Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


TẠI SAO MỘT SỐ LỜI CẦU XIN KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN?



tải về 1.6 Mb.
trang12/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23

TẠI SAO MỘT SỐ LỜI CẦU XIN KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN?

Đến đây chúng ta có thể hỏi, nếu Thánh Lễ có giá trị bao la như thế, tại sao các lời cầu xin của những người dâng lễ lại không luôn luôn được chấp nhận? Cha GOBAT giải thích: “Không phải hết mọi người đều nhận được những điều họ muốn, bởi vì mặc dù không có hành vi Thờ Phượng nào cao hơn Thánh Lễ dễ được Chúa đón nhận để ban cho chúng ta những ơn chúng ta mong muốn, song cũng đúng là hiệu quả của Thánh Lể còn tùy thuộc vào một số điều kiện không phải lúc nào cũng sẵn có nơi hầu hết mọi người.” HỒNG Y BONA nói rõ hơn về điểm này: “Bản chất của lời cầu xin là giả thiết rằng người được kêu xin thì có tự do giữ lại cái mà người ta xin mình. Khi chúng ta cầu xin một điều gì, chúng ta nêu ra lý do mà chúng ta nghĩ là sẽ nặng ký với Thiên Chúa, nhưng Người hoàn toàn không bị bó buộc phải ban cho điều chúng ta xin. Đồng thời, có thể quả quyết chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ dâng Thánh Lễ một cách vô ích. Nếu chúng ta không nhận được chính điều chúng ta xin, chắc chắn rằng chúng ta vẫn nhận được một điều gì khác có ích hơn cho chúng ta. Và nếu điều ấy không được ban ngay cho chúng ta, chúng ta cũng sẽ nhận được vào lúc Chúa muốn. Hơn nữa, nhiều Ân Sủng quá to lớn khiến cần phải có nhiều hơn là một hay hai Thánh Lễ nếu chúng ta muốn nhận được.

Chúng ta biết được những điều ấy qua câu trả lời của Chúa cho THÁNH GERTRUDE bà hỏi Chúa tại sao những lời cầu nguyện của bà quá hiếm khi được trả lời. Người đáp: “Ta là sự Khôn Ngoan vô biên. Ta không luôn luôn ban những điều con cầu xin theo ý con, nhưng Ta ban cho con một điều gì đó có ích hơn cho con, vì bản tính yếu đuối của con người mà con không thể nào biết được điều gì là tốt nhất cho con.” Một lần khác Thánh Nữ hỏi Chúa: “Con cầu nguyện quá nhiều cho bạn bè thì có ích gì, vì con thấy họ chẳng có chút tiến bộ nào cả.” Người đáp: “Đừng ngạc nhiên khi không nhìn thấy những kết quả hiển nhiên của lời cầu nguyện của con. Ta sắp đặt các ơn ấy để chúng sẽ tạo ra những kết quả tốt nhất. Ta nói với con, mọi lời cầu nguyện cho bất cứ ai đều gia tăng hạnh phúc vĩnh cửu, mặc dù xác phàm không nhìn thấy nó hiệu quả như thế nào.”

Mọi người phải bằng lòng với câu trả lời này, và tin tưởng vào lời bảo đảm của Chúa Kitô rằng không một lời cầu nguyện chân thành nào mà không đạt hiệu quả hay phần thưởng. Vậy nếu không một lời cầu nguyện nào mà không đạt hiệu quả, thì huống hồ là Thánh Lễ, lời cầu nguyện tuyệt vời nhất. hãy ghi tạc vào lòng những lời này của Chúa: “Không một lời cầu nguyện chân thành nào mà không đạt được hiệu quả.” Lời cầu nguyện chân thành là lời cầu nguyện dâng lên với lòng tin tưởng và sốt sắng. Người cầu nguyện mà thiếu lòng tin tưởng thì chẳng nhận được gì hay nhận được rất ít, như câu truyện sau đây sẽ chứng tỏ.



NẠN CHÂU CHẤU

Trong tiểu sử TU VIỆN TRƯỞNG SÊVÊRINÔ, chúng ta đọc thấy truyện một bầy châu chấu rất đông đáp xuống một vùng quê và tàn phá toàn bộ hoa màu tại đó. Dân trong vùng bị thất mùa hoàn toàn liền tìm đến Tu viện trưởng và xin ngài cầu nguyện để họ thoát khỏi thiên tai này. Xúc động trước cảnh khốn đốn của dân chúng, ngài bảo họ tụ tập trong nhà thờ rồi giảng cho họ một bài rất mạnh về sự cần thiết phải cầu nguyện và đền tội. Kết luận, ngài nói: “Tôi không biết có phương thế chuyển cầu nào tốt hơn là HY TẾ THÁNH LỄ. Vì vậy tôi sẽ dâng lễ để cầu xin cho anh chị em khỏi bị mất mùa. Tất cả anh chị em hãy hợp lòng với tôi và hết lòng tin tưởng dâng Thánh Lễ này lên Thiên Chúa theo ý chỉ này.” Dân chúng làm theo lời ngài dạy, trừ một anh nông dân kia. Anh ta nói: “Các ông bà đúng là quá khờ. Hy vọng thế này chẳng ích lợi gì đâu. Dù có xem cả chục Thánh Lễ và cầu nguyện cả ngày cũng chẳng đuổi được con châu chấu.” Rồi anh ta ra khỏi nhà thờ và ra đồng trong khi những người khác tiếp tục dự Thánh Lễ sốt sắng và cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng giải thoát họ khỏi nạn châu chấu. Dự Thánh Lễ xong, họ lập tức ra đồng và thấy lời cầu nguyện của họ đã được trả lời. Tất cả bầy châu chấu đã bay đi hết sạch. Họ sung sướng giang tay lên tạ ơn Thiên Chúa, còn anh nông dân kia cũng đứng ở đó và không thể tin nổi mắt mình. Sự cứng lòng của anh đã bị trừng phạt, vì bầy châu chấu sau khi đã bay đi được một quãng thì lượn vòng rồi đáp xuống như một đám mây trên mảnh ruộng của anh ta và bắt đầu tàn phá tất cả hoa mầu của anh ta. Anh nông dân khốn khổ kêu xin Chúa cứu nhưng vô ích: bầy châu chấu chỉ bay đi sau khi đã ngấu nghiến hết ngọn cỏ cuối cùng trên mảnh ruộng của anh ta.

Câu truyện dạy chúng ta về sức mạnh của Thánh Lễ và tội coi thường Thánh Lễ. Câu truyện này phải khơi dậy nơi lòng chúng ta lòng tin tưởng mãnh liệt nhất, để chúng ta có thể theo lời khuyên của tác giả Thư Do Thái: Vậy ta hãy dạn dĩ tiến lại gần Ngai Ân Sủng, hòng được đáp cứu đúng thời (Dt 4:16). Ngai Ân Sủng mà Thánh Phaolô khuyên chúng ta tiến lại gần là gì? Đó là Bàn Thánh nơi Chiên Thiên Chúa chịu sát tế, nơi Người hiến mạng sống mình cho chúng ta, để chúng ta có thể tìm được Ân Sủng và lòng Thương Xót Chúa. Chúng ta phải hằng ngày tới ngai Ân Sủng này để nài xin ơn trợ giúp cho mọi nhu cầu của chúng ta. Chúng ta phải đến với lòng sốt sắng, kính cẩn và tin tưởng, vì đó là Ngai Ân Sủng, chứ không phải ngai báo oán; ngai Thương Xót chứ không phải ngai Công Lý; ngai mà ở đó chúng ta tìm được sự cứu giúp chứ không khước từ. Vì vậy, khi chúng ta cầu xin một điều gì đặc biệt trong Thánh Lễ, chúng ta hãy xin với đầy lòng tin tưởng.

“Lạy Cha Nhân Từ, xin nhìn đến Hy Tế Thánh con tin tưởng dâng lên Ngai Ân Sủng Cha, để xin Cha tha thứ các xúc phạm và trợ giúp con trong cơn khốn đốn. Con đặt hết tin tưởng vào Hy Tế Thánh này, vững lòng trông cậy sẽ nhận được từ Cha mọi điều con cần. Vì sự cao cả của Tế Vật vô biên, nên lễ dâng có giá trị vô biên và Hy Tế cũng có sức mạnh vô biên. Dựa trên ba lý do này, lạy Thiên Chúa là Cha của con. Cha không thể từ chối điều con xin, miễn là điều ấy làm vinh danh Cha và có ích cho con. Nhờ sự đền bù vô biên mà Hy Tế Thánh này dâng lên Cha, và xin Cha tăng thêm lòng tin tưởng để đền đáp Ngai Ân Sủng.”



CHƯƠNG 15: THÁNH LỄ ; HY TẾ XÁ TỘI MẠNH NHẤT

Ánh sáng lý trí đủ để dạy chúng ta rằng bản tính yếu đuối của con người vốn nghiêng chiều về tội lỗi, cần có một hy tế đền tội, và các Tổ Phụ trước thời Môsê đã từng biết đến điều này. Trong truyện Thánh Gióp, là người sống bằng ánh sáng của tôn giáo tự nhiên, chúng ta đọc thấy rằng ông có thói quen cứ bảy ngày lại gọi các con ông tụ tập lại để thanh tẩy chúng và dâng lễ toàn thiêu cho từng đứa con. Vì ông tự nhủ: Có thể các con trai ta đã phạm tội và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng (G 1:5). Thế nên chúng ta thấy lý trí đã thôi thúc vị tổ phụ này dâng hy tế đền tội lên Thiên Chúa Toàn Năng để xin ơn tha thứ. Trong luật Môsê, chính Thiên Chúa đã qui định một hi tế đền tội cho người đã phạm tội. Người nói: Vậy khi ai mắc lỗi vì một trong các điều trên, thì nó phải xưng thú tội mình đã phạm, rồi phải đưa đến dâng Đức Chúa lễ vật đền tội vì tội đã phạm, là một con chiên hay một con dê cái làm lễ tạ tội, và tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó khỏi tội. Nếu người ấy không có phương tiện kiếm được chiên dê, thì vì tội đã phạm nó phải đưa đến dâng Đức Chúa lễ vật đền tội, là một đôi chim gáy hay một đôi bồ câu non, một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu… Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho nó khỏi tội đã phạm, và nó sẽ được tha (Lv 5:5-7.10)

Nếu Luật Cũ vốn chỉ là hình bóng của luật Mới mà cũng đã qui định Hy Tế xá tội để an ủi và làm ơn ích thiêng liêng cho người Do Thái, phương chi Hội Thánh lại càng cần phải cung cấp một hi lễ đền tội cho con cái mình – một hy lễ mới, vượt xa hi lễ cũ cũng như Hội Thánh Chúa Kitô vượt xa Hội Đường Do Thái. Hy Tế bằng máu đổ ra trên Thập Giá đã chỉ được dâng một lần và không lập lại vì cần phải thiết lập một hi tế khác có thể dâng hằng ngày để xá tội chúng ta. Về điểm này Hội Thánh dạy: Mặc dù Đức Kitô sắp đến lúc hiến minh một lần duy nhất trên Thập Giá để thể hiện ơn cứu chuộc muôn đời, song vì chức Tư Tế của Người không thể bị hủy do cái chết của Người, nên trong Bữa Tiệc Ly, Người đã hiến dâng cho Thiên Chúa Cha Mình và Máu Người dưới hình bánh và rượu, và truyền cho các Tông Đồ và những người kế vị các Tông Đồ trong chức vụ Tư Tế phải dâng Hy Tế ấy (Công Đồng Trentô, Khóa 22, ch. 1)

Đó là những lời Hội Thánh Công Giáo tuyên bố để dạy chúng ta rằng trong Bữa Tiệc Ly Đức Kitô đã thiết lập Thánh Lễ và truyền các Tông Đồ và các linh mục của Người cử hành. Công Đồng cũng nêu rõ lý do; để Người có thể để lại cho Hội Thánh một hy tế hữu hinh biểu thị Hy Tế đổ máu và quyền năng cứu độ của Hy Tế này có thể ban ơn tha thứ những tội chúng ta phạm hằng ngày. Đoạn này chứa một tín điều mà không ai được phép chối bỏ, và nó cho chúng ta thấy Thánh Lễ là một Hy Tế Đền Tội, vì được chính Chúa Kitô thiết lập để Hội Thánh của Người có thể có một Hy Tế tha thứ những tội chúng ta phạm hằng ngày. Hội Thánh quả là diễm phúc khi có được một Hy Tế có sức cứu độ và đền tội mạnh mẽ như thế.

Thực vậy, Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội đích thực, được dâng lên để xá tội cho dân. Đó là điều được chứng tỏ bởi hành động của linh mục khi ở đầu Thánh Lễ, ngài khiêm tốn cúi mình đọc kinh “Tôi thú nhận”, hay xưng tội công khai, đấm ngực ba lần, và sau khi người giúp lễ cũng làm như vậy thay mặt cộng đoàn, linh mục đọc lời xá giải: “Xin Thiên Chúa Toàn Năng thương xót tha tội và dẫn đưa anh chị em tới cõi trường sinh.” Rồi ngài làm dấu Thánh Giá và nói: “ Xin Thiên Chúa Toàn Năng thưong xót tha thứ tội lỗi chúng ta.” Sau đó ngài kêu xin lòng thương xót Chúa tha thứ các tội lỗi chúng ta bằng kinh Xin Thương Xót: “Xin Chúa thương xót chúng con; xin Chúa Kitô thương xót chúng con; Xin Chúa thương xót chúng con.” Những lời kinh đơn thành và khiêm nhường này hẳn phải vang lên tới trời, thấu tai Thiên Chúa và đánh động lòng từ bi thương xót của Người.

Linh mục cũng đọc Lời Nguyện Đầu Lễ. Lời Nguyện Dâng Lễ và các lời nguyện khác để xin ơn tha tội. Ngài cũng đọc to ba lần: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con.” Tất cả hành vi này chứng tỏ rằng Thánh Lễ là một Hy Tế Đền Tội dâng lên Thiên Chúa để Người tha tội chúng ta.



NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ CỦA CHA MARCHANTIUS

Về đề tài này, CHA MARCHANTIUS nói: “Như Đức Kitô trên Thánh Giá đã mang lấy tội lỗi trần gian, để tạ tội bằng Máu Thánh Người, chúng ta cũng đặt các tội lỗi chúng ta trên mình Người như một Tế Vật sắp được sát tế trên Bàn Thờ, để Người tạ tội cho chúng ta. Để nói lên điều này, lúc đầu lễ linh mục cúi đầu dưới chân bàn thờ, và trong tinh thần khiêm nhường, trong tư cách mang lấy tội lỗi của cộng đoàn, ngài trình diện trước mặt Thiên Chúa Cha để xin Người dủ lòng thương xót. Trong tư cách này, ngài cũng trở thành hiện thân của Đức Kitô trong Vườn Cây Dầu, bị đè nặng dưới sức nặng của tội lỗi cả thế giới, Người sấp mặt xuống đất, mồ hôi Người chảy xuống những giọt Máu, và thành khẩn cầu nguyện cùng Cha với Người trên Trời. Là đại diện Đức Kitô, linh mục cũng cầu xin ơn tha thứ những tội lỗi của chính mình và của những người hiện diện, là những người đã được Chúa Kitô cứu chuộc bằng giá Máu của Người xưa kia và nay được lập lại và dâng lên hằng ngày để thể hiện ơn tha tội.”

Những lời rất đẹp và khích lệ trên đây chắc chắn phải đổ đầy can đảm vào lòng mọi người tội lỗi, và khơi dậy lòng sốt sắng và hân hoan tham dự Thánh Lễ, vì qua những lời ấy, họ biết rằng Đức Kitô đã gánh lấy mọi sự xúc phạm mà Người nhận lấy cho mình và sẽ đền bù những xúc phạm ấy bằng Máu Thánh Người. Cũng qua những lời ấy, họ biết rằng Đức Kitô thay mặt cho người tội lỗi khẩn khoản nài xin lòng thương xót Chúa Cha, dâng lên Chúa Cha cái giá Cứu Chuộc rất cao để Người ban cho chúng ta ơn tha tội.

CÁC GIÁO PHỤ NÓI GÌ

Bây giờ chúng ta hãy nghe các Giáo Phụ nói gì và cắt nghĩa thế nào về Hy Tế Đền Tội này. Trong phụng vụ của ngài, THÁNH GIACÔBÊ nói: Chúng con dâng lên cha Hy Tế không đổ máu này của Chúa chúng con, vì những tội lỗi của chúng con và sự vô tâm của dân chúng,” Ở đây, chúng ta thấy chúng ta phạm rất nhiều tội mà chúng ta không biết, không xưng, nhưng chắc chắn chúng ta phải giải trình trước mặt Chúa. Những tội không biết này được kể là những lầm lỗi, như chúng ta biết qua lời cầu nguyện của VUA ĐAVÍT để xin ơn tha thứ: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến (Tv 25:7a); và: Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình? Xin Ngài tha các tội con đã phạm mà chẳng hay (Tv 19:13). Để không phải ra trước tòa Chúa với những tội không biết này trong linh hồn, chúng ta hãy siêng năng tham dự Thánh Lễ, theo lời của THÁNH GIACÔBÊ, vị Giám Mục thiên khời của Giêrusalem: “Thánh Lễ được dâng lên vì những tội không biết của dân chúng.”

CHA MARCHANTIUS cũng nói: “ Hy Tế Thánh Lễ được dâng lên Thiên Chúa để đền những tội trọng, nhưng trên hết là những tội thầm kín, nghĩa là những tội mà sau khi xét mình kỹ lưỡng chúng ta vẫn không thể nhớ được.” Thánh Lễ không chỉ thục sự xóa sạch tội lỗi, nhưng còn ban ơn sám hối, không chỉ vì những tội đã biết nhưng nhất là những tội không biết hay đã quên. THÁNH GRÊGORIÔ nói: “Những người công chính không run sợ vì những tội mình biết, vì họ đã xưng ra những tội ấy và làm việc đền tội rồi. Họ chỉ sợ những tội họ phạm mà họ không biết; như Thánh Phaolô nói: Qủa thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi được kể là người công chính. Đấng xét xử tôi chính là Chúa (1Cr 4:4), và mắt Chúa thấy tỏ tường hơn tôi.

Quả thật, loài người khốn khổ chúng ta phải có lý do để run sợ trước tòa Chúa vì những tội kín ẩn của mình. Vì vậy việc chúng ta dâng lên tòa Chúa Chí Công mọi Thánh Lễ chúng ta tham dự để được ơn tha tội quả là việc đáng làm. Đó là điều Hội Thánh diễn tả qua miệng linh mục trong các lời nguyện của Chúa Nhật 5 sau lễ Hiển Linh: “Chúng con dâng lên Chúa, lạy Chúa, các Hy Tế đền tội, để nhờ Chúa xót thương, chúng con được xóa sạch tội lỗi.” Chúng ta không thể xưng với linh mục những tội chúng ta không biết; vì vậy chúng ta xưng một cách chung chung với Chúa và dâng lên Người Thánh Lễ như một Hy Tế đền tội để nài xin Người xóa sạch những tội ấy. Hơn nữa chúng ta hãy nghe lời ĐỨC GIÁO HOÀNG ALEXANDRÔ I nói về HY TẾ ĐỀN TỘI: “Nhờ việc dâng Tế Vật, Chúa nguôi cơn thịnh nộ và tha thứ mọi tội chúng ta đã phạm, kể cả những tội nặng nề nhất.” THÁNH GIÁO HOÀNG TỬ ĐẠO GIULIÔ VIẾT: “Mọi tội lỗi và xúc phạm đều xóa sạch nhờ dâng lễ vật này.” Thật là những lời đầy an ủi cho tâm hồn những người tội lỗi, bảo đảm cho họ rằng mọi tội lỗi đều có thể được xóa sạch nhờ Thánh Lễ. THÁNH ATHANASIÔ cũng nói: “Việc dâng Hy Tế không đổ máu là sự đền bù những tội ác của chúng ta.” Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều các câu của các Giáo Phụ liên quan đến đề tài này, nhưng chúng ta hãy bằng lòng với việc trưng dẫn lời tuyên bố của Hội Thánh về đề tài này. Thánh Công Đồng dạy rằng Hy Tế này là hy tế đền tội thực sự, và nếu ai đến cùng Thiên Chúa với tâm hồn sám hối ăn năn. Người sẽ nguôi giận vì lễ tế này và ban ơn Thánh Sủng và ơn sám hối để tha thứ kể cả những tội ác ghê tởm nhất (Công Đồng Trentô, Khóa 22, Chương 2). Những lời đầy an ủi, cho chúng ta thấy các phúc lành và ân sủng từ Hy Tế cao quí nhất này tuôn chảy trên chúng ta như thế nào. Chúng ta phải hết lòng ca ngợi và tạ ơn Chúa Kitô vì đã ban cho chúng ta một phương thế vô cùng hiệu quả để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa vì các xúc phạm của chúng ta.

Có lẽ ở đây chúng ta có thể hỏi: Chúng ta cần gì phải có một Hy Tế đền tội, bởi vì không có nó, chúng ta vẫn có thể làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa nhờ lòng sám hối chân thành của chúng ta?

Tôi xin trả lời: Chắc chắn chúng ta có thể làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa nhờ lòng sám hối chân thành; nhưng làm sao người có tội có thể có được ơn sám hối chân thành? Lòng sám hối này không thể tự phát sinh trong lòng họ, vì trông đợi một người tội lỗi tự mình thức tỉnh để ăn năn sám hối thì cũng chẳng khác gì trông đợi người chết sống lại. Nếu người ta có thể tự mình ăn năn sám hối, thì hẳn là không có nhiều người bị hư mất đời đời, vì hầu hết mọi người khi cảm thấy mình sắp chết, thường sẽ tìm cách ăn năn buồn phiền để chết trong ơn nghĩa Chúa. Một bài giảng hay một quyển sách tốt đôi khi có thể là phương tiện để thức tỉnh một người tội lỗi ăn năn sám hối nhưng bắt buộc phải có một ơn đặc biệt của Thiên Chúa. Thiên Chúa bị xúc phạm vì các tội ác của chúng ta thì không buộc phải ban ơn này cho chúng ta, và Người cũng không ban một cách vô cớ, trừ khi Người được thúc đẩy đặc biệt để ban. Vậy mà trên Trời dưới đất tuyệt nhiên không có gì có sức mạnh bằng Thánh Lễ để Thiên Chúa ban ơn này cho chúng ta. Như Cha Gobat nói: “Đối với tất cả những ai tham dự, Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội có giá trị lớn đến nỗi vì nó mà Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh để làm bất cứ điều gì cần thiết để được ơn tha thứ mọi tội trọng họ có thể đã phạm; nghĩa là, Người ban cho họ ơn nhận biết và đau buồn vì những tội họ đã phạm, và xưng tội tử tế.”



NHỮNG LỜI CHÚA NÓI VỚI THÁNH GERTRUDE

Những lời Chúa nói với Thánh Gertrude cho thấy chúng ta rất dễ nhận được ơn tha tội nhờ việc dâng Thánh Lễ để được ơn này. Vào một dịp Tuần Thánh, trong khi Điệp Ca “Người được hiến tế vì chính Người muốn thế”, được hát lên, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ: “Nếu con tin Ta được hiến dâng cho Thiên Chúa Cha trên Thập Giá vì đó là ý Ta muốn được hiến tế như thế, con cũng hãy tin mà không nghi ngờ rằng hằng ngày Ta cũng muốn được hiến tế cho mỗi người tội lỗi, cùng với một tình yêu và ước muốn mãnh liệt giống như Ta đã tự hiến tế trên Thập Giá vì sự cứu rỗi của thế giới. Vì vậy không một ai mà không có thể trông cậy được ơn tha tội, cho dù sức nặng tội lỗi có đè nặng họ đến đâu đi nữa, miễn là họ dâng lên Chúa Cha cuộc sống và cái chết vô tội của Ta, và tin rằng nhờ đó họ được hưởng phúc lành của ơn tha tội.”

Quả là những lời đầy an ủi vì phát xuất từ chính miệng của Đấng là Sự Thật. Có đúng là Tình Yêu của Đức Kitô quá lớn khiến Ngài ước ao hằng ngày được hiến dâng lên Cha trong Thánh Lễ cho từng tội nhân, với cùng một ước muốn đã thúc đẩy Ngài chịu đau khổ trên Thập Giá để cứu chuộc thế giới không? Nếu đúng là thế, thi hỡi người tội lỗi, bạn hãy thỏa mãn ước muốn này của Chúa bạn, hãy dâng lên Chúa Cha mỗi ngày, thậm chí nhiều lần mỗi ngày, cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Con Thiên Chúa Chí Ái, với lòng tin tưởng mình sẽ nhận được ơn tha tội theo như lời Chúa Giêsu Kitô đã hứa. Sự hiến dâng có thể không chỉ được thực hiện trong Thánh Lễ, nhưng cả vào những lúc khác nữa; không chỉ bằng miệng lưỡi mà bằng cả con tim. Vì theo những lời trích trên đây. Chúa không nhắc đến Thánh Lễ, cũng không nhắc đến khẩu nguyện.

Vậy, nếu hiến dâng con tim một cách âm thầm mà đã có hiệu quả lớn như thế, thì hiệu quả của việc hiến dâng thực sự hằng ngày trong Thánh Lễ càng phải lớn đến đâu. Bởi vì trong Thánh Lễ, Đức Kitô không chỉ được hiến dâng bằng lờii hay một cách thiêng liêng, nhưng Người được hiến dâng thực sự bằng chính thân thể Người bởi bàn tay linh mục, và linh mục dâng gì thì chúng ta cũng dâng nấy. Bởi vì linh mục dâng Mình và Máu Chúa Kitô không chỉ với tư cách cá nhân, nhưng đại diện tất cả những người tham dự, cho tất cả cộng đoàn tín hữu. Sau khi Truyền Phép, linh mục đọc những lời này: “Vì vậy, lạy Chúa, chúng con là tôi tớ và dân thánh của Chúa, xin dâng lên trước tôn nhan uy linh Chúa Bánh Thánh tinh tuyền, v.v…

VÀ VỚI THÁNH MECHTILDE

Trước khi kết thúc đề tài về Hy Tế đền tội, tôi xin nói thêm vào đây những lời Chúa nói Thánh Mechtilde: “Các nỗi thống khổ của Ta quá lớn khiến cho mỗi khi Ta đến vào lúc dâng Thánh Lễ, thì không một tội nhân nào dù nặng nề đến đâu mà không được Ta kiên nhẫn chịu đựng và vui vẻ ban ơn tha tội cho họ, miễn là họ ước ao ơn ấy.” Những lời quá dạt dào tình yêu này cho chúng ta thấy Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội mạnh mẽ biết bao, vì là phương tiện giao hòa chúng ta với Đức Kitô một cách quá hoàn hảo, khiến thay vì xua đuổi người tội lỗi khi họ đến với Thánh Lễ, Người giang rộng vòng tay tiếp đón họ, ôm họ vào lòng như người bạn chí thiết. Người vui vẻ tha thứ những xúc phạm của họ, chỉ cần họ tỏ dấu ăn năn vì những tội của họ.



CÂU TRUYỆN VỀ CÁC VỊ ẨN SĨ ĐẠO ĐỨC

Chúng ta có môt câu truyện rất cảm động về đề tài này trong Cuộc Đời của các Giáo Phụ. Một vị ẩn sĩ thánh thiện tên là Phaolô Đơn Sơ được Chúa ban một ơn đặc biệt là đọc thấu những bí ẩn trong lòng người ta. Khi các ẩn sĩ đến Nhà Thờ vào các ngày Chúa Nhật, vị ẩn sĩ này thường đợi ở cửa Nhà Thờ, và nhận thấy một ai có một tội nào đó trong lương tâm, ngài thường gọi riêng người ấy ra và khuyến khích người ấy ăn năn sám hối. Một hôm, trong khi đang đứng ở cửa nhà thờ như mọi khi, vị ẩn sĩ thánh thiện này thấy một người đàn ông đang đến nhà thờ, dáng điệu ông ta, hay đúng hơn cả con người ông ta lộ đầy vẻ đen tối. Hai con quỉ đi theo hai bên ông ta, vừa đi vừa lôi sang bên này bên kia bằng một cài xích trói chặt ông ta. Thiên Thần Bản Mệnh của ông đi theo xa xa, mặt buồn rầu. Vị ẩn sĩ thánh thiện bắt đầu khóc và đấm ngực đau buồn vì tình trạng khốn nạn của kẻ tội lỗi bất hạnh này. Các ẩn sĩ khác xin ẩn sĩ này vào nhà thờ dự Thánh Lễ, nhưng ngài vẫn cứ đứng ở thềm cửa, khóc lóc than van không ngừng. Khi các ẩn sĩ ra khỏi nhà thờ sau Thánh Lễ, ngài lo lắng theo dõi đối tượng ngài quan tâm; và kia, người đàn ông kia tiến ra phía ông với dáng mặt vui tươi rạng rỡ, có Thiên Thần Bản Mệnh đi cạnh, trong khi hai con quỉ kia rút lui đầy thất vọng. Bấy giờ vị Thánh ẩn sĩ Phaolô quì gối xuống trước mặt ông ta và thốt lên: “Thiên Chúa lòng lành vô cùng, lòng thương xót của Người không thể nào dò thấu.” Đứng trên bậc Nhà Thờ, ngài kêu gọi tất cả những vị ẩn sĩ khác: “Đến đây, anh em, hãy nghe tôi kể sự lạ vừa xảy ra, để thấy rõ công trình kỳ diệu của Thiên Chúa. Tôi trông thấy người đàn ông này lúc vào nhà thờ mặt xám xịt, với những con quỉ vây quanh, nhưng khi ông ra khỏi nhà thờ, mặt ông sáng láng như Thiên Thần Bản Mệnh đi cạnh ông.” Rồi quay về phía người đàn ông kia, ngài bảo ông ta: “Ông hãy tôn vinh Thiên Chúa và kể cho chúng tôi nghe về tình trạng linh hồn ông.” Người đàn ông ấy tuyên bố lớn tiếng cho mọi người có thể nghe thấy: “Tôi là một kẻ tội lỗi nặng nề; tôi đã sống tội lỗi buông thả một thời gian dài. Nhưng vừa mới đây khi ở trong nhà thờ, tôi được nghe những lời ngôn sứ Isaia: “Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vất bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt ta… Tội các ngươi dù có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, cũng hóa ra trắng như bông (Is 1:16.18). Bấy giờ tôi thì thầm cầu nguyện: “Lạy Chúa là Đấng đến thế gian để cứu người tội lỗi, xin hãy thi hành lời Chúa hứa cho con, một kẻ tội lỗi xấu xa.” Trong suốt Thánh Lễ, tôi không ngừng lập đi lập lại những lời này: “Lạy Chúa, con xin hứa sẽ không bao giờ phạm tội trọng như thế nữa; Lạy Chúa, xin hãy đón nhận con, một kẻ tội lỗi khốn nạn.” và tôi đã ra khỏi nhà thờ với quyết tâm sống một đời sống mới.” Nghe những lời ấy tất cả những người hiện diện đều cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa, những công trình của Chúa thật lạ lùng, Chúa đã dùng sức mạnh của Thánh Lễ để làm cho tội nhân này ăn năn sám hối và nhận ông vào tình ân nghĩa với Chúa.”



THÁNH LỄ CÓ SỨC MẠNH VÔ SONG

Vâng, chúng ta có thể thốt lên cùng với các vị ẩn sĩ thánh thiện này: “ Hy Tế Thánh Lễ cực thánh này có sức mạnh to lớn biết bao. Hy Tế này có sức mạnh to lớn biết bao khi làm cho những người tội lỗi ăn năn sám hối. Biết bao người tội lỗi chai đá được thúc đẩy ăn năn sám hối và được cứu khỏi án phạt đời đời. Chúng ta hãy không ngừng tạ ơn Chúa Cứu Thế, Đấng yêu thương chúng ta biết bao, Đấng đã phải trả một cái giá quá đắt để ban cho chúng ta hy tế đền tội mang lại ơn cứu độ này, nhờ đó chúng ta dễ có thể làm hòa với Thiên Chúa là Đấng chúng ta đã xúc phạm và nhờ đó chúng ta có thể trả được món nợ đối với Người. Chúng ta diễm phúc biết bao so với những người Do Thái, vì mặc dù họ có những lễ vật đắt tiền nhưng đã không có một hy tế có thể mang lại ơn tha thứ dù chỉ một tội mà thôi. Như lời tác giả Thư Do Thái: Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xóa được tội lỗi (Dt 10:4). Giá như chúng ta sống dưới Giao Ước Cũ như người Do Thái, có lẽ các tội lỗi của chúng ta không thể được đền bù, và chúng ta có thể bị trầm luân muôn đời, vậy mà bây giờ khi chúng ta có một hy tế đền tội có sức mạnh vô biên, chúng ta lại chỉ vì những lý do vớ vẩn mà bỏ đi dự lễ hay dự lễ một cách quá cẩu thả. Hỡi người tội lỗi, hãy vì Chúa mà nhìn xem bạn ngu ngốc biết bao khI hành động chống lại lợi ích lớn lao nhất của bạn khi bỏ bê Thánh Lễ và trì hoãn việc đền tội cho đời sống tương lai. Bạn hãy tỉnh dậy đi và sửa sai hạnh kiểm của mình khi còn thời gian. Hãy ra khỏi tình trạng nguội lạnh của ban và siêng năng dâng lên Thiên Chúa Hy Tế đền tội của Thánh Lễ.



Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương