Thành Phố Đà Nẵng



tải về 223.89 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích223.89 Kb.
#10743
1   2   3   4

Phá Tam Giang

Phá Tam Giang giới hạn phía bắc là cửa sông Ô Lâu, phía nam là cửa sông Hương thông với biển qua cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của ba huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà.

Đồng bằng ven biển Thừa Thiên – Huế có nhiều đầm phá, vũng như Phá Tam Giang, đầm thanh lam, đầm Thuỷ Tú, đầm Cầu Hai, vùng lập A. Đây là tụ hội của hầu hết các con sông trước khi đổ ra biển.

Phá Tam Giang và Cầu Hai có chiều dài gần 70 km đã án ngữ hầu hết chiều dài của tỉnh Thừa Thiên – Huế và là vùng nước lợ lý tưởng cho nhiều loài thuỷ sản sinh sống.

Phá Tam Giang có độ sâu từ 2 đến 4m, có nơi sâu đến 7m, mặt nước rộng mênh mông là địa bàn hoạt động kinh tế quan trọng mang lại những giá trị tài nguyên to lớn.

Hàng năm, người dân khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại. Những năm gần đây, trên vùng đầm phá đã phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi trồng rau câu. Dự án xây dựng cầu Thuận An bắc qua Phá Tam Giang đã hoàn tất, tạo điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.



Nước Mắm Nam Ô

Nam Ô một thôn, đúng hơn là một làng đánh cá nhỏ bé nằm ngay quốc lộ 1A, sát biển, được bao bọc bởi những trảng cát trắng mịn màng kép dài hàng cây số. Thiên nhiên không phú cho Nam Ô mảnh đất màu mỡ cây xanh bốn mùa tươi tốt. Nhưng bù lại Nam Ô có một thế mạnh khiến nhiều nơi ao ước: một vùng biển giàu có với nhiều loại hải sản quý hiếm, có giá trị trên lãnh vực xuất khẩu, với sự thông minh, cần cù, họ đã chế biến ra một loại nước mắm tuyệt hảo với danh xưng nước mắm Nam Ô.

Nguồn nguyên liệu chính làm nước mắm Nam Ô như bao vùng khác là cá cơm than. Có cá rồi, phải có muối. Cần chú ý không phải loại muối nào cũng có thể dùng được. Muốn nước mắm ngon, hương vị đậm đà người ta chọn muối Cà Ná hạt to, từ hai đến ba năm tuổi. Còn cá cơm than phải lựa chọn thật kỹ: bỏ những con không được tươi, quá to hoặc quá nhỏ và rửa lại bằng nước biển. Dụng cụ đựng làm nước mắm phải là chum, vại làm bằng gỗ mít, bời lời, bằng lăng; kỵ làm bằng xi măng. Người dân Nam Ô trộn cá với muối theo tỉ lệ 10 cá và 4 muối, lúc trộn cá phải trộn thật đều không được mạnh tay vì dễ làm nát cá. Để chum trong phòng tối, khô ráo, nhiệt độ trung bình…. Khoảng 6 – 7 tháng sau người ta trộn cá muối lại, khoảng 1 tháng sau thì dùng được; lúc đó căn phòng sẽ nức thơm mùi nước mắm. Người ta lấy vĩ ra, trộn đều lên và lọc mắm bằng thứ vải mịn để mắm nhỉ nhỉ ra, có màu đỏ đậm đến màu cánh gián với chất lượng phải nói là tuyệt hảo.

Theo những gia đình có nhiều đời truyền thống chế biến nước mắm Nam Ô thì chuyện chế biến nước mắm không phải dễ. Bên cạnh những kinh nghiệm thì tuân thủ quy trình làm nước mắm rất nghiêm ngặt. Chỉ cần sơ ý một tí, nước mắm sẽ mất ngon. Ngày nay, nước mắm Nam Ô gần như đã trở thành loại đặc sản “một thời vang bóng” vì nước mắm Nam Ô dần dần mất đi cái danh chất lượng của nó. Người ta nhắc lại chỉ để nuối tiếc ngậm ngùi xen lẫn sự xót xa. Chúng ta hy vọng một ngày nào đó nước mắm Nam Ô sẽ lấy lại được những gì đã vuột khỏi tầm tay.



Hoàng Sa
Cách đất liền tới 150 hải lý, là đồn điền tiêu của tổ quốc Việt Nam, án ngữ ba kinh độ: từ 1110 đến 1130 Đông và ba vĩ độ: từ 150 đến 170 Bắc. Quần đảo Hoàng Sa từ lâu lắm rồi đã là lãnh thổ Việt Nam, nay là một huyện của thành phố Đà Nẵng.

Trên các bản đồ vùng Đông Nam Á do người phương Tây vẽ vào các năm 1595 và 1613 đều có ghi quần đảo này thuộc về vương quốc An Nam, tên gọi của nước ta ngày đó. Có điều họ gọi đó là quần đảo Praxen (sau đọc chệnh thành pa – ra – xen) cũng như gọi quần đảo Trường Sa là Xpratli.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 hòn đảo lớn nhỏ, chia ra làm hai nhóm: nhóm phía Tây có tên chung là nhóm lưỡi liềm vì các đảo sát liền nhau như một vầng trăng non hình lưỡi liềm; nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh. Tất cả đều là đảo san hô có nơi ăn liền với đảo, có nơi lại hình thành một vành khăn bao bọc một vùng nước tạo nên một đầm nước lặng giữa biển khơi. Đầm nước thông với bên ngoài nhờ một cửa thông tức chỗ gãy vỡ ở một đoạn vành khăn, đó cũng là lối cho thuyền bè vào ra.

Nhóm lưỡi liềm ở các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Anh, Duy Mộng, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn…. Trong số này đảo Hoàng Sa lớn nhất nên đã được lấy tên riêng của mình đặt thành tên chung cho cả quần đảo. Đảo có hình dáng tựa quả xoài đặt nằm nghiêng trên mặt biển, chiều dài non 1km và chiều rộng khoảng 700m. Quanh đảo có một bãi cát vàng bao bọc. Thực ra đây là những mảnh vụn san hô vỡ ra thành cát. Trên đảo cây cối xanh tươi mọc thành rừng. Dừa và phi lao thì bạt ngàn. Tiếp theo là loài bàng biển cao tới 10m, rồi mù u cao khoảng 7m. Sát mặt đất là bỉm bỉm, cỏ chông, cỏ xả tử. Lối vào bến chính của đảo là về phía đông. Tại đó có một cầu tàu xây vươn ra ngoài bãi san hô, dài 180m. Cầu tàu dẫn đến khu trung tâm đảo, nơi đó có giếng nước ngọt, có trạm khí tượng lập từ năm 1938 và ngọn hải đăng cũng được xây dựng khoảng thời gian đó. Trạm khí tượng kiêm vô tuyến điện báo ấy với những viên chức Việt Nam điều hành ngay tư khi thành lập, từng được tổ chức khí tượng quốc tế biểu dương về những số liệu quan trắc của nó tạo an toàn cho tàu biển và máy bay qua lại vùng biển Đông.

Đảo Hoàng Sa cũng như phần lớn các đảo khác trong cụm có một tài nguyên đáng chú ý là nguồn phân bón phốt phát vô tận. Loại phân bón này do nguồn phân chim tích lũy hàng bao đời tạo ra. Nước mưa cuốn theo chất phốt phát hòa tan với những san hô đã phân hóa tạo thành những mỏ phốt phát vôi lộ thiên. Từ năm 1920, chính quyền thực dân đã cho phép một công ty Nhật Bản khai thác phốt phát ở đây. Năm 1956, thời ngụy quyền Sài Gòn, một công ty tư bản cũng ra đây khai thác nguồn phân bón đó. Nằm ở phía Tây Nam đảo Hoàng Sa là đảo Quang Anh và đảo Hữu Nhật. Chỉ hòn đảo sau mới có nước ngọt và có một miếu nhỏ lập từ thời Gia Long.

Nhóm phía Đông nằm về phía Đông Bắc nhóm lưỡi liềm có tên nhóm An Vĩnh, ấy tên một làng ở tỉnh Quảng Ngãi cũ có nhiều người tham gia đội Hoàng Sa là một đội công tác đặt ra từ đầu đời Nguyễn, hàng năm cứ tới tháng 3 là ra các đảo này tìm kiếm hải sản, đến tháng 8 quay về đất liền. Nhóm này gồm các đảo Phú Lâm, Linh Côn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Tây, đảo Nam…. Lớn hơn cả ở nhóm này là đảo Phú Lâm và Linh Côn (kể chung cả quần đảo Hoàng Sa thì đây cũng là hai đảo lớn nhất vì diện tích rộng tới 1,5km2). Tại đó, cây cối cũng phong phú như bên đảo Hoàng Sa.

Với trên 30 hòn đảo lớn nhỏ giữa biển Đông, quần đảo Hoàng Sa cùng với hàng trăm hòn đảo của quần đảo Trường Sa từ rất lâu đời thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều khẳng định này hoàn toàn có cơ sở pháp lý vững chắc với đầy đủ tư liệu văn kiện lịch sử và thực tế. Ngày từ năm 1701, những giáo sĩ phương Tây đi trên con tàu Amphitrit từ Pháp sang Trung Quốc đã viết trong một bức thư: “Tàu thuận gió chẳng bao lâu là tới ngang tầm Hoàng Sa. Đó là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam”. Giám mục Maranh (Marin) thì đã thuật lại vụ ba chiếc tàu buôn Hà Lan từ Nhật về năm 1714, gặp bão ở Hoàng Sa, đoàn thủy thủ đã lên được đảo, được ngư dân Việt Nam đưa về Nha Trang, chúa Nguyễn đã cấp tiền gạo và giúp họ lên tàu khác về nước Sê – nhô (Chaigneau) một người Pháp làm việc tại triều vua Gia Long đã viết trong “Tờ trình về xứ Đàng Trong” năm 1820 gửi về Pháp: “Nước An Nam gồm xứ Đàng Trong, xứ Đông Kinh một số đảo có dân cư không xa bờ biển và đảo Hoàng Sa”.

Năm 1833, giám mục Ta – be (Taberd) cũng xác nhận: “Tôi không liệt kê hết các hòn đảo ở Nam Kỳ, tôi chỉ lưu ý rằng từ 34 năm nay, quần đảo Pa – ra – xen mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều hòn đảo… đã do người Việt xứ Đàng Trong chiếm hữu”.


Trong thư tịch Việt Nam thì Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) rồi các xứ thần nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đã viết nhiều về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và trên thực tế thì suốt thế kỷ 18 và 19 các đội Hoàng Sa vẫn ra đảo làm việc.

Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ

Được khánh thành đi vào hoạt động vào 2/ 9/ 1998. Bà Nà do người Pháp phát hiện vào tháng 4/ 1901. Ngày 15/ 11/ 1902 hoàng thành con đường lên Bà Nà dài khoảng 20km, 27/ 5/ 1919 chuẩn y bản vẽ thiết kế khu nghỉ dưỡng Bà Nà cho quan chức Pháp tại miền trung. Qua 2 cuộc chiến tranh hàng trăm ngôi biệt thự và công trình công cộng trên đỉnh Bà Nà trở thành hoang phế.


Bà Nà cao 1.482m trên đỉnh có một số khu vực bằng phẳng. Nhiệt độ ở Bà Nà có mức chênh lệch khá cao so với đồng bằng từ 10 – 12 độ. Mùa hè dao động từ 15 – 26 độ giữa trưa hiếm khi vượt quá 25 độ. Đặc biệt Bà Nà có 4 mùa trong ngày: sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông… thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng tiêu khiển, bồi bổ sức khỏe….

Theo số liệu chưa đầy đủ, Bà Nà có khoảng 544 loài thực vật bậc cao và 256 loài động vật, trong đó có 6 loài thực vật và 44 loài động vật ghi vào sách đỏ…. Ngày 9/ 8/ 1986, khu Bà Nà – núi Chúa được công nhận là rừng đặc dụng. Hiện nay, một số biệt thự tại khu du lịch Bà Nà đã được trùng tu đầy đủ tiện nghi, sẵn sàng phục vụ khách tham quan. Công trình cáp treo dài 1km trên đỉnh đã được hoàn thành vào ngày 29/ 3/ 2000. Bà Nà – Núi Chúa một thắng cảnh được gọi Đà Lạt miền Trung, một thắng cảnh không thể bỏ qua của thành phố Đà Nẵng.


Bà Nà – Núi Chúa cách thành phố Đà Nẵng 30km phía Tây, thuộc phạm vi hành chính của hai xã Hòa Ninh và Hòa Phú, huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng.
Nằm trong tọa độ địa lý: 15055’ đến 1604’20” vĩ độ Bắc và 107059’25” đến 10806’30” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên – Huyện Hòa Vang. Phía Nam giáp Huyệy Đại Lộc – Quảng Nam. Phía Đông giáp các xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong – huyện Hòa Vang. Phía Tây giáp huyện Hiên – Quảng Nam.
Tổng diện tích toàn khu vực: 17.641ha
Diện tích đất khu du lịch đỉnh núi Bà Nà: 25.830m2. Trong đó, Bà Ná: 7.500m2; Núi Chúa: 16.200m2; khu Đá xẻ và các khu lẻ khác: 2.130m2.
Như vậy, Bà Nà – Núi Chúa nằm ở vùng giao lưu giữa miền Bắc và miền Nam, đặc trưng cho vùng rừng núi chạy dài ven biển miền Trung.

Hệ thống núi Bà Nà – Núi Chúa có độ cao cao nhất là 1.487m, thuộc thượng nguồn của ba nhánh sông chính: phía Đông là những nhánh suối đổ về sông Túy Loan; phía Nam là các nhánh suối đổ về sông Lỗ Đông; phía Tây là các nhánh suối đổ về phía sông Vàng.


Đặc điểm địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều hệ suối, độ dát sườn núi ngắn, độ chênh cao địa hình lớn, độ cao trung bình hơn 800m, độ dốc phổ biến là 25 – 350.
Địa chất – Thổ nhưỡng: nền địa chất trong khu vực gồm 3 loại đá: Đá Granit, Đá sét biến chất, Đá cát kết.
Bao gồm 3 nhóm đất chính: nhóm đất Feralit núi thấp phát triển trên các loại đá Granit, sét biến chất, đá cát kết, có diện tích là 11.816ha; nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên các loại đá Granit, đá cát kết có diện tích là 1.062ha; nhóm đất Feralit đồi thấp phát triển trên đá Granit, cát kết và biến đổi do trồng lúa nước, có diện tích là 4.763ha.
Khí hậu – thủy văn: là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa lớn, phân bố không đồng đều, do ảnh hưởng yếu tố địa hình. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng, hình thành đai á nhiệt đới ẩm trên núi.
Chế độ nhiệt vùng núi Bà Nà:
- Nhiệt độ trung bình năm: 18,30C.
- Nhiệt độ trung bình những tháng mùa nóng <260C.
- Nhiệt độ trung bình những tháng mùa lạnh <200C.
- Biên độ nhiệt ngày đêm: 5,30C.
Chế độ mưa ẩm:
- Lượng mưa bình quân năm: 5.185mm.
- Số ngày mưa trong năm: 189 ngày.
- Độ ẩm trung bình: 93%
Chế độ gió: Khí hậu khu vực Đình Bà Nà một năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa đông bắc hoặc tây bắc
- Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8, thường có gió mùa đông nam, đông (nồm), đôi khi có gió tây nam. Những tháng trong mùa này thường khô ráo.
Toàn bộ khu vực Bà Nà – Núi Chúa thuộc vùng thượng nguồn của ba nhánh sông Túy Loan, sông Lỗ Đông huyện Hòa Vang – Đà Nẵng và sông Vàng ở huyện Hiên – Quảng Nam. Đặc biệt của vùng này là nằm trong vòng bán sơn địa nên vùng thượng nguồn có nhiều khe suối nhỏ chia cắt địa hình phức tạp và độ dốc lớn. Hệ thống thủy văn ở Bà Nà kết hợp với hình cao, dốc, tạo ra nhiều ghềnh, là điều kiện để xây dựng những điểm tham quan du lịch.

Hệ thực vật: qua điều tra bước đầu đã thống kê được 544 loại thực vật bậc cao thuộc 379 chi, 36 họ thực vật khác nhau. Trong 136 họ thực vật đã thống kê được có một số họ cây gỗ có nhiều công dụng khác nhau:


- Nhóm loại cây độc: 10 loài thuộc 8 họ
- Nhóm cây có quả ăn được: 28 loài thuộc 16 họ
- Nhóm cây nấu nước uống: 4 loài thuộc 3 họ
- Nhóm loài cho rau và thay rau: 13 loài thuộc 11 họ
- Nhóm làm thức ăn gia súc: 8 loài
Ngoài ra có một số loài chưa xác định được công dụng của nó.

- Các loài cây quý hiếm:


Cắn cứ vào tiêu chuẩn đã được tổ chức Bảo vệ thiên nhiên về tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (LUCN) đưa vào sách đỏ là những loài: Trầm hương, Cẩm lai, Sến mật, Trắc, Kim Giao, Gụ Lau.
Hệ động vật: dựa vào kết quả sưu tầm mẫu vật, quan sát ở thực vật, cùng với những số liệu đã có, Sở Nông – Lâm Thủy Sản Tp Đà Nẵng đã thống kê được 156 loài trong đó:
- Lớp thú có 62 loài thuộc 26 họ, 8 bộ
- Lớp chim 179 loài thuộc 46 họ, 16 bộ
- Lớp bò sát 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ
So sánh với thành phần loài của vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) thì thành phần loài của khu vực Bà Nà cũng tương ứng với khu Bạch Mã.
- Đặc điểm khu hệ động vật Bà Nà:
Với những kết quả thống kê được cho thấy động vật khu vực Bà Nà rất phong phú, đặc trưng cho khu hệ động vật Nam Trường Sơn với các loài hươu vàng, cheo cheo, chồn dơi, sói vàng, trĩ sao, gà lôi lông trá, khỉ đuôi dài, trăn dây,…. Đặc trưng cho khu hệ động vật Bắc Trường Sơn như gà tiền mặt vàng, gà lôi lam mào trắng, trút, …. Đặc trưng cho khu đệm giữa hai hệ động vật Bắc và Nam Trường Sơn.
- Nhóm động vật quý hiếm:
Tổng số loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn của tổ chức Bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (LUCN) là 44 loài. Trong đó, lớp thú: 23 loài, lớp chim 12 loại, lớp bò sát: 9 loài. Trong 44 loài động vật quý hiếm có 9 loài thú, 3 loài chim và 2 loài bò sát thuộc đối tượng có nguy cơ bị tuyệt chủng, đó là: Chà vá chân nâu, Vượn má hung, Chó sói, Gấu chó, Gấu ngựa, Hổ, Báo hoa mai, Hươu vàng, Hoẳng lợn, Gà lôi trắng Beli, Gà lôi lam màu trắng, Ac là, Rắn hổ chúa. Trong số đó, Hoẵng và vượn má hung còn tương đối nhiều.

Giai đoạn tìm kiếm và phát kiến (1900 – 1915)


Tháng 02/1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer giao nhiệm vụ cho Đại úy Thủy quân lục chiến Debay đi thám sát và nghiên cứu với bán kính 150km trong dãy Trường Sơn tính từ Đà Nẵng nhằm tìm kiếm một địa điểm để dựng khu điều dưỡng cho người Pháp ở miền Trung Trung bộ, cụ thể là cho người Pháp ở Huế và Đà Nẵng.
Theo lệnh trên, Đại úy Debay đã khảo sát khu Đồng Ngãi (phía Tây Huế), A – Touat (Lào), Lô Đông và Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.
Cuộc khảo sát gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên đến cuối tháng 7/ 1900, đoàn khảo sát tan rã, không thu được kết quả gì.
Không từ bỏ ý định thiết lập một khu an dưỡng ở miền Trung Trung bộ, tháng 12/ 1900, Toàn quyền Doumer giao cho Đại úy Debay tiếp tục cuộc khảo sát. Phái đoàn thứ 2 này, ngoài Đại úy Debay là trưởng phái đoàn có Trung úy Becker của đơn vị Bộ binh nhẹ Phi Châu, Trung úy Decherf của Trung đoàn 3 lính bản xứ Bắc kỳ Vener của trung đoàn 10 bộ binh thuộc địa. Phái đoàn rời Hà Nội, ngày 12/ 02/ 1901, đến đi Đà Nẵng ngày 14/ 02 và ngày 22/ 02 đến Huế để bắt đầu cuộc khảo.

Sau nhiều cuộc thám sát gay go, cuối cùng vào tháng 4/ 1901 phái đoàn đã phát hiện ra Bà Nà, địa điểm mà Đại úy Debay đã ghi trong báo cáo là: “Trong rặng núi của thung lung Túy Loan một địa điểm khả dĩ để thiết lập một nơi an dưỡng”.


Do nhiều nguyên nhân, cuộc khảo sát Bà Nà tạm dừng và phải đến ngày 17/ 7, Debay và Becker mới trở lại Bà Nà để lại ở Đà Nẵng Trung úy Decherf còn đang bị bệnh. Cuộc khảo sát lần này kéo dài cho đến ngày 08/ 08/ 1901. Sau cuộc khảo sát này, Debay đã có một báo cáo tương đối toàn diện cho toàn quyền Doumer về vị trí địa lý, khí hậu, động vật, thực vật, thủy văn và ông cũng đề xuất phương án xây dựng con đường đến Bà Nà. Từ những đánh giá toàn diện, Debay đã khẳng định Bà Nà là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất so với những nơi ông từng đến trước đây, vì những lý do sau đây:
- Không khí trong lành, rất thích hợp với người Châu Âu
- Vị trí gần thành phố Đà Nẵng, đi lại tương đối dễ dàng
- Có hàng loạt những cao nguyên nho nhỏ từ 1 – 2 ha cách nhau không xa, có thể xây dựng - những nơi ở và dễ dàng nối liền chúng lại với nhau bằng con đường nhỏ.
- Quang cảnh lý tưởng, có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
Ngay khi nhận được báo cáo của Debay, Toàn quyền Doumer đã cho phép mở ngay con đường lên đỉnh Bà Nà. Một dấu mối đáng lưu ý trong thời gian này: ngày 2/ 10 Trung úy Decherf, trong khi đang giám sát việc xây dựng một chiếc cầu, đã bị thương nặng do cây to đổ nhằm và đã qua đời ở Đà Nẵng vào ngày 5/ 10. Đến ngày 15/ 11/ 1902 con đường mòn lên đỉnh Bà Nà đã hoàn thành. Ngay trong thời điểm này, người Pháp đã xây dựng một căn nhà lớn ở độ cao 1.360m, dự phòng cho cuộc thăm viếng và ở lại ngắn ngày của Toàn quyền Doumer. Đáng tiếc, vì những lý do khác nhau mà toàn quyền Doumer đã không thể đến thăm Bà Nà – nơi mà ông đã dồn mọi quyết tâm và với ý chí sắt đá của mình Đại úy Debay đã vượt qua bao gian khổ để tím ra…. Sau đó một thời gian Bà Nà bị rơi vào quên lãng.

Thực ra, từ sự lỗi hẹn của Toàn quyền Doumer với Debay vào cuối năm 1902 đến 1915, Bà Nà không phải hoàn toàn rơi vào quên lãng. Mà vì sự hấp dẫn của “một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời” (qua lời kể của Debay) và sự tò mò về “một loại cây có nhựa” mà một số cán bộ lâm nghiệp và nhà buôn Pháp lúc sống giở lầm tưởng là cao su đã thôi thúc nhiều cuộc tìm kiếm nữa. Chẳng hạn:


- Cuộc khảo sát của ông H. Cosserat và Travel bạn ông vào tháng 7/ 1904
- Cuộc khảo sát của hai kiều dân Pháp ở Đà Nẵng: ông Meunier và ông Demars – viên chức của công ty chè ở Trung Bộ (nguyên là hiệu buôn Lombard và công ty ở Đà Nẵng) để tìm kiếm cây cao su vào tháng 6/ 1906.
- Cuộc khảo sát của ông Amedeo, nhân viên lâm nghiệp ở Đà Nẵng thực hiện vào tháng 9/ 1909.
- Cuộc khảo sát của ông Dujadin, giám đốc phân khu lâm nghiệp Đà Nẵng vào tháng 5/ 1914.
Trong khoảng 9 năm đằng đẳng ấy (1906 – 1915) dù đã có những cuộc khảo sát lác đác nêu trên, nhưng Bà Nà vẫn bị rơi vào quên lãng nếu không có sự kiện quan trọng là vào ngày 31 tháng Giêng năm 1912, chính phủ toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định công nhận Bà Nà là khu bảo tồn lâm nghiệp.
Giai đoạn tập trung nghiên cứu và kiến thiết Bà Nà (1915 – 1923)
Sự kiện công nhận Bà Nà là khu bảo tồn lâm nghiệp đã đánh dấu mốc quan trọng thúc đẩy sự tập trung nghiên cứu rặng núi và góp phần to lớn thu hút sự quan tâm đến nó.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nghiên cứu tìm kiếm những khả năng để xây dựng một khu nghỉ mát trên núi Bà Nà, năm 1915 ông Gulbler, giám đốc Sở lâm nghiệp Trung bộ đã giao cho ông Marboeuf, lúc này là Giám đốc phân khu lâm nghiệp Đà Nẵng thực hiện các cuộc khảo sát nhằm mục đích nghiên cứu lâm sinh của Bà Nà, đồng thời xác định lại con đường của Đại úy Debay.
- Cuộc khảo sát thứ nhất từ ngày 23 – 27/ 8/ 1915, Marboeuf đã phát quang con đường Debay cũ.
- Cuộc khảo sát thứ hai vào tháng 10/ 1915, Marboeuf đã ở lại trên đỉnh Bà Nà 21 ngày. Từ đây, ông chỉ đạo việc xây dựng Trạm Lâm nghiệp đầu tiên trên đỉnh Bà Nà.

Cũng từ cuộc khảo sát lần thứ hai này, ông Marboeuf đã có một báo cáo đầy thú vị về Bà Nà. Ông đã ví Bà Nà như Langbiang và ông đã ngồi vắt vẻo trên một thân cây ngoài nắng từ 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều để sưởi ấm trong một cảm giác vô cùng sảng khoái.


Bị quyến rũ bởi Bà Nà năm 1916 bác sĩ Gaide, Giám đốc Sở Y tế Trung bộ quyết định lên Bà Nà để xem thực hư như thế nào nhằm ra quyết định xây dựng khu nghỉ mát. Cùng đi với ông Bác sĩ Gaide là Bác sĩ Judet de Lacombe, bác sĩ Trưởng Đà Nẵng ông Denisse, Giám đốc Công ty Dầu lửa Pháp Á ở Đà Nẵng và ông Dujardin, giám đốc: khu lâm nghiệp Đà Nẵng. Lúc bấy giờ đường lên Bà Nà còn khó khăn, cực nhọc nhưng bù lại họ đã được tận hưởng một quang cảnh tuyệt mỹ với một khí hậu êm dịu không ngờ.
Từ năm 1917 – 1918, tập trung cho việc tu sửa đường xá. Trong khoảng thời gian này ông Beisson, một luật sư bào chữa ở Đà Nẵng đã từng lưu tại Trạm lâm nghiệp trên đỉnh Bà Nà 18 ngày. Trở về Đà Nẵng, vì quá thích thú với cuộc nghỉ mát của mình, ông lập tức làm đơn xin chính quyền cho phép xây dựng một ngôi nhà riêng tại Bà Nà. Tháng 5/ 1919, ông Beisson nhận được giấy phép xây dựng nhà ở. Từ đây, cùng với một thầu khoán người Việt Nam, ông bắt tay vào việc thực hiện nguyện vọng của mình và đến tháng 7/ 1920 ngôi nhà đầu tiên, theo sáng kiến của tư nhân đã có tại Bà Nà.
Điều đáng lưu ý trong năm 1919 là theo lệnh của ông Gullbler, Giám đốc sở Lâm nghiệp Trung bộ, ông Coursange, nhân viên Kiểm lâm tập sự, được sự giúp đỡ của linh mục Vallet, linh mục phụ trách xứ đạo Phú Thượng, đã đổi lộ trình lên núi. Thay vì đi theo lối cữ của Đại úy Debay từ Hội Vực (Hòa Phú), họ đã bắt đầu từ Cao Sơn – An Lợi để lên đỉnh Bà Nà (như hiện nay). Sự thay đổi lộ trình trên, ngoài việc đi lại thuận lợi, nó còn mở ra cơ hội tốt cho việc phát triển ngành trồng và chế biến chè của toàn vùng. Lúc bấy giờ các chi nhánh buôn chè nổi tiếng của hiệp hội Thương mại Đông Dương, Phi Châu, các hãng buôn J Flard, Cuenin,… đã có mặt thường trực tại đây.
Thông qua các hiệu buôn nổi tiếng, chè Phú Thượng một thời kỳ từng vang bóng khắp năm châu. Từ một vùng trung du nghèo khó, lặng lẽ, bỗng trờ nên rộn ràng, tấp nập, bóng dáng những cô thôn nữ hái chè trên nương sớm trở nên quen thuộc với khách đường xa.
(Ngày nay Bà Nà đã được phục hồi và tái thiết. Con đường xưa nay đã rộng mở. Nên chăng có những chính sách để phục hồi và phát triển nghề trồng và chế biến chè truyền thống của vùng An Ngãi – Cao Sơn).

Về mặt hành chính, trong thời gian này đã có những quyết định quan trọng đối với Bà Nà.


- Ngày 27/ 05/ 1919, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y bản vẽ mặt bằng phân lô cấp đất xây dựng do Leprince, nhân viên Sở Công chính Quảng Nam vẽ theo yêu cầu của Công sứ Quảng Nam ông Galtier.
Qua bao thăng trầm, cuối cùng cũng đến lúc chính quyền Đông Dương quan tâm đến khu nghỉ mát Bà Nà.
- Năm 1920, ba bác sĩ: Marque, A. Sallet và Raynaud lên Bà Nà để khảo sát và lập báo cáo đánh giá về vệ sinh dịch tể của khu nghỉ mát Bà Nà.
- Tháng 02/ 1921, ông Emile Morin, một nhà buôn ở Đà Nẵng đã tiến hành xây hai ngôi nhà lớn với 22 buồng tiên nghị trên đỉnh Bà Nà. Đến tháng 5/ 1923 khách sạn này bắt đầu đón khách.
- Những con đường mòn nhỏ nối liền các nền nhà (mà ngày nay vẫn còn dấu vết) cũng được mở trong thời gian này bởi các nhân viên Sở lâm nghiệp Trung bộ, gồm: các ông Paoli, Spick, Cadays, Niolle, … theo lệnh của Giám đốc Sở: ông Boulangé. Đặc biệt, ông Vissac – Kỹ sư Sở Công chính Đà Nẵng là người trực tiếp chỉ đạo việc mở con đường Ô tô từ cầu An Lợi lên đến độ cao 300m, rút ngắn thời gian đi từ Đà Nẵng lên Bà Nà chỉ còn 5 tiếng.
Tiến độ xây dựng đường ô tô của Pháp trong thời gian này rất chậm. Năm 1938, lên đến cao trình 600m, năm 1939: 900m, năm 1940: 1.200m và sau đó 1.400m.
Từ công trình giao thông này các biệt thự, nhà hàng dần dần mọc lên, nhất là ở cao độ từ 1.200m trờ lên đỉnh. Theo tài liệu của Cadière, lúc này Bà Nà đã có đến 100 công trình bao gồm các biệt thự và các nhà hàng, bưu điện, trạm xá, nhà nguyện,… mỗi tháng trung bình đón từ 120 – 150 người đến lưu trú, nghỉ dưỡng. Cao điểm năm 1943 cólúc lên đến 450 người.
Giai đoạn hoang phế (1945 – 1975)
Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, Bà Nà gần như bỏ trống không sử dụng vào mục đích nghỉ mát.
- Trong thời kỳ chống Mỹ, quân đội Mỹ đã chiếm đỉnh Bà Nà lập đồn trú để quan sát và khống chế toàn khu vực thành phố Đà Nẵng và cánh Tây Hòa Vang. Lúc này, việc vận chuyển của quân đội Mỹ chủ yếu bằng máy bay trực thăng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), do không có người quản lý các công trình kiến trúc đã bị hoang phế càng thêm hoang phế hơn do sự đập phá bừa bãi để tìm phế liệu.
Sau năm 1975, đã có những cuộc khảo sát với mục đích khác nhau của các ngành lâm nghiệp, dược, du lịch, khoa học công nghệ và môi trường… cho đến ngày 11/10/1997, tại quyết định 3754/QĐ – UB của UBND thành phố phê duyệt dự án khả thi xây dựng tuyến đường du lịch phân khu nghỉ mát Bà Nà, khu du lịch Bà Nà thực sự được đánh thức sau gần một thế kỷ hoang phế.
Giai đoạn phục hồi, tái thiết (1997 - nay)
Gần một thế kỷ, do chiến tranh và thời gian hủy hoại, các công trình kiến trúc cũ của khu nghỉ mát Bà Nà đã đi vào hoang phế. Sau một thời gian khảo sát và nghiên cứu toàn diện Bà Nà, đầu năm 1997, UBND thành phố Đà N84ng chỉ đạo các ngành, các cấp dồn mọi nỗ lực để phục hồi và tái thiết khu du lịch Bà Nà nhầm mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của nhân dân và tham quan cho khách du lịch.
Trong giai đoạn này, cần lưu ý những chủ trương sau đây:
- Quyết định 199/CT ngày 9/6/1986 của chủ tịch Hội Đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) công nhận khu Bà Nà – Núi Chúa là rừng đặc dụng.
- Quyết định 3754/QĐ – UB ngày 11/10/1997 của UBND thành phố phê duyệt dự án khả thi xây dựng tuyến đường du lịch lên khu nghỉ mát Bà Nà.
- Quyết định 505 5/QĐ – UB ngày 04/9/1998 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch nghỉ mát Bà Nà.
- Công văn 470/CV – UB ngày 04/04/1998 của chủ tịch UBND thành phố V/v giao cho Công ty du lịch dịch vụ thành phố Đà Nẵng cải tạo và xây dựng các biệt thự, xây dựng các cơ sở dịch vụ và nhà hàng phục vụ du lịch tại Bà Nà.
Với quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, ngày 02/09/1998, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 54 Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và 140 năm quân dân thành phố Đà Nẵng đánh thực dân Pháp các hạng mục công trình thiết yếu tại Bà Nà như đường giao thông, phục hồi 2 biệt thự, xây dựng các bungalow và một nhà hàng 300 chỗ,… đã hoàn thành, khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa chính thức khai trương và đón khách.
Hiện nay, tại khu du lịch Bà Nà, hai trong số hàng trăm biệt thự của Pháp đã được khôi phục với tên gọi mới là biệt thự Hoàng Lan và biệt thự Vọng Nguyệt. Ngoài ra tại khu trung tâm trên đỉnh ở độ cao 1.450m là một khu Bungalow gồm 24 giường nghỉ theo từng gian riêng biệt, một nhà gồm 150 chỗ ngồi và các dịch vụ: quầy bar, karaoke, thiết bị tham quan, dã ngoại, picnic, camping do Trung tâm du lịch Bà Nà thuộc Công ty du lịch dịch vụ Đà Nẵng (Danatour trực tiếp quản lý) sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, từ nay đến cuối năm 1999, các công trình cơ bản như hệ thống cấp nước, điện thắp sáng và các công trình công cộng khác như bưu điện, sân tennis, khu bảo tồn động thực vật vườn hoa, cây cảnh… các dịch vụ ăn uống, giải khát, chũa bệnh củ các thành phần kinh tế sẽ lần lượt hình thành tại Bà Nà. Dự kiến, đến 29/03/2000, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng, công trình cáp treo ( cabine cable ) với công suất 400 khách/ giờ sẽ hoàn thành. Toàn bộ con đường từ Hòa Khánh đến Bà Nà sẽ được thẩm thấu nhựa. Các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao như : cầu lông, công viên khủng ling, bảo tàng tiêu bản động thực vật, vườn hoa cây cảnh…. Sẽ chinh thức khai trương phục vụ khách.


tải về 223.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương