Thuyết minh tỉnh Bình Định giới thiệu sơ nét về tỉnh Bình Định



tải về 134.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích134.75 Kb.
#12582
Thuyết minh tỉnh Bình Định

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Giới thiệu sơ nét về tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định diện tích 6.067 km2, dân số 1.461.046 người, phía Bắc giáp Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Bình Định có bờ biển dài 134 km. Địa hình chia làm ba vùng rõ rệt: đồi núi, đồng bằng, cồn cát và đầm hồ ven biển. Nhiệt độ trong năm dao động từ 250C tới 300C. Lượng mưa trung bình từ 1.700 mm/năm.

Kinh tế của tỉnh Bình Định chủ yếu là ngư nghiệp, sản lượng hải sản hàng năm đạt trên 50.000 tấn, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá Thu, cá Ngừ, cá Trích, cá Chuồn…35 loài tôm, 20 loài mực, đặc biệt có yến sào, tôm hùm, cua huỳnh đế. Về nuôi trồng thủy sản tổng diện tích nước lợ tự nhiên của Bình Định khoảng 7.600 ha, có địa hình và môi trường thích hợp với nhiều loại thủy sinh vật như tôm sú, tôm bạc, tôm đất. Về nông nghiệp trồng trọt là ngành sản xuất chính, kế đó là chăn nuôi. Cây lúa và cây sắn là hai loại lương thực hàng đầu của tỉnh. Bình Định còn có khả năng trồng các loại cây công nghiệp như dừa, dâu tằm, mía, tiêu, lạc, chuối, điều. Về khoáng sản: cát có hàm lượng titan lớn từ 80g đến 500g/m3 cát, đá Granite có rất nhiều với màu sắc đẹp, không phai, tính trang trí cao. Năm 1992, kim ngạch xuất khẩu của ngành khai thác đá đạt 1,215 triệu USD.

Quy Nhơn có cảng rất lớn, cảng nằm ở vùng điểm các nguồn tàu của Việt Nam đến các nước và gần đường hàng hải quốc tế. Cảng Quy Nhơn nằm kín đáo trong đầm Thị Nại có diện tích 30km2, độ sâu trung bình 5 – 6m. luồng chạy tàu 10 – 11m đảm bảo cho tàu 15000 tấn ra vào thường xuyên. Bờ biển từ cảng Thị Nại đến cảng Đống Đa dài 2,5km. Có thể nói mạng lưới giao thông kết hợp với cảng tại Quy Nhơn là một hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Đường 19 nối liền với Quy Nhơn và Tây Nguyên, Lào, Campuchia, còn khá tốt. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt đến tận cảng và có hai sân bay là Quy Nhơn, Phù Cát tạo nên mạng lưới liên hoàn mà ít cảng nào trong nước có được. QL19 lên Tây Nguyên là đường lên bảo tàng Quang Trung vùng thượng đạo của Tây Sơn, giữa đèo Mang Jang và đèo An Khê.

Bình Định vốn là đất cũ của Chiêm Thành, trước kia tên gì không rõ, theo sách Đồ Bàn Ký của hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Chiêm Thành lấy mất thành Địa Rí (982) vua Chiêm Thành là Xá Lợi Đà Ngô Nhật Hoan chạy vào đây đặt tên là Đồ Bàn. Năm Canh Thìn (1470), vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông phải đem quân đi đánh dẹp. Trà Toàn thất bại phải đem quân rút về trấn giữ Đồ Bàn, vua Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh, quân Chiêm Thành chống không nổi, Trà Toàn bị bắt, Đồ Bàn bị quân ta chiếm và sau đó sát nhập vào đạo Quảng Nam đổi thành phủ Hoài Nhơn. Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh năm At Tỵ (1605) chúa tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhơn thành Quy Nhơn. Bình Định là quê hương của Tây Sơn mà Tây Sơn lại có mối quan hệ khăng khít với người Ba Na, họ buôn bán qua lại. Bình Định từng là kinh đô Đồ Bàn của ChămPa, cách Quy Nhơn 27km về hướng đông bắc. Tháp Cánh Tiên là kinh đô Chămpa từ năm 1000. Năm 1799 Nguyễn Anh đánh dẹp nhà Tây Sơn và đổi tên là thành Bình Định đến năm 1814 thành bị nhân dân phá hủy.

Thành Phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn cách Tp. HCM 660 km và thủ đô Hà Nội 1070 km. Thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên 221,12 km, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 26 0C , lượng mưa trung bình năm 1.700mm, dân số hiện nay khoảng 300 ngàn người. Ngày 20/10/1898 vua Thành Thái ra dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, ngày 1/7/1998 thủ tướng chính phủ đã quyết định công nhận Quy Nhơn là thành phố cấp 2. Trải qua biết bao thăng trầm ngày nay thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ.

Thành phố Quy Nhơn hiện nay có 20 đơn vị hành chánh, gồm 16 phường và 4 xã bán đảo, đảo. Tiềm năng kinh tế đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh, sơn thủy hữu tình: Vịnh Quy Nhơn với cù lao xanh, bãi biển Quy Hòa, Ghềnh Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu, núi Nhạn, đầm Thị Nại. Quy Nhơn gần thành Đồ Bàn, thủ đô của đất nước Chiêm Thành cũ với nhiều ngọn tháp độc đáo, là thủ đô nhà Nguyễn Tây Sơn với các chùa chiền cổ kính và nhiều di tích văn hóa, lịch sử đã được xếp hạng.

Thắng cảnh Gành Ráng

Gành Ráng là một danh lam thắng cảnh của thành phố Quy Nhơn, được nhiều người biết đến. Di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng ngày 15/11/1991. Gành Ráng cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2 km về hướng nam, nối liền dãy núi Xuân Vân trùng điệp ở phía tây, đông giáp biển, nam giáp khu điều trị phong Quy Hòa. Thắng cảnh Gành Ráng trải dọc bờ biển, uốn lượn chênh vênh theo sườn núi trước mắt như phô bày những kiệt tác của tạo hóa. Có những đá dạng mặt người, đầu sư tử, vọng phu, hòn chồng … ngoài biển cách bờ biển khoảng 5 km về hướng đông có một hoang đảo: tục gọi là hòn Đất hiện lên như trôi nổi, giữa trùng dương mênh mông cùng vô số cánh buồm đánh cá.

Từ hòn Chồng men theo bờ đá đi ngược trỏ lại ta sẽ gặp những hang động dị dạng, đa hình, cổ quái do thiên nhiên tạo thành. Đặc biệt có bãi đá trứng rộng khoảng 40m toàn bộ là đá xanh tròn và nhẵn. Phía trên bãi đá có một mạch nước từ lòng núi chảy ra, tạo thành nguồn nước ngọt duy nhất phục vụ cho du khách tắm biển.

Từ đỉnh Gành Ráng đi chếch về phía tây chừng 50m ta sẽ gặp ngôi mộ bình dị hình chữ nhật xây trên ba tam cấp rộng và cao, có pho tượng Đức mẹ Maria đang trong tư thế 2 tay dang ra phía trên đầu mộ. Đó là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một nhà thơ tài hoa bạc mệnh của thi đàn thơ Việt Nam. Tại Gành Ráng còn có di tích của lầu Bảo Đại có 2 giếng tắm. Đứng ở Gành Ráng, du khách sẽ có một bức tranh thành phố Quy Nhơn được ôm ấp trong cảnh non nước mây trời thật nên thơ.



Huyện An Nhơn

An Nhơn là một huyện thuộc tỉnh Bình Định của Việt Nam. An Nhơn là một huyện đồng bằng. Nó nằm ở tọa độ 130,49 vĩ độ bắc, 109,18 kinh độ đông, nằm dọc theo trục đường QL1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về hướng tây bắc, phía bắc An Nhơn giáp huyện Phù Cát, phía đông giáp huyện Tuy Phước, phía tây giáp huyện Tây Sơn, phía tây nam giáp huyện miền núi Vân Canh.

An Nhơn có diện tích tự nhiên 242,17km. Dân số 188.719 người chiếm 97.200 nữ. Mật độ dân số khoảng 779 người/ km, phân bố không đồng đều, tập trung cao ở 2 thị trấn Bình Định, Đập Đá. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 55,50%. An Nhơn gồm 13 xã và 2 thị trấn: thị trấn Bình Định, thị trấn Đập Đá, các xã là: Nhơn Thành, Nhơn Mỹ, Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn Hậu, Nhơn An, Nhơn Hưng, Nhơn Hưng, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Lọc, Nhơn Hòa, Nhơn Thọ, Nhơn Tân.

Theo cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn”, một thời những năm 938 – 1470, An Nhơn là vùng trung tâm của vương quốc Chămpa cổ đại, với thủ đô là thành Đồ Bàn ( nay là xã Nhơn Hậu). Năm 1470 An Nhơn nằm trong huyện Tuy Viễn, cùng 2 huyện khác là Bồng Sơn và Phù Ly hợp thành phủ Hoài Nhơn. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Năm 1778, nhà Tây Sơn định đô tại An Nhơn, cải tạo thành Đồ Bàn là thành Hoàng Đế. Năm 1799, sau khi chiếm được thành Hoàng Đế của Tây Sơn, Nguyễn Anh đổi là thành Bình Định. Năm 1832 Minh Mạng lập phủ An Nhơn gồm các huyện Tuy Phước và Tuy Viễn.


An Nhơn có hệ thống giao thông thuận lợi: có đường QL1A, QL19 và đường sắt bắc – nam đi xuyên qua, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.

Nền kinh tế huyện An Nhơn tăng trưởng và phát triển tương đối nhanh. Cơ cấu kinh tế cũng thay đổi. Gía trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 9,81%; tỉ trọng công nghiệp chiếm 33,45% và thương mại – dịch vụ chiếm 13,16%. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 45,7%; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 7 triệu đồng một năm. Sản xuất công nghiệp phát triển với nhịp độ khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm ở công nghiệp là 22,93%; nông, lâm, ngư nghiệp là 3,51%. Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp nông thôn có bước phát triển. Cùng với phát triển kinh tế, huyện đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển mở rộng khu dân cư theo hướng đô thị hóa.


Năm 2006, Đảng bộ An Nhơn đã đề ra chủ trương: “Nêu cao ý thức tự lực, tự cường; tập trung sức khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế hiện có; … đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; … nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; tích cực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Ngã ba Bà Di : QL19 đi Tây Nguyên

Rẽ trái đường 19 lên Kontum cũng là đường lên bảo tàng Quang Trung. Con đường này sẽ đưa du khách lên đến vùng đất Tây Nguyên huyền bí với các nhóm dân tộc thiểu số như: Gialai, BaNa, M’nông, Êđê… các thác nước hùng vĩ như Draysap, Đrâynu, Trinh Nữ … các buôn làng nằm sâu giữa rừng đại ngàn. Đặc sản trên QL19 này là măng khô và rượu Bàu Đá. Từ đây theo QL 1A một đoạn nữa phía bên phải, trên một ngọn đồi có 3 tháp nhỏ, đó là tháp Bánh Ít. Sau khi qua cầu Bà Di thì tới thị trấn Bình Định, trị trấn Phú Mỹ, thị trấn Bồng Sơn huyện Hoài Nhơn, thị trấn Tam Quan nổi tiếng về dừa. Tam Quan là thị trấn cuối cùng của tỉnh Bình Định, là ranh giới giữa Bình Định và Quảng Ngãi.



Tháp Bánh Ít

Thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước nằm cạnh đường từ thành phố Quy Nhơn đi QL1A, cách chỗ đường giao nhau khoảng 500m về phía đông. Tương truyền có bà Thị Thiện làm bánh ít và bán ở chân núi nên Tháp mới có tên như thế. Tháp có niên đại vào khoảng cuối thể kỷ XI đầu thế kỷ XII. Hiện nay chỉ còn lại 4 kiến trúc, nhưng mỗi kiến trúc trong tháp lại là một loại hình kiến trúc riêng biệt, là một sắc thái nghệ thuật khác nhau. Ngôi tháp chính uy nghi, ngôi tháp nam mái cong hình yên ngựa thơ mộng, tháp đông nam với những hình trang trí dưới dạng quả bầu lọ trên các tầng gây cho người xem một cảm giác rộn ràng, cởi mở, tòa tháp cổng đĩnh đạc trầm tư. Đến thăm tháp Bánh Ít, du khách có thể được thưởng ngoạn những vẻ đẹp đa dạng và phong phú, có thể thỏa mãn nhiều cảm xúc khác nhau.


Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành tráng, các cột ốp, các đường gờ nhô ra dọc các mặt tường, vòm của các cửa giả hình mũi lao nhọn đò sộ nhưng cũng không thiếu vẻ thanh tú về đường nét. Những nét vạch lõm nhẹ nhàng chạy dài trên các mặt tường như làm dịu đi tính trang trọng và cứng rắn của các mặt vòm khối kiến trúc, những hình hoa lá trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm, các cửa giả làm cho cả khối kiến trúc gạch như vui lên, như đang thực sự “ tiếp xúc” với người xem.

Sang ngôi tháp mới cong hình yên ngựa, ở phía nam tháp chính người xem như thấy một thâm cung huyền ảo. Những hình người, hình thú, hình chim,… tất cả đều được làm bằng gạch ở dưới chân tháp đang ưỡn người, khụy chân, dùng hai tay nâng bổng cả tòa tháp lên. Mái cong hình yên ngựa như xòe cánh bay. Trên mặt tường của kiến trúc, người nghệ sỹ Chămpa xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá, tất cả đã tạo cho ngôi tháp mái cong này hình diễm lệ, thơ mộng hiếm thấy.

Xuống phía dưới, người xem cũng gặp hai kiến trúc và hai vẻ đẹp khác nhau. Tháp cổng có hình dáng và kiến trúc như hai tháp chính nhưng nhỏ hơn, ít các chi tiết trang trí hơn, cho nên ấn tượng về ngôi tháp chính là lạnh lùng, nghiêm nghị. Trong khi đó cũng với lối kiến trúc tương tự ngôi tháp đông nam lại đem cho người xem vẻ ấm áp hơn so với tháp cổng. Những hình ảnh bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng đã che khuất và làm mờ đi những nét cứng cỏi, khô khan và nhờ vậy mà cả tòa kiến trúc thêm dịu hơn.


Mặc dù mỗi ngôi tháp trong quần thể tháp Bánh Ít có một nét riêng nhưng nhìn chung tất cả đều có một nét chung và cũng là nét chung trong cả quần thể đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của các khối lớn. Ơ quần thể tháp Bánh Ít, những đường nứt thanh tú, những dãy hoa văn trang trí vốn là những tấm áo khoác kiều diễm cho những tháp Chăm cuối thế kỷ X (phong cách Mỹ Sơn A1) gần như đã mất đi. Thay vào đó là một phong cách mới khỏe khoắn, hoành tráng – phong cách Bình Định ra đời. Tức là ở các kiến trúc giao thời giữa phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1 kiều diễm với các tháp khỏe chắc của phong cách Bình Định. Tháp Bánh Ít vừa có nét trang nhã lại vừa có nét hoành tráng, oai nghiêm.

Tháp Cánh Tiên

Tháp nằm giữa thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu – huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km về hướng tây bắc, tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời. Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong cách Bình Định. Kết cấu gồm tiền sảnh và điện thờ (tiền sảnh bị sụp). Phía ngoài thân tháp các mặt tường được trang trí những mặt ốp và các khung dọc nhô ra. Khác với các tháp Chàm khác, tháp Cánh Tiên được xây một phần bằng sa thạch ở nửa phía ngoài các cột ốp tường và diềm mái. Tại 4 góc, mỗi tầng của tháp này là chi tiết bằng đá hình đuôi phượng nhô ra. Từ xa nhìn lại tháp Cánh Tiên còn giống như một ngọn núi lửa khổng lồ.



Huyện Phù Cát

Phù Cát là một huyện miền biển của tỉnh Bình Định. Phía đông giáp biển đông, đông nam giáp Tuy Phước, tây nam giáp An Nhơn, tây giáp huyện Tây Sơn và Hoài Ân, bắc giáp Phù Mỹ. Phù Cát gồm 17 xã và 1 thị trấn đó là thị trấn Ngô Mây. Phù Cát có sân bay Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía bắc. Dân tộc chủ yếu là Kinh và một số ít người BaNa.


Du lịch của huyện có suối nước nóng Hội Vân, chùa Ông núi (Nghinh Phong), tại xã Cát Tiến, có bãi biển Cát Tiến và Đề Gi nổi tiếng, có hòn Vọng Phu tại núi Bà … Phù Cát có đặc sản nổi tiếng là Chả Cá bởi thế mà dân gian có câu : “ Anh đi ngang cửa Đề Gi/ Nghe mùi chả cá chân đi không đành”. Ngoài ra Phù Cát còn có các làng nghề truyền thông như đan lát, gạch ngói, làng muối (Trung An, Gia Thạnh, Đức Phổ – Cát Minh), nước mắm cá cơm (Đề Gi – Cát Khánh), đá mỹ nghệ (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng) …

Huyện Phù Mỹ

Là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Phú Mỹ giáp các huyện Hoài Nhơn phía bắc, nam và tây nam giáp Phù Cát, tây bắc giáp Hoài Ân và biển đông ở phía đông. Theo thống kê năm 2005 thì huyện Phù Mỹ có diện tích là 548,9km2 với dân số khoảng 188.000 người, trong đó riêng số nữ chiếm tới 96.700 người. Mật độ dân số là 342 người/ km2.

Phù Mỹ cũng như Bình Định trước đây thuộc về nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó thuộc sứ Việt Thường Thị rồi sau này thuộc về vương quốc Chămpa. Năm 1471, sau khi đánh phá Chiêm Thành và mở bờ cõi tới núi Thạch Bi ( Phú Yên), vua Lê Thánh Tông đã đặt phủ Phù Ly để cai quản những cư dân Chiêm Thành còn ở lại và những tù nhân hay dân nghèo miền bắc được đưa vào. Sau này qua mấy lần nhập tách thì Phù Ly được chia đôi thành Phù Cát và Phù Mỹ lấy dòng sông La Tinh làm ranh giới. Trong những năm chịu sự quản lý của chính quyền Sài Gòn nơi đây được gọi là phủ Phù Mỹ. Sau 1975 được đổi thành huyện Phù Mỹ.

Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn gồm: thị trấn Phù Mỹ và Bình Dương, các xã là: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh. Huyện có 2 ga tàu hỏa thuộc đường sắt bắc – nam là ga Vạn Phú (xã Mỹ Lộc) và ga Phù Mỹ (thị trấn Phù Mỹ).

Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhưng tuyệt đẹp như: chùa Hang, giếng Tiên, và di tích lịch sử Đèo Nhông và đặc biệt là một vùng ven biển tuyệt đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến Hà Ra (Mỹ Đức). Trong đó bờ biển Mỹ Thọ cũng tuyệt đẹp với thắng cảnh Mũi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng, thuộc thôn Tân Phụng thu hút nhiều khách tham quan của các xã lân cận. Vùng ven biển Phù Mỹ là nhiều bãi cát dài trong đó có bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua (Mỹ Thắng) đến (Mỹ Đức) là dài nhất. Ngoài ra Phù Mỹ còn một số thắng cảnh nổi tiếng trong xã và trong huyện thôi.

Huyện Hoài Nhơn

Huyện Hoài Nhơn có diện tích tự nhiên là 41295ha, trong đó đất nông nghiệp là 15.210 ha, đất lâm nghiệp là 19.500 ha… dân số của huyện là 217.069 người với 47.917 hộ (108.719 lao động chính). Có hai thị trấn là Bồng Sơn, Tam Quan và 15 xã gồm: Hoài Hảo, Hoài Sơn, hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Đức, Hoài Tân, Hoài Mỹ.



Cụ Đào Duy Từ

Cụ Đào Duy Từ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ca hát. Mẹ ông là người phụ nữ hát dân ca quan họ rất hay, là người gieo vào ông những bài dân ca hay như bài ca đầu đời. Ông Đào Duy Từ sống ở miền Bắc vào thời chúa Trịnh và xã hội phong kiến ngày xưa cho rằng: “xướng ca vô loại” – người mà làm nghề này không nên cơm cháo, không có gì trong xã hội. Do vậy mà ông là người rất tài giỏi mà không được trọng dụng.

Truyện kể rằng mẹ ông vì muốn cho con đi thi nên đã đến nhờ một vị quan địa phương và nhờ viên quan đổi tên Đào Duy Từ lấy họ mẹ là họ Vũ để ông được phép đi thi. Do mẹ của Đào Duy Từ hát hay nên ông quan này đã tỏ lòng trắc ẩn thương mến, viên quan đã đồng ý nhưng bà nói “sau khi đi thi con tôi đổ đạt tôi mới làm vợ ông”. Bà biết chắc con mình thi đậu nên khi ông đổ đạt, viên quan ra sức thúc giục nhưng bà không chịu, bà cản để chờ con nên viên quan này mới tiết lộ việc đổi họ của ông. Đào Duy Từ bị lột áo mũ cân đai đuổi ra khỏi trường thi vì đây là chuyện gian lận trong trường thi, mẹ ông hay tin và bà đã thắt cổ tự tử chết. Ông Đào Duy Từ đau đớn khóc suốt và ông bất mãn với chế độ chúa Trịnh. Quan giám khảo trong khoa thi năm đó khi đọc xong bài thơ của ông phải nói rằng: “đây là một nhân tài kiệt xuất”, người mà có thể “kinh ban tế thế”, có thể mở rộng cho đất nước, người có thể mang lại nguồn lợi. Nếu vị vua nào sử dụng người này thì có thể xây dựng cơ đồ vững chắc vì quan bài ông làm biết được khí thế và tài năng của ông. Lúc đó chúa Nguyễn vào Nam, xây dựng kinh đô và thiết lập đơn vị hành chính đầu tiên ngay tại miền Trung. Do lực lượng chưa lớn mạnh nên nhà Nguyễn phải chịu triều cống cho chúa Trịnh, chính vì thế mà ông cần một người tài giúp.

Tình cờ trong chuyến chúa Nguyễn đi từ Đàng Trong (tức vùng Thanh Hóa – Huế) ra Đàng Ngoài, ông đi ngang qua một quán trọ và nghe nói đến cụ Đào Duy Từ. Lúc đó chúa Nguyễn thân hành tìm đến cụ Đào Duy Từ, năm đó cụ mới 20 tuổi mà Nguyễn Hoàng đã 75 tuổi. Chúa Nguyễn đã đưa hai tay lên và nói: “xin vái Đào Tiên sinh, chúng tôi gặp tiên sinh vào Đàng Trong giúp cho cơ đồ dòng họ Nguyễn của chúng tôi”, và chúa Nguyễn Hoàng đã khóc rất nhiều: “hiện giờ tôi đã 75 tuổi nếu không gặp tiên sinh tôi sẽ di chiếu cho con cháu đời đời, hễ tiên sinh vào sẽ trải thảm đón rước để tiên sinh vào cố vấn quân sự”.

Lúc này chúa Nguyễn Hoàng rất áy náy vì không đưa Đào Duy Từ vào cùng mình, nếu làm như vậy thì chúa Trịnh sẽ nghi là có mưu đồ phản loạn. Sau đó chúa Nguyễn Hoàng vào khu vực miền Trung (Bình Định ngày nay), ít ngày sau thì cụ Đào Duy Từ cũng vào theo. Đầu tiên ông đi làm người chăn trâu cho một nhà phú hộ, ông này có những người con rất hay chữ. Sau khi đi chăn trâu ông đứng nghe những người này bình thơ thì ông mới bình lại vài câu nên khiến cho những người ở đây hết sức kinh ngạc, một người chăn trâu mà lại tài giỏi uyên bác thao lược như vậy. Sau đó cậu chủ kể cho cha mình nghe và ông đã gả con gái cho Đào Duy Từ vì kính tài năng của ông. Sau đó ông Đào Duy Từ gặp một người tên là Trần Đức Hòa, dưới triều chúa Nguyễn, ông Trần Đức Hòa này tiến cử ông với chúa Nguyễn vì khi chúa Nguyễn Hoàng mất thì người con trai đầu tiên là Nguyễn Phúc Luân lên ngôi.

Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên mặc một bộ đồ thường dân ra tiếp ông, thì ông đòi về. Lúc đó chúa Nguyễn mới thấy mình làm như vậy là sai nên vào ăn mặc quốc phục rồi mới mời cụ Đào Duy Từ vào. Lúc ông vào và nói “nếu như là bậc minh chu thì phải biết cách dùng lễ để đối đãi bậc hiền sĩ – nếu cần người tài thao túng thì phải biết dùng lễ đối xử với họ”. Sau khi ông Đào Duy Từ vào thì hai người này như là có duyên từ bao nhiêu kiếp trước bây giờ mới gặp lại nên nói chuyện với nhau rất tâm đầu ý hợp.

Cụ Đào Duy Từ đã sáng tác ra một tác phẩm “Hở trường chu cơ” điều này giống như Gia Cát Lượng có tác phẩm giống như Đào Duy Từ “Họa long vạn” – để nói đến vận của cụ Đào Duy Từ giống như là “Họa long”. Đào Duy Từ cho xây dựng Lũy Trường Dục hay Lũy Thầy: “Đố ai có cánh mà qua Lũy Thầy” do đó chúa Nguyễn rất an tâm. Nhờ tài năng của ông đã giúp cho Đàng Trong trở thành vùng đất cực kỳ trù phú. Người dân kéo đến đây qui thuận rất nhiều.

Lúc này chúa Trịnh mới cảm thấy hối tiếc vì sao có một nhân tài, một báu vật trong tay mà không biết giữ, đến khi mất thì mới thấy hối tiếc. Sau đó chúa Trịnh mới viết thư chiêu dụ Đào Duy Từ về giúp mình nhưng Đào Duy Từ đã từ chối và ông đã làm bài thơ:


“Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Ý nói là ông đã có chúa thờ, nên không thể bỏ đi được. Nhưng chúa Trịnh vẫn gửi thư qua lại liên tục. Lúc này cụ Đào Duy Từ chỉ trả lời bằng hai câu rất ngắn gọn:


“Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen”.

Năm 65 tuổi cụ bệnh rất nặng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thân hành tới Dinh thăm và đập đầu vào tường mà khóc rằng: “trời có hai dòng họ Nguyễn, hễ mất đi một vị nhân tài, một vị quân sư lỗi lạc như vậy. Ông trời cho ta giảm thọ 10 năm, cho cụ sống thêm 10 năm ta cũng chấp nhận”. Cụ Đào Duy Từ cầm tay chúa và nói rằng: “thần đã không làm hết trọng trách của một bề tôi, xin chúa thượng hãy bỏ qua”, vì tuổi già sức yếu nên ông thản nhiên ra đi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã truy niệm công ơn của ông nên phong cho ông là: “Thượng Đẳng Phúc Tầng”. Hiện nay phần mộ và đền thờ của ông đặt tại Bình Định – nơi đây là nơi người dừng chân lập nghiệp – nhưng nguyên quán thì ở miền Bắc.

Bãi biển Sa Huỳnh là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi.

Mộ Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phêrô Phanxico, ngoài ra còn có các bút hiệu: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị. Về bút danh Hàn Mặc Tử nguyên tước là Hàn Mạc Tử – có nghĩa là bức rèm lạnh. Người bạn thơ là Quách Tấn dí dỏm bảo: “Đã có rèm thì thêm bóng nguyệt vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng!”. Ông hiểu ra, thêm dấu ngã trên chữ A, Hàn Mạc hóa ra “Hàn Mặc” và Hàn Mặc Tử có nghĩa là Chàng Bút Mực. Còn bút hiệu Lệ Thanh là ghép chữ đầu của nơi sinh là Lệ Mỹ và chữ đầu của chính quán Thanh Tân.

Ông sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ (Đồng Hới) tỉnh Quảnh Bình, con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị Duy. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo tại Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất ở Bình Định. Tổ tiên vốn họ Phạm và quê quán ở Thanh Hóa. Ông cố tên Phạm Chương liên can về quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con là Phạm Bồi trốn vào Thừa Thiên đổi ra họ Nguyễn, theo họ mẹ. Thân sinh ông (Nguyễn Văn Toản) là con trưởng cụ Phạm Bồi tức Nguyễn Bồi và mẹ là Nguyễn Thị Duy, sinh hạ 8 người con; ông là người con thứ tư trong gia đình.

Năm 8 tuổi theo gia đình học tiểu học Sa Kỳ.

Năm 14 tuổi thân sinh Hàn Mặc Tử mất tại Huế.

Năm 19 tuổi thơ văn nổi tiếng bút hiệu Phong Trần, được cụ Phan Bội Châu đề cao. Được giới thiệu học tại nước ngoài, biết Hàn Mặc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch khỏi tên danh sách du học.

Từ năm 1930 – 1931, ông làm thơ và bắt đầu có tiếng.

Năm 20 tuổi Ông làm việc ở sở Đạc Điền Quy Nhơn (1932), thỉnh thoảng gửi thơ đăng ở tuần báo Phụ Nữ Tân Văn trong Nam, ký tắt bút hiệu P.T.Quy Nhơn. Tại đây Ông yêu người yêu đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc, người Huế, sinh năm 1913 (Hàn Mặc Tử chỉ dám tỏ tình qua thơ). Năm 1988 bà bị tai nạn, đưa về Huế và mất ngày 3-2-1989. Đám tang của bà có thể nói là lớn nhất tại Huế từ xưa đến nay, bà là phó ban TƯ Gia Đình PTVN.

Đầu năm 1935, ông xin thôi việc rồi vào Sài Gòn, giữ trang văn chương ở các báo Sài Gòn, Công Luận, Tân Thời, Trong Khuê Phòng. Tại đây, ông yêu Mộng Cầm người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi đó đang sống tại Phan Thiết.

Năm 1936 tự thấy mình có bệnh nên chủ động chia tay Mộng Cầm, trở về Quy Nhơn chữa trị.

Năm 1937 Mai Đình gốc Thanh Hóa, sinh năm 1919. Mai Đình là người yêu thơ Hàn. Năm 1939 trong lúc Hàn Mặc Tử bệnh tật, Mai Đình có ra Quy Nhơn thăm; khi Hàn Mặc Tử mất, Mai Đình có ra Quy Nhơn thăm mộ năm 1941; Mai Đình thăm mộ Hàn Mặc Tử lần cuối năm 1995, mất 1999 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Ngoài ra, Hàn Mặc Tử còn quen Ngọc Sương, sinh năm 1914; nhưng Ngọc Sương và Mai Đình không đi sâu vào hồn Tử như tình yêu Tử giành cho Mộng Cầm (Ngọc Sương mất năm 2002, tại TP.HCM).

Vào cuối đời Tử đau khổ cả tinh thần và thể xác. Vì vậy, nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho bạn mình người yêu thơ Hàn. Nàng là Trần Thương Thương, sinh năm 1924 tại Huế; gọi Trần Thanh Địch là chú ruột. Nhưng những bức thư tình Thương Thương viết là do Trần Thanh Địch phác họa ra (lúc ấy thương thương 16 tuổi).

Buổi sáng ngày 29-9-1940 bệnh tình Tử ngày càng nặng, Hàn Mặc Tử bước vào làng Quy Hòa với số thứ tự là 1134 trên hồ sơ nhập viện đã trở thành bệnh nhân phong Nguyễn Trọng Trí. Hàn Mặc Tử không bao giờ nhắc đến dĩ vãng tăm tiếng, quá khứ đau thương mà chỉ biết đi nhà thờ đọc kinh, cầu nguyện thiên chúa và đặc biệt tôn sùng đức mẹ Maria nhiều ân phước. Hàn Mặc Tử mơ ước trước khi chết được một lần đến kính viếng và đi kiệu Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Nhưng người con chiên ngoan đạo này đã vĩnh viễn nằm lại thành phố biển Quy Nhơn sau 52 ngày đêm vật vã với bệnh tật (11-11-1940) vì bệnh kiết lỵ.


Ông còn để lại đời những tập thơ nổi tiếng như: Gái quê (1936), Muôn Năm Sầu Thảm, Em Sắp Lấy Chồng, Em Lấy Chồng, Ở Đây Thôn Vỹ Dạ, Mùa Xuân Chín…

Hàn Mặc Tử qua đời và được an táng tại nghĩa trang của bệnh viện Quy Hòa năm 1940. Mười chín năm sau, gia đình và bạn bè Hàn Mặc Tử xin được đất ở một ngọn đồi thấp tại Gành Ráng và cải táng về đó vào ngày 13 – 01 – 1959, do Nguyễn Thị Như Ngãi, Nguyễn Thị Như Lễ, Nguyễn Bá Hiếu và Quách Tấn.



Nơi an nghỉ cuối cùng- Niềm mơ ước của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Nhắc đến Hàn Mặc Tử tất cả phải nói thành phố Quy Nhơn nơi ông sống thời niên thiếu vui tươi và thời đau khổ nhất cuối đời mình.

Từ ngã 3 Phú Tài của quốc lộ 1A vô đến trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km, nhìn lên đồi núi cao bên trái là tháp Hưng Thạnh hay Tháp Đôi là 1 trong 10 tháp ở Bình Định. Từ trung tâm công viên thành phố có pho tượng Hoàng Đế Quang Trung uy nghi lẫm liệt xây dựng năm 1976, chúng ta theo hướng Tây Nam chạy theo bờ biển độ 3km có xóm biển Gành Ráng (bên phải). Dọc theo con đường của xóm chài Gành Ráng là chợ nhỏ với quán xá xinh xắn, trong đó có chiếc cầu nhỏ bắt ngang vô quán thủy tạ Mai Đình. Khi viếng thăm Hàn Mặc Tử chúng ta phải qua chiếc cầu nhỏ bắt qua con suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Con đường dốc đá, cỏ gai và khúc khuỷ gọi là dốc Mộng Cầm.

Phía trước là mộ Hàn Mặc Tử, trước mộ là cây thập giá lớn bằng ximăng cao nửa thước. Mộ được kiến trúc theo kiểu tân thời đơn giản hình khối chữ nhật. Sừng sững trên đầu bia mộ là tượng đức mẹ Maria hai tay dang rộng, mắt nhìn xuống mộ như một thể xác tàn tạ vì bệnh tật, một linh hồn nhiều tội lỗi xin được cứu vớt.

Phía sau mộ là đồi núi chập trùng, mộ Hàn Mặc tử nằm sát lầu Ông Hoàng Bảo Đại và khi đi tiếp hết con dốc Mộng Cầm về hướng biển là bãi đá trứng có bãi tắm dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu nghỉ mát mỗi khi bà ngự ở Quy Nhơn. Bãi này kín đáo và có mạch nước ngọt trong giếng sát bờ biển không bao giờ cạn.

Tây Sơn Tam Kiệt

Bình Định là vùng đất Tam Kiệt (ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Lữ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ). Nếu như dòng họ này là cát cứ của Gia Long thì có lẽ ngày nay Việt Nam mạnh cực độ gấp mấy lần nước Đông Nam Á.

Tổ tiên ba anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở huyện Hưng Yên (nay thuộc tỉnh Nghệ An). Thân sinh của Nguyễn Huệ là Hồ Phi Phúc nhưng anh em nhà Tây Sơn đều lấy họ mẹ - Nguyễn. Gia đình bên mẹ của ba anh em Tây Sơn cùng học với ông thầy Trương Minh Hiến, người khởi lên ngọn lửa thống nhất đất nước nên cơ đồ nhà Tây Sơn. Đặc biệt ba anh em lập nghiệp mỗi người cát cứ một nơi.
• Nguyễn Nhạc có một thời đi buôn trầu nên ông còn có tên là Hai Trầu, lại do một thời Nguyễn Nhạc làm Biện Lại (chưa dịch lo việc thu thuế ở sở Tuần ty) nên ông còn có tên là Biện nhạc.

• Nguyễn Lữ còn có tên nhân gian là “Thầy tu lử” vì có thời gian ông đi tu, ông là người em út.

• Nguyễn Huệ – Chú ba Bình nhưng chữ Bình trùng tên với chị dâu (vợ Nguyễn nhạc) nên đổi Bình thành Thơ.

Năm 1771, anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò Hoàng tôn nguyễn Phúc Dương, từ năm 1771-1774 quân Tây sơn chiếm toàn bộ vùng đất rộng lớn từ Phú Yên trở ra cho đến hết Quảng Nam. Năm 1777 dân Tây Sơn đã giết được Thái Thượng Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần) và tân chính Vương (tức hoàng tôn Dương), Nguyễn Ánh sang cầu viện vua Xiêm, quân Xiêm gồm năm vạn tiến vào nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan trong trận mai phục Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).

Năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân đánh thẳng ra Bắc với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, trao trả Đàng Trong cho nhà Lê. Lê Hiển Tông phong Nguyễn Huệ là Uy quốc Công và gả Ngọc Hân Công chúa cho Nguyễn Huệ, đồng thời cắt đất Nghệ An cho nhà Tây Sơn gọi là làm lễ khao quân.

Thấy Nguyễn Huệ thắng lớn, Nguyễn Nhạc vội vã ra Bắc. Tháng 9-1786 hai anh em kéo quân về, nhưng kể từ đó Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí còn đem quân đánh nhau. Cuối cùng hai bên thỏa thuận, chia lại đất đai quản lãnh, lấy bến Ván làm ranh giới: trở ra Bắc là Nguyễn Huệ – trở vào Nam đến Bình Thuận của Nguyễn Nhạc và đất Gia Định của Nguyễn Lữ. Cuộc xung đột này làm suy yếu đầu não của Tây Sơn.

Cũng năm 1786 vua Lê Nguyễn Tông mất, Lê Chiêu Thống thì bạc nhược, phe đảng chúa Trịnh lại tiến vào Thăng Long tái lập phủ chúa như cũ. Năm 1788 Lê Chiêu Thống hoảng hốt sang cầu cứu nhà Mãn Thanh lúc đó là vua Càn Long liền sai Tổng Đốc Lưỡng Quảng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta giương ngọn cờ phù Lê diệt Tây Sơn. Tại Phú Xuân, ngày 21/12/1788 Nguyễn Huệ được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, thì hôm sau 22-12-1788 Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng Đế lấy danh hiệu là Quang Trung. Ngày 29-11 đại binh của Quang Trung đã đến Nghệ An và dừng chân lại 10 ngày để tuyển thêm quân nâng tổng số lên 10 vạn, tiến ra vùng Thanh Hóa ngày nay, Quang Trung lại tuyển thêm rất đông lính mới. Ngày 15-1-1789, Quang Trung đã có mặt ở Tam Điệp – Biện Sơn (vùng tiếp giáp với Thanh Hóa và Ninh Bình ngày nay). Ngày 30-1-1789 (nhằm mồng 5 tết Kỷ Dậu), Quang Trung cùng đại quan rầm rộ tiến vào Thăng Long, hai hôm sau Quang Trung long trọng tổ chức lễ khao quân ăn mừng chiến thắng. Ngọc Hồi- Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của dân tộc ta.
Năm 1792 Quang Trung qua đời, làm cho Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Lúc đó Nguyễn Ánh thừa cơ hội này thống nhất lại lãnh thổ, dẹp tan nhà Tây Sơn. Năm 1802 sau khi chiếm toàn bộ xứ đàng Trong lẫn đàng Ngoài, Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long.
Sau khi Quang Trung mất, vua Gia Long đã thực hiện chính sách trả thù Tây Sơn một cách dã man và tàn nhẫn: bắt những người trong dòng họ Tây Sơn đem ra sử tử. Đầu tiên là Quang Toản, con trai vua Quang Trung. Cho chứng kiến cảnh đào mộ vua Quang Trung lên, lấy xương bỏ vào trong một cái rọ rồi cho binh sĩ đi tiểu vào trong cái rọ đó. Sau khi tiểu xong bỏ vào trong một cái cối, lấy chày giả cho nát đi và dúi vào trong mắt của Quang Toản cho ông thấy, vo thành thuốc súng bỏ vào đại bác bắn tan tành hết. Sau đó Quang Toản bị bốn con voi dày nát và xé ra bốn hướng, đem bốn phần thịt treo ở bốn cửa thành để cảnh cáo những người có ý đồ theo nhà Tây Sơn mà không qui thuận nhà họ Nguyễn là phải chết. Kế tiếp là hai vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu là người rất có hiếu nên vua Gia Long đặt cách cho ông khỏi bị chém đầu. Bà nữ tướng Bùi Thị Xuân là người huấn luyện voi rất giỏi. Truyện kể rằng bà này rất giống đàn ông, đi học chỉ mặc đồ nam giới, những người bạn chọc ghẹo và bà đã đánh những người bạn cùng lớp rồi nghỉ học. Sau đó bà chỉ học văn, học võ và trở thành nữ tiến lừng danh nhà Tây Sơn. Bà bị thằng “Nài” tức thằng rọ tượng thúc mấy con voi không dám bước đến, nhìn thấy bà nó bước lên để bắt bà nhưng mấy con voi không dám bước đến, nhìn thấy bà nó rống lên và đi chỗ khác không dám nhìn bà. Nhưng do bị thúc ép nhiều lần nên đã dùng vòi tung bà lên ba lần như vậy rồi dùng ngà cắm vào người bà. Trước lúc bà rớt xuống, bà nói với con gái của mình “cha mẹ đã chết vì chữ trung thì con đừng sống chung với bọn lang sói như vậy”, và cô bé mới 14 tuổi này e cũng không tránh khỏi tội chết vì bị voi dẫm.

Kế tiếp là sử danh tướng Ngô Thừa Nhậm. Lúc còn là người chăn trâu thì ông quen với một người bạn là ông Đặng Trần Thường nói với Ngô Thời Nhậm được nhà Tây Sơn trọng dụng, ông Đặng Trần Thường nói với Ngô Thời Nhậm tiến cử ông với vua Quang Trung. Nhưng Ngô Thời Nhậm biết ông này nhỏ nhen và với tài học của ông không giúp ích được gì, do đó ông khuyên bạn mình về cố gắng học tập, và khi có công danh có cơ hội thì ông Đặng Trần Thường lại qua đầu quan cho nhà họ Nguyễn. Sau này khi ông Đặng Trần Thường bắt Ngô Thời Nhậm vào nhưng không để cho vua Gia Long xử, ông ra cho Ngô Thời Nhậm một câu đối hay:


“ Ai công hầu, ai khinh tướng, trong trần ai, ai thời biết ai”

Ý nói là bây giờ ông là người thắng cuộc. Ngô Thời Nhậm mới ra đối lại:


“Thế xuân thu, thế chiến quốc, thế thế thời phải thế”

Chữ “ai” đối với chữ “thế” thì tuyệt vời. Ý của Ngô Thời Nhậm là bây giờ ông là người thua cuộc, ông muốn xử sao mặc kệ, không cần màn đến tình bằng hữu năm xưa nữa “thắng làm vua, thua làm giặc”. Ông có chủ để thờ, tôi có vú để thờ do vậy cứ thẳng thắn. Sau đó Ngô Thời Nhậm bị lôi ra văn miếu và Đặng Trần Thương đã dùng dây chèo thuyền đánh Ngô Thời Nhậm cho đến chết (không chém đầu). Đây là một hành động trả thù không quân tử .



Bảo Tàng Quang Trung

Từ thành phố Quy Nhơn theo QL 19 về hướng tây 49 km là thị trấn Phú Phong – huyện Tây Sơn – quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Vẫn cảnh sắc quen thuộc của một vùng quê trù phú miền nam trung bộ với con sông Côn chảy giữa những nương dâu, những ngôi nhà thấp thoáng sau những rặng tre. Chính tại nơi đây đã phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung và điện thờ Tây Sơn ở thôn Kiên Mỹ là nơi mà trong cả nước còn lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn. Bên cạnh nhiều hiện vật lịch sử và văn hóa còn có xác ướp của dì vợ Nguyễn Nhạc. Hai di tích nằm trong khu bảo tàng là gốc me cổ thụ và giếng nước xưa của gia đình anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gò đá đen nằm ở phía đông nhà bảo tàng là nơi đóng binh tập luyện của quân Gò Lăng và Hồ Huyệt. Ở Phú Lạc là nơi thờ phụng lăng mộ của ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng là 2 cụ thân sinh của vua Quang Trung.


Tiểu sử Hoàng Đế Quang Trung
Hoàng Đế Quang Trung tên thật là Nguyễn Huệ (Hồ Thơm), sinh năm quý dậu (1752) là con của ông Nguyễn Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng – sinh được 3 người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông Phúc làm nghề buôn trầu cau, cuộc sống cũng khá giả: anh em Nguyễn Nhạc theo học ở thầy giáo Hiến, được thầy dạy cả văn lẫn võ. Năm 1771, anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Quân của Tây Sơn thường lấy của người giàu chia cho người nghèo. Năm 1778, quân Tây Sơn diệt dược chúa Nguyễn ở đàng Trong và Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lập nên triều đại Tây Sơn lấy niên hiệu là Thái Đức, phong cho làm Long Nhượng tướng quân và được giao quyền đánh đông dẹp bắc, là một tướng hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy “bách chiến bách thắng”.

Năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng Tôn Dương bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy ra đảo Thổ Chu. Năm 1786, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm cho 2 vạn quân thủy và 300 chiếc thuyền sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan trên sông Rạch Gầm – Xoài Mút (Định Tường).

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc hà lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên Súy Dực chính phù vận Lê Quốc Công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Tháng 7/1786, vua Lê Hiển Tông qua đời Lê Duy Kỳ lên nối ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Chiêu Thống. Sau đó Nguyễn Huệ cùng công chúa Ngọc Hân kéo quân vào nam. Tháng 4/1788, Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy ra ngoài, một lần nữa Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc Hà dẹp loạn. Ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà và rút về Phú Xuân. Cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống đưa đường cho đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh đô Thăng Long.

Nghe tin cấp báo, ngay ngày hôm sau 25/11 mậu thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Chiều ý các tướng quân, và để tỏ rõ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung. Ngày 29/11 năm mậu thân (26/12/1788), đại binh của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An và dừng chân tại đó 10 ngày để tuyển thêm binh lính nâng tổng số quân lên 10 vạn, với đội tượng binh 200 con. Quang Trung chia làm 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Hoàng đế Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sỹ đối với quân Mãn Thanh xâm lược. Ngay sau lễ duyệt binh, quang Trung đã cho tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20/12 năm mậu thân (15/1/1789), đại quân của Quang Trung đã ra tới Tam Điệp (Ninh Bình). Trước khi vào chiến dịch, vua Quang trung nói với quan quân rằng: “Nay ta tới đây thân đốc việc binh, chiến thư đã có phương lược sẵn chỉ nội 10 ngày nữa, thế nào cũng quét sạch giặc Thanh”, và vua đã tổ chức cho quan quân ăn tết nguyên đán trước vào ngày 25/12 mậu thân (20/1/1789) đúng như lời hứa của vị tổng chỉ huy tài tình dùng binh táo bạo, thần tốc, ngày 5/1 năm kỷ dậu (1789) đội quân bách chiến bách thắng của hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi – Đống Đa do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến vào giải phóng Thăng Long.

Ngày 29/7 năm nhâm tý (1792) vào khoảng 11h đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 41 tuổi, ông chết đi để lại biết bao dự kiến, hoài bão to lớn của người anh hùng kiệt xuất chưa thực hiện được.

Nhà bảo tàng Quang Trung

Nhà bảo tàng Quang Trung được xây dựng trên mảnh vườn cũ nơi sinh ra người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ diện tích 6 ha vào ngày 11/12/1977. Đến ngày 25/11/1979, công trình này được hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu tham quan và nghiên cứu của đông đảo quần chúng nhân dân kỷ niệm 190 năm ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Năm 1996, trước sự xuống cấp của công trình, ngày 11/4/1996, UBND tỉnh Bình Định đã cho trùng tu, nâng cấp nhà bảo tàng. Đến ngày 16/1/1998, công trình hoàn thành và kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ lễ hội kỷ niệm 109 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

So với công trình cũ thì công trình mới này có diện tích sử dụng lên tới 138ha, toàn bộ phần trần và trụ được bê tông hóa vững chắc, mái được lợp ngói âm dương tráng men. Nhìn về tổng thể thì bảo tàng Quang Trung vừa mang tính hiện đại vừa mang tính cổ kính với hệ thống mái, cột, hoa văn mang dáng dấp kiểu kiến trúc mái đình, chùa Việt Nam của thế kỷ 18. Phía trước bảo tàng có bức tượng vua Quang Trung dược xây dựng năm 1979.

Hiện nay bảo tàng trưng bày 1 phòng mới, mang tính hoành tráng hiện đại với chủ đề chính là “khởi nghĩa và chiến thắng” được trùng tu năm 1996. Phòng thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, khối tượng này tiêu biểu cho những người anh hùng nông dân áo vải, thể hiện vai trò, năng lực và tính cách của mỗi cá nhân. Tiếp bên 3 pho tượng là bức phù điêu bằng đồng, một bên là chủ đề tư nghĩa và khởi nghĩa, một bên mô tả nghĩa quân Tây Sơn với tướng mạnh binh hùng đã làm nên lịch sử. Trên 3 pho tượng có những phiến đá được cách điệu như những ngọn núi của vùng Bình Định, được xếp vào nhau một cách vững chắc nói lên sức mạnh đoàn kết – một yếu tố quan trọng đã tạo nên phong trào chính nghĩa Tây Sơn.

Còn lại 9 phòng trưng bày khép kín với tất cả các hiện vật đã sưu tầm được trong thời gian từ 1975 – 1979 theo nội dung của tiến trình phát triển lịch sử phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ khi tổ chức xây dựng lực lượng đến khi triều đại Tây Sơn suy vong (1771 – 1802):

Phòng 1: trưng bày 45 hiện vật các loại với chủ đề “Bối cảnh lịch sử trước khởi nghĩa Tây Sơn”.


Phòng 2: trưng bày 26 tài liệu, hiện vật với chủ đề “Quê hương và thời niên thiếu của các thủ lĩnh Tây Sơn”.
Phòng 3: trưng bày 78 tư liệu, hiện vật với chủ đề: “Chuẩn bị khởi nghĩa”.
Phòng 4: trưng bày 45 hiện vật và tư liệu với chủ đề “Bước phát triển của phong trào giải phóng phủ Quy Nhơn và Quảng Ngãi”.
Phòng 5: trưng bày 19 tư liệ, hiện vật với chủ đề “Chống phong kiến và thống nhất đất nước”.
Phòng 6 + 7: trưng bày 64 hiện vật và tư liệu chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập.
Phòng 8: trưng bày 139 hiện vật với chủ đề “Xây dựng đất nước”.
Phòng 9: trưng bày 60 hiện vật, tư liệu, đây còn gọi là phòng lưu niệm, phản ánh tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với người anh hùng áo vải Quang Trung.

Nhắc tới Bình Định là nhắc tới làng đất Tây Sơn với những làng võ nổi tiếng của miền Trung với roi Thuận Truyền, quyền An Vinh. Đàn bà con gái ở đây đâu có thua kém gì con trai nam nhi tuấn kiệt qua câu ca bất hủ: “Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”.



Nhạc Võ Tây Sơn

Nhạc võ Tây Sơn gắn liền với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ phải dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, hai gót chân và hai khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là “võ thuật như thuần”.

Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tượng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo đánh quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống Nhạc võ Tây Sơn gồm 4 bài: Xuất Quân, Hành Quân, Hãm Quân, Khải Hoàn. Nó đã trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam .

Nguyễn Huệ

Anh hùng dân tộc, có tên là Quang Bình, Văn Huệ, nhân dân Bình Định đương thời gọi ông là “Ông Bình” hay “Đức ông Tám” (ông là con thứ bảy trong gia đình gồm bảy anh em).

Nguyên thân phụ ông họ Hồ sau đổi ra họ Nguyễn, người gốc Hưng Nguyên, Nghệ An, gia đình bị bắt đưa vào ấp Tây Sơn Thượng thuộc phường Quy Ninh, Bình Định (nay thuộc Tây Sơn, Bình Định). Gia đình ông có bảy anh em gồm 4 gái 3 trai, ông là con út.

Thuở nhỏ ông theo học với Giáo Hiến, tính ông thông minh, chăm học nên được thầy yêu mến, truyền dạy cho cả văn lẫn võ.


Năm 1771, anh em ông lập đồn trại ở vùng núi trong vùng, chiêu tập nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến của chúa Nguyễn do quyền thần Trương Phúc Loan tác quái. Anh em ông thường lấy của cải nhà giàu phân phát cho nhân dân nghèo khổ. Lực lượng nghĩa quân từ đó ngày càng trở nên mạnh và có thực lực hơn, chiếm phủ thành Quy Nhơn, rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi.
Năm 1776, ông cầm quân vào đánh Bình Thuận tiêu diệt đạo quân của chúa Nguyễn đang tá túc ở khu vực này. Tiếp đó cùng Nguyễn Lữ vào Bình Định đất Gia Định.

Năm 1782, ông và Nguyễn Nhạc vào Nam đánh Nguyễn Ánh, Ánh thua phải bỏ thành Sài Gòn chạy ra đảo Phú Quốc, tháng 6/1783, ông đem quân ra vây Phú Quốc, gia đình Nguyễn Ánh phải chạy ra Côn Đảo, cuối cùng chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu viện. Chiến thắng xong ông lui về Qui Nhơn.


Cuối năm 1784, Nguyễn Ánh đem quân Xiêm về đánh chiếm Sa Đéc. Tướng giữ thành Gia Định là Trương Văn Đa (con rể Nguyễn Nhạc) thấy quân Xiêm sang đánh phá bèn phái người về Qui Nhơn phi báo, Nguyễn Huệ lập tức đem quân vào tiếp cứu.

Khi vào đến Gia Định, ông bố trí một trận địa phục kích trên địa phận Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (ngày 18/1/1785) gần Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang) rồi lùa quân Xiêm lọt vào trận địa, ông đánh một trận quyết liệt tiêu diệt hơn 20 ngàn quân Xiêm. Quân xâm lược chỉ còn sống sót vài nghìn người theo đường bộ và đường thủy chạy về nước. Nguyễn Anh cùng đồng bọn cũng chạy theo quân Xiêm sang tá túc ở ngoại thành Băng Cốc. Diệt xong quân xâm lược ông đem quân về Qui Nhơn để Đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại trông coi đất Gia Định.


Năm sau, Nguyễn Nhạc cử ông làm Tiết chế cùng Vũ Văn Nhậm đem quân thủy bộ ra đánh Thuận Hóa. Chỉ trong mấy ngày, ông chiếm được cả khu vực từ Thuận Hóa ra đến sông Gianh, tiêu diệt toàn bộ cánh quân phía Nam của chúa Trịnh. Kể từ năm 1786, từ Quảng Bình trở vào đều thuộc nhà Tây Sơn.
Lấy được Thuận Hóa, ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh và cũng chỉ trong mấy ngày, nghĩa quân Tây Sơn đã bình định xong đất Bắc, diệt nốt họ Trịnh cũng năm 1786 này.

Sau khi chiếm Thăng Long, ông nêu khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” được vua Lê Hiển Tông tiếp ở đền Vạn Thọ và phong ông làm Nguyên súy uy Quốc Công, gả công chúa Ngọc Hân cho. Xong đâu đó ông rút quân về Nam.


Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, ông được phong làm Phụ chánh, Bắc Bình vương đóng quân ở Thuận Hóa.
Năm 1788, vua Chiêu Thống dẫn quân Thanh về cướp nước ta, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung (nên cũng gọi là vua Quang Trung) rồi đem quân ra Bắc dẹp giặc xâm lăng.

Lúc được tin quân Tôn Si Nghị kéo sang chiếm miền Bắc, ngày 25/11/1788, ông dẫn 10 vạn quân ra Bắc, bảo với quân sĩ rằng: “Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi đuổi quân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nở thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải dùng Ngô Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được phú cường rời, thì ta không cần phải sợ chúng nữa”. Rồi ông cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước, sau đó thẳng đường ra Thăng Long và chỉ mấy ngày thần tốc đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng hùng hậu do Tôn Si Nghị cầm đầu. Thái thú Sầm Nghi Đống đóng quân ở Đống Đá quá khiếp sợ thắt cổ chết. Tôn Si Nghị hoảng sợ không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về nước, quân Thanh tranh nhau qua cầu phao, cầu sập, lính chết, thây đầy sông Nhị.

Ngày mùng 5 Tết ông và nghĩa quân vào thành Thăng Long mình còn vương thuốc súng, được nhân dân đón tiếp tưng bừng. Sau đó ông được vua Thanh sai sứ sang nước ta phong ông làm An Nam quốc vương và mời ông sang Yên Kinh yết kiến vua Thanh.

Năm sau, ông chọn Phạm Công Trị trá làm Quốc vương (Quang Trung) cùng Ngô Văn Sở, Đặng Văn Trấn, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn… sang Trung Quốc yết kiến vua Càn Long, được vua Càn Long hết lời ca ngợi. Trong những năm làm vua, ông đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Ông có hai hoàng hậu: một là bà Phạm Thị (mẹ vua Cảnh Thịnh), sau khi bà mất được truy tặng là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ Chính Hoàng Hậu và bà Lê Ngọc Hân được phong là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Với bà Phạm Thị có ba trai (Quang Trân, Quang Bàn, Quang Chiêu) và hai gái. Một trong hai con gái gả cho Phò mã Nguyễn Văn Trị. Với bà Ngọc Hân ông có hai con, sau bị Gia Long thảm sát ở Huế.

Năm 1792 ông mất, làm vua được 4 năm, hưởng dương 39 tuổi, miếu hiệu là Thái Võ Hoàng đế. Ông là một vị anh hùng lỗi lạc, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Các sử gia triều Nguyễn cũng phải công nhận: “Nguyễn Văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như chuộng, mắt sáng như điện, giảo kiệt, thiện chiến, ai cũng phải sợ”, đến một cung nhân trong cung vua Lê cũng thốt thành lời “Nguyễn Văn Huệ là bậc anh hùng lão thù, hung tợn, và giỏi cầm quân. Coi ông ta cầm quân vào Nam ra Bắc thật là thần xuất quỉ nhập, không ai có thể dò biết được, ông bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lịnh của ông ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét”.


Đương thời hầu hết các danh sĩ đại thần (kể cả kẻ thù) đều ngưỡng mộ xem ông là “Bậc anh hùng” bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy đều dốc lòng vâng mệnh.

Thật vậy, ông “một người rất thông minh, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại năng lên, người ta không biết đằng nào mà dò”.



Bùi Thị Xuân

Nữ kiệt triều Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu; cháu Thái sư Bùi Đắc Tuyên, quê làng Xuân Hòa, Bình Khê, Bình Định. Bà là vị anh thư đã cùng chồng hết lòng hết sức giúp nghĩa quân Tây Sơn chống nhau với những Nguyễn Ánh hơn 10 năm, chiến đấu cực kỳ dũng cảm.


Tháng giêng năm Nhâm Tuất 1802 bà chỉ huy 5.000 quân thuộc hạ góp mặt trong trận dành Lũy Trấn Ninh, dưới quyền vị Thống lãnh chư quân là Nguyễn Quang Thùy và vị Tư lệnh cánh quân tiên phong là Nguyễn Văn Kiên. Trong trận này bà tấn công địch quyết liệt, khiến quân của Nguyễn Ánh hết sức khiếp sợ. Sang tháng 3, sau mấy phen cùng chồng lo chiêu quân để toan gầy dựng lại nghiệp Tây Sơn đã nghiêng đổ, hai vợ chồng bà đều bị bắt tại huyện Thanh Chương, Nghệ An, rồi bị đem hành hình.
Về cái chết của bà, theo Thiên Nam nhân vật chú và hầu hết các tư liệu khác đều dựa vào đấy mà cho bà bị lăng trì, đối cháy cả thi hài. Lại có thuyết, theo tư liệu của giáo sĩ De La Bissachère, bà và người con gái bị hành hình bằng cách cho voi tung xé xác và bà đã tỏ ra can đảm phi thường trước sự trả thù tàn bạo và vô nhân đạo ấy của Nguyễn Ánh.
Hiện nay, dãy gò Xuân Hòa là nơi bà tập luyện đàn voi chiến, mặc dù đã bị phá vỡ thành ruộng, song vẫn còn di tích.

Công nhận bình phẩm, hầu hết đều khen ngợi oai danh và tiết tháo của bà.

Người đời sau có vịnh bà
Vận nước đang xoay chuyển
Quần thoa cũng vẫy vùng.
Liều thân lo cứu Chúa,
Công trận quyết thay chồng.

Khảng khái khi lâm nạn!


Kiên trinh lúc khốn cùng
Ngàn thu gương nữ kiệt
Gương sáng hãy soi chung.
Khu du lịch Đài Xuân – Trại phong Quy Hòa

Năm 1929, ông Harler, một người làm công tác từ thiện đã xây trại phong. Hiện nay, trong trại có khoảng 250 người, mặc dù bớt bệnh hoặc được trị khỏi hẳn vẫn không muốn ra ngoài sinh sống. Trong khu vực này có khoảng 300 ngôi nhà. Theo kế hoạch đến năm 2000 Việt Nam sẽ giải quyết dứt điểm bệnh phong. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch biến nơi đây thành khu du lịch. Trại nằm sát bãi biển cát trắng đẹp với khu cắm trại và tượng danh nhân thế giới. Bên phải là nhà tiếp khách, văn phòng làm việc. Đi sâu vào trong là khu nhà ở của những gia đình có người mắc bệnh phong. Đây là nơi Hàn Mặc Tử từng ở để chữa bệnh.



Khu công nghiệp Phú Tài

Đây là một trong những khu công nghiệp thuộc danh mục khu công nghiệp đầu tư ưu tiên đến năm 2000 theo quy định số 713/ TTG ngày 30/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu công nghiệp Phú Tài thuộc phường Trần Quang Diệu – Qui Nhơn, cách cảng Quy Nhơn 12km, cách sân bay Phù Cát 25km về phía bắc, cách ga Diêu Trì 2km.

Các ngành điện, nước, GTVT, viễn thông rất thuận lợi


Với diện tích là 188ha, các ngành công nghiệp được khuyến khích đầu tư trong khu công nghiệp là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, hải sản, công nghiệp hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, ưu tiên cho công nghiệp nhẹ sản xuất sạch, hiện đại, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu. Dự kiến vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp: 15 triệu USD. Đối tác tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp là các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài thuộc các thành phần kinh tế.

Thành Hoàng Đế (thành Chà Bàn)
Thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27km về hướng Tây Bắc. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa, các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ thứ 11 đến thế 15. Di tích hiện nay không còn nguyên vẹn chỉ còn sót lại các bức tường thành. Tường thành cây dựng bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương.

Trong thành có những di tích cũ của người Chăm như: giếng vuông, tượng nghê, voi, bên cửa hậu có gò Thập tháp, trên gò vốn có 10 ngôi tháp. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20m, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, 2 voi đá và nhiều tượng quái vật. Chùa Thập tháp Di Đà nằm ở phía Bắc thành, Chùa Tháp Nhạn nằm ở Nam thành, trong đó còn giữ nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chămpa và phong trào Tây Sơn.


Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế đóng đô ở đây gọi là Hoàng Đế Thành, mở rộng về hướng đông xây dựng nhiều công trình lớn. Năm 1779, thành bị quân nhà Nguyễn chiếm gọi là thành Bình Định. Năm 1814, nhà Nguyễn phá bỏ thành cũ, xây thành mới cách thànhc ũ khoảng 5km về hướng nam.

Hầm Hô
Hầm Hô thuộc thôn Phú Mỹ, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ ra sông Phú Phong. Hai bên bờ sông đá dựng đứng, ở giữa sông là những dãy đá hoa cương mang nhiều hình thù kỳ dị. Đã từ lâu, Hầm Hô là một danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Định với tên gọi Hầm Hô Thạch Trụ. Ngày nay nơi đây là một địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn.

Những bờ đá dài, rêu mọc xanh rì, bên trên cây mọc cheo leo, dây leo rũ như những mái tóc dài buông xão. Những bãi đá hình thù kỳ dị, cổ quái với tên gọi ngộ nghĩnh: Hòn Ông Táo, Ông Voi, Hòn Xoay, Hòn Cồng Cộc, Hòn Trào và Vũng Cá Roi, khúc sông Trời Lấp…. Càng đi ngược dòng sông, độ dốc càng lớn, nước chảy mạnh hơn, từng đoạn, từng đoạn hình thành các dòng thác nhỏ, nước đổ róc rách, hòa với tiếng chim cu, tiếng chích chòe, tiếng chim sâu ríu rít nhảy chuyền lên cành cây, trên hốc cây, hốc đá… tạo nên một vùng thiên nhiên mênh mông hoang dã.

Nơi đây còn có Bàn Cờ Tiên nằm giữa lòng sông nước chảy xung quanh, bên cạnh là hòn đá chính giữa có lỗ nước chảy xuyên sâu vào lòng đất, gọi là hòn Lò Rượu. Người ta kể rằng thuở khai thiên lập địa nơi đây là nơi du hí của thần tiên. Vào đêm khuya trăng sáng, các vị tiên trên trời xuống ngoạn cảnh và nhấm rượu.

Ờ Hầm Hô vào những đêm trăng sáng ta mới thấy hết cái khung cảnh nên thơ, êm ả, huyền diệu, ánh trăng phủ đầy tảng đá hoa cương phản chiếu tạo thành những vùng sáng tôí làm du khách có cảm giác như lạc vào chốn thiên thai.



Truông Mây
Truông Mây có tên nữa là Hóc Sâu, ở quận Hoài Ân, xã Ân Đức: Chạy từ thôn Phú Nhuận ở phía Bắc đến thôn Vĩnh Hòa ở phía Nam. Dài độ vài ba cây số. Hai bên mây mọc thành rừng, gai góc tua tủa. Cho nên gọi là Truông Mây. Phía đông, nhánh sông Kim Sơn chảy từ Nam ra Bắc, cuồn cuộn lục lìa. Phía Tây núi non trùng điệp và hòn núi Một tách ra đứng sừng sững bên truông. Quang cảnh man dại. Người cứng bóng vía đến đâu, lúc gió chiều sương sớm quạnh quẽ hắt hiu, một mình đi ngang qua cũng cảm thấy rờn rợn. Lại thêm nhiều cọp. Cho nên hành khách ít dám qua lại, ngày nay cũng như ngày xưa, thời bình cũng như thờ loạn, ít người qua lại, nhưng ở Bình Định không mấy ai không biết tiếng Truông Mây. Đó là nhờ Chàng Lía. Ca dao có câu:

“Chiều chiều én liệng Truông Mây,


Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”

Cây Dừa

Dừa là một loại cây trồng đẹp. Thân hình trụ, vỏ màu xám hoặc xám nâu, có khi mọc cao đến 30m. Lá dừa có dạng lông chim dài 3 – 6m, tạo thành một tán lớn trên ngọn cây. Dừa thường ra hoa và có quả quanh năm. Hoa dừa thuộc loại cụm hoa bông, tạo thành từng buồng mọc ở gốc lá gần phía đỉnh cây Hoa đực và hoa cái cùng nằm trên một buồng, vì thế khi có gió nhẹ dừa dễ thụ phấn và cho năng suất cao.

Quả dừa thuộc loại quả hạch, nặng trung bình 2 kg, nhưng nặng nhất có thể đến 8 kg. Mỗi buồng hoa có thể cho 10 – 30 quả. Quả dừa gồm hai bộ phận: vỏ và ruột. Vỏ quả dày và chia ra: vỏ ngoài là một màng cứng và bóng, vỏ giữa là lớp xơ thô và xốp, vỏ trong rất cứng gọi là gáo dừa hay sọ dừa. Cùi dừa chính là hạt nằm bên trong lớp vỏ cứng gồm có phôi và nội nhũ. Quả dừa lúc còn non, ruột chứa đầy nội nhũ gọi là sữa dừa hay nước dừa. Nước dừa trong có vị ngọt, mát, dùng uống tươi rất bổ và có tác dụng hồi sức nhanh. Quả càng già thì nôị nhũ càng đặc lại tạo thành lớp cùi bao quanh khoang ruột. Khi quả đã già, nội nhũ tạo thành một nhân cứng và chì còn một ít sữa ở giữa. Cùi dừa lúc này rất rắn và chứa 66 – 68% dầu.

Dừa là loại cây cho ra nhiều loại sản phẩm hơn bất cứ loại cây trồng nào khác. Trước hết, quả dừa cho ra cơm dừa (cùi dừa), ngoài chế biến dầu ăn, dầu cho công nghiệp mỹ phẩm, chất tẩy rửa… còn có thể nạo sấy làm nguyên liệu hoặc vô chai, đóng hộp. Nước dừa khô chế biến thành thạch dừa với con men Acetor bactor dùng để ăn tráng miệng hay ăn kiêng. Gáo dừa dùng làm than hoạt tính chữa bệnh nhiễm phóng xạ nguyên tử hay làm hàng mỹ nghệ. Sợi vỏ dừa làm nguyên liệu cho công nghiệp gỗ dán gia dụng, làm nệm, thảm, phần bụi xơ dừa sau khi xử lý có thể dùng làm phân bón. Thân dừa có thể làm nhà, làm bàn ghế, hàng mỹ nghệ. Gân lá dùng đan lát làm hàng trang trí v.v….

Ở nước ta, đến nay sản phẩm của cây dừa còn rất ít, hiệu quả kinh tế đem lại còn thấp. Ngoài dầu dừa làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tinh luyện dầu ăn, công nghiệp mỹ phẩm và chất tẩy rửa, nước ta chỉ xuất được quả dừa tươi, quả dừa khô bóc vỏ, than gáo dừa, xơ dừa với số lượng không đáng kể và giá cả lại bấp bênh, gây thiệt thòi cho người trồng dừa, dẫn đến tình trạng chặt phá vườn dừa để trồng những loại cây trông khác trong những năm 1990 – 1995. Diện tích cây dừa từ 300.000 ha vào năm 1989 chỉ còn lại hơn 200.000 ha vào năm 1995.

Viện cây có Dầu – Dầu thực vật đang thực hiện dự án nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm từ cây dừa, với sự hổ trợ của Quỹ Phát Triển Nông Nghiệp Quốc Tế (IFAD) từ năm 1997 đến năm 2000.


Cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm là việc chuẩn bị để cải tạo các vườn dừa hiện có và mở rộng diện tích trồng dừa. Cây dừa rất thích hợp với vùng nước lợ ven biển, độ mặn khoảng 5 – 100‰ là vùng có diện tích đất hiện nay hoang hóa rất nhiều. Viện Cây Có Dầu – Dầu Thực Vật đã tuyển chọn được một số giống dừa lao năng suất cao như PBI21 cho 80,6 trái/ cây/ năm, IVAI 80 trái/ cây/ năm, PB111 73,7 trái/ cây/ năm, trong khi đó các giống dừa của nước ta chỉ khoảng 35 – 40 trái/ cây/ năm.
Viện Cây Có Dầu – Dầu Thực Vật đã nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi xen với dừa để tăng thu nhập cho người trồng, cách phòng trừ dịch hại dừa, chế biến sản phẩm từ xơ dừa nước dừa….

Vấn đề còn lại là việc sớm thành lập Hiệ hội Cây dừa để có thể chủ động phối hợp với các cơ quan khuyến nông, Hội nông dân, đồng thời có các chính sách thích đáng vừa hỗ trợ nông dân trồng trọt và chế biến theo quy mô gia đình, vừa khuyế khích đầu tư cho chế biến công nghiệp, nhờ đó sẽ tạo ra những thuận lợi rất cơ bản để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhanh chóng tạo bước phát triển vượt bậc cho cây dừa và công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây dừa ở nước ta.

tải về 134.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương