Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA



tải về 15.16 Mb.
trang17/134
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích15.16 Mb.
#30102
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   134

CẦU Ô THƯỚC

Cầu do chim ô và chim thước bắc cho Ngưu Lang và Chức Nữ bị Trời đày phải xa cách hai bên sông Ngân, qua lại gặp nhau trong đêm thất tịch (Tức mùng 7 tháng 7

Xem: Ngưu Lang Chức Nữ.

Sông Ngân chưa bắc cầu Ô Thước,

Phận liễu còn e trận gió mưa.

(Thơ Chu Mạnh Trinh).



CẦU PHONG 求 風

Cầu: Xin giúp. Phong: Gió. Cầu phong là cầu xin gió nổi lên. Cầu phong là cầu gió đông.

Do tích Châu Du nhà Ngô hợp tác với Khổng Minh, dùng kế hoả công phá binh Tào Tháo. Nhưng nhằm lúc mùa đông không có gió chướng (Gió hướng đông). Gia Cát Lượng bèn lãnh việc “Cầu gió đông”.

Khổng Minh lên đàn khấn tế vừa xong, thì gió chướng bắt đầu thổi, nhờ vậy Châu Du mới phá được binh Tào Tháo.

Xem: Tế đông phong.



Kíp truyền hiệu lệnh đồn binh,

Đăng đàn bái tướng ra thành cầu phong.

(Lưu Nữ Tướng).



Ai cầu phong! Mà gió tự đâu sang?

Hay mỏi khách văn chương tìm kết bạn.

(Thơ Tản Đà).



CẦU SĨ MẠC CẦU TOÀN 求 士 莫 求 全

Cầu kẻ sĩ chớ nên cầu người thật hoàn toàn.

Do câu: Cầu sĩ mạc cầu toàn, vô dĩ nhị noãn khí can thành chi tướng; Dụng nhân như dụng mộc, vô dĩ thốn hủ khí liên bão chi tài 求 士 莫 求 全, 無 以 二 卵 棄 干 城 之 將, 用 人 如 用 木, 無 以 寸 朽 棄 抱 之 材, nghĩa là tìm kẻ sĩ chớ nên cầu người thật hoàn toàn, đừng vì hai cái trứng, bỏ mất tướng can thành; dùng người như dùng mộc, đừng vì một tấc cây mục, mà bỏ mất khúc gỗ cả ôm.

Sử Ký chép: Thầy Tử Tư tiến cử ông Tuân Biến cho chúa Vệ Hầu: Tài nầy được làm tướng ăn lộc năm trăm thặng. Vệ Hầu nói: Ta biết tài làm tướng của ông ấy. Nhưng tên Biến nầy, có lần làm quan Lại, đánh thuế dân, ăn mất của người hai cái trứng gà, cho nên chớ dùng vậy. Thầy Tử Tư tâu: Xét lại, sự cất nhắc người lên làm quan của bậc Thánh nhân, cũng như sự dùng cây gỗ của người thợ mộc, lấy sở trường của nó, bỏ sở đoản của nó, cho nên cây trắc, cây gỗ cả ôm, có mục vài thước, thợ hay chẳng bỏ. Nay chúa công ở vào thời Chiến Quốc, tuyển chọn người vây cánh, mà vì hai quả trứng, bỏ một tướng can thành, việc nầy không nên đồn ra nước láng giềng vậy!



CẦU TỰ 求 嗣

Cầu: Xin. Tự: Nối dòng. Cầu tự là cầu xin có con để nối dòng.

Người xưa quan niệm: Bất hiếu hữu tam, Vô hậu vi đại 不 孝 有 三, 無 後 為 大, tức là có ba điều bất hiếu, không con nối dõi là tội lớn đối với Tổ tông. Vì vậy, vợ chồng không con thường đi các chùa để cầu tự, tức là cầu xin các Đấng phù hộ cho có con để nối dòng.



Nghe rằng già pháp thần linh,

Quyết lòng cầu tự đinh ninh đến chùa.

(Truyện Trinh Thử).



CẦU THĂNG TIÊN

Cầu Thăng Tiên là nơi Trang Khanh, tức Tư Mã Tương Như, lúc còn hàn vi đi vào đất Thục, qua cây cầu ấy có đề vào cột cầu rằng hễ không được ngồi vào xe cao đi bốn ngựa thì không qua lại cầu này.



Lửa Thái Ất đêm soi Lưu Hướng,

Cầu Thăng Tiên ngày tưởng Tràng Khanh.

(Tự Tình Khúc).



CẦU THƯỚC

Bởi chữ “Thước kiều 鵲 橋”, tức là cầu ô thước, một cái cầu do chim quạ bắc ngang sông Ngân Hà để vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau vào đêm thất tịch, mồng 7 tháng 7 hằng năm.

Xem: Thước kiều.

Trướng loan lạnh lẽo hồn hồ vẩn,

Cầu thước bơ vơ chiếc nhạn bay.

(Truyện Vương Tường).



CẦU XANH

Tức là cầu Lam, một cây cầu bắc ngang sông Lam, thuộc huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Đời nhà Đường có Bùi Hàng gặp nàng Vân Anh tại quán nước bên cầu Lam, bèn kết thành vợ chồng. Sau Hai người đều thành tiên.

Xem: Lam kiều.



Lưng trời nói những đâu đâu,

Những tơ nào thắm, những cầu nào xanh.

(Hoa Tiên Truyện).



CẨU HỢP 苟 合

Cẩu: Làm bừa. Hợp: Tụ hợp.

Cẩu hợp là tụ hợp một cách bừa bãi, tạm bợ. Cẩu hợp còn có nghĩa là đôi trai gái lấy nhau không cưới hỏi, tạm bợ.



Cũng còn có lễ lệ bì,

Chê loài cẩu hợp răn bề dâm bôn.

(Truyện Trinh Thử).



Với người chẳng có lễ văn,

Lấy nhau cẩu hợp, thói gần muông chim.

CẨU VĨ TỤC ĐIÊU 狗 尾 續 貂

Cẩu vĩ: Đuôi con chó. Tục điêu: Nối vào lông con điêu, một loài vật ở phương bắc, giống như chuột, lông dài sắc vàng hay đen, da làm áo choàng.

Quan chức được phong quá nhiều, lông con điêu không đủ làm mũ cho quan đội, nên ngạn ngữ thời bấy giờ có câu: Điêu bất túc, cẩu vĩ tục 貂 不 足 狗 尾 續, nghĩa là lông con điêu không đủ thì lấy đuôi chó để thêm vào.

Nghĩa bóng: Lạm phong quan tước, không xứng đáng.

CO ĐẮP CHUNG MỀN

Đắp chung mền tức anh em nằm ngủ đắp chung một cái mền.

Do điển tích trong Hán Thư chép: Khương Quảng cùng hai em là Trọng Hải, Quí Giang rất nên hòa thuận, cùng thương yêu nhau chí thiết. Tuy mỗi người đều có vợ, nhưng tình cảm anh em không đành ngủ riêng, bèn sắm một cái mền to, khi ngủ cùng chung nhau đắp. Do vậy sách Ấu học có câu: “Khương gia đại bị dĩ đồng miên 姜 家 大 被 以 同 眠” nghĩa là nhà họ Khương sắm mền rộng để anh em cùng nhau đắp chung.

Thương những thuở huyên đường ôm ấp,

Thương những khi co đắp chung mền.

(Kinh Thế Đạo).



CÓ THÂN KHỔ CHO THÂN

Do câu “Hữu thân hữu khổ 有 身 有 苦”.

Theo triết lý của nhà Phật, con người sở dĩ bị khổ là vì mang xác thân. Có thân xác nên con người phải chịu đọa cõi trần, phải vất vả vì miếng ăn, phải đớn đau vì thân bịnh.

Gồng gánh hai vai nặng nợ trần,

Có thân âu hẳn khổ cho thân.

(Đạo Sử).



CỎ BIẾC DÂU XANH

Dịch từ chữ “Yên thảo 燕 草” là cỏ Yên và “Tần tang 秦 桑” là dâu Tần, lấy ở bài Xuân Tứ của Lý Bạch: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi. Đương quân hoài quy nhật, Thị thiếp đoạn trường thì 燕 草 如 碧 絲, 秦 桑 低 綠 枝. 當 君 懷 歸 日, 是 妾 斷 腸 時, nghĩa là Cỏ Yên như sợi tơ biếc, cành dâu Tần sà thấp xuống, chính là lúc chàng nhớ về mà thiếp cũng nhớ chàng đứt từng đoạn ruột trong lúc ấy.



Trông bến Nam, bãi che mặt nước,

Cỏ biếc um, dâu mướt ngàn xanh.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



CỎ BỒ

Tên một loại cỏ như cỏ lác, ngày xưa người ta dùng bọc bánh xe cho êm, gọi là xe bồ luân. Hoặc có người dùng làm gươm, gọi là bồ kiếm, hoặc dùng làm roi thì gọi là bồ tiên.

Theo Hán Thư: Lộ Ôn Thư, tự là Trường Quân, quê ở Cự Lộc, người đời Hán, nhà rất nghèo thuở nhỏ phải đi chăn dê. Ông có tính ham học, không có tiền mua sách, phải kiếm cỏ bồ về bện thành tấm để chép sách học. Nhờ có chí nên ông đỗ Hiếu liêm, làm quan rất có tiếng tăm, về sau được thăng đến chức Thái thú.

Xem: Ôn Thư.



Nhặt lấy cỏ bồ biên thư mà đọc,

Người Ôn Thư chí học mới cao.

(Gia Huấn Ca).



CỎ SÔNG Ô

Tức là cỏ ở Ô Giang, còn gọi là Ngu mỹ nhân thảo, một loại cỏ mà người đời sau vì thương cho Hạng Võ đã tự tận tại bến Ô Giang, nên lấy tên của người thiếp yêu là nàng Ngu Cơ, đặt tên cho loại cỏ nơi đó.

Bài hành Ngu mỹ nhân thảo có câu: Hương hồn dạ trục kiếm quang phi, thanh huyết hoá vi nguyên thượng thảo 香 魂 夜 逐 劍 光 飛, 青 血 化 為 原 上 草, nghĩa là đêm đến hương hồn đuổi theo ánh sáng của lưỡi gươm bay, máu tươi hoá thành ngọn cỏ trên thảo nguyên.

Buồm mây khói tỏa năm hồ,

Lăm tăm bờ cỏ sông ô khắp đường.

(Hoa Tiên Truyện).



CỎ THI

Cỏ thi là tên một loại cỏ có thân hình tròn, lá nhỏ dài, có bông. Ngày xưa người ta thường dùng cỏ thi để bói quẻ.



Ứng vào rùa với cỏ thi,

Rồi thầy coi quẻ một khi mới tường.

(Lục Vân Tiên).



CÕI BA NGHÌN

Bởi chữ “Tam thiên thế giới 三 千 世 界”.

Theo Phật, Tiểu thiên thế giới là gộp lại của một nghìn thế giới, Trung thiên thế giới gồm một nghìn Tiểu thiên thế giới, còn Đại thiên thế giới bao gồm một nghìn Trung thiên thế giới. Mỗi Đại thiên thế giới là một Phật độ, có một vị Phật giáo hoá.

Xem: Tam thiên thế giới.



Khắp so trong cõi ba nghìn,

Yên hà riêng nửa, lâm tuyền chia đôi.

(Bích Câu Kỳ ngộ).



CÕI ÂM

Tức là cõi Âm phủ, nơi trở về của hồn người đã chết. Âm phủ còn được hiểu là nơi cửa ngục để giam cầm vong hồn người có tội.



Lòng nào lòng chẳng thiết tha,

Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.

(Thập Loại Chúng Sinh).



CÕI DƯƠNG

Tức là cõi Dương gian, nơi ở của con người còn sống, chỉ cõi thế gian.



Lòng nào lòng chẳng thiết tha,

Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.

(Thập Loại Chúng Sinh).



CÕI ĐÀO NGUYÊN

Tức chỉ cõi tiên.

Bài “Đào hoa nguyên ký 桃 花 源 記” của Đào Tiềm, đời nhà Tấn, kể lại một người quê ở Võ Lăng làm nghề đánh cá, theo dòng khe mà chèo thuyền đi, quên mất đường về, nên chèo lạc vào một cái động trồng đầy hoa Đào. Trong động ấy, có một nhóm người đang sinh sống, mà trước đây tổ tiên của họ trốn loạn đời nhà Tần, đến đó ở biệt lập hẳn với người đời bên ngoài động đã từ lâu rồi.

Sau người đánh cá trở lại, tìm những chỗ trước đã đánh dấu, nhưng không tìm được lối vào nữa.

Cõi Đào nguyên chỉ cõi tiên ở.

Xem: Đào Nguyên.



Trụ nguyên tánh hồn linh nhàn lạc,

Cõi Đào nguyên cỡi hạc thừa long.

(Kinh Thế Đạo).



CÕI SUỐI LÀNG MÂY

Cõi suối tức là cõi có ngọn suối vàng, cõi của người chết.

Làng mây là làng ở đám mây, do điển xưa, người dân ở đất Hoa Phong chúc vua Nghiêu rằng: Khi bệ hạ thăng hà, hương hồn sẽ theo đám mây trắng mà về với cõi trời. Do vậy, làng mây cũng chỉ cõi người chết.

Cõi suối làng mây là chỉ cõi trở về của hương hồn người chết.



Tiết cho khi lỡ bước giữa dòng,

kiếp đã về cõi suối làng mây,

nào kịp thấy ít nhiều ơn vũ lộ.

(Trận Vong Tướng Sĩ)



CÕI TĨNH

Bởi chữ “Tĩnh thổ 靜 土” hay “Tịnh thổ 淨 土” là cõi nước thanh tĩnh, trang nghiêm vi diệu, tức chỉ Phật độ hay Phật quốc.

Như vậy, cõi tĩnh tức là cõi Phật.

Cho hay cõi tĩnh ngày dài,

Mấy giây phút đã sự đời trăm năm.

(Truyện Trinh Thử).



Mảnh riêng sinh những bàng hoàng,

Tuy say cõi tĩnh, chưa tan lòng phàm.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



CÕI THỌ

Bởi chữ “Thọ vực 壽 域” là chỉ cõi người sống lâu.

Cõi thọ là chỉ cõi có sự sống lâu dài, hay cõi sống của Chơn linh đắc đạo, tức là chỉ cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Xem: Thọ vực đài xuân.



Biển mê cầu ngọc liên phàm tục,

Cõi thọ sông Ngân tiếp đảnh Tần.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



Thong dong cõi thọ nương hồn,

Chờ con lập đức giúp huờn ngôi xưa.

(Kinh Thế Đạo).



Bên màn đòi lúc trêu hồn phách,

Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.

(Đạo Sử).



CÕI THỌ ĐÀI XUÂN

Do câu thành ngữ “Thọ vực xuân đài 壽 域 春 臺”, tức là chỉ cõi người sống lâu và cảnh tươi đẹp của thời thái bình.

Cõi thọ đài xuân ý muốn nói là đời thái bình thịnh trị.

Dân vui cõi thọ đài xuân,

Sáu mươi năm lẻ, hưu trưng thái bình.

(Hạnh Thục Ca).



CON ĐEN

Bởi chữ “Lê dân 黎 民”, tức là dân đen. Tục thường nói: Phàm người dân, ai cũng đầu đen máu đỏ.

Kinh Thi có nói rằng: Lạc chỉ quân tử, dân chi phụ mẫu 樂 只 君 子, 民 之 父 母, nghĩa là vui vẻ hoà thuận thay người quân tử ấy! thiệt đáng làm cha mẹ cho dân. Như thế người dân người ta mới gọi là con dân, còn “Lê dân” tức là con đen.

Tóm lại, “Con đen” là chỉ dân chúng.



Mập mờ đánh lận con đen,

Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi?

(Truyện Kiều).



Tuồng chi hoa thải hương thừa,

Mượn màu son phấn đánh lừa con đen.

(Truyện Kiều).



CON ĐỎ

Trong Kinh Thư có câu: Nhược bảo xích tử 若 保 赤 子, tức là thương dân như bảo vệ con đỏ. Vì vậy, ngày xưa người ta coi nhân dân như là “Con đỏ”, tức là đứa con mới sinh còn đỏ hỏn, tâm còn hồn nhiên, vô tội gọi là Xích tử chi tâm 赤 子 之 心.

Xem: Xích tử.

Nước sông vàng lẻo lẻo dòng xanh;

dân con đỏ hây hây nhà rạng.

(Sãi Vãi).



Cờ Thành Thang sao không thấy

phất, bỏ liều con đỏ chông gai;

(Gia Định Thất Thủ Phú).



Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

(Bình Ngô Đại Cáo).



Mình vợ quan đáng phận mẹ cha,

Phải yêu mến trăm nhà như con đỏ.

(Phương Tu Đại Đạo).



CON GIẶC TÔI LOÀN

Bởi chữ “Loạn thần tặc tử 亂 臣 賊 子”, làm bề tôi thì tạo phản loạn, làm người con thì sinh giặc cướp.

Con giặc tôi loàn là nói người bất hiếu bất trung, chỉ làm hại nhà hại nước.

Xem: Tôi loàn con giặc.



Chớ làm con giặc tôi loàn,

Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà.

(Kinh Sám Hối).



CON HỒNG CHÁU LẠC

Con Hồng tức con cháu của họ Hồng Bàng. Họ Hồng Bàng gồm 18 đời vua Hùng Vương, làm vua nước Văn Lang. Hùng Vương là tổ của dân tộc Việt`.

Cháu Lạc tức là con cháu của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra một trăm người con, là tổ tiên của dân tộc Việt.

Do vậy, dân tộc Việt Nam được gọi là con Hồng cháu Lạc. Xem: Con Rồng cháu Tiên.



Con Hồng cháu Lạc bao nhiêu,

Thiếu tài khiếm đức, định triều an bang.

(Nữ Trung Tùng Phận).



CON HƯƠU BÁCH NHỊ

Con hươu: Nói việc nhà Tần mất con hươu, thiên hạ cùng đuổi đi bắt, chỉ ngôi vua, hoặc chỉ thiên hạ.

Bách nhị: Chỉ sức mạnh, do câu “Tần đắc bách nhị yên 秦 得 百 二 焉”, tức là nhà Tần được sức mạnh, ví với gian sơn hiểm trở.

Con hươu bách nhị là nói nhà Tần mất, anh hùng trong thiên hạ nổi lên đua đánh như săn một con hưu vậy.

Con hưu bách nhị lạc loài đâu,

ba cỏ ủ ê vườn thượng uyển,

Cái én tam thiên ngơ ngẩn đó,

mây mưa bát ngát đỉnh vu phong.

(Tần Cung Nữ).



CON KIÊU

Đứa con tự thị kiêu ngạo.

Do chữ “Kiêu tử 驕 子” trong Hán Thư chép về việc rợ Hung Nô gửi quốc thư cho vua Hán có câu: Nam hữu đại Hán, bắc hữu cường Hồ. Hồ giả thiên chi kiêu tử dã 南 有 大 漢, 北 有 強 胡. 胡 者 天 之 驕 子 也, nghĩa là phương nam có nhà đại Hán, phương bắc có cường Hồ. Hồ ấy là đứa con kiêu ngạo của trời vậy.

Vì vậy, “Con kiêu” hay “Giặc trời” dùng để chỉ rợ Hồ, hay Hung Nô.

Xem: Thiên kiêu.

Rợ Hồ lộng thói con kiêu,

Ruổi mù bụi ngựa, trẩy theo ải nhàn.

(Hoa Tiên Truyện).



CON NGƯỜI TỐI LINH

Con người: Chỉ loài người. Tối linh: Rất linh.

Con người là loài linh hơn các loài vật là bởi vì: Thứ nhứt là bởi vì con người phải qua muôn nghìn kiếp tiến hóa, từ vật chất, thảo mộc, thú cầm, rồi mới chuyển hóa đến nhơn loại. Thứ nhì là vì con người có ba phần hồn: Sanh hồn, giác hồn, linh hồn, mà loài vật chất thấp nhứt kim thạch, là loài vô tri vô giác, kim thạch tiến lên thảo mộc thì có một hồn là sanh hồn, thảo mộc tiến lên thú cầm thì có được hai hồn là sanh hồn, giác hồn, thú cầm tiến lên con người thì có đủ ba hồn: Sanh hồn, giác hồn và linh hồn.

Con người nhờ Sanh hồn mới có được sự sống, Giác hồn mới có cảm giác, biết đau đớn khổ sở và Linh hồn mới khôn ngoan, biết đạo lý, suy xét đủ điều, nên con người đứng vào hàng phẩm tối linh.

Con người đứng phẩm tối linh,

Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi.

(Kinh Tận Độ).



CON QUỐC QUỐC

Tức là con chim đỗ quyên, còn gọi là đỗ vũ, hay tử quy, là một giống chim có tiếng kêu “quốc quốc” nghe thật buồn thảm, nên cũng được gọi là chim quốc quốc.

Do điển tích Thục Đế bị cướp ngôi và chết trong rừng hoá ra chim, ngày đêm nhớ nước kêu rất não nuột, nên người đời gọi là chim quốc.

Xem: Đỗ quyên.



Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Thơ Huyện Thanh Quan).



Con quốc quốc chưa âu đổi bạn,

Máu đỗ quyên đợi mãn kiếp sanh.

(Nữ Trung Tùng Phận).



CON RỒNG CHÁU TIÊN

Do chữ “Long phụ tiên mẫu 龍 父 仙 母”, tức là cha rồng mẹ tiên.

Do truyền thuyết vua Lạc Long Quân nước ta là thuộc giống con rồng, lấy bà Âu Cơ là con tiên, đẻ được trăm cái trứng nở ra trăm người con trai, là tổ tiên nòi giống của dân tộc ta, nên dân tộc Việt Nam được gọi là “Con rồng cháu tiên”.

Gươm thư giúp sức gươm gươm hùng,

Điểm tô nghiệp cả con rồng cháu tiên.

(Nữ Trung Tùng Phận).



CON TẠO

Bởi chữ “Tạo hoá tiểu nhi 造 化 小 兒”, tức là trẻ Tạo hoá, hay con Tạo.

Con Tạo dùng chỉ Tạo hoá với nghĩa cuồng phóng, ý nói hay đặt bày cho người đời nhiều điều oái oăm.

Xem: Tạo hoá tiểu nhi.



Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu!

(Truyện Kiều).



Ừ là trót đã chịu lời!

Thử xem con Tạo chiều người hay không.

(Hoa Tiên Truyện).



Dù chăng con Tạo khắt khe,

Thì chi cánh điệp còn mê với tình.

(Mai Đình Mộng Ký).



CÔ BỒNG 孤 蓬

: Lẻ loi, một mình. Bồng: Mui thuyền, đò, hoặc chỉ chiếc thuyền, đò.

Cô bồng là chỉ chiếc thuyền hay chiếc đò đi một mình trên sông nước lẻ loi.



Lênh đênh thuyền giữa biển đông,

Riêng than một tấm cô bồng ngẩn ngơ.

(Lục Vân Tiên).



Ngó lên trên khúc sông quanh,

Thấy bên vực thẳm có manh cô bồng.

(Dương Từ Hà Mậu).



CÔ CHÚ 孤 注

Có nghĩa là có bao nhiêu đem ra đánh hết một lần để quyết định được thua.

Đời nhà Tống rợ Khiết Đan đem quân vào đánh, Khấu Chuẩn rước vua đến Thiện Châu.

Vương Khâm Nhược mới tâu rằng: Bệ hạ có biết trong các sòng bạc, khi đã bị thua nhiều, còn bao nhiêu tiền trong túi người ta dốc ra hết để đánh một trận cuối cùng gọi là “Cô chú” không? Nay Khấu Chuẩn dùng bệ hạ làm “Cô chú” đó.



Phen này may rủi thử xem,

Đã đành cô chú quyết đem đánh vầy.

(Hạnh Thục Ca).



CÔ ĐĂNG 孤 燈

: Lẻ loi một nình. Đăng: Ngọn đèn.

Cô đăng là ngọn đèn đơn độc, chỉ người ngồi cô đơn bên cạnh ngọn đèn leo lét, lẻ loi.



Chừ sao chong ngon đèn ngồi,

Cô đăng giỡn bóng, ghẹo người thương tâm.

(Nữ Trung Tùng Phận).



CÔ HỒN 孤 魂

: Lẻ loi, mồ côi. Hồn: Phần tinh thần của con người, sau khi chết rời khỏi thể xác vẫn tồn tại mãi.

Cô hồn là hồn của người chết bay vất vưởng, không nơi nương tựa, không có người cúng kính.



Cho hay thành bại là cơ,

cô hồn biết bao giờ cho tan!

(Thập Loại Chúng Sinh).



Cô hồn nhờ gửi tha phương,

Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.

(Thập Loại Chúng Sinh).



CÔ LẬU 孤 陋

: Lẻ loi. Lậu: Quê mùa.

Cô lậu là chỉ nơi ở vắng vẻ, quê mùa.



Đã đủ thế sửa đời tốt xấu,

Mà hổ hang cô lậu tại nơi nào.

(Phương Tu Đại Đạo).



CÔ MIÊN 孤 眠

: Lẻ loi, một mình. Miên: Ngủ.

Cô miên tức là ngủ một mình, giấc ngủ cô đơn.



Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

(Cung Oán Ngâm Khúc).



CÔ NHI QUẢ PHỤ 孤 兒 寡 婦

Cô nhi: Đứa trẻ mồ côi. Quả phụ: Đàn bà chồng chết. Cô nhi quả phụ là chỉ nhưng hạng người đơn độc, lẻ loi như những trẻ mồ côi hay những đàn bà goá.

Con là Ai Đế vụng lầm,

Cô nhi quả phụ khôn cầm giang sơn.

(Thiên Nam Ngữ Lục).



CÔ PHÒNG 孤 房

: Một mình. Phòng: Cái buồng.

Cô phòng là sống trơ trọi một mình trong phòng. Thường người ta hay dùng chữ “Cô phòng” tức “Phòng không chiếc bóng” để nói về người đàn bà vắng chồng.



Ai ngờ tiếng dế than ri rỉ,

Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng.

(Cung Oán Ngâm Khúc).



Lần lựa cô phòng xuân thỏn mỏn,

Xa xuôi ai thấu nỗi đinh ninh.

(Đạo Sử).



CÔ QUẢ 孤 寡

Bởi chữ “Cô lậu quả văn 孤 陋 寡 聞”, tức là người quê mùa, ít nghe thấy, ít hiểu biết.

Cô quả là một tiếng khiêm xưng của các vị vua chúa và các chư hầu thời xưa.

Nghĩa bóng: Kiến văn ít ỏi.



Nghênh ngang một cõi biên thùy,

Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!

(Truyện Kiều).



CÔ THÂN 孤 身

: Lẻ loi. Thân: Thân mình.

Cô thân là chỉ kẻ cô độc, trơ trọi một mình, hoặc không có thân thế.



Phú hữu thiên gia bất thoát trần,

Vinh thê ấm tử độ cô thân.

(Đạo Sử).



Dầu có của dạy đừng ỷ sức,

Đừng cậy tiền ép bức kẻ cô thân.

(Phương Tu Đại Đạo).



CÔ TRÚC 孤 竹

Tên một nước của ngày xưa, chư hầu nhà Ân, nay thuộc tỉnh Trực Lệ của Trung Quốc. Vua Cô Trúc chính là phụ vương của hai vị hiền sĩ là Bá Di, Thúc Tề.

Sau khi nhà Ân bị mất về nhà Châu, cả hai đều không chịu ăn thóc của nhà Châu và lên núi Thú dương hái rau di mà ăn, rồi chết đói ở đấy.

Mặt đất đùn, này thóc, này rau,

dầu ông Cô Trúc,

Mặt nước chảy, nọ dòng, nọ bến,

mặc chí Sào Do.

(Tụng Cảnh Tây Hồ).



CÔ TRUNG 孤忠

: Lẻ loi, một mình. Trung: Ngay với vua, nước.

Cô trung là tấm lòng trung chỉ một mình, mình biết, một mình, mình hay, chứ người ngoài không ai hay biết lòng mình được.



Cờ sứ vẫy cầm một cán không,

Mười thu nghìn dặm tiết cô trung.

(Tô Công Phụng Sứ).



Cô trung quyết giữ lời thề,

Để hồn di thể đi về cho an.

(Tự Tình Khúc).



CỐ CÙNG 固 窮

Yên ổn trong cảnh nghèo.

Sách Luận ngữ có câu: Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ 君 子 固 窮, 小 人 窮 斯 濫 矣, nghĩa người quân tử yên ổn trong cảnh nghèo, còn kẻ tiểu nhân gặp nghèo thì tham lạm.

Đồng nghĩa với “An bần”.



Nhớ câu: Quân tử cố cùng,

Đèn trăng, gió quạt, non sông phận đành.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).




tải về 15.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   134




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương