất cứ khi nào nghe tiếng chuông báo lễ, ông ta tức thì bỏ ngay công việc đang làm trên ruộng đồng hay trong rừng và tức tốc đi đến nhà thờ. Thói quen này ông giữ mãi từ hồi còn niên thiếu, nhưng với thời gian ông bắt đầu cảm thấy gánh nặng tuổi tác đè nặng trên mình; những bước chân đã trở nên chậm chạp và mệt mỏi ông tự nhủ: “Mình nay đã già rồi, chẳng còn đi lại dễ dàng như hồi còn trai trẻ nữa. Chúa chắc cũng chẳng phiền lòng, nếu như mình chẳng đi hết được quãng đường từ ngoài đồng đến nhà thờ. Vậy từ nay khi nào đang ở nhà thì mình đi, còn khi đang ở ngoài đồng thì cứ âm thầm tiếp tục làm việc thôi.”

Vừa mới có ý định làm như thế, thì ông đã nghe có tiếng chân người bước đi phia sau. Quay lại nhìn, ông thấy có một Thiên thần mang theo đầy một vạt áo những bông hồng rất đẹp. Vị thiên sứ trông quá diễm lệ đến nỗi ông tưởng đó là chính Chúa, liền quỳ gối xuống và thưa rằng: “Lạy Chúa, sao Chúa lại phải đến với con như vậy?” Thiên Thần đáp: “Tôi không phải là Đức Chúa đâu, tôi chỉ là Thiên Thần bản mệnh của ông thôi.” “Vâng thưa ngài, vì đâu mà tôi lại diễm phúc như thế này?” ông ta hỏi. Thiên Thần đáp: “Tôi được Chúa sai đi theo ông và tôi luôn sát theo ông mỗi khi ông gác công việc lại để đi dự lễ.” Người nông dân gặn hỏi lý do vì sao Thiên Thần lại làm như thế thì được người cho biết: “Mỗi khi ông đi một bước, lập tức trên Thiên Đàng có một bông hồng trổ sinh. Xem này, tôi vừa gom được rất nhiều bông hồng theo các bước chân ông hôm nay đây. Vì vậy, đừng có hành động theo điều ông vừa nghĩ, nhưng nên tiếp tục đi dự Thánh Lễ như ông đã quen làm từ hồi còn trẻ. Nếu ông kiên trì thực hành thói quen đáng khen này cho đến chết, ông sẽ được đội triều thiên bằng bông hồng và chiếc ngai của ông ở trên Trời cũng được đính nhiều bông hồng làm vinh dự muôn đời.”

Nói xong, Thiên Thần biến mất còn ông ta cúi mình hôn chỗ đất nơi mình đang đứng và tạ ơn Chúa vì cuộc thần hiện đem lại cho ông niềm vui thú này. Kể từ ngày đó, tâm trí ông không lúc nào mà không nhớ đến chuyện này; vẻ diễm lệ của Thiên thần, hương thơm ngát tỏa lan từ những bông hoa đã khiến ông chỉ còn khát khao những chuyện trên trời, và từ đấy những chuyện dưới đất chỉ còn là những điều nhờm gớm. Cuộc sống ông không kéo dài bao lâu, bởi vì chính ông luôn khát khao tìm về Thiên Quốc hơn là vì bệnh tật.

Chúa trọng thưởng cho người nông dân siêng năng tham dự Thánh Lễ như thế, còn bạn khi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày lẽ nào chẳng được Chúa ân thưởng theo cùng một cách thức? Kỳ lạ quá chăng? Có lẽ thế, nhưng không phải là không có thể xảy ra như vậy.

RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Rước lễ thiêng liêng, với ý thức tôn kính, cũng góp phần không nhỏ làm gia tăng Ân sủng và Vinh quang Thiên quốc. Rước lễ thiêng liêng chỉ đơn thuần là có lòng hết sức ước ao được rước Chúa và kết hiệp với Người. Vì thế, ta có thể đón rước và chiêm ngắm sự hiện diện của Người theo cách thiêng liêng như vậy mà không thực sự chịu lấy Thánh Thể, vì lợi ích thiêng liêng cho linh hồn chúng ta, Khi còn ở dưới thế, Đức Kitô đã chữa lành nhiều bệnh nhân bằng cách đặt tay trên họ; Người cũng phục hồi sức khỏe cho nhiều người khác từ xa, như đầy tớ viên đại đội truởng hoặc con gái người đàn bà Canaan. Vì thế, khi ban phát ân sủng trọng đại cho kẻ tiếp đón Người trong Bí Tích Thánh Thể, Người cũng rộng rãi không kém với những kẻ có lòn ước ao đón rước Người. Người ám chỉ đến cách thức thông hiệp này khi nói: Tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ! (Ga 6,35). Đến với Chúa Kitô chẳng phải là tin vào Người, trông cậy và yêu mến Người sao? Bất cứ ai rước lễ hoặc ước ao rước lễ thiêng liêng sẽ muôn đời chẳng còn phải khát nữa. Chúa có thể ban ân sủng của Người cho linh hồn ngoài các Bí Tích; có một số người nhận lãnh được nhiều ân sủng khi rước lễ thiêng liêng hơn những người chịu Bí Tích Thánh Thể, một khi những người nói trước có lòng ước ao kết hiệp với Chúa mạnh mẽ hơn những người sau. Bởi thế, ước ao càng nồng cháy, ân sủng ban xuống qua việc rước lễ thiêng liêng càng lớn lao.

Ta có thể rước lễ thiêng liêng như thế nào? Giám mục Fornêrô trả lời: “Tất cả những ai tham dự Thánh Lễ và dọn mình cẩn thận đều được nuôi dưỡng bằng chính Thân Mình Chúa Kitô cùng lúc khi linh mục chịu lễ; bởi uy lực của Thánh Lễ lớn lao đến nỗi tất cả những ai kết hợp trong ước muốn với bị chủ tế được thông phần vào Hy Tế Thánh, thời cũng sẽ được cùng với linh mục thông chia Hy Lễ và ân hưởng những hoa trái từ lương thực thiêng liêng này.” Đây là luận điểm thần học mang lại nhiều khích lệ cho mọi người, nhất là những người biết và muốn được rước lễ thiêng liêng. Vị Giám mục này cho rằng chỉ cần kết hợp ý muốn và lòng ước ao với chủ tế cũng đủ làm cho ta được thông chia ân sủng phát sinh từ Hy Lễ. Ngài chỉ rõ thêm rằng:

“Tựa như các bộ phận khác nhau của thân thể đều được nuôi dưỡng đồng đều như cái miệng, dù chỉ có một mình miệng tiếp nhận thức ăn; nơi Thánh Lễ cũng vậy, dù cho các tín hữu không thực sự chịu lấy Bí Tích Thánh Thể, nhưng họ cũng được nuôi dưỡng bằng thần lương do vị chủ tế tiếp nhận. Điều này cũng là chuyện phải lẽ thôi vì tất cả những ai hiệp thông phục vụ bàn tiệc của Chúa với linh mục hẳn cũng phải được thông phần ăn uống với ngài chứ. Người ta còn chẳng thể để cho các tôi tớ phục vụ bàn tiệc vua chúa ra về mà bụng phải đói, huống chi sao ta có thể hình dung được chuyện những người sốt sắng tham dự Thánh Lễ mà lại ra về mà chẳng được bổ sức.

“Tựa như khi tổ chức một bữa đại tiệc, người ta chẳng để một ai trong gia đình phải đói; thì cũng thế trong Thánh Lễ là bữa ăn thịnh soạn nơi đó không một ai hiện diện mà không hưởng được cái gì, trừ khi chính người ấy tự mình không mở miệng để nhận phần lương thực thiêng liêng do Chúa Kitô trao ban.”

“Như khi bỏ rượu mới vào hầm rượu, hơi rượu tỏa tan nồng nặc đủ làm cho người ta phải say, cũng như thế, ân sủng tỏa lan trong Thánh Lễ nhiều đến mức không những có thể xua tan tội lỗi nơi những người hiện diện, mà còn đổ tràn đầy trên họ hương vị ngọt ngào từ trời.” Những so sánh này chỉ cho ta thấy các phương cách qua đó những người tham dự Thánh Lễ nhận được phần bổ dưỡng từ việc rước lễ thiêng liêng.

Để minh họa cho những điều vừa nói, chúng tôi xin kể lại đây câu chuyện về một người nông dân đạo đức, gương mẫu trong việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ. Ông ta có thói quen chăm chú theo dõi mọi cử chỉ của vị linh mục trên bàn thờ, và trong tâm trí suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa. Vào lúc linh mục chịu Thánh Thể, chính ông cũng dục lòng ước ao chịu rước lễ. Nhưng vào thời đó giáo dân chỉ được rước lễ không được quá hai lần trong một năm, vì thế người giáo dân tốt lành này thường tự nhủ:

“Than ôi! Tôi là kẻ thật bất hạnh. Tôi chẳng được rước lấy Chúa tôi. Tôi chẳng được hưởng những ơn ích quý trọng dường bao từ Bí Tích này. Ôi lạy Chúa Giêsu dịu hiền, chỉ mình Chúa thấu suốt lòng con, vốn hằng trông mong được rước Chúa và nên một với Chúa. Nhưng bởi vì con chẳng có thể có được niềm hạnh phúc được rước Chúa trong Bí tích này, con nài xin Chúa, vì lòng nhân từ vô biên, cho con được nuôi sống cách thiêng liêng bằng Bánh bởi trời này.” Vào lúc vị chủ tế rước Thánh Thể, ông hết lòng ước ao, mắt nhắm lại, miệng mở ra như là sắp được chịu lấy Thánh Thể Chúa vậy. Một ngày kia khi đang làm như vậy và tưởng như mình đang quỳ gối ngay tại bàn thánh, ông cảm thấy như có một mẩu Bánh Thánh được đặt vào lưỡi mình, ông liền cung kính nuốt vào, lòng tràn ngập niềm vui. Từ đó, ông luôn ngóng trông được chịu lấy Thánh Thể mỗi khi dự Thánh Lễ, và trong lúc linh mục chịu lễ, một mẫu Thánh Thể tự tách ra và đặt vào lưỡi của ông. Điều này chứng tỏ Thiên Chúa ân thưởng một cách kỳ diệu cho ai có lòng ước ao rước lễ, đồng thời Người cũng dạy cho ta rằng việc Rước lễ thiêng liêng làm hài lòng Người biết bao và đem lại cho linh hồn ta ơn ích biết là dường nào.

Giáo hội cũng dạy rằng ước ao kết hiệp với Chúa này là tốt lành và sinh ơn ích cho ta biết bao khi nói: Những ai ao ước được ăn Bánh bởi trời trước mắt mình, thì nhờ đức Tin và đức Mến, họ cũng nhận biết được hiệu quả ích lợi phát sinh từ đó (Công Đồng Trentô). Điều đó có nghĩa là những ai thật lòng ước ao ăn Bánh siêu nhiên này cũng được nuôi dưỡng nhờ Bánh ấy, chẳng khác nào như họ thực sự được chịu lấy vậy


Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương