THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam


Tin tặc thân Nga kiểm soát 1.000 doanh nghiệp tại 84 nước



tải về 228.51 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích228.51 Kb.
#31007
1   2   3   4

Tin tặc thân Nga kiểm soát 1.000 doanh nghiệp tại 84 nước

TTXVN (Moskva 1/7) - Theo The Financial Times một nhóm tin tặc Nga có thể đang nắm quyền kiểm soát các hệ thống máy tính của hơn 1.000 công ty ở 84 nước trên thế giới.

Các hệ thống điều khiển công nghiệp của hàng trăm công ty năng lượng châu Âu và Mỹ đã bị nhiễm virút trong một cuộc tấn công tinh vi. Theo công ty an ninh mạng Symantec của Mỹ, đứng sau cuộc tấn công này là một nhóm tin tặc có liên hệ với Chính phủ Nga.

Mã độc trên có tên Energetic Bear (Gấu Năng lượng), cho phép những kẻ tạo ra nó giám sát mức tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực, hoặc nếu cần, phá hủy hoạt động của các hệ thống, như tuốc bin gió, đường ống dẫn khí đốt và nhà máy điện. Báo trên viết: "Tổ chức này được cho là có đủ các nguồn lực để tiến hành các một cuộc tấn công mạng như vậy, đe dọa các hệ thống máy tính của hơn 1.000 tổ chức tại 84 nước" và cho biết thêm để làm được điều này các hacker đã phải mất 1,5 năm.

Chương trình độc này giống như chương trình Stuxnet, được Mỹ và Israel tạo ra 2 năm trước để phá hủy nhà máy làm giàu urani của Iran.

Theo các chuyên gia, nếu ban đầu Energetic Bear được sử dụng hoàn toàn cho mục đích do thám, thì các cuộc tấn công mới, ghi nhận đầu năm nay, lại mang nguy cơ khác.

Symantec ngày 30/6 cho biết họ đã xác định "véctơ tấn công" nguy hiểm mới theo hướng tạo virút kiểm soát các hệ thống cơ học. Theo Symantec, Energetic Bear được sử dụng tích cực nhất tại các công ty của Tây Ban Nha và Mỹ, tiếp theo là Pháp, Italy và Đức. Theo chuyên gia phân tích của các công ty, nhóm tin tặc Dragonfly, bị tình nghi đứng sau các virus này, "ở Đông Âu và có mọi dấu hiệu được một quốc gia tài trợ".

Stuart Poole-Robb, cựu nhân viên Cơ quan tình báo quân đội MI6 của Anh, nhà sáng lập KCS Group chuyên tư vấn về an ninh mạng nhận định mức độ làm việc của các hacker cho thấy họ được một chính phủ hậu thuẫn. Ông cho rằng đó là "những người làm việc tại FAGCI (Cơ quan liên bang về thông tin viễn thông chính phủ dưới quyền Tổng thống LB Nga). Họ làm việc để hỗ trợ Nga".
PHỤ LỤC
Báo Asia Sentinel: Bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương

TTXVN (Hong Kong 3/7) - Theo báo mạng Asia Sentinel, châu Á-Thái Bình Dương hiện là khu vực tốt đẹp, song thực sự đang rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang. Hiện nay, Trung Quốc là nước đi đầu trong việc mở rộng chạy đua vũ trang trong khi Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia chi tiêu nhiều nhất trong lĩnh vực quân sự. Chỉ riêng Trung Quốc được cho là đã tăng chi tiêu quân sự của họ gấp 4 lần kể từ năm 2000. Thật vậy, vào năm 2013, các quốc gia châu Á đã chi tổng số 322 tỷ USD cho ngân sách quân sự, cao hơn nhiều so với mức 262 tỷ USD năm 2010.

Mặc dù chi tiêu quân sự toàn cầu thực tế trong năm 2013 giảm 1,9% , nhưng mức chi phí này tại châu Á lại tiếp tục tăng. Thật vậy, theo một báo cáo năm 2013 của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong khi chi tiêu quân sự ở phương Tây giảm thì chi tiêu quân sự ở các khu vực khác lại tiếp tục gia tăng.

SIPRI lưu ý rằng khoản chi tiêu cho quân sự tại châu Á và châu Đại dương đã tăng 3,6% trong năm 2013, đạt tới con số 407 tỷ USD. Trên thực tế, chỉ có châu Á và châu Đại Dương là những khu vực có chi tiêu quân sự tăng lên hàng năm kể từ năm 1988. SIPRI cho rằng cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra có liên quan đến sự suy giảm tương đối trong những ưu tiên của Mỹ đối với châu Á kể từ năm 2001 do nước này bị mắc kẹt trong vũng lầy Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản hiện đang phải đẩy mạnh các hoạt động mua sắm vũ khí của họ, đặc biệt trong bối cảnh họ nhận thấy rõ chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Đây không phải là điều hão huyền: hoạt động mua sắm vũ khí và chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 170% chỉ tính riêng từ năm 2010. Điều đó khiến Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ, quốc gia đã chi tới 640 tỷ USD trong năm 2013 - cao hơn so với tổng số tiền chi cho quân sự của 10 quốc gia có chi phí quân sự đứng sau Mỹ gộp lại, đồng thời nước này vẫn chiếm tới 37% tổng số tiền mua sắm vũ khí toàn cầu.

Chi tiêu quân sự cũng tăng ở mức 5% tại khu vực Đông Nam Á. Các nước chi tiêu nhiều nhất cho quân sự ở khu vực này gồm có Indonesia, Philippines và Việt Nam. Chỉ riêng chi tiêu quân sự của Philippines đã tăng 17% trong năm 2013, mặc dù con số này gia tăng từ một mức rất thấp bởi vì Manila đã từng không mấy quan tâm tới hoạt động mua sắm quốc phòng.

Trung Quốc gần đây đã đưa vào hoạt động tàu sân bay Liêu Ninh của họ và có các kế hoạch đóng thêm ít nhất 2 tàu sân bay nữa từ nay cho đến năm 2020. Các máy bay phản lực thế hệ 5 mang tên Shenyang J-15 của nước này có thể cất cánh từ các tàu sân bay này.

Nhật Bản - với việc Thủ tướng Shinzo Abe lên kế hoạch soạn thảo lại Hiến pháp hòa bình hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai – hiện đang có kế hoạch nâng cấp lực lượng hải quân của họ với 2 tàu khu trục lớp Aegis, 5 tàu ngầm, 52 tàu đổ bộ và 28 máy bay chiến đấu F-35.

Trong khi đó, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cũng đang xem xét nâng cấp phi đội máy bay F-16 đã già cỗi của họ thành phi đội máy bay F-35. Riêng Singapore đang cân nhắc quyết định có nên thực hiện chương trình mua máy bay F-35 để thay thế hẳn phi đội F-16 hiện nay của họ hay không. Phi đội máy bay chiến đấu của Singapore dường nhỏ hơn so với hai nước láng giềng của họ là Malaysia và Indonesia, trong đó gồm có 24 máy bay Boeing F-15SG, 20 máy bay Lockheed Martin F-16C, 40 máy bay F-16D, 28 máy bay F-5S của hãng Northrop và 9 máy bay F-5T Tiger IIS hoạt động trên một hòn đảo dài 27 dặm.

Thực tế rằng việc các quốc gia châu Á đang tăng cường kho vũ khí của họ là điều đáng lo ngại do những căng thẳng địa chính trị âm ỉ bên dưới lớp vỏ bọc hòa bình và ổn định trong khu vực. Như trường hợp đã từng xảy ra cách đây 100 năm (năm 1914), khi các cường quốc châu Âu vấp phải một cuộc xung đột khiến 16 triệu người thiệt mạng và 20 triệu người bị thương, các yêu sách lãnh thổ chồng lấn và những kẻ thù lâu năm về mặt sắc tộc và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng làm leo thang những căng thẳng, đặc biệt là trên cơ sở con người với con người.

Những tiêu điểm của các yêu sách chồng lấn là Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã lựa chọn để thiết lập cái gọi là "đường chín đoạn" của nước này gần như bao trùm toàn bộ những ngưỡng cửa của các nước láng giềng Bắc Á và Đông Nam Á. Điều này tất nhiên là vượt lên trên và vượt ra ngoài các cuộc xung đột hiện nay xung quanh các quần đảo Spratly (Trường Sa) và Paracel (Hoàng Sa) của Việt Nam, đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và quần đảo Dodko/Takeshima.

Đã có rất nhiều cuộc đối đầu riêng lẻ trong vài tháng qua có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột toàn diện. Những hoạt động biểu tình gần đây tại Việt Nam sau vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã nêu bật sự giận dữ bùng nổ do hành động này của Bắc Kinh gây ra. Các cuộc biểu tình nói trên khiến 2 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương và Trung Quốc đã phải sơ tán 3.000 công dân của họ khỏi Việt Nam.

Ở nơi khác, gần như hàng ngày đều xảy ra những vụ tiếp cận nguy hiểm đến mức suýt xảy ra không chiến giữa các máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Trung Quốc ở vùng trời bên trên quần đảo Điếu Ngư/Senkak. Căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông, với việc lặp đi lặp lại sự đối đầu giữa Trung Quốc và một Philippines yếu thế hơn nhiều, nhưng lại có sự hỗ trợ sát cánh từ phía Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.



Liệu châu Á có thể tiến đến một cuộc chiến tranh thế giới khác hay không? Liệu có khả năng một sự kiện bất ngờ, liên quan đến những căng thẳng lịch sử cũng như là các liên minh có quan hệ mật thiết với nhau, sẽ khiến cả khu vực và các nơi khác rơi vào tình trạng xung đột hay không? Suy nghĩ này không phải là điều quá xa vời. Tất nhiên, đây không phải là lần so sánh đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần so sánh cuối cùng giữa Chiến tranh thế giới thứ Nhất và những sự kiện diễn ra hiện nay ở châu Á./.





Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 228.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương