Thánh Thể Hy Tế tuyệt vời giới thiệU


NHỜ THÁNH LỄ, CHÚNG TA CÓ THỂ CA NGỢI THIÊN CHÚA ĐÚNG MỨC



tải về 1.6 Mb.
trang11/23
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34398
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23

NHỜ THÁNH LỄ, CHÚNG TA CÓ THỂ CA NGỢI THIÊN CHÚA ĐÚNG MỨC

Biết rằng các khả năng yếu kém của loài người chúng ta không thể ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa đúng mức, nên trong Bữa Tiệc Ly, Chúa chúng ta đã thiết lập Thánh Lễ và Hy Tế Tạ Ơn để Hội Thánh dâng lên cho Thiên Chúa hằng ngày và từng giây từng phút. Trong Thánh Lễ, chủ tế đọc: “Lạy Chúa, chúng con dâng lên Chúa Hy Tế ngợi khen này.” Trước câu đó chủ tế hát bài ca ngợi khen: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, v.v...” Trong kinh Tiền Tụng chủ tế đọc: “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan Hô Chúa trên các tầng trời.” Một bài ca ngợi vinh quang tuyệt vời! Các thần sốt mến trên Trời với bài ca tụng Thánh, Thánh, Thánh; các trẻ em dưới trần được gợi hứng để hát lên câu “Hosanna in Exelsis”. “Hoan hô trên các tầng trời!” Như thế, những lời tán tụng này vang lên một phần từ trời, một phần từ dưới đất. Hơn nữa, Hội Thánh lập đi lập lại hàng ngàn lần mỗi ngày trong Thánh Lễ để ca ngợi Thiên Chúa qua miệng các linh mục của Người.

THÁNH LÔRENSÔ GIUSTINIANÔ diễn tả rất hay điều này khi nói: “Chắc chắn không có gì đem lại vinh quang cho Thiên Chúa hơn là Tế Vật vô tì tích trên Bàn Thờ mà Đức Kitô đã truyền hiến tế để Hội Thánh của người có thể ca ngợi Thiên Chúa.” Qua lời này, thánh nhân muốn nói rằng chúng ta không thể tôn vinh Thiên Chúa cách nào tốt hơn là tham dự hay cử hành Thánh Lễ. Cha Molina cắt nghĩa như sau: “Trong Thánh Lể, Con Một Thiên Chúa được dâng hiến cho Chúa Cha, với tất cả những lời ngợi khen, chúc tụng Người đã dâng lên ở trần gian này.” Như vậy, lời ca ngợi Thiên Chúa nhận được là vô hạn, vì là lời ca ngợi do chính Con của Người dâng lên Người. Trên tất cả các Bàn Thờ ở trần gian. Chúa Kitô ca ngợi Thiên Chúa một cách thưc sự xứng với Uy Danh Thiên Chúa, là điều mà tất cả các thần thánh trên trời lẫn loài người dưới đất không thể làm được. Vì vậy, lời ca ngợi dâng lên Thiên Chúa trong một Thánh Lễ thì vượt xa lời ca ngợi của các Thiên Thần và các Thánh trên Thiên Đàng.

NHỮNG ƯỚC VỌNG CỦA MỘT THIẾU NỮ THÁNH THIỆN

THÁNH IRÊNÊ kể lại câu truyện về một thiếu nữ thật lòng ước ao ca ngợi Thiên Chúa với tất cả sức lực của mình. Em không ngừng than thở lên Trời: “Ôi lạy Chúa, ước gì con có một ngàn cái lưỡi để ca ngợi Người. Ước gì con có quyền trên trái tim của mọi người để thúc đẩy họ ca ngợi Chúa. Ước gì con có thể ban trí hiểu và tình cảm cho mọi loài vô tri vô giác để chúng có thể ca ngợi Chúa không ngừng. Giá như con có thể tạo ra Trời Mới và chứa đầy ở đó những thần sốt mến, con sẽ cố gắng hết sức mình để thực hiện điều đó. Con sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu nếu có được những khả năng của linh hồn và thân xác để có thể thờ lạy, ngợi khen, tôn vinh, và cám ơn Chúa nhiều hơn tất cả các ca đoàn Thiên Thần và các Thánh hợp lại.” Những khát vọng ấy hằng thiêu đốt tâm hồn cô bé. Một hôm, khi những ước vọng ấy cháy bừng lên hơn bao giờ hết, em nghe được một tiếng từ trời bảo em: “Chào con gái yêu dấu, con hãy biết rằng Ta được ngợi khen từ một Thánh Lễ nhiều hơn tất cả những gì mà con ước vọng có thể làm cho Ta nếu như Con có thể làm được. Con hãy siêng năng đi lễ và dâng Hy Tế Ngợi Khen lên Ta với tất cả những ước vọng mạnh nhất của con.

Từ câu truyện trên, “chúng ta biết Thánh Lễ phải là một Hy Tế siêu vời biết bao. Thiên Chúa nhận được vinh quang từ một Thánh Lễ nhiều hơn là từ các việc thờ lạy của các triều thần thiên quốc.

Giá như tất cả triều thần thiên quốc cùng hợp lại thành một đám rước trọng thể để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, dẫn đầu đám rước là Đức Mẹ, tạo vật cao cả nhất trong mọi tạo vật, xung quanh là chín ca đoàn Thiên Thần và theo sau là toàn thể đoàn ngũ các Thánh, vừa đi vừa hát những bài ca thánh thót, kèm theo những điệu nhạc du dương nhất, hẳn là đám rước này làm vinh danh Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người vô cùng. Nhưng giả như khi đám rước kết thúc. Hội Thánh Chiến Đấu cử ra một linh mục để dâng chỉ một Thánh Lễ tôn vinh Thiên Chúa Ba ngôi, thì linh mục này với một Thánh Lễ tôn vinh Thiên Chúa này thục sự dâng một hành vi ngợi khen chúc tụng cao cả hơn vô vàn so với lời ngợi khen của cả đám rước trên. Có thể nói vinh quang và sự siêu vời này cũng cao cả như Con Thiên Chúa cao cả vượt xa mọi tạo vật vậy.

Vì hoàn toàn đúng là như thế, nên chúng ta phải biết mình phải tôn vinh Đức Kitô đến mức nào vì đã ban cho chúng ta Thánh Lễ như một phương thế đơn sơ và siêu vời để tôn vinh và tán dương Thiên Chúa xứng với uy Danh cao cả của Người. Suy nghĩ này phải đánh thức trong chúng ta một ước muốn sâu xa tham dự Thánh Lễ thường xuyên và nhờ đó chu toàn một cách đúng mức bổn phận ca ngợi Thiên Chúa của chúng ta. Ca ngợi Thiên Chúa là bổn phận của chúng ta, như đã nói ở đầu chương này. Ơn nữa ở đó chúng ta cũng nói rằng, để chu toàn bổn phận này một cách đúng mức, cần phải hiểu về bản tính Thiên Chúa trong tất cả địa vị cao sang và vô hạn của Người, nhưng việc này thì cả các thiên thần lẫn loài người đều không có khả năng làm được. Chỉ có Nhân tính của Đức Giêsu, nhờ tính chất Ngôi Hiệp, mới hiểu được hoàn toàn Thiên Chúa cao cả vô biên thế nào và đáng ngợi khen vô hạn thế nào. Vì vậy Nhân Tính của Đức Kitô ca ngợi và tán dương Thiên Chúa khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt trên các Bàn Thờ trong Thánh Lễ. Chỉ ở đó Thiên Chúa được ca ngợi xứng hợp, vì Đức kitô hiện diện trên Bàn Thờ trong Nhân Tính của Người, và ở đó Người dâng lên vinh quang Thiên Chúa Cha Hi Tế ngợi khen đắt giá nhất. CẦN LƯU Ý ĐẶC BIỆT ĐIỂM NÀY: Đức Kitô dâng lời ngợi khen lên Thiên Chúa trên Bàn Thờ, chủ yếu là Người dâng nhân danh tất cả những người đang hiện diện, đồng thời bù đắp những thiếu sót của họ trong hành vi ngợi khen này. Hơn nữa, Người ban hành vi ngợi khen của Người cho họ để họ dâng lên Thiên Chúa như của chính họ và nhờ đó trả được món nợ họ mắc với Người. Ai dâng lên Thiên Chúa Hy Tế Con Chí Thánh Người thì ca ngợi Thiên Chúa nhiều hơn toàn thể Thiên Thần và các Thánh, vì lời ca ngợi của các ngài là hữu hạn và bất toàn, còn người tham dự Thánh Lễ với ý này thì dâng lên Người lời ngợi khen thần linh và vô hạn.

CÁC NHÂN CHỨNG KHÁC VỀ LỜI PHÁT BIỂU TRÊN

Để củng cố lời khẳng định này, chúng ta hãy nghe một số người thông thái và đạo đức nói gì về đề tài này. CHA GIOAN ANGELO, vị linh mục thông thái nói về Thánh Lễ như sau: “Khi tôi suy gẫm về các mầu nhiệm Thánh Lễ, tôi thấy sự ngợi khen, vinh quang và niềm vui mà Hy Tế nhiệm mầu của Con Thiên Chúa dâng lên cho Chúa Cha quả là siêu vời vô cùng, lời ca ngợi của tất cả các ca đoàn Thiên Thần và các Thánh không thể nào sánh bằng. Bởi vì các công trình của mọi loài thụ tạo dù cao quí và tuyệt vời đến đâu đi nữa cũng chẳng góp phần được gì so với vinh quang mà Thánh Lễ mang lại cho Thiên Chúa Ba Ngôi? Vì linh mục và cộng đoàn dâng lên Cha Vĩnh Cửu Ngôi Lời Nhập Thể cùng với lời ngợi khen của Người, nên hiến tế của họ là hiến tế của một vị Thiên Chúa, và sự ca ngợi, vinh dự và tạ ơn thì vô hạn.

Những lời đáng chú ý này giúp củng cố những gì chúng ta đã nói, đó là Thiên Chúa được ca ngợi bởi Nhân Tính Thánh của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ hơn là bởi mọi loại thụ tạo trên trời dưới đất hợp lại.

Các đạo binh trên trời cùng hợp tiếng ngợi khen Thiên Chúa trong Thánh Lễ, đó là điều được chứng tỏ qua các lời mặc khải cho THÁNH BRIDGET và đã được Hội Thánh chính thức tán thành. Thánh nhân kể: “Một hôm tôi đang dự Thánh Lễ, lúc linh mục bắt đầu Truyền Phép, tôi thấy như thể mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và các hành tinh cùng mọi loài thiên thể trong vũ trụ cùng đồng thanh hát lên một giai điệu du dương. Hòa chung vào giai điệu này còn có các ca đoàn thiên quốc với những giai điệu vượt quá khả năng thính giác của chúng ta. Các ca đoàn chăm chú nhìn linh mục và kính cẩn cúi mình trước linh mục. Vừa khi linh mục đọc xong lời Truyền Phép, bánh lập tức biến đổi thành Con Chiên sống động có khuôn mặt của con người. Tất cả các Thiên thần đông đảo như sao trên trời cùng bái mình thờ lạy. Vô số các linh hồn lành thánh cũng hiên diện và hợp tiếng ca ngợi Thiên Chúa và Thờ Lạy Con Chiên.

Thị kiến lạ lùng này cho chúng ta thấy con số các thần thánh trên trời tham dự Thánh Lễ đông vô kể, và bài ngợi khen các ngài hát lên mừng Thiên Chúa Toàn Năng êm ái du dương biết bao, hợp chung cùng tiếng hát ca của các thiên thể trong vũ trụ bao la. Bạn là người Kitô hữu sốt sắng, khi tham dự Thánh Lễ, bạn đứng giữa các Thiên thần và các Thánh hợp tiếng với các ngài ca ngợi Thiên Chúa. Bạn thử nghĩ Người phải được vinh dự và tôn vinh như thế nào nhờ Thánh Lễ. Các nhà Thần học dạy chúng ta rằng Thánh Lễ là một Hy Tế vô cùng cao sang, vô cùng đẹp lòng Thiên Chúa, khiến cho mọi nhân đức mọi việc lành, lời ngợi khen, tán tụng và việc thờ lạy của các Thiên Thần và loài người đều chẳng là gì so với giá trị của Hy Tế này. Bởi vì Đức Kitô vừa là Tế Vật vừa là Tư Tế. Không ai có thể phủ nhận rằng bản chất của Đấng Hiến Tế và Chịu Hiến Tế làm cho Hiến Lễ ngợi khen và tôn vinh vượt xa vô hạn hiến tế mà bất kỳ một người phàm nào có thể dâng lên.

Vì thế chúng ta có thể thấy rõ lời ngợi khen, tình yêu, việc tạ ơn dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi trong mỗi Thánh Lễ quả là siêu vời biết bao, và món nợ quá lớn chúng ta mắc với Thiên Chúa – món nợ mà chúng ta phải trả nhưng không thể trả - được xóa cho chúng ta và còn hơn thế nữa, những lời lộng ngôn và xúc phạm chúng ta thốt ra chống lại Thiên Chúa cũng được đền bù. Nếu không có hiến tế này, thì thế giới trong đó Thiên Chúa Toàn Năng bị xúc phạm hằng ngàn lần mỗi ngày không thể nào còn tồn tại. Chúng ta biết những lời lăng nhục này xúc phạm đến Thiên Chúa một cách quá kinh khủng, như chính Thiên Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Isaia: Bây giờ Ta ở đây để được gì? – Sấm ngôn của Đức Chúa… Suốt ngày Danh Ta không ngớt bị cười chê (Is 52:5).Làm sao Ta còn có thể ở lại trong một thế giới mà Ta liên lỉ bị lăng nhục, lộng ngôn bêu xấu? Vì thế Ta sẽ rút đi sự hiện diện của mình và trao thế giới này trong tay Satan. Không, Ta sẽ tiêu diệt thế giới này và ném tất cả những kẻ lăng nhục ta vào Hỏa Ngục. Thực vậy, Thiên Chúa rất có lý nếu Người làm điều này, vì chúng ta biết một tội trọng đã đủ để hủy diệt cả thế giới. Nhưng tại sao Thiên Chúa đã không ra lệnh hủy diệt? Cái gì ngăn cản Ngài thi hành công thẳng ghê sợ ấy? Chắc chắn Hy Tế Thánh Lễ đã ngăn ngừa vì mặc dù Thiên Chúa Uy Linh không ngừng bị lăng nhục bởi những con người vô đạo, nhưng mặt khác Người cũng liên lỉ được tôn vinh bởi các linh mục trong hàng ngàn hàng ngàn Thánh Lễ và được chính Chúa Kitô chúc tụng một cách xứng đáng. Việc ca ngợi này nặng cân gấp bội so với các lời lăng nhục của những kẻ bị hư mất, và đền bù được những xúc phạm của loài người chống lại Thiên Chúa.

Chúng ta có đủ lý do và có bổn phận nặng nề phải hết lòng tạ ơn Đức Kitô vì đã chỉ vì lòng thương xót chúng ta mà thiết lập HY TẾ THÁNH LỄ, nhờ đó bất chấp những độc ác của nó, thế giới được giữ gìn khỏi diệt vong, những kẻ lộng ngôn được cứu khỏi vực thẳm hỏa ngục, sự chểnh mảng của người công chính được bù đắp, và Thiên Chúa được ngợi khen và tôn vinh xứng với quyền của Người.

Vì vậy, lạy Đức Chúa Giêsu rất đáng mến, con với cùng với mọi con cái Hội Thánh, hơn nữa mọi tạo vật trên trời dưới đất phải dâng lên Người mọi vinh quang và tạ ơn, vì những ơn lành Chúa đã ban cho chúng con, và hằng ngày còn ban cho chúng con trong Thánh Lễ. Chúng con có thể bày tỏ lòng yêu mến biết ơn cách nào tốt hơn là siêng năng tham dự Thánh Lễ sốt sắng, tham dự vào việc hiến dâng lời ngợi khen và tạ ơn mà Chúa dâng lên cho Thiên Chúa trongThánh Lễ? Ước gì nhờ Chúa, con có thể khích lệ mọi người tham dự Thánh Lễ thường xuyên và sốt sắng. Xin Chúa làm những gì con không thể làm được; xin đổ vào linh hồn con và mọi tín hữu tinh thần sốt mến, để chúng con không ngừng tăng thêm lòng mộ mến Thánh Lễ, và có thể hằng ngày tham dự vào lễ hiến dâng thánh thiêng này.



CHƯƠNG 13: THÁNH LỄ LÀ HY TẾ TẠ ƠN CAO QUÍ NHẤT

Không ai có thể đo lường được những ơn lành mà lòng độ lượng của Thiên Chúa đã ban và còn tiếp tục ban cho chúng ta mỗi ngày. Vì Thiên Chúa Cha là Đấng dựng nên chúng ta: Người đã ban cho chúng ta năm giác quan và cho chúng ta có tay chân lành mạnh; Người đã dựng nên linh hồn chúng ta theo hình ảnh Người, tẩy rửa linh hồn chúng ta bằng hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giếng Rửa Tội, thanh luyện và chọn linh hồn làm hiền thê của Người. Người ban cho mỗi người chúng ta một Thiên Thần để bảo vệ chúng ta. Người nuôi dưỡng chúng ta là con cái Người, tha tội chúng ta trong phép Giải Tội, nuôi dưỡng chúng ta bằng Mình và Máu Người khi Rước Lễ, kiên nhẫn chịu đựng chúng ta khi chúng ta sa ngã, phạm tội, đau đớn chờ đợi chúng ta trở về với Người, soi sáng chúng ta bằng những y nghĩ tốt lành, giữ gìn chúng ta bằng ân sủng Người, dạy dỗ chúng ta bằng lời Người, giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ, chấp nhận những lời cầu nguyện khiêm nhường của chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong thử thách gian truân, tăng sức cho chúng ta trong cơn cám dỗ, bảo vệ chúng ta khỏi mất nghĩa cùng Người, quảng đại chấp nhận những việc lành của chúng ta khỏi mất nghĩa cùng Người, quảng đại chấp nhận những việc lành của chúng ta và ban cho chúng ta muôn vàn ơn lành hồn xác.

Những ơn lành này và những ơn lành khác mà Thiên Chúa độ lượng ban phát cho chúng ta thì không thể nào kể cho xiết, nhưng chưa hết. Người còn ban cho chúng ta Ơn này: Người nhận chúng ta làm con cái Người. Thánh Gioan tác giả Tin Mừng đã ca ngợi Chúa Ơn siêu vời này bằng những lời sau đây: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào đến nỗi chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa (1Ga 3:1). Và Thánh Phaolô còn thêm: Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người (Rm 8:17). Thiên Chúa Toàn Năng gọi chúng ta, những kẻ ăn mày khốn khổ, là con của Người và đặt chúng ta làm những người thừa tự hợp pháp của Nước Người, đó chẳng phải là một ân huệ không thể diễn tả sao?

Nhưng vẫn chưa phải là hết, Người còn ban cho chúng ta một ân huệ lạ lùng hơn nữa. Khi chúng ta phạm tội và rơi vào quyền thống trị của Satan. Người đã dùng chính Con của Người để chuộc ta khỏi cảnh nô lệ ấy. Đức Kitô muốn ghi tạc vào lòng chúng ta ân huệ vô cùng lớn lao ấy khi Người nói: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3:16) không chỉ mặc lấy bản tính loài người, mà còn chịu chết vô cùng đớn đau vì chúng ta. Mà ơn huệ vô hạn này không chỉ được ban cho những bạn hữu của Thiên Chúa: các địch thù của Người cũng có phần trong đó, như lời Thánh Phaolô: Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ Máu Chúa Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (Rm 5:8-9). Chúng ta không bao giờ có thể đáp đền đủ một tình yêu như thế. Nếu Thiên Chúa cao sang vô cùng đã dủ tình đoái nhìn đến chúng ta dù chỉ một lần mà thôi, chúng ta là thân sâu bọ không bao giờ có thể tạ ơn Người cho đủ. Phương chi Người đã chấp nhận cả một kiếp sống nghèo khổ và chịu một cái chết nhục nhã đau thương vì chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể tạ ơn hay đền đáp Người.

CHA OSORIUS NÓI: “Nếu có ai ban cho bạn một ân huệ lớn, bạn buộc phải có một nghĩa cử tương tự như thế, kẻo mang tiếng là vô ơn với người làm ơn cho bạn.” Vì chúng ta nhận được vô vàn ơn lành từ bàn tay Thiên Chúa, chúng ta buộc phải tạ ơn cho đúng mức. Vì vậy chúng ta hãy nói với vị Vua Ngôn Sứ: Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho? (Tv 116:12). Và với Ngôn Sứ Mikha: Tôi sẽ mang gì vào chầu Đức Chúa? (Mk 6:6). Những gì các bậc thánh nhân này nói và làm. Chúng ta có bổn phận nặng nề đối với Thiên Chúa; nếu chúng ta không đền đáp Người, chúng ta mắc tội vô ơn đê tiện nhất và đáng chịu hình phạt của một tội trọng.

Vậy bạn là người nghèo hèn không có gì cả, bạn sẽ làm gì? Hãy nghe lời vua Đavít khuyên chúng ta: Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khần nguyện cùng Đấng Tối Cao (Tv 49:14). Vậy mà, như chúng ta đã nói ở chương trước, lễ ngợi khen cao quí nhất là HY TẾ THÁNH LỄ. Do đó, bạn không thể tìm một phương thế nào tốt hơn để tạ ơn Thiên Chúa, vị ân nhân vĩ đại nhất, cho bằng siêng năng tham dự Thánh Lễ, và dâng Thánh Lễ lên cho Người để đền đáp mọi ơn lành do lòng thương xót của Người Thánh Irênê nói: “Vi Thánh Lễ này được thiết lập để chúng ta không trở thành những kẻ vô ơn đối với Thiên Chúa.” Nghĩa là: Giả như không có HY TẾ THÁNH LỄ, chúng ta sẽ chẳng có gì cả trong thế giới này để tạ ơn Thiên Chúa cho đủ vì những ơn lành đã nhận được từ tay Người. Vì vậy Đức Kitô đã nhắm mục tiêu này khi thiết lập Thánh Lễ, đó là cung cấp cho chúng ta một hành vi tạ ơn hiệu quả để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Các lời đọc trong Thánh Lễ tự nó đã đủ là bằng chứng cho thấy Thánh Lễ được gọi đúng là “Hy Tế Tạ Ơn”. Câu sau đây là gì nếu không phải là một sự tạ ơn chân thành khi linh mục đọc trong Kinh Vinh Danh: “Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên Trời, là Chúa Cha Toàn Năng…”? Và trong Kinh Tiền Tụng, linh mục mời gọi mọi người hiện diện hãy tạ ơn Chúa: “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta… Lạy Chúa là Cha Toàn Năng, việc chúng con phải tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng, công bình và có ích cho phần rỗi chúng con, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con…” Không có bài ca ngợi nào tuyệt vời hơn, để dâng lên Thiên Chúa cho bằng bài ca mà Hội Thánh dâng lên trong Kinh Tiền Tụng này.

Khi đến phần Truyền Phép, linh mục đọc: “Người cầm lấy bánh trong tay thánh thiện khả kính, ngước mắt lên trời, nhìn Chúa là Chúa Cha Toàn Năng, tạ ơn Chúa.” Cảm động biết bao việc Chúa Giêsu ngước mắt nhìn lên Chúa Cha! Và việc Người tạ ơn Chúa Cha có sức mạnh toàn năng vượt xa mọi lời tạ ơn của tất cả các thiên thần và loài người. Nếu chúng ta có khả năng tạ ơn Thiên Chúa cho xứng đáng, thì Đức Kitô đã chẳng cần phải đến giúp chúng ta. Điều Người đã làm trong Bữa Tiệc Ly thì được lập lại hằng ngày trên Bàn Thờ, ở đó Người ngước mắt lên nhìn Cha, hết lòng tạ ơn Cha vì mọi ơn lành Cha ban. Và vì việc tạ ơn này phát xuất từ miệng của chính Đấng là Thiên Chúa, nên chỉ có thể là một sự tạ ơn vô hạn, và vì là vô hạn, Thiên Chúa không thể đòi hỏi gì hơn nữa. Người phải được thỏa lòng vô hạn.

Vì vậy khi dự Thánh Lễ, bạn hãy kết hợp con tim và ý muốn với Trái Tim và Ý Muốn của Đức Kitô, và dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn với tất cả sức lực của bạn. Và để việc tạ ơn này được hiệu quả, và đáng chấp nhận hơn, bạn hãy dâng lên Cha Hằng Hữu lời tạ ơn đầy tràn mà Con Chí Thánh của Người dâng lên cho Người dưới hình bánh và rượu, vì mọi ơn lành Người ban cho bạn.

Nếu từ tuổi ấu thơ cho đến giờ này bạn đã quỳ gối tạ ơn Thiên Chúa vì mọi ơn lành Người ban cho bạn. Nếu bạn đã mời gọi mọi người sốt sắng hợp lời tạ ơn với bạn, và hơn nữa, nếu bạn đã kêu xin sự trợ giúp của Thiên Thần và các Thánh và các ngài đã hợp tiếng với bạn và với mọi người ca ngợi tạ ơn Chúa, lời tạ ơn ấy cũng không thể sánh bằng lời tạ ơn mà Con Thiên Chúa dâng lên chỉ trong một Thánh Lễ mà thôi.

Chúng ta hãy tìm hiểu lý do của sự thật này. Các nhà triết học cho chúng ta biết cái hữu hạn không có tương quan với cái vô hạn – không thể sa sánh hai thứ này với nhau – vì cái vô hạn vượt xa cái hữu hạn một cách vô hạn. Vậy mà việc tạ ơn của mọi vật trên trời dưới đất đều mang tính chất hữu hạn, nên nó cũng hữu hạn về khả năng và đức tin. Còn việc tạ ơn của Con Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha trongThánh Lễ thì vô hạn. Nhờ Thần Tính của Người nên cũng có giá trị và khả năng vô hạn. Do đó việc tạ ơn này làm đẹp lòng Thiên Chúa vô hạn so với việc tạ ơn hữu hạn của các loài thụ tạo. Đức Kitô dâng lời tạ ơn vô hạn này lên Cha Người cho bạn, khi bạn tham dự Thánh Lễ sốt sắng: Người ban việc tạ ơn của Người cho bạn để nó là của bạn và để bạn có thể dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng. Vậy bạn hãy làm việc này và việc tạ ơn của bạn dâng lên Thiên Chúa sẽ không còn là hữu hạn và của loài người nữa, nhưng là việc tạ ơn vô hạn và của Thiên Chúa.

Xin Chúa cho chúng ta biết quí trọng kho tàng vô giá mà chúng ta có được trong Thánh Lễ. Chúng ta sẽ vui sướng biết bao khi tham dự thánh Lễ. Các lời Thánh Phaolô có thể áp dụng cho chúng ta: Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Giêsu Kitô. Quả vậy trong Đức Giêsu Kitô, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện… khiến anh em không thiếu một ân huệ nào (1Cr 1:4,5,7). Thật vậy, nhờ Thánh Lễ chúng ta được trở nên giàu có trong Đức Kitô, không thiếu một Ân Sủng nào; trái lại, từ Thánh Lễ như từ mạch suối bất diệt, chúng ta có thể kín múc những nguồn ân sủng vô biên vì trong mạch suối ấy ẩn giấu những kho tàng thiên thai vô giá mà cả thế giới này không thể nào chứa nổi.

Như vậy, trong Thánh Lễ chúng ta có lễ dâng toàn thiêu cao quí nhất, hi tế tạ ơn siêu vời nhất. Thánh Lễ là kho tàng lớn nhất của người tín hữu, là niềm vui ngọt ngào nhất của người Kitô hữu sốt sắng. Đó là sự đền tội mang lại ơn cứu độ cho người tội lỗi, sự nâng đỡ mạnh mẽ cho người hấp hối, bảo đảm chắc chắn nhất cho sự giải thoát những ai đã qua đời. Chúng ta có thể nói đúng rằng trong Thánh Lễ chúng ta được trở nên giàu có trong Chúa Giêsu Kitô, không thiếu một ân sủng nào.

Để kết luận, tôi sẽ tóm tắt lại những gì đã nói về đề tài này qua lời của CHA SEGNERI: “Hỡi người Kitô hữu, hãy gẫm xem chúng ta mắc nợ Chúa Cứu Thế biết bao vì Người đã lập ra Thánh Lễ; vì nếu không có Thánh Lễ, chúng ta không bao giờ có thể tạ ơn Thiên Chúa cho xứng đáng vì muôn vàn ơn lành Người đã ban cho chúng ta. Chính tình yêu tràn trề của Người đã khiến Người không chỉ đổ tràn muôn ơn cho chúng ta, mà con đặt vào tay chúng ta một phương thế tốt nhất để tạ ơn Người vì các ơn lành của Người. Chớ gì chúng ta biết quí trọng các đặc ân Người dành cho chúng ta và sử dụng chúng sao cho có ích lợi. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, Đức Kitô đã chịu sát tế cho Đức Chúa Cha vì chúng ta, trở thành tế vật của chúng ta và cùng với Người chúng ta nhận được vô vàn công nghiệp để dâng lên Chúa Cha, làm nhẹ đi gánh nặng kéo ghì chúng ta xuống đất.

Chúng ta hãy ghi tạc những lời này trong lòng và sử dụng chúng một cách có ích. Chúng cho chúng ta thấy rõ mình mắc nợ Đức Kitô biết bao, không chỉ vì Người đã lập ra Thánh Lễ, mà còn vì Người đã làm cho Thánh Lễ trở thành một hành vi tạ ơn tuyệt vời, nhờ đó chúng ta có thể tạ ơn Thiên Chúa một cách vô hạn vì muôn ơn lành Người đã ban cho chúng ta.

Xin dâng lời ngợi khen cảm tạ Chúa, lạy Chúa Giêsu Kitô, lời ngợi khen cảm tạ của con và của muôn loài thụ tạo, vì do lòng yêu thương vô bờ, Chúa đã lập ra Thánh Lễ để trở thành nguồn mạch ban vô vàn Ân Sủng và lòng thương xót của Chúa cho chúng con. Để tỏ lòng biết ơn vì những ân huệ của Chúa, con dâng lên Chúa, và nhờ Chúa, con dâng lên Thiên Chúa Ba ngôi mọi lời ngợi khen cảm tạ được dâng lên Chúa trong mọi Thánh Lễ cho tới tận thế. Con xin các Thiên Thần và các Thánh cùng với chúng con chung tiếng ca ngợi Chúa muôn đời. Amen.



* * *

CHƯƠNG 14: THÁNH LỄ HY TẾ GIAO HÒA HIỆU QUẢ NHẤT

Trong luật Môsê, Thiên Chúa truyển cho dân Do Thái không những phải dâng lễ toàn thiêu để nhìn nhận quyền chủ tể của Người, mà còn phải dâng lễ giao hòa để được những ơn lành vật chất và tránh được những tai ương. Các Hi Tế giao hòa này rất được người Do Thái quí trọng vì nhờ đó họ nhận được nhiều ơn lành và được giải thoát khỏi mọi sự dữ. Trong sách Các Vua Quyển I (Chương 7) có thuật lại rằng khi con cái Israel sắp sửa bị quân Philitinh tấn công. Họ nài xin ngôn sứ Samuen nài xin với Thiên Chúa cho họ. Ông Samuen lấy một con chiên và dâng lên Chúa làm lễ toàn thiêu để kêu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót dân Israel. Thế là Thiên Chúa đã gây hoảng hoạn trong hàng ngũ quân Philitinh khiến chúng bị quân Israel đánh bại. Chúng ta cũng đọc thấy khi đất Do Thái bị ôn dịch, vua Đavít đã dâng lễ toàn thiêu và lễ giao hòa lên Thiên Chúa và Người đã cắt mọi ôn dịch ra khỏi Israel (2V:24).

Nếu dân Do Thái vốn là dân cứng đầu cứng cổ mà đã được Thiên Chúa ban cho một lễ giao hòa hiệu quả như thế, chẳng lẽ Người không cho dân Kitô giáo một lễ giao hòa mạnh mẽ hơn sao? Nếu trong Cựu Ước, một con chiên được sát tế làm lễ giao hòa là phương thế để Thiên Chúa ban những ơn lành cho những ai dâng lễ vật ấy, thì Hy Tế Chiên Con của Thiên Chúa trong Tân Ước hẳn phải có giá trị vượt xa biết bao, khi Hy Tế này được dâng làm Tế vật vô tội trên các bàn thờ của chúng ta và mang lại cho chúng ta một kho công nghiệp vô biên.

Thật vậy, Hội Thánh Kitô giáo được hưởng những đặc ân vượt xa những đặc ân của Hội Đường Do Thái. Mỗi hi tế của Cựu Ước chỉ có thể được dâng với một đối tượng duy nhất: lễ toàn thiêu được dâng để nhìn nhận uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa: Lễ giao hòa để nhận được những ơn lành từ Thiên Chúa. Ngoài ra, mỗi Hy Tế này có một nghi lễ riêng, nên không thể dâng hai hy tế trong cùng một nghi lễ. Còn trong Hội Thánh, mặc dù chỉ có một hình thức Hy Tế duy nhất, song có thể dâng với những ý chỉ khác nhau, và nhờ đó có thể nhận được nhiều hiệu quả hơn tất cả các hi lễ Do Thái.

Công Đồng Trentô nói rõ về điểm này, Công Đồng dạy rằng: Nếu ai nói rằng Hy Tế Thánh Lễ chỉ là hy tế ngợi khen và tạ ơn, hay chỉ là một sự tưởng nhớ Hy Tế đã hoàn tất trên Thập Giá, hay chỉ đem lại ơn ích cho những người lãnh nhận, hay không được dâng vì người sống và người chết, để được tha tội, tha đau khổ, đền tội và các nhu cầu khác, thì người ấy bị vạ tuyệt thông (Khóa 22, Chương 3). Những điều này hàm chứa một tín điều mà không ai được phủ nhận nhưng phải chấp nhận, nếu không sẽ mắc tội trọng và bị án phạt đời đời. Vì vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng cùng một Thánh Lễ có thể được dâng với các ý chỉ khác nhau và nhờ cùng một Thánh Lễ có thể xin và nhận được nhiều ơn khác nhau của Chúa. Chúng ta có thể cử hành, dự lễ, hay xin lễ để tôn vinh Thiên Chúa, tôn vinh Đức Mẹ, các Thiên thần và các Thánh, xin ơn mạnh khỏe và rỗi linh hồn, ơn tránh các hoạn nạn, ơn tha tội, hoán cải đời sống, ơn chết lành. Tất cả những ơn này có thể xin cho chính mình hay cho người khác, đồng thời có thể xin cho các linh hồn trong Luyện Ngục. Trên thực tế, chúng ta càng có nhiều ý chỉ bao nhiêu thì các ơn lành nhận được càng dồi dào bấy nhiêu.

Các nhà thần học cho biết Thánh Lễ là một lễ giao hòa mạnh mẽ biết bao. CHA MARCHANTIUS nói: “Hy Tế này có sức mạnh vô biên để nhận được những điều ta xin, vì giá trị vô biên của Tế Vật, chức phẩm vô biên của linh mục. Không có ơn huệ hay Ân Sủng nào mà không thể nhận được. Cho dù Thánh Lễ được dâng để xin cho nhiều người bao nhiêu, thì Tế Vật Thánh này cũng có thể nhận được ơn cho tất cả các lời cầu xin của họ, vì Đức Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, là Đấng vô cùng đẹp lòng Thiên Chúa, vì các công nghiệp Người dâng lên cho Chúa Cha và vô biên; vì cuộc Khổ Nạn của Người, Máu Thánh của Người, các Thương Tích của Người có giá trị vô biên.

Qua những lời trên đây, chúng ta hiểu được tại sao Thánh Lễ có sức mạnh vô biên. Đó là do chức phẩm siêu vời của Con Người Đức Kitô, Đấng là Linh Mục Thượng Phẩm, đích thân dâng Hy Tế này lên Thiên Chúa những công nghiệp của Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, là những điều có giá trị vô biên. Và vì Đức Kitô dâng cho Chúa Cha nhiều hơn là xin với Chúa Cha, làm sao Chúa Cha có thể từ chối lời xin của Con của Người? Về giá trị Thánh Lễ, Thánh Lerensô Giustinianô nói: “Không có hy tế nào siêu vời hơn, ích lợi hơn, đáng được Chúa Cha chấp nhận hơn Hy Tế Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ, các thương tích của Chúa Cứu Thế, các sự nhục nhã Người chịu, các trận đòn và cực hình khác, được dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong Thánh Lễ, Chúa Cha nhìn thấy Nhân Tính Thánh của Người Con mà Người đã sai xuống trần gian để nhờ sự chuyển cầu của Người, những kẻ tội lỗi được ơn tha tội, kẻ sa ngã được đứng dậy, người công chính được phúc trường sinh.”

Thế nên, khi linh mục và giáo dân tham dự Thánh Lễ dâng lên Cha Hằng Hữu những nỗi thống khổ và công nghiệp của Đức Kitô, lời cầu xin của họ được chấp nhận nhờ những hồng ân này.

Trong luật Môsê, Thiên Chúa cấm các thẩm phán không được nhận của đút lót: ‘Ngươi sẽ không làm xiêu vẹo án xử, ngươi sẽ không nể mặt nể mày, ngươi sẽ không nhận quà lỡi, vì quà lỡi làm mù mắt kẻ khôn ngoan và đảo điên lời lẽ những kẻ công chính’ (Đnl 16:19). Sở dĩ có lệnh cấm này là vì bản tính yếu đuối của con người, nó làm cho sự xét xử không thể không bị ảnh hưởng bởi những quà tặng đắt tiền. Nhưng khi Kinh Thánh nói: Quà lỡi làm mù mắt những kẻ khôn ngoan, điều này không áp dụng cho Thiên Chúa là Đấng toàn trí, vì Người không thể lóa mắt bởi những quà tặng. Thế nhưng chúng ta không sai khi khẳng định rằng quà tặng của Thánh Lễ làm cho Thiên Chúa thay đổi phán đoán của Người và hủy bỏ phán quyết. Thật vậy, chúng ta chắc chắn rằng khi nhận từ tay chúng ta một món quà có giá trị thục sự như vậy, đức công chính của Thiên Chúa kết hợp với lòng thương xót của Người để lắng nghe và đón nhận những lời cầu xin của chúng ta.

Một tác giả đạo đức nói: “Trong Thánh Lễ chúng ta không chỉ xin với tư cách những người nài xin lòng thương xót Chúa: Chúng ta cũng dâng một mòn quà tương đương với những ân huệ chúng ta cầu xin, chúng ta mua những ân huệ ấy với giá cao, đó là các nỗi thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. “Bạn hãy xem các món quà chúng ta dâng đắt giá thế nào, những ân huệ chúng ta mua của Thiên Chúa với giá cao biết bao. Chúng ta dâng Nhân Tính Thánh của Chúa Kitô, là nhân tính đã chịu đánh đòn, chịu đội mão gai và chịu đóng đinh, để tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta dâng cùng một Nhân Tính đã kết hợp với Thần Tính và đã đạt tới phẩm chất cao nhất nhờ sự kết hợp này. Chúng ta dâng những vết thương mà Nhân Tính Thánh này phải chịu và những giọt nước mắt và Máu mà Nhân Tính này đã đổ ra.

Trên thực tế, những gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong Thánh Lễ còn nhiều hơn những gì chúng ta cầu xin với Người trong kinh nguyện, vì vậy hầu như chắc chắn chúng ta không thể bị từ chối. Bởi vì những điều chúng ta xin là những vật thụ tạo và trần thế, còn cái chúng ta dâng là Thần Thiêng và vô giá. Chúng ta có thể nào hình dung là Thiên Chúa là Đấng không thể chịu thua kém về lòng quảng đại, và là Đấng đã hứa ban thưởng dù chỉ vì một ly nước lã, mà Người lại không đáp đền khi chúng ta dâng lên Người Chén Máu Con Một Yêu Dấu của Người, máu được đổ ra lần nữa trong Thánh Lễ và kêu lên Người để xin Ân Sủng và Lòng Thương Xót cho chúng ta sao?

Sau Bữa Tiệc Ly Chúa nói với các Tông Đồ: ‘Quả thật, quả thật, Thầy bảo anh em điều gì anh em xin cùng Cha nhân danh Thầy, thì Người sẽ ban cho anh em ‘(Ga 16:23). Có lúc nào thích hợp hơn là trong Thánh Lễ để dâng lên Cha những lời cầu xin của chúng ta nhân danh Con Của Người, khi mà chúng ta dâng chính Chúa Con lên Chúa Cha, và cùng với Người chúng ta dâng những lời cầu khẩn Người đã thân thưa với Cha khi còn ở trần gian này? THÁNH BONAVENTURA nói: “Khi một ông tướng bị bắt, ông chỉ có thể được thả khi có một khoản chuộc lớn.” Chúng ta cũng thế, chúng ta bắt giữ Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, và chúng ta chỉ thả Người ra nếu Người ban ơn tha tội và hứa ban phúc trường sinh cho chúng ta. Khi linh mục giơ cao Chúa Giêsu trong Bánh Thánh, thì cũng tựa như ngài kêu mời tín hữu: “Đây là Đấng cả vũ trụ không thể chứa nổi đang nằm trong tay chúng ta. Chúng ta không để Người đi bao lâu Người chưa chấp nhận những lời cầu xin của chúng ta.” Trong trường hợp này, chúng ta phải noi gương ông Giacóp và nói như ông: “Tôi sẽ không để Ngài đi nếu Ngài không chúc phúc cho tôi (St 32:26).

Đây là những lời của CHA MOLINA: “Nhờ Hy Tế Thánh Lễ quá đắt giá và quá đẹp lòng Chúa, chúng ta có thể nhận được tất cả những gì cần cho phần rỗi chúng ta từ Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Và những gì chúng ta bị khước từ qua Thánh Lễ thì chúng ta không thể được bằng bất cứ phương tiện nào khác. “Chúng ta đã có quá đủ sự thật về lời phát biểu này. Vì trong Thánh Lễ chúng ta không cầu nguyện một mình; còn có linh mục, các Thiên Thần và chính Đức Kitô chuyển cầu cùng với chúng ta và cho chúng ta. Chúng ta cũng không chỉ dâng lên những lời cầu xin, chúng ta còn dâng lên Thiên Chúa một món quà ngang hàng với chính Người. Nếu lời cầu xin của chúng ta bị khước từ trong những hoàn cảnh như thế, thử hỏi chúng ta có hể hy vọng được chấp nhận khi nào và ở đâu khác không?


Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương