Thành Phố Đà Nẵng


Gía trị nghỉ dưỡng của KDL Bà Nà



tải về 223.89 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích223.89 Kb.
#10743
1   2   3   4

Gía trị nghỉ dưỡng của KDL Bà Nà

Với điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và khí hậu, thủy văn như đã nêu ở phần I; qua nhiều đợt khảo sát thực tế, Bác sĩ Gaide, người được giao nhiệm vụ nghiên cứu để đề ra quyết định xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà đã có đánh giá về giá trị nghỉ dưỡng của Bà Nà như sau :” Khí hậu Bà Nà là khí hậu khá khô ráo, thường xuyên êm dịu, với ngày ấm vừa phải, đêm mát tuyệt diệu. Cái khí hậu trong lành, ôn hòa này tương tự như khí hậu miền Địa Trung Hải, phù hợp tuyệt vời đối với những cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì những ngày hè quá nóng bức và đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.”

Ở một chương khác, Gaide viết :”…Tóm lại, sức khỏe chung củc những người Âu nghỉ tại đây được phục hồi và tăng cường nhanh chóng nhờ đợt chữa bệnh bằng độ cao. Với những người giảm sút sức lực vì phải lưu lại lâu ngày ở đất thuộc địa, với những người suy sụp vì cái nóng quá gay gắt, với những người suy nhược thần kinh vì làm việc quá sức; khí hãu tuyệt hảo ở đây đã trả lại cho họ sự năng động, sức mạnh và nghị lực. Nhưng nhìn chung, phụ nữ và trẻ em mới là những người được hưởng thụ nhiều nhất. Thật là tuyệt diệu khi thấy họ hồng hào và béo tốt lên…”

Để kết luận cho báo cáo của mình, ông viết :”…Cuối cùng, chúng tôi muốn khẳng định rằng một lần nghỉ mát mùa hè ở Bà Nà là một cuộc chữa bệnh bằng độ cao tuyệt hảo, thích hợp đặc biệt với những gia đình, những cá nhân thích nghỉ ngơi hòan toàn yên tĩnh. Hơn nữa, nhờ cái toàn cảnh tuyệt diệu của biển cả và dãy Trường Sơn, với những bối cảnh và tác dụng của sự phối hợp ánh sáng rất đa dạng luôn có trước mắt, nhũng ngày nghỉ tại đây rất dễ chịu và đạc biệt quyến rũ. Theo chúng tôi, đó cũng chính là ưu thế của Bà Nà so với Đà Lạt. Vì ở Đà Lạt chân trời bị hạn chế và không hề thay đổi”.

Tất nhiên, về nhiều mặt Bà Nà không thể so sánh. Nhưng ưu thế hơn hẳn của Bà Nà so với Đà Lạt cũng như với những điểm nghỉ mát nổi tiếng khác của nước ta như Sapa, Tam Bảo, đó là VẺ ĐẸP HÙNG VĨ CỦA CÁI NHÌN TOÀN CẢNH TỪ BÀ NÀ.

Vào những lúc trời quang, mây tạnh, từ trên những mỏm núi cao, tầm mắt chúng ta có thể bao quát cả một vùng không gian rộng lớn, phía Tây là dãy Trường Sơn ngút ngàn mây phủ. Phía đông là biển cả mênh mông với đồi núi đảo xa và những vịnh ven bờ… về phía Bắc, tầm nhìn có bị vướng bởi rặng Hải Vân, nhưng sau những chóp núi chập chùng ta vẫn nhìn thấy biển khơi mờ ảo đến tận chân trời. Và qua những chỗ khuyết của dãy núi, ta có thể quan sát những cồn cát phía xa, những đầm phá yên tĩnh cạnh thành phố Huế. Toàn cảnh phía Đông trải ra một vẻ đẹp độc đáo. Ngay trước rặng núi sát Bà Nà hiển hiện vành đai xanh của làng Phú Thượng với những điểm sáng trắng của những ngôi nhà cổ kính. Rồi châu thổ sông Trường Định (Cu Đê) với cửa sông Nam Ô đổ ra biển cả Vịnh Đà Nẵng vẽ một vành cung viền cát trắng đến tận rặng núi Sơn Trà. Vào lúc biển yên, sóng lặng ta có thể quan sát cuộc sống sinh động đang diễn ra trên vịnh Đà Nẵng với từng đoàn thuyền đánh cá từ các làng chài Thanh Khê, Thuận Phước,… kéo ra. Những chấm đen di chuyển trên một mảng sáng ban mai, mời ảo có lúc làm ra không phân biệt được chúng bập bềnh trên sóng hay lơ lững giữa lưng trời.

Đà Nẵng đó với những công trình kiến trúc. Cảng sông Hàn với dòng sông mảnh mai vắt dọc qua và Ngũ Hành Sơn hiện ra với những hòn non bộ đặt khéo léo trên nền cát trắng. Đồng bằng mênh mông kéo dài tầm nhìn đến tận những thung núi từ phía Tây Quảng Nam đổ xuống. Thật khó có thể diễn đạt hết những cảm nhận trước toàn cảnh hùng vĩ mà nên thơ này.
Cái đẹp của Bà Nà còn nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt vời. Không khí dễ chịu, thi thoảng có những cơn gió nhẹ lay động cuốn theo hương thơm của muôn ngàn kỳ hoa, dị thảo. Tiếng róc rách từ xa của suối nước vẳng tới, tiếng xào xạc của lá rừng, tiếng ve ngân lãng du, mộng mị…. Cả một tổng thể sắc màu, âm thanh cùng lúc tràn đến, mơn man, ve vuốt làm cho thời gian chiêm ngưỡng thiên nhiên Bà Nà trở nên rạng rỡ hơn, rung cảm hơn.

Không cần phải bàn cãi gì thêm về giá trị của khu nghỉ mát. Bởi lẽ Gaide và những cộng sự đầy trách nhiệm của ông đã nghiên cứu, đánh giá rất kỹ về nó. Và tới những gì chúng ta từng cảm nhận về Bà Nà cũng đã nói lên tất cả những giá trị vốn có của nó.



Tín ngưỡng và truyền thuyết tại Bà Nà
Trong tập hồi ký “Núi Bà Nà, nơi nghỉ mát của miền Trung Trung bộ”, Bác sĩ Albert Sallet đã có công sưu tầm và viết lại một cách hấp dẫn về tín ngưỡng dân gian và một số các truyền thống chung quanh khu nghỉ mát Bà Nà.
Trong tài liệu này nhằm đáp ứng nhu cầu của những du khách quan tâm đến vấn đề xã hội nhân văn của Bà Nà, chúng tôi xin được ghi lại một vài mẫu chuyện sưu tầm của Albert Sallet với cách nhìn mới, nhằm tránh những quan niệm cho rằng đây là chuyện mê tín dị đoan.

1. Chuyện về những thần linh
Hầu như tất cả mọi người Việt Nam ở những thôn làng quanh núi đều coi ngọn núi là linh thiêng, cần được kính sợ. Dấu ăn của Tô – tem giáo cổ xưa đã truyền lại cho những người dân nghèo khó, hiền lành sự tôn kính, khiếp hãi trước những hiện tượng, vật thể to lớn, hùng vĩ chung quanh họ. Những thần núi, thần nông, thần sông, thần biển,… luôn luôn ở bên họ, đe dọa khi lỡ lầm hay che chở khi họ bị nạn. Vì thế những dân làng quanh núi Bà Nà vẫn thường xuyên cúng lễ các vị thần linh ngự lẫn khuất trong rừng sâu đại ngàn. Từ dấu ấn của tín ngưỡng này sẽ có bao nhiêu là câu chuyện về thần linh và ma quỷ. Bà Nà tĩnh lặng nên đêm đến càng cô tịch và trở thành một thế giới huyền bí. Một tiếng động xào xạc của lá hay của loài thú đi ăn đêm. Một bóng vượn bồng con thoắt ẩn, thoắt hiện trên cành. Một cành lân tinh của loài côn trùng phát sáng. Một rẻo khí đá bất ngờ bốc lên, hay một cái bóng quái dị của thân cây,…. Tất cả nếu như ban ngày gần gũi thân thương thì đêm đến đều trở nên ma quái, kinh hoàng do nổi sợ hãi tạo cho con người tưởng tượng ra những hình ảnh hoang đường.

2. Chuyện về Bà Chúa Thượng Ngàn (Chúa Núi)
Sẽ không bao giờ đếm hết những vị thần linh trong tín ngưỡng của dân gian Việt Nam. Chỉ riêng trong phạm vi của núi rừng đã bao gồm các vị thần ở trên núi cao, các vị thần trong rừng vắng, các vị thần ở vùng thấp, rồi các vị thần ở dưới lòng suối, lòng sông…. Tuy nhiên, dường như có một thiên thần mà nhiều người kính cẩn nhất. Đó là vị thiện thần nữ giới mà người ta gọi là “Đức Bà” hay “Bà Chúa thượng ngàn”, “Bà Chúa Núi”. Bà có quan hệ bà con gì với “Phật Bà”? Thật ra đây là một tín ngưỡng mang đậm dấu ấn tư tưởng mẫu hệ. Đối với những dân tộc từng có lịch sử tôn thờ chế độ mẫu hệ thì tất cả những gì to lớn, linh thiêng, đáng kính nể đều thuộc về “Bà”. Có hàng loạt các dẫn chứng về tên gọi sự vật hay trong ca dao, tục ngữ của người Việt thể hiện yếu tố này. Chúng tôi sẽ có dịp bàn thêm trong phần giải thích về địa danh “Bà Nà”.

Miếu Bà và Am Bà hiện có trên đường lên Bà Nà chỉ là hai nơi thờ phượng Bà do những người phu mở đường phụng lập sau này. Những người thợ rừng thông thuộc cho rằng miếu thờ Bà ở một nơi rất thanh vắng theo những lối quanh co, rắc rối của các con khe, con suối trong núi dẫn đến một hang động có mái hiên đá với một bàn cờ bằng đá cẩm thạch trắng.


Chung quanh những vấn đề về Đức Bà hay Bà Chúa Thượng Ngàn đều tỏa ra mọi sự tốt lành và tin tưởng, trừ những ai ngạo mạn, phá phách làm tổn hại đến rừng thiêng mới bị trừng trị.

3. Truyền thuyết về vua Gia Long với Bà Nà – Núi Chúa:
Qua dấu vết của những loài cây được mang từ đồng bằng lên như cam, mít, chè ở một khoảng đất trống phía Tây Bắc của ngọn núi Chúa, nhiều người kể lại rằng đây là nơi trú ẩn của Gia Long khi bị Tây Sơn truy kích. Trong vài năm gần đây, những người nông dân của thôn Hội Vực (xã Hòa Phú) và Trường Định (xã Hòa Liên) trong lúc làm vườn đã tìm thấy nhiều loại tiền đồng thời Gia Long, càng khẳng định thêm truyền thuyết về sự ẩn náu của Gia Long tại khu vực chung quanh núi Bà Nà.

Chính trong thời gian này, một người họ Mạc (không rõ tên) ở làng Hội Vực đã từng cung cấp trâu, bò, lương thảo cho quân đội Gia Long. Sau này, để ban thưởng cho người công bộc trung thành này, Gia Long đã cho mời ông ra triều đình để phong cho một chức quan, nhưng Mạc vốn quen với thôn dã và tha thiết với ngọn núi của mình, đã cảm ơn nhà vua và từ chối mọi ân huệ vua ban. Gia Long đã phong cho ông tước “Bình Hương Xử Sĩ” và ngôi mộ của ông được yêu cầu xây lớn. 10m * 7m, có tấm đá làm nắp hầm mộ và tấm bia ghi hàng chữ “Cổ Việt bình hương xử sĩ Mạc công mộ”.



Giải thích về địa danh Bà Nà

Tên gọi Bà Nà có từ bao giờ và do đâu mà có?
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi này và cũng đã có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có cách giải thích nào thỏa đáng.
Trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” núi Bà Nà và núi Chúa được ghi là “Giáo lao Sơn” hoặc “Sóc Dao Sơn” và “Chúa Sơn”, tuyệt nhiên không thấy ghi là Bà Nà.
Có ý kiến cho rằng “Bà Nà” có thể là tên của một dòng khe, hay tên của một xóm dân địa phương cư ngụ bên sườn núi phía Bắc.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân thì “Bà Nà” cũng như Bà Kén, Bà Dụ đều là tên gốc Chăm.

Theo thiển ý của chúng tôi “Bà Nà”là danh xưng thuần Việt chỉ khu đất trống bằng phẳng trên đỉnh Bà Nà. “Nà” là tên gọi chỉ những khu đất rộng và phẳng ở các triền núi, nơi có thể canh tác, trồng trọt được. “Nà” tương ứng với “biển”, “bãi” ở dọc sông, hay “đồi”, “gò” ở vùng núi nhưng ít phẳng hơn…. Dọc sông Thu Bồn, nơi hạ lưu vùng Gò Nổi những khu đất phẳng do phù sa bồi đắp được gọi là những “bãi dâu”, “biền dâu” hay “biền bắp”, “bãi bắp” nhưng lên dần vùng thượng nguồn, từ Trung Phước đền Hòa Kẽm, Đá Dừng nhân dân ở đây lại gọi là những “Nà dâu” hay “Nà bắp” bởi địa hình của những bãi bồi ở đây một bên là sông còn một bên là núi. Về danh từ “Bà” trong “Bà Nà” như trên chúng tôi đã nói là dấu ấn của chế độ mẫu hệ. “Bà” được dùng phổ biến trong tên gọi những sự vật, hiện tượng to lớn, hùng vĩ đáng kính sợ. Trong hệ thống các thần của Việt Nam có rất ít các ông Phật, ông Thánh, ông Thần. Trong khi đó có rất nhiều những Bà Vú, Bà Mụ, Bà Phật, Bà Đá, Bà Lồi, Bà Chúa Ngọc, Bà Thái Dương. Có những tượng đá rõ ràng là biểu hiện của người nam hoặc con thú giống đực nhưng được thờ cúng dưới tên Bà hoặc bà Chúa. Tại Hội An, một tượng sư tử với nét đặc thù của giống đực lại được gọi là Đạo bà Lồi, tượng một nhân vật có râu rậm ở Thanh Châu cũng được gọi là tượng Bà Lồi hoặc Tháp Bàng An là một Linga cao lớn được gọi là Bà Thái Thượng. Dấu ấn này còn rõ nét trong tục ngữ, ca dao Việt Nam hay tên gọi các sự vật, ví dụ như: “Ông tha, bà chẳng tha”, “lệnh ông không bằng cồng bà”, “Bươm bướm bà”, “rau răm bà”, … cũng như “Cái” trong “đướng Cái”, “sông cái”…. “Bà” trong danh xưng “Bà Nà” có liên quan mật thiết với tín ngưỡng của nhân dân trong vùng với khu Núi Chúa và việt thờ phụng tôn kính “Đức Bà” hay “Bà Chúa Thương Ngàn”.



Điểm tham quan
Từ đầu An Lợi (km 0) lên đến đỉnh Bà Nà (Km 15) là một cảnh thiên nhiên hùng vĩ với lớp lớp rừng già nhiệt đới. Càng lên cao, sương khói càng bảng lảng và nhiệt độ thấp dần cho ta cảm giác sảng khoái. Qua từng chặng đường, từng cua xếp gấp khúc, tùy theo địa hình mà cảnh rừng thay đổi, chuyển màu theo từng thảm thực vật đặc trưng của từng ngọn đồi, từng cánh rừng đại ngàn. Sự bất ngờ luôn bày ra trước mắt du khách, nó cuốn hút, thôi thúc khát vọng, mạo hiểm để khám phá những bí ẩn của một thiên nhiên hoành tráng và kỳ vĩ này.

Dưới đây là một số điểm tham quan mới, hấp dẫn của Bà Nà:


1. Hang Đà Chồng (km5)
Từ cầu An Lợi rẽ phải men theo lối mòn nhỏ dưới tán rừng thưa và đầy dây chạc chìu, thỉnh thoảng vài thân cây lớn ngã chắn ngang lối đi, vượt hơn 500 m là đến một hang động lớn. Trước miệng hang là một cây chò thân to đến hai người ôm, tạo cho hang động vẻ thâm u, huyền bí. Không giống những hang đá vôi thường thấy, hang Đá Chồng được tạo bởi những tang đá lớn 5 – 8m khôí xếp chồng lên nhau từ phía sau dưới lòng núi lên hun hút, thăm thẳm. Nhiệt độ trong hang xuống 180C, khí đá bốc ra lạnh buốt. Ngồi trên miệng hang nghe tiếng suối chảy róc rách, vang vọng từ đáy nhưng khi cầm đèn pin vào sâu 50 hang càng rộng, cùng lúc có thể đi từ 8 – 10 người, song phải hết sức thận trọng. Việc đưa điện vào hang sẽ tạo cho điểm tham quan này thêm hấp dẫn.

2. Am Bà (km 6)
Từ hang Đá Chồng đến Am Bà đúng 1km. Tại đấy, trên một ngọn đồi phẳng, chi cục kiểm lâm Hòa Vang đã dựng một trạm Kiểm Lâm để quản lý bảo vệ rừng đặc dụng Bà Nà. Khoảng sân rộng nhiều hoa, cây rừng lạ và đầy bóng mát cùng ngôi nhà có kiến trúc hài hòa là điểm dừng xe lý tưởng để băng qua phía bên kia đường thắp hương viếng Am Bà. Theo tài liệu của bác sĩ Albert Sallet trong tập sách viết về Bà Nà và lời kể của dân địa phương, thì Am bà do chính những người phu mở đường phụng tập để thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (Thần Núi). Trong tín ngưỡng dân gian, Thần núi là một người đàn bà có khuôn mặt to lớn và đỏ chói. Thần rất linh thiêng, thường xuất hiện giữa trưa, bất ngờ khi có ai đó đi vào rừng chặt phá bừa bãi. Cạnh Am Bà, những cán bộ của trạm kiểm lâm đã mở một con đường bằng phẳng dài chừng 500m để vào rừng nguyên sinh. Đây cũng là một điểm du ngoạn thú vị, hấp dẫn du khách.

3. Suối Tiên (km10)

Ngay tại cột mốc km10, theo dòng suối nhỏ từ thung rừng chảy ra chiếc cống bản 2,5m, trèo lên sườn một con dốc nhỏ khách sẽ đến một tảng đá lớn, phẳng, có tiết diện 8m * 4m, cùng lúc 20 người có thể ngồi chơi ngắm cảnh. Điều kỳ diệu là một bên sườn tảng đá Mẹ có một thanh đá nhỏ hình vòng cung ôm 1/3 lưng như một đứa con đang âu yếm bám vào lòng Mẹ đá.
Từ tảng đá Mẹ đổ xuống chân đồi vài chục met là một con suối nhỏ. Những người thợ rừng quen gọi đó là suối Tàu Lửa vì men theo con suối này vào sâu trong thung lũng có một vòm đá giống hệt chiếc đầu máy tàu hỏa mà họ thường vào đó để tránh mưa nắng. Dòng suối uốn khúc chảy giữa hai sườn đồi, một bên là bờ sườn cao, lớp lớp cây cổ thụ vươn mình quang đãng. Một bên phẳng hơn với từng bùi thảo mộc thấp, lùn, những cụm hoa cơm nguội tím ngắt bâng khuâng. Đâu đó từng cành hóp buông thõng từ trên cao xuống, thỉnh thoảng xòe ra những tia lá vàng, xanh như những chùm pháo hoa trong những ngày lễ hội. Toàn cảnh con suối gần giống như khu du lịch suối Tiên (Thủ Đức); nếu được bồi đắp, tôn tạo thêm, đây sẽ là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.

4. Thung lũng Vàng – đồi Vọng Nguyệt (km14,5)
Cuộc hành trình từ sáng sớm qua những điểm dừng từ hang Đá Chồng, Am Bà đến suối Tiên, vừa đúng trưa du khách sẽ đến Đồi Vọng Nguyệt (km 14,5). Tại đây sau khi leo mấy bậc cấp sẽ đến một ngọn đồi. Từ trên đồi cao này ngồi nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng lấp lánh dưới nắng vàng và hưởng gió biển từ độ cao 1.400m. Một bữa trưa thật ngon miệng tại biệt thự Vọng Nguyệt. Gió mát rượi. Tiếng ve rừng râm ran, lãng du qua từng cánh rừng nhanh chóng sẽ ru ta vào giấc ngủ sâu.
Sau giấc ngủ trưa, khách có thể thả bộ 200m từ biệt thự xuống thung lũng Vàng và ngồi trên những phiến đá sạch trơn, thả chân cho dòng suối mát mơn man. Rồi từ đây dòng suối róc rách quyến rũ du khách qua từng vòm cây, hốc đá mà mỗi nơi là một tiểu cảnh kỳ ảo….
Thung lũng Vàng được người Pháp rất quan tâm khi xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà không chỉ do trước đây có nhiều vàng sa khoáng (mà họ đã khai thác cạn kiệt), mà còn do đây là nguồn nước chính cung cấp cho khu trung tâm Bà Nà. Cuối năm 1999 này, khi dự án cáp treo thi công xong, du khách sẽ có dịp từ đồi Vọng Nguyệt “bay” qua đỉnh Bà Nà ở độ cao 1.482m để chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng Vàng và vết tích các ngôi biệt thự cũ, có lẽ không một nơi nào trên đất nước này có thể sánh….

5. Suối Nai và thác Cầu vòng (Núi Chúa)
Từ đỉnh Bà Nà (khu trung tâm) theo đường ô tô qua Núi Chúa 200m là tới những chiếc trụ vôi đổ nát trên nền một ngôi biệt thự rộng. Có khá nhiều những cây sơn tùng cổ kính để chiêm ngưỡng. Sơn tùng và thông lá nhọn to lớn, cành xoắn với đủ dáng, thế mờ ảo trong sương mù giống như những bức tranh thủy mặc của Trung Quốc. Từ con đường lớn này theo lối mòn của người Pháp về phía Nam khoảng 200m, sẽ đến một ngọn thác cao 12m, dựng đứng, đổ nước ì ầm xuống lòng suối đá. Cùng lúc, từ 8 đến 10 người có thể ngồi trên những phiến đá rộng mặc cho dòng nước trong lành đổ xuống sảng khoái. Có lẽ không có liệu pháp nào xóa đi ưu phiền nhanh chóng bằng cách ngồi dưới dòng thác này xuyên qua những tán rừng thưa lá, ánh nắng mặt trời rọi vào đám bụi nước bắn lên từ những chiếc cầu vồng lung linh kỳ ảo. Dựa trên đặc điểm này, nên thác có tên là thác Cầu Vồng.

Nước của thác Cầu Vồng tạo thành một dòng suối đẹp mà hai bên bờ cát in nhiều dấu chân nai. Thỉnh thoảng những người thợ rừng đã gặp những chú nai con ngơ ngác xuống suối uống nước. Do vậy, họ đặt tên cho con suối là suối Nai.

Khác với những thung lũng khác, suối Nai có một thảm thực vật tương đối đặc trưng. Nơi đây đầy những cây dương xỉ khổng lồ với chiều cao đến 10m, nhiều loài hoa lạ, thân nhỏ, thấp và hoa sặc sỡ bám vào vách đá. Những cây xá xị (Hoàng Đằng?) cao 15 – 20 m, sực nức mùi thơm. Những bụi cau rừng hoang dã xòe tán tạo cho cảnh trí vừa như xa xăm vừa như gần gũi, thân thuộc.

Phật Viện Đồng Dương

Phật Viện Đồng Dương nằm trong địa phận xã Bình Định - huyện Thăng Bình, cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Tây Nam, cách thị xã Tam Kỳ khoảng 40km về phía tây bắc là trung tâm phật giáo của vương quốc Chăm pa đuợc xây dựng năm 875 dưới triều vua Indravarman II. Do bị tàn phá bởi thiên nhiên và bom đạn nên hiện nay chỉ còn lại một mảng tường thấp và một số hiện vật trang trí dấu vết nền móng công trình.



Về di chỉ khảo cổ cho thấy Đồng Dương là khu di tích tiêu biểu vào bậc nhất của kiến trúc phật giáo Chămpa và khu vực Đông nam Á với những tu viện và đền thờ Bồ Tát phù hộ cho vương triều, nằm kế tiếp nhau chạy dài suốt 1.330 m theo hướng từ tây sang đông. Trong đó khu đền thờ nằm trong vành đai hình chữ nhật, năm 1901 của nhà khảo cổ L.Finot phát hiện 229 hiện vật, đặc biệt pho tượng Phật bằng đồng cao hơn một mét mang phong cách tượng phật Aravati của Ấn Độ, được đánh giá vào loại đẹp nhất Đông Nam Á và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Thành Phố Hồ Chí Minh.

Bãi tắm Mỹ Khê
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 2 km, không gian bãi tắm rộng kéo dài đến Nam Thọ. Mỹ Khê có phong cảnh đẹp, các dịch vụ khá đầy đủ. Mỹ Khê còn có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ biển của du khách phương xa. Bãi tắm thuộc loại nhộn nhịp nhất thành phố nhưng công tác an ninh, trật tự cũng như công tác cứu hộ tại bãi biển đều đảm bảo an toàn.

Bãi tắm Bắc Mỹ An
Cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam, thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn. Khu Bắc Mỹ An có 5 bãi tắm đẹp là T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama- bãi tắm được đánh giá cao với nước biển trong xanh, cát trắng mịn. Tùy theo khả năng và sở thích mà du khách có thể lựa chọn cho mình một chuyến nghỉ biển phù hợp tại đây. Ngoài khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong khu vực còn có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sẵn sàng phục vụ du khách các nơi.

tải về 223.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương