TÒa giám mục phát diệm thưỜng huấn linh mụC 18 – 21 / 02 / 2013 Đề tài: giáo hội theo công đỒng vatican II


Hiệp thông không phải là tập quyền về trung ương



tải về 472.12 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích472.12 Kb.
#5591
1   2   3   4   5   6   7

Hiệp thông không phải là tập quyền về trung ương




  • Trước Vatican II đã có cả chục thế kỷ Giáo Hội quen sống theo chế độ trung ương tập quyền, nên cho dù ý tưởng “bổ trợ” (‘subsidiarité’), từng được đức giáo hoàng Piô XI đề cao trong tông thư “Quadragesimo Anno” (1931), có bàng bạc trong các văn kiện quan trọng liên quan đến bản chất, hoạt động và tổ chức của Giáo Hội, chúng ta cũng phải thú nhận sự mở cửa của công đồng Vatican II cho các cấp giáo hội địa phương chưa được rộng rãi lắm. 2 Như trong hiến chế “Lumen gentium” người ta mới chỉ chú ý tới sự cởi mở này trên bình diện pháp lý chứ chưa đặt nó trên nền tảng của một khoa giáo hội học hiệp thông. Đặc biệt số 22 của hiến chế mới chỉ dừng lại xác định quyền tài thẩm của đức giáo hoàng và của giám mục đoàn (cũng dùng mấy chữ đó là quyền trọn vẹn, quyền tối thường và quyền phổ quát), quên không đặt tất cả xác định đó trên nền tảng là Giáo Hội – một sự hiệp thông của các Giáo Hội địa phương. Nói cách khác, người ta nói tới tính đồng đoàn (‘collégialité’) của các giám mục mà chưa nói tới tính đồng đoàn của các giáo hội địa phương hay các giáo phận. Người ta đi vào thực hành chứ không đào sâu tới nền tảng của tính cách ấy.




  • Hậu quả là người ta vô tình hợp thức hóa hai quyền bính tối cao trong Giáo Hội: một đàng là quyền của giám mục đoàn hiệp thông với thủ lãnh của mình, tức là giám mục Roma; một đàng là quyền của một mình thủ lãnh mà Công Đồng nói là “có thể được tự do thi hành bất cứ lúc nào” (LG 22). Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 các nghị phụ đã tỏ ra bối rối khi áp dụng nguyên tắc này. Có hai cấp thẩm quyền trong Giáo Hội không biết phải phối hợp với nhau thế nào, vì nếu giám mục đoàn phải luôn luôn tùy thuộc thủ lãnh của mình và không bao giờ được phép hành động “ngoài liên hệ với thủ lãnh ấy” (LG 22) thì ngược lại thủ lãnh này luôn luôn có thể hành động độc lập với giám mục đoàn. Thật đáng chú ý khi có tới 28 lần Công Đồng nhấn mạnh các giám mục nhất thiết phải hiệp thông với giám mục Roma, nhưng chẳng bao giờ thấy nói rõ ràng quyền bính tối thượng kia không thể tách rời với giám mục đoàn! (x. Concilium số 208 [1986], p.45).




  • Trong Công Đồng, nhiều nghị phụ đã coi sáng kiến thành lập thượng hội đồng giám mục là cơ hội không những để các giám mục tiếp xúc sâu sát hơn với Roma, mà còn là một cách để tham gia vào quyền quyết định của Roma. Thật ra, chính sắc lệnh về nhiệm vụ mục tử của giám mục tại Công Đồng không nói rõ quyền hạn của cơ quan này, mà về sau do chính đức giáo hoàng Gioan Phaolô II yêu cầu người ta mới xác định cơ quan này có quyền thảo luận và nếu được đức giáo hoàng đồng ý, có quyền biểu quyết trong một số trường hợp (x. Giáo Luật điều 343). Ở đây, cần nhớ lại những lời nhắc nhở của hồng y Joseph Ratzinger như sau: “Đức giáo hoàng cần các giám mục và ngược lại, các giám mục cần đức giáo hoàng. Càng ngày càng phải coi hai bên như bổ túc cho nhau, chứ không cạnh tranh nhau” (“Le Nouveau Peuple de Dieu”, Paris, Aubier Montaigne 1961, p. 71).




  • Ngay từ đầu, quyền bính Giáo Hội đã được thi hành dưới ba hình thức : quyền bính cá nhân (cá nhân giáo hoàng, giám mục, linh mục quản xứ), quyền bính đồng đoàn (giám mục đoàn, Thượng Hội Đồng Giám Mục, Liên Hiệp HĐGM khu vực hay châu lục, HĐGM quốc gia, hội đồng linh mục), quyền bính cộng đoàn (đại hội Dân Chúa quốc gia hay giáo phận, hội đồng mục vụ giáo phận hay giáo xứ, các ủy ban nghiên cứu các vấn đề xã hội…). Sự « hiệp thông » chỉ có tính Giáo Hội thật sự khi quyền bính được thi hành ở cả ba cấp vừa nói. Ngay từ năm 1946, đức giáo hoàng Piô XII đã tuyên bố một cách bất ngờ : « Giáo dân (…) phải có ý thức ngày càng rõ hơn không những mình là người của Giáo Hội, mà còn là chính Giáo Hội ». Sở dĩ thế là vì theo thánh Gioan Kim Khẩu « Ai cũng có cùng một phép Rửa, được xét là xứng đáng do cùng một Thần Khí, nỗ lực làm việc là vì cùng một Nước Trời ; và vì thế, tất cả chúng ta là anh em với nhau, mọi sự giữa chúng ta đều là chung » (Hom. In Th., 4 : PG 62, 415). Nếu vậy, không có thẩm quyền nào được thi hành bằng cách tập trung tất cả vào mình, mà phải nhìn nhận và cộng tác với các thẩm quyền khác.




    1. Hiệp thông không phải là loay hoay trong chính mình




  • Ai cũng biết khuynh hướng tự nhiên của bất cứ tập thể nào là tìm cách đóng kín với chính mình, thường được mô tả bằng một vòng tròn kín hay nhiều vòng tròn kín lồng vào nhau, vòng càng bên trong càng nhỏ hơn. Không phải chỉ để tự vệ chống lại những hiểm họa phá hoại từ bên ngoài. Mà còn để xác định và củng cố bản sắc riêng của mình. Ngay cả khi có cởi mở ra bên ngoài đôi chút thì đó cũng để lấy thêm thông tin và kinh nghiệm, rồi lại rút vào trong củng cố mình. Một sự hiệp thông như thế, tưởng là an toàn và chắc chắn, lại sớm trở nên cằn cỗi, lỗi thời và tan rã.




  • Sở dĩ thế không những vì đó là qui luật của sự tồn tại và phát triển (phải ra ngoài tìm kiếm và tiếp nhận thức ăn luôn luôn mới phù hợp với nhu cầu ngày càng khác của cơ thể thì sinh vật mới tồn tại và phát triển), mà còn vì đó cũng là quy luật của sự hiện hữu Kitô Giáo (theo gương Đức Kitô, rồi theo gương của chính Thiên Chúa, phải được sai đi và phải ra khỏi mình để đi thi hành sứ mạng, mới có ngôi Con và ngôi Thánh Thần, mới có một Ngôi Lời nhập thể, mới có thế giới và con người). Chính vì thế, Giáo Hội càng trở nên vững mạnh trong bản tính và ơn gọi của mình, khi Giáo Hội càng quên mình và ra khỏi nhà mình để đến với thế giới và con người, đến với các tôn giáo khác và các cộng đồng Kitô Giáo khác, kể cả những con người và cộng đoàn bất toàn hay thù nghịch nhất. Những lần ra đi  cá nhân của các tổ phụ Do Thái hay cộng đồng như toàn dân Do Thái, hay những lần rời bỏ Giêrusalem Giáo Hội Mẹ của các tín hữu đầu tiên, những chuyến hải hành của Phaolô và các môn đệ, thậm chí những lần truyền giáo gần hay xa của các thừa sai trong lịch sử Giáo Hội, tưởng là những lần sự hiệp thông Giáo Hội bị đánh mất lại chính là những đợt tạo ra sự hiệp thông mới, sâu sắc và hiệu quả hơn.




    1. Hiệp thông không phải là trở nên một trong mộng




  • Đã đành dấn thân vào thế giới cụ thể của con người cụ thể, sự hiệp thông của Giáo Hội sẽ có thể gặp rủi ro và thiệt hại nhiều hơn là cơ may và phong phú. Nhưng Vatican II sẵn sàng tốn kém nhiều hết sức có thể về mọi mặt, không phải chỉ để sửa chữa, bồi dưỡng và hoàn thiện bản thân mình, mà đúng hơn để sau cùng phục vụ con người và thế giới hữu hiệu hơn ; bằng cách đó, chu toàn ơn gọi và sứ mạng của mình là làm dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau (cứu độ). Đức Gioan XXIII đã gọi đó là giúp Giáo Hội nói với con người bằng một ngôn ngữ mới.




  • Nhưng muốn như vậy thì Giáo Hội phải tập ra khỏi mộng để đối diện với thực tế và hơn thế nữa, tập thích nghi đời sống của mình với tinh hoa và tính cách của mỗi nền văn hóa (AG 22). Hai mươi năm sau Vatican II, đức Gioan Phaolô II đã lấy lại và triển khai đề tài này trong tông thư “Slavorum apostoli” (2.6.1985): “Giáo Hội thực hiện tính phổ quát của mình là khi Giáo Hội tiếp nhận, thống nhất và nâng cao theo cách riêng của mình và với sự ân cần mẫu tử, mọi giá trị nhân bản đích thực” (x. tông thư “Redemptoris missio” 7.12.1990, số 52 và tông huấn “Ecclesia in Africa” 14.9.1995, số 62). Không thể nói Giáo Hội là sự hiệp thông, nhất là hiệp thông với thế giới bên ngoài, với các tôn giáo khác hay với các giáo hội kitô khác, mà quên mất việc hội nhập văn hóa với các địa phương mà Giáo Hội có mặt.3 Tuy nhiên, cần nhớ rằng hội nhập văn hóa không phải là hoạt động một chiều: Tin Mừng đến vạch cho thấy và giải thoát những giá trị đích thực và lâu bền trong mỗi nền văn hóa. Nhưng theo chiều ngược lại, khi cung cấp cho Tin Mừng những cách diễn đạt độc đáo, văn hóa cũng làm lộ ra những khía cạnh mới của Tin Mừng. Đây có lẽ là điều càng phải được lưu ý hơn, khi các xã hội hiện nay thường cắt đứt quan hệ với Giáo Hội chủ yếu là do những nguyên nhân văn hóa. “Sự đoạn giao giữa Tin Mừng và văn hóa chính là bi kịch lớn nhất trong thời đại chúng ta”. Đức giáo hoàng Phaolô VI đã chẳng nhận xét như thế hay sao trong tông huấn “Evangelii nuntiandi” (8.12.1975) ? Và một trong những lời nhắc nhở cuối cùng của Vatican II không phải là Giáo Hội không thể mang đến cho thế giới điều gì, nếu không chịu tiếp nhận từ thế giới những điều nào đó (x. GS 44) ?


Kết luận
Một khi đã hiểu sự “hiệp thông” một cách rộng rãi và sâu sắc như thế, chúng ta mới thấy Vatican II quả là đã mở bước đột phá tuyệt vời không chỉ cho khoa giáo hội học từng thống trị cho tới lúc đó – một cái nhìn về Giáo Hội Chúa Kitô được đức cha Smedt, giám mục giáo phận Bruges (Bỉ), cho là “có vẻ đắc thắng, giáo sĩ trị và quá nặng tính pháp lý” – quan niệm Giáo Hội dựa theo hình ảnh mà người đương thời thường đưa ra về một “perfecta societas”, một xã hội hoàn hảo, mà còn cho hết mọi môn học và mọi lãnh vực của Giáo Hội. Tuy nhiên, mở ra mọi cánh cửa hiệp thông của Giáo Hội là một chuyện, còn tiến ra hay bước vào để hiệp thông thật sự thành công hay không là chuyện khác. Liên quan đến vấn đề chỗ đứng của Đức Maria trong Giáo Hội chẳng hạn, Công Đồng đã không ngại thú nhận “không giải quyết dứt điểm những vấn đề mà các nhà thần học chưa làm sáng tỏ đủ” (LG 54). Hay bản Chú Thích Sơ Khởi kèm theo hiến chế “Lumen gentium” cũng xác nhận việc quyết định khi nào là thành sự và hợp pháp những hành động do các đấng thuộc phẩm trật Hội Thánh thực hiện (cụ thể hơn, khi đó là quyết định của một mình đức giáo hoàng, của đức giáo hoàng cùng với giám mục đoàn, của một mình giám mục đoàn, của giám mục đoàn cùng với đức giáo hoàng…) còn cần “được các nhà thần học bàn luận thêm”, nhất là khi mỗi Giáo Hội địa phương quan niệm khác nhau về sự hiệp thông này.
Dù sao, công đồng nào cũng sinh ra trong một bối cảnh lịch sử. Nó vừa đánh dấu một điểm kết thúc của một chặng đường vừa báo động một điểm khởi sự cho một chặng đường mới. Không kể khi định tín các tín điều (thật ra cũng không nhiều trong các công đồng sau này; mà dù đã được định tín xong, các tín điều cũng cần được giải thích lại cho công luận mỗi thời đại), các công đồng không dám cho rằng những suy tư và quyết định của mình là làm một lần thay cho tất cả. Các công đồng chỉ đặt nền móng và giao cho Giáo Hội sau đó xây lên nhà, hoặc chỉ vạch hướng và chờ đợi Giáo Hội sau đó cất cánh. Thế nên, chúng ta không nên tìm nơi Vatican II những toa bào chế thuốc hay những công thức chế biến thức ăn không thiếu một chi tiết và bảo đảm thành công trăm phần trăm.
Phêrô Đặng Xuân Thành
Một vài câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi


  1. Trong các mặt hiệp thông của Giáo Hội mà Vatican II triển khai, tôi thấy đâu là mặt đáng chú ý hơn trong tình hình hiện nay của giáo phận, giáo xứ hay cộng đoàn của tôi? Tại sao?

  2. Tôi có được gợi ý điều gì từ suy nghĩ và ý kiến của Vatican II để xây dựng sự hiệp thông ấy tại địa phương mình?



Tài liệu tham khảo

(cho cả ba bài)




  1. Vatican II, Bản Dịch và Giải Thích của GHHV Piô X Đà Lạt, tái bản lần II, 1980

  2. Benedictô XI, tự sắc “Cánh cửa đức tin”, 2011

  3. Jean Rigal, “L’ecclésiologie de communion”, Cerf 1997

  4. Communio (International Catholic Review), « Keeping the world awake to God : The Challenge of Vatican II », Washington D.C., Spring-Summer 2012

  5. Cor Unum, “Vatican II: accueils et fruits dans la Famille Cor Unum”, Hors-série 2012

  6. Prêtres diocésains, « Relire le Concile : la collégialité », Novembre 2012

  7. Croire aujourd’hui, « Vatican II d’hier à aujourd’hui », no. spécial 2009

  8. Nguyễn Huy Lịch, « Công đồng Vatican II. Để sống đạo trong đời hôm nay”, Đức Tin và Văn Hóa, Hè 2006


VATICAN II, CÔNG ĐỒNG CỦA GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI
Nếu Giáo Hội là khởi điểm để Công Đồng Vatican II suy tư và hành động – thậm chí suy tư thấu đáo và hành động quyết liệt – thì thế giới chính là điểm tới của các suy tư và hành động ấy: Giáo Hội chấp nhận bước vào cuộc “aggiornamento” bản thân mình (cập nhật mình) là để có thể cùng với thế giới bước vào cuộc “aggiornamento” chính thế giới (cập nhật thế giới). Điều này Công Đồng sẽ làm một cách hết sức bài bản trong hiến chế “Gaudium et Spes” hay Giáo Hội trong thế giới ngày nay : Đó là một hiến chế vừa lớn về mặt số lượng (dài nhất với 93 số) vừa lớn về mặt nội dung (chẳng những đề cập tới nhiều vấn đề nhất và qui mô nhất – hầu như không có vấn đề lớn nào trên thế giới mà không được đưa ra mổ xẻ ở đây như hôn nhân-gia đình, văn hóa, kinh tế, chính trị, chiến tranh-hòa bình, mà còn đề cập cách thấu đáo nhất: không chỉ dừng ở hiện tượng quan sát thấy, mà còn đi vào tận nguyên nhân cuối cùng, không chỉ dừng lại với vài giải pháp ‘chữa cháy tạm thời’ mà đi tới những giải pháp có thể ‘xới tung cả gốc’).


  1. Đến với thế giới, nhưng là thế giới nào đây?




  • Ngay từ đầu, Công Đồng đã xác định thế giới mình đang đối thoại không phải chỉ là thế giới của thuở ban đầu hay thế giới của thời sau hết, nghĩa là thế giới đã mất hay chưa tới, cũng không phải chỉ là thế giới đáng lạc quan của Phaolô vì đã được tái tạo và cứu chuộc hay thế giới đáng bi quan vì đã khước từ Chúa Cứu Thế của Gioan, mà là thế giới bao gồm tất cả những chiều kích ấy (có cả quá khứ lẫn hiện tại và tương lai) và tất cả những khía cạnh ấy (được tạo dựng đẹp đẽ, đã phạm tội, đã được cứu và đang ra sức hoàn thành). Một thế giới vừa thực vừa mơ, vừa đang diễn ra như chúng ta trông thấy vừa đang phấn đấu trở nên như nó phải là: “Là thế giới của con người, tức là toàn thể gia đình nhân loại với mọi sự thuộc môi trường sinh sống của gia đình này. Thế giới ấy là sân khấu của lịch sử nhân loại và là thế giới được ghi dấu bằng những cố gắng, thất bại và thắng lợi của nhân loại; thế giới ấy người kitô hữu tin là đã được tình yêu của Đấng Tạo Hóa tác thành và bảo trì; thế giới ấy đã rơi vào ách nô lệ tội lỗi, nhưng nhờ Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại mà bẻ gãy uy quyền của Thần Dữ, đã được giải thoát để thay hình đổi dạng theo dự định của Thiên Chúa mà tiến tới sự viên mãn” (GS 2).




  • Đứng trước một thế giới như thế, người kitô hữu phải có thái độ nào? Thay vì vội vàng kết án hay ruồng rẫy hoặc dửng dưng, Công Đồng muốn bày tỏ “sự liên đới, tôn trọng và quý mến (…) bằng cách mở cuộc đối thoại về những vấn đề thế giới đang thắc mắc, đem ánh sáng Phúc Âm soi dẫn và cung cấp cho nhân loại những năng lực cứu rỗi mà chính Giáo Hội đã nhận được nơi Đấng Sáng Lập của mình, nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn” (GS 3).




  1. Xúc tiến việc đối thoại qua ba bước căn bản : Xem – Xét – Làm




    1. Cùng với thế giới, Giáo Hội XEM thân phận con người trong thế giới ngày nay (chương nhập đề)

  • Chẳng cần lấy kính hiển vi để nhìn, chúng ta cũng thấy thế giới mà trong đó con người đang sống là thế giới đang BIẾN ĐỔI – biến đổi vừa nhiều (mặt nào cũng thay đổi), vừa rộng (không chỉ vài ba cá nhân hay tập thể, mà toàn thể nhân loại), vừa sâu (không chỉ làm thay đổi bộ mặt bên ngoài, mà còn tác động tới tận nếp hành động và suy tư, tính cách con người và chính con người), vừa nhanh (có người dám so sánh những thay đổi trong đời sống con người hơn 50 năm gần đây nhiều bằng những thay đổi trong hơn mười mấy thế kỷ trước). Dễ thấy nhất là những biến đổi do khoa học và kỹ thuật tạo ra trong vũ trụ, vật chất, sinh vật, đời sống… Rồi tới những biến đổi do văn hóa và văn minh tạo ra trong nếp sống và làm việc, suy nghĩ và hành động… Chưa kể những biến đổi sâu xa hơn do tất cả các tác nhân trên đưa tới trong đời sống tâm lý, luân lý và tôn giáo của cá nhân hay tập thể…




  • Những biến đổi trong và ngoài, cá nhân và tập thể ấy có thể kéo con người lại gần nhau hoặc đẩy con người ra xa nhau hơn, đôi khi tới mức mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh. Tuy nhiên, đằng sau tất cả những thành công hay thất bại ấy, những thu được và những mất mát ấy, chúng ta luôn thấy những khát vọng hướng thượng – được bày tỏ và phát biểu mạch lạc nhiều hay ít, nhưng cũng có thể giấu kín hoàn toàn hoặc chỉ được liên tưởng tới cách thoáng qua: “mọi cá nhân và tập thể đều khao khát một cuộc sống đầy đủ và tự do xứng với con người; để phục vụ cho chính mình, họ muốn chế ngự tất cả những gỉ thế giới ngày nay có thể cung cấp dồi dào cho họ. Hơn nữa, các quốc gia vẫn ngày một cố gắng hơn để vươn tới một thứ cộng đoàn đại đồng nào đó” (GS 9).




  • Như thế, khi cùng với thế giới xem lại con người trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, Công Đồng có một cái nhìn hết sức THẬT về con người và thế giới: không lạc quan ngây thơ mà cũng không bi quan chán đời, không phóng đại cũng chẳng giảm thiểu, không hời hợt bên ngoài mà cũng không tưởng tượng lý tưởng hóa. Xem một con người hay bất cứ thực tại nào của con người, chúng ta cũng phải kiên nhẫn và trung thực : kiên nhẫn để “không vội vàng vơ đũa cả nắm” và trung thực để “không đếm cây mà quên cả cánh rừng”: “Thế giới ngày nay tỏ ra vừa mạnh vừa yếu, có khả năng thực hiện những điều tốt đẹp nhất hoặc xấu xa nhất, và trước mặt nó là con đường dẫn tới tự do hoặc nô lệ, tiến bộ hoặc thoái hóa, huynh đệ hoặc hận thù” (GS 10).




    1. Giáo Hội mời gọi thế giới XÉT lại thân phận con người trong thế giới dựa vào GIÁO LÝ CỦA ĐỨC KITÔ (Phần I, chương I,II và III)




  • Đến đây, để đánh giá những gì mình vừa ghi nhận về con người trong thế giới hiện nay, đồng thời để chuẩn bị tiến tới những giải pháp cho những vấn đề nảy sinh từ thực tế ấy, Giáo Hội không ngần ngại giới thiệu cái nhìn của mình về con người vì tin rằng đó là cái nhìn đúng đắn nhất về con người: nhìn con người trong ánh sáng của Đức Kitô –Thiên Chúa làm người. “Mầu nhiệm con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể” (GS 22). Đúng đắn không phải chỉ vì lịch sử Giáo Hội và thế giới đã xác nhận như thế, mà còn vì sự hợp lý nội tại của cái nhìn ấy và nhất là vì tin vào Đức Kitô cũng như những gì Ngài cho biết.




  • Nét căn bản nhất Giáo Hội muốn giới thiệu nơi con người chính là: con người là hình ảnh của Thiên Chúa (nhìn tới cùng, người ta sẽ khám phá thấy con người là hình ảnh không phải của ai hay vật nào khác mà là của chính Chúa, và vì thế, con người là một mầu nhiệm đặc biệt tới mức không thể giải thích hết được ; nhưng vì chỉ là hình ảnh chứ không phải là chính Chúa, nên con người có những giới hạn không thể vượt được) / là hình ảnh Thiên Chúa trong sự cấu tạo bao gồm hồn và xác, trong những khả năng vượt trội các thụ tạo khác như khả năng tưởng tượng, hiểu biết, khao khát nhiều khi tới mức vô hạn../ nhưng đã từng phạm tội và bị tội của cả nhân loại chi phối/ dù vậy, vẫn được Chúa yêu thương giải cứu bằng cách tái tạo lại và tiếp sức để có thể hoàn thành con người mình, ngay cả khi đứng trước một nghịch lý hầu như không thể vượt qua, tức là cái chết (cái chết đã bị Đức Kitô khuất phục để chỉ còn là bước phải đi qua trước khi sống đời sống sung mãn và vĩnh cửu của Thiên Chúa).




  • Trong viễn tượng ấy, người ta thấy tin nhận và thờ phượng Đấng Tạo Thành và Cứu Chuộc mình không phải là một điều gì khó hiểu và khó chấp nhận. Thế nên, hiện tượng vô thần – không phải cá lẻ vài người mà có khi cả một góc thế giới, không phải tự phát mà là có tổ chức quy củ, không phải bâng quơ mà là có suy luận sâu sắc, cũng không phải mặc nhiên trong lòng mà công khai xưng nhận – quả là một điều không thể bỏ qua trong nghị trình của Công Đồng. Tuy nhiên, khi kiên nhẫn và trung thực phân tích hiện tượng vô thần ấy, Công Đồng hiểu rằng vô thần là một hạn từ không đơn nghĩa (ám chỉ rất nhiều hình thức, mức độ, biểu hiện và nguyên nhân rất khác nhau); không có vô thần tuyệt đối mà bao giờ người ta cũng “vô thần” với một thiên chúa theo quan điểm này để gián tiếp nhìn nhận một thiên chúa theo quan điểm khác. Nói cách khác, Công Đồng đã không chỉ giản dị phi bác vô thần, mà cố gắng tìm hiểu vô thần, cố gắng giải thích niềm tin của Giáo Hội, cố gắng canh tân chính mình cho đời sống của mình ăn khớp hơn với niềm tin và lời chứng để hỗ trợ người khác tin vào Thiên Chúa. Sau cùng, nếu không thể làm gì hơn nữa thì theo Công Đồng vẫn còn một việc luôn luôn có thể làm là cộng tác với những người vô thần xây dựng thế giới cho công bằng và thịnh vượng, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau (GS 19-21).




  • Trong xu thế của triết học về con người luôn nhìn con người trong toàn bộ trật tự nhân loại và vũ trụ, Công Đồng không chỉ giới thiệu con người tự trong bản tính là hình ảnh của Thiên Chúa, mà cũng tự trong bản tính là một hữu thể xã hội hay là anh chị em với nhau và với các thụ tạo khác. Thậm chí, cả trong trật tự cứu chuộc, con người cũng được cứu chuộc trong cộng đoàn và qua cộng đoàn. Chính vì thế, muốn đánh giá con người thì phải đánh giá cả trong cộng đoàn mà nó thuộc về; muốn phát triển con người thì phải phát triển các cộng đoàn mà nó thuộc về. Nói cách khác, từ nay thay vì cổ xúy cho một nền luân lý và tu đức thuần túy cá nhân chúng ta phải hướng tới một nền luân lý và tu đức cộng đoàn. Trong viễn tượng ấy, nhân đức sẽ được đề cao cho mọi cá nhân tập luyện là tinh thần công bằng và yêu thương đối với mọi người, kể cả những người khác biệt mình và thậm chí là đối thủ của mình, cũng như tinh thần trách nhiệm và cộng tác. Tấm gương lớn nhất cho thái độ này là chính Ngôi Lời nhập thể. Không ai là không thán phục sự liên đới sâu xa của Ngài với hết mọi người, từ người quen đến người lạ, từ người thân đến kẻ thù. Thậm chí không ít người đã coi đó là “scandal” vì Ngài đã chủ trương một luân lý và tu đức liên kết thay vì cách ly như truyền thống Do Thái (GS 24-32).




  • Vatican II cũng tiếp tục xu hướng chung của thời đại là không nhìn con người (cá nhân và cộng đoàn) cách trừu tượng và lý thuyết, mà luôn nhìn con người trong các hoạt động cụ thể của nó. Chính vì thế, Vatican không quên khai triển giáo lý về các sinh hoạt của con người trong thế giới, từ những sinh hoạt cao thượng và ở qui mô lớn như thờ phượng và hành lễ, phát triển xã hội và thăng tiến con người, nghiên cứu và học tập, phát minh và sáng kiến, cho đến những sinh hoạt tầm thường và ở qui mô cá nhân hay tập thể nhỏ như nội trợ, canh tác, vệ sinh môi trường…Thật bất ngờ, do niềm tin vào Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc, Công Đồng chẳng những đã trả lại sự độc lập chính đáng cho các sinh hoạt của nhân loại, mà còn dám đi xa tới mức nhìn nhận các sinh hoạt ấy cũng có giá trị thánh hóa và cứu độ con người, khi chúng được thực hiện đúng với bản chất và mục tiêu của chúng là phục vụ con người. Nói như thế có nghĩa là sinh hoạt nào của con người, ngoài các giá trị khoa học, kinh tế hay chính trị…, cũng đều có tính luân lý, nghĩa là có thể giúp đỡ hay cản trở con người trở nên con người trọn vẹn. Đây chính là lý do khiến cho đường nên thánh của người giáo dân giữa đời trở nên khả thi và hợp lý. Thật vậy, làm sao người giáo dân có thể chu toàn ơn gọi nên thánh và sứ mạng tông đồ của mình – với đặc điểm là ở giữa đời và thông qua các sinh hoạt trần thế (x. LG 31), nếu bản thân thế giới và các sinh hoạt trần thế luôn luôn là xấu, chỉ cản trở chứ không hỗ trợ ơn gọi và sứ mạng của họ?




  • Tuy nhiên, các nghị phụ Công Đồng không phải là những người mới chập chững vào đời hay là những người luôn giam mình trong phòng kính. Các ngài thừa biết các sinh hoạt của nhân loại luôn bị đe dọa bởi tội lỗi, từ chính tâm hồn con người và từ thế giới bên ngoài. Vì thế, một đàng phải biết sắp xếp các sinh hoạt ấy vào một thang giá trị - có những sinh hoạt liên quan đến sự thánh hóa và cứu độ con người nhiều hơn những sinh hoạt khác; đàng khác, phải không ngừng thanh lọc tâm ý những người tham gia các sinh hoạt ấy và không ngừng cải thiện cơ cấu và môi trường chung quanh của các sinh hoạt ấy. Sự độc lập và giá trị thánh hóa hay cứu độ của các sinh hoạt con người không thể nào là tuyệt đối được, mà phải luôn được đặt trong tương quan với mặc khải của Đức Kitô về con người, về thế giới và về các sinh hoạt trần thế. Người kitô hữu cũng phải liên tục hoán cải bản thân và đời sống của mình để có thể không những “hòa nhi bất đồng” (‘chan hòa với mọi người trong mọi sự, nhưng không đồng hóa với mọi người trong mọi sự’), mà còn có thể nâng mọi người trong mọi sự lên tới tầm cao của Đức Kitô (x. GS 34-37).




  • Một lần nữa Ngôi Lời nhập thể làm gương cho chúng ta ở chỗ này: Ngài kinh qua hầu hết các kinh nghiệm và sinh hoạt thường tình của nhân loại (vì theo các giáo phụ miền Cappadocia, “sự gì Ngôi Lời Nhập Thể không kinh qua, sự ấy sẽ không được cứu”), nhưng không phải chỉ để cho có mặt hay cho “biết mùi” mà là để cứu độ tất cả bằng cách bắt tất cả quy thuận mình cũng là quy thuận ý muốn của Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa sâu xa của khái niệm “thâu họp” (‘recapitulatio’) mà giáo phụ Irenê thành Lyon đã khai triển được sau khi lấy lại ý tưởng ấy từ Phaolô (x. Ep 1,10.21tt). Dĩ nhiên, tiến trình này sẽ còn tiếp diễn mãi cho tới khi “trời mới, đất mới” xuất hiện (x. GS 38-39).




    1. Sau khi XEM thân phận con người trong thế giới hôm nay và XÉT lại giá trị của điều ấy so với giáo lý của Đức Kitô về con người và thế giới, con người và các sinh hoạt nhân loại của mình, Giáo Hội không thể không dấn thân hành động (LÀM) (chương IV)




  • Thật ra, “phát sinh từ tình yêu của Chúa Cha hằng hữu, được Đức Kitô là Chúa thành lập trong thời gian, được qui tụ lại trong Chúa Thánh Thần, Giáo Hội có mục đích cứu rỗi và cánh chung” (GS 40). Theo đó, việc Giáo Hội bắt tay vào LÀM những điều cần thiết cho con người và thế giới không còn là chuyện phải bàn nữa. Thậm chí ngay trong khi theo đuổi mục tiêu riêng của mình, “Giáo Hội không chỉ truyền thông sự sống của Thiên Chúa cho con người, mà còn chiếu giãi ánh sáng của đời sống ấy cách nào đó trên toàn thế giới. Giáo Hội làm việc này, trước hết bằng cách chữa trị và nâng cao phẩm giá con người, củng cố sự đoàn kết trong xã hội loài người và làm cho các sinh hoạt thường nhật của con người có chiều hướng và ý nghĩa sâu xa hơn” (GS 40). Nói một cách cụ thế, Giáo Hội sẽ tạo thế quân bình trong suy nghĩ và hành động của con người liên quan đến phẩm giá của con người (không coi khinh mà cũng chẳng tôn sùng con người thái quá); Giáo Hội dựa vào Phúc Âm Đức Kitô để vừa khẳng định quyền hạn của con người vừa phản đối một sự tự trị sai lầm của con người : thay vì hạ giá con người, chính Luật Chúa sẽ bảo vệ và phát huy phẩm giá và quyền lợi của con người (GS 41).




  • Giáo Hội sẽ làm việc này vừa qua tập thể vừa qua các cá nhân: qua chính Giáo Hội xét như một đơn vị tập thể, Giáo Hội sẽ tổ chức những công cuộc phục vụ chung nhiều người; và qua các kitô hữu của Giáo Hội, Giáo Hội đang phục vụ con người và thế giới qua những sự phục vụ cụ thể, tầm thường hay cao trọng, các kitô hữu làm cho người khác, gia đình, môi trường, xã hội… Tại các môi trường trần thế, các giáo dân sẽ hợp tác với mọi người đề xuất và thực hiện nhiều sáng kiến làm đẹp cuộc sống con người và thế giới. Còn các giám mục và linh mục tìm cách soi sáng cho các để xuất và thực hành của người giáo dân để không có suy nghĩ và hành động nào của họ không thấm nhuần giáo lý Phúc Âm. Để làm việc này, hàng giáo phẩm không phải chỉ thường xuyên cập nhật hiểu biết về đạo lần đời của mình, mà còn phải đoàn kết với nhau, vì “nhân loại ngày càng hiệp nhất với nhau về dân sự, kinh tế và xã hội, nên các linh mục càng phải loại trừ mọi mầm mống chia rẽ, phải liên kết mọi nỗ lực và khả năng của mình dưới sự lãnh đạo của các giám mục và đức giáo hoàng, để toàn thể nhân loại được hiệp nhất với nhau trong gia đình Thiên Chúa” (GS 43).




  • Ở đây, Công Đồng phải thành thật thú nhận sự phá hoại mà các thành phần trong Giáo Hội có thể gây ra cho sự tiến bộ ấy của nhân loại: “Ngay trong thời đại chúng ta, Giáo Hội không quên sự cách biệt lớn lao giữa sứ điệp do Giáo Hội công bố và sự yếu đuối nhân loại của những người được giao cho rao giảng Phúc Âm. Dầu lịch sử có phê phán thế nào về những khiếm khuyết ấy, chúng ta cũng phải ý thức và mạnh mẽ khử trừ những thiếu sót để khỏi phương hại đến việc rao giảng Phúc Âm. (…) Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Mẹ Giáo Hội không ngừng khuyên giục con cái mình thanh tẩy và canh tân, để dấu chỉ của Chúa Kitô chiếu sáng rạng ngời hơn trên khuôn mặt Giáo Hội” (GS 43).




  • Giáo Hội cũng nhìn nhận mình không chỉ trợ giúp cho con người và thế giới, mà còn lãnh nhận nhiều sự trợ giúp từ con người và thế giới nữa; không chỉ qua các kinh nghiệm sống của các thế kỷ, qua các tiến bộ của khoa học, qua các kho tàng hàm chứa trong văn hóa nhân loại, giúp Giáo Hội hiểu biết hơn bản tính của chính con người và giới thiệu những con đường mới giúp Giáo Hội tiến tới chân lý, mà thật bất ngờ khi Công Đồng dám nói: “Giáo Hội còn nhìn nhận rằng chính sự chống đối của những kẻ công kích hay bách hại Giáo Hội đã và còn đang có thể giúp ích cho Giáo Hội” (GS 44). Nói tới đây, chúng ta mới hiểu chính các việc làm cụ thể cũng là trường dạy con người: không chỉ Giáo Hội có cơ hội được mài dũa các khả năng của mình cho thêm sâu sắc khi làm việc, mà “tất cả những ai đang tìm cách phát triển cộng đoàn nhân loại trong phạm vi gia đình, văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế, đều trợ giúp không ít cho cộng đoàn Giáo Hội, theo như ý định của Thiên Chúa, trong mức độ Giáo Hội lệ thuộc những yếu tố bên ngoài” (GS 44).




  1. Tiếp tục việc đối thoại với thế giới trong từng lãnh vực cụ thể




  • Đây chính là mục tiêu của phần II trong hiến chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, mang tựa đề “Một số vấn đề khẩn thiết”. Nói thế có nghĩa là Công Đồng kêu gọi các kitô hữu, ở cấp cá nhân hay tập thể, tiếp tục việc đối thoại với thế giới trong các lãnh vực cụ thể của địa phương mình, mà ở phần II này của hiến chế người ta sẽ chỉ chọn ra một số vấn đề khẩn thiết để làm việc. Thật bất ngờ là trong phần II này, người ta sẽ thấy áp dụng rõ hơn phương pháp đối thoại qua ba bước: xem, xét và làm.




  • Phần 2 có tất cả 5 chương, ứng với 5 lãnh vực khác nhau hay 5 vấn đề khác nhau được cho là khẩn thiết: hôn nhân-gia đình, văn hóa, kinh tế xã hội, chính trị, hòa bình và cộng đồng thế giới. Khác nhau trong nội dung hay tầm ảnh hưởng cụ thể, nhưng đều thống nhất trong cùng một mục tiêu đã được báo từ trong phần I của hiến chế (đó là những sinh hoạt lớn của con người trong thế giới không chỉ có ảnh hưởng tới đời sống nhân bản mà cả trong con đường cứu độ theo tinh thần Kitô Giáo; và vì thế, nghiên cứu để tiến tới những giải pháp cho các vấn đề này không chỉ là việc Giáo Hội phải làm như bất cứ tổ chức xã hội nào để phục vụ con người và xã hội, mà còn là việc Giáo Hội phải làm đặc biệt hơn nữa vì nó sẽ liên quan đến việc cứu độ con người, mà đây lại là sứ mạng chuyên biệt của Giáo Hội) và thống nhất cả trong phương pháp tiến hành nghiên cứu và giải quyết. Vì thế, ở đây cũng như trong phần I khi nói tới quan hệ tổng quát giữa Giáo Hội và thế giới, trong bất cứ chương nào của phần II hay khi làm việc với bất cứ vấn đề nào trong phần II, Công Đồng đều tiến hành qua ba bước (thường thường ứng với ba đoạn: xem vấn đề ấy trong tình hình thế giới hiện nay/ xét vấn đề ấy dựa trên giáo lý Hội Thánh liên quan ðến vấn ðề này/ tiến tới làm những việc cần thiết ðể giải quyết vấn đề).




  • Chẳng hạn, đề cập đến vấn đề hôn nhân và gia đình, các nghị phụ sẽ dành số 47 để XEM tình hình hiện nay của hôn nhân và gia đình, rồi dành các số 48-51 để XÉT tình hình ấy dựa trên quan niệm và thực hành của Kitô Giáo về hôn nhân và gia đình, và dành số 52 để nêu ra những bổn phận phải LÀM nhằm thăng tiến hôn nhân và gia đình. Hay đề cập đến vấn đề văn hóa, các nghị phụ sẽ giới thiệu đoạn 1 gồm 3 số (54-56) để mô tả tình trạng văn hóa trong thế giới ngày nay, đoạn 2 gồm 3 số (57-59) để đưa ra một vài nguyên tắc của Kitô Giáo nhằm hướng dẫn việc phát triển văn hóa, và đoạn 3 cũng gồm 3 số (60-62) liệt kê vài bổn phận cấp bách người kitô hữu cần làm đối với vấn đề văn hóa….




  • Trước khi dứt lời, Công Đồng không quên nhắc lại một sự thật: dù có được XEM tình hình, XÉT theo giáo lý Kitô Giáo và ðề xuất LÀM trong thực tế một cách khoa học tới mức nào, chúng ta cũng không nên dựa vào đó một cách máy móc và thụ động, làm như thể Giáo Hội đã giúp chúng ta xem-xét-làm mọi sự xong xuôi. Tất cả những giáo huấn của Công Đồng ở đây chỉ có tính định hướng và làm mẫu: định hướng vì với kinh nghiệm, suy tư và bàn bạc của các nghị phụ và các chuyên viên trong Công Đồng, tham khảo các kinh nghiệm và suy tư của nhiều kitô hữu trong quá khứ và hiện tại, có thể nói những phân tích, đối chiếu và đề xuất ở đây liên quan đến các vấn đề rất đáng tin cậy và có giá trị; nhưng cũng có thể dùng đó như một bản mẫu để đến lượt mình, mỗi người và mỗi cộng đoàn làm lại công việc đối thoại ấy một cách cụ thể hơn. Sở dĩ thế là vì một đàng bản thân các vấn đề luôn thay đổi, không chỉ từ địa phương này sang địa phương khác, mà còn từ thời điểm này sang thời điểm khác, từ văn hóa này sang văn hóa khác… Đàng khác, ngay cả bản thân giáo huấn của Giáo Hội chúng ta cũng linh hoạt, không trong bản chất hay nội dung căn bản, mà trong những cách khai triển, trình bày, áp dụng. Như Công Đồng đã nói: “Trước sự dị biệt lớn lao giữa những hoàn cảnh và hình thức văn hóa nhân loại trên thế giới, những lời đề nghị trên đây trong nhiều điểm chỉ có ý trình bày một cách tổng quát. Hơn nữa, vì phần nhiều liên hệ đến những vấn đề còn đang biến chuyển không ngừng, nên giáo huấn ở đây, tuy đã được công nhận trong Giáo Hội, nhưng cũng cần được khai triển và tiếp nối thêm nữa. Tuy nhiên, chúng tôi tin chắc rằng nhiều điều mà chúng tôi loan báo dựa trên lời Chúa và tinh thần Phúc Âm sẽ có thể giúp đỡ mọi người cách hữu hiệu, nhất là khi các tín hữu theo sự hướng dẫn củaq các chủ chăn cố gắng thực hiện công việc thích nghi cần thiết cho từng quốc gia và từng tâm thức” (GS 91).


Kết luận
Với lưu ý này, Công Đồng đã “chuyền banh sang phần sân mỗi người và mỗi cộng đoàn” để khi Công Đồng bế mạc, các kitô hữu không đứng dậy đi về…ngủ, như đã xong bài xong việc, có quyền nghỉ ngơi vui chơi; trái lại để các kitô hữu được sai đi vào gia đình, tập thể, xã hội của mình tiếp tục công việc Công Đồng vừa làm, một cách mạnh dạn và tự tin hơn, nhưng cũng thận trọng và khiêm tốn hơn. Thật ra, xưa nay không có công trình nào của Giáo Hội – kể cả những công trình vĩ đại như một công đồng chung hay tới mức đáng kể như công đồng Vatican II – dám tuyệt đối hóa mình (từ quan điểm và lập trường tới cung cách làm việc, từ những hoa trái cung cấp được tới tinh thần hướng dẫn làm việc…), vì như thế vừa đi ngược với tính lịch sử của mọi người mọi vật, vừa có thể làm mất đi tính mầu nhiệm của Thiên Chúa mà Giáo Hội muốn tôn thờ và loan báo, của thế giới và con người mà Giáo Hội cần phục vụ, của chính Giáo Hội đang thi hành sứ mạng của mình. Tuyệt đối hóa điều gì có thể dẫn tới chỗ “hóa thạch” điều ấy; mà đã hóa thành đá rồi thì có còn sức sống và sự thu hút nữa không?
Phêrô Đặng Xuân Thành
Một vài câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi


  1. Phân tích kinh nghiệm làm việc của Giáo Hội với thế giới qua công đồng Vatican II (cụ thể qua hiến chế về Giáo Hội trong thế giới hôm nay), tôi rút ra được những bài học nào: đâu là cái nhìn thần học của Vatican II về con người, thế giới và các sinh hoạt của con người? Đâu là thái độ cần phải có đối với con người và thế giới, nhất là đối với những “đối tượng có vấn đề” với Giáo Hội? Đâu là phương cách tiến hành sự đối thoại với con người và thế giới?




  1. Thử chọn một vấn đề, một “đối tượng”, một địa phương … đang làm mình bận tâm trong thao thức mục vụ của mình để ứng dụng mô hình đối thoại trên đây với những thích nghi cần thiết.



CÁI MỚI TRONG CÁCH NHÌN

CỦA VATICANÔ II VỀ GIÁO HỘI

Đã 38 năm kỷ niệm ngày bế mạc Công đồng, nói về cái mới của Công đồng không biết có còn gì hấp dẫn không, vì những hứng khởi ban đầu trước cái mới đã qua rồi. Vả lại đó là một điều khó, vì người ta đang ngụp lặn trong cái mới rồi nên khó nhận ra những đổi mới của Công đồng. Gần 40 năm quen thuộc với cái mới nên đôi khi một cách mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng những suy tư và sinh hoạt hiện tại của Giáo hội là chuyện đương nhiên, nhất là đối với những người hôm nay dưới 50 tuổi không hề biết cái cũ trước Công đồng. Thực ra những chuyện tưởng chừng như đương nhiên lại là kết quả từ bao nhiêu cố gắng của một sự thay đổi tâm tư não trạng ngàn đời trong Giáo hội. Nếu đa số Kitô hữu đang sống chan hòa trong bầu khí đổi mới của Công đồng rồi, thì tại sao phải bàn đến sự chuyển mình từ cái cũ đến cái mới ? Phải chăng tốt hơn nên tận hưởng bầu khí mới mẻ đầy sức sống của Công đồng ? Đúng là hít thở không khí quan trọng hơn là lý luận về thành phần hóa học của không khí, và có lẽ ai cũng biết các yếu tố cấu tạo và tầm quan trọng của không khí, nhưng dù vậy đôi khi cũng nên nhắc lại những chuyện lý thuyết cũ kỹ ấy để ta tận dụng không khí mà hít thở cho đầy hai buồng phổi và sẽ không làm gì để gây ô nhiễm bầu khí quyển quanh ta. Cũng vậy, dù chẳng còn là chuyện mới lạ, nhưng nếu nhận ra ý nghĩa và tầm mức quan trọng của việc đổi mới của Công đồng, các Kitô hữu sẽ sống mầu nhiệm Giáo hội cách phong phú hơn và phát huy cái gia sản ấy cách tích cực hơn.

Công trình của Vaticanô II quá đồ sộ không thể tóm gọn trong một vài trang. Vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn về lãnh vực giáo hội học. Việc giới hạn như vậy phát xuất từ một lý do sâu xa, đó là Vaticanô II là Công đồng đầu tiên bàn về mầu nhiệm Giáo hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo hội họp nhau tại Công đồng để giới thiệu khuôn mặt đích thực của mình cho con cái và cho thế giới. Trong số 16 văn kiện của Công đồng, có tới hai Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ mạng của Giáo hội, tám Sắc lệnh về các thành phần và các hoạt động của Giáo hội ; các văn kiện khác cũng đều liên quan tới đời sống và hoạt động của Giáo hội1. Nhưng ngay cả khi đã giới hạn trong lãnh vực Giáo hội học, thì nguyên việc kê khai những khẳng định mới của Công đồng cũng đã là một công việc đòi nhiều thời gian. Thực tế hơn và tốt hơn, có lẽ chúng ta chỉ nêu lên hướng đi căn bản của Công đồng, tức là một cái nhìn nền tảng tiềm ẩn dưới các văn kiện. Đó là một sự chọn lựa căn bản mới đã hướng dẫn công việc soạn thảo các bản văn, đồng thời chi phối và định hướng mọi quyết định của Công đồng. Vaticanô II không những đã có những khẳng định mới, mà chủ yếu là có một cách nhìn mới có khả năng đổi mới mọi sự.

Khi nói về cái mới trong giáo hội học của Vaticanô II, có lẽ cần tránh thái độ đối lập Vaticanô I và Vaticanô II. Cái lược đồ thường được nêu lên, đó là “trước – sau”, ngụ ý rằng cái trước Vaticanô II là dở, sau Vaticanô II mới tốt. Đó là một cái nhìn giản lược có nguy cơ làm méo mó sự thật. Quả là Vaticanô II đã thay đổi cách nhìn về Giáo hội một cách sâu xa, – đó là điều chúng ta sẽ trình bày, – nhưng không phải vì vậy mà muốn cắt đứt với quá khứ, trái lại vẫn luôn muốn trung thành nối tiếp các Công đồng và Truyền Thống trong quá khứ2. Sở dĩ Vaticanô II mới, chính là vì đã biết trở về nguồn. Riêng đối với Vaticanô I, có nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng chưa được bàn cãi và phải bỏ dở vì chiến tranh, chẳng hạn vấn đề truyền giáo, nhiệm vụ của giám mục … Một cách nào đó, Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I : Đức Gioan XXIII cho rằng Vaticanô II phải bổ túc và kiện toàn cho Hiến Chế về Giáo hội của Vaticanô I, nhất là về chức giám mục và về giáo dân3. Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh rằng Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I4. Thực ra, nối tiếp hay gián đoạn đều phải được hiểu cách biện chứng. Nối tiếp không có nghĩa là lặp lại, và gián đoạn không có nghĩa là cắt đứt. Không thể có cái mới nếu không được chuẩn bị từ trong cái cũ, và không thể hiểu trọn vẹn cái cũ nếu không được chiếu dọi dưới ánh sáng của cái mới. Giáo hội học của Vaticanô II không cho phép trở lại với Vaticanô I nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cắt đứt với Vaticanô I5.

Cuộc sống Giáo hội như một dòng chảy liên tục không có ranh giới rạch ròi giữa vùng nước đi trước và vùng nước đến sau như khi phân chia hai lô đất. Thực tại quá phong phú và phức tạp nên không thể bị đóng khung trong bất cứ phạm trù nào. Tuy nhiên, để dễ nhận ra cái mới của Vaticanô II, có lẽ chúng ta vẫn cần đến những phạm trù. Phạm trù thì rõ ràng minh bạch nhưng không thể chuyển tải trọn vẹn tính cách đa dạng của thực tại. Ý thức như vậy, ta có thể nói một cách tổng quát rằng nhãn quan về Giáo hội trước Vaticanô II chủ yếu nặng tính cách pháp lý, còn giáo hội học của Vaticanô II chủ yếu mang tính hiệp thông6. Đặc tính pháp lý của giai đoạn trước và đặc tính hiệp thông của giai đoạn sau không loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau ; và cả hai đặc tính ấy cũng chưa đủ để diễn đạt trọn vẹn thực tại Giáo hội. Mầu nhiệm Giáo hội quá phong phú nên không thể tóm gọn và diễn đạt trong một khuôn mẫu mà thôi. Mỗi thời có cách diễn đạt của mình, có thể nhấn mạnh điểm này mà đặt nhẹ điểm kia, nhưng không vì thế mà loại trừ các khuôn mẫu khác7.


  1. CÁCH NHÌN VỀ GIÁO HỘI TRƯỚC VATICANÔ II

Nói tới cái mới của Vaticanô II, tức là quy chiếu về một giai đoạn của quá khứ. Điểm quy chiếu của chúng ta ở đây, đó là Giáo hội học trong khoảng từ đầu thế kỷ XIX cho đến Vaticanô II. Ý niệm chìa khóa trong thời kỳ này là societas perfecta hierarchica.

Trước hết Giáo hội là societas, một xã hội. Từ sau Công đồng Trentô, thánh Roberto Bellarmino, bấy giờ là một Hồng Y có ảnh hưởng lớn trong Giáo hội, đã định nghĩa: “Giáo hội duy nhất đích thực là cộng đoàn những người được qui tụ nhờ tuyên xưng cùng một đức tin và lãnh nhận các bí tích giống nhau, dưới quyền cai quản của các chủ chăn hợp pháp và nhất là của Vị đại diện duy nhất của Đức Kitô là Đức Giáo hoàng Rôma”8. Bellarminô đã nhấn mạnh đến các yếu tố hữu hình để đối lập lại quan niệm về một Giáo hội vô hình của anh em Tin lành, và định nghĩa của ngài ảnh hưởng lâu dài trong Giáo hội. Người ta coi Giáo hội là một tập thể hữu hình gồm các cá nhân liên kết với nhau bằng một định chế pháp lý. Công thức đức tin được coi trọng hơn hành vi tin, nghi thức bí tích được nhấn mạnh hơn ân sủng của bí tích. L. Billot cho rằng thân xác Giáo hội hiện hữu độc lập với ân sủng và các nhân đức nơi các phần tử. Ủy ban chuẩn bị của Vaticanô I đã đặt tựa đề cho chương I của Hiến chế Giáo hội là “Giáo hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô”. Ngay lập tức 53 trên tổng số 130 Giám mục đã phê bình là “mơ hồ, quá trừu tượng và thần bí”, có lẽ là không mang tính cách Bellarminô!9 Nhưng rồi thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII cũng đã làm được công việc là đưa khía cạnh ân sủng và các đoàn sủng vào thực tại xã hội của Giáo hội. Tuy nhiên người ta vẫn chưa dứt bỏ được quá khứ. Theo P. Przywara, không phải là định nghĩa Giáo hội bằng những hạn từ của Thân Thể mầu nhiệm, mà trái lại, phải định nghĩa Thân Thể mầu nhiệm bằng những hạn từ của Giáo hội, nghĩa là của xã hội10.

Kế đến, Giáo hội là societas perfecta, một xã hội hoàn hảo. Ý niệm này phát xuất từ Aristote, nhưng chỉ được minh nhiên áp dụng cho Giáo hội từ thế kỷ 18 khi có những lý thuyết cho rằng Nhà Nước có quyền cả trên lãnh vực tổ chức đời sống Giáo hội nhằm hạn chế và kiểm soát sự tự do hoạt động của Giáo hội ; do đó, các Đức Giáo hoàng quả quyết rằng Giáo hội là một xã hội hoàn hảo. Tính từ “hoàn hảo” ở đây không có nghĩa luân lý, nhưng được hiểu là hoàn hảo và đầy đủ trên bình diện xã hội, như tất cả các xã hội khác, có đầy đủ mọi phương tiện và quyền hành để thực hiện sứ mạng đã lãnh nhận. Giáo hội là một xã hội độc đáo, độc lập, do thần luật có đầy đủ mọi quyền hành để thực hiện cứu cánh siêu nhiên : “Xét như là xã hội đích thực và hoàn hảo, Giáo hội đã được Đấng Sáng lập thần linh thiết định là không bị đóng khung giới hạn trong bất cứ phần đất nào của thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ quyền hành thế tục nào, trái lại, Giáo hội tự do thi hành khả năng và quyền của mình để cứu độ mọi người ở mọi nơi trên trái đất” 11. Như vậy Giáo hội là một xã hội hoàn hảo theo nghĩa là có tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của một xã hội cao nhất và hoàn toàn độc lập. Một quan niệm như thế dễ đưa Giáo hội tới chỗ tự mãn và rơi vào cạm bẫy quyền lực.

Sau cùng, Giáo hội là xã hội bất bình đẳng và phẩm trật, societas inaequalis et hierarchica. Đây là một khẳng định then chốt trong giáo hội học chính thức từ Vaticanô I đến Vaticanô II. Người ta có thể đọc thấy trong chương X của lược đồ Supremi Pastoris của Vaticanô I : “Giáo hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau ; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng (phẩm trật), và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy” 12. Đó là lập trường chung của các Đức Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Piô X, của Giáo luật 1917 (canon 107), của các thủ bản thần học, nhất là lúc bấy giờ các thủ bản này thường nặng tính hộ giáo. Cũng cần thêm rằng Phẩm trật tập trung tất cả vào Đức Giáo hoàng, tựa như một loại quân chủ trong tôn giáo.  Như vậy Giáo hội được quan niệm như một kim tự tháp : trên cùng là Đức Giáo hoàng, tầng kế tiếp là các giám mục, rồi đến tầng các linh mục, và dưới đáy là giáo dân, những tín hữu thường. Giáo dân là servile pecus, một đoàn lũ chẳng có một chút quyền hành và không được phép có sáng kiến.



Societas perfecta et hierarchica : Giáo hội như là một định chế pháp lý. Quan niệm này giúp Giáo hội củng cố vững chắc sự hiện diện và tính độc lập của mình đối với các xã hội trần thế ; nó cũng giúp Giáo hội được luôn thống nhất dưới quyền một thủ lãnh tối cao. Nếu xét đến bối cảnh lịch sử, đó là một lập trường dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên thế giới đã thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực : xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Thực ra cuộc thay đổi đã khởi sự từ thế kỷ XV với phong trào phục hưng và các học thuyết nhân bản, rồi đến Thế kỷ Ánh sáng với các trào lưu triết học mới như duy lý, duy khoa học, tiến hóa, mác-xít… Đứng trước những đổi thay của thế giới, đời sống của Giáo hội cũng đã chuyển biến sâu rộng để có thể thích nghi với xã hội. Trên bình diện lý thuyết và chính thức, Giáo hội vẫn được quan niệm như một định chế nặng tính pháp lý ; nhưng trong thực tế của cuộc sống, đã có nhiều phong trào quan trọng – từ dưới chứ không phải từ trên – biểu lộ một ý thức mới về Giáo hội. Từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện những phong trào như canh tân phụng vụ, tông đồ giáo dân, dấn thân truyền giáo, đối thoại đại kết. Nhiều người ý thức cần phải trở về với nguồn mạch của đời sống Giáo hội là Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhờ vậy người ta tái khám phá những chiều kích thiết yếu của Giáo hội lâu nay bị coi nhẹ, chẳng hạn chiều kích cộng đồng, ân sủng bí tích, hiệp thông, lịch sử, …. Chúng ta không thể không nhắc đến các thần học gia tên tuổi của những thập niên từ 1930 đến 1960 đã tạo nên một khúc quanh trong Giáo hội học như : Y. Congar, J. Daniélou, L. Cerfaux, E. Mersch, Ch. Journet, O. Semmelroth, H. de Lubac, H. U. von Balthasar, J. Hamer. Đặc biệt thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII (1943) đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng vô hình của ân sủng để bổ túc cho quan niệm quá pháp lý về Giáo hội13. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần dọn đường cho Vaticanô II.

  1. NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II VỀ GIÁO HỘI

Dù đã được chuẩn bị từ xa trong thực tế sinh động của các Kitô hữu và trong nỗ lực tìm tòi của các thần học gia, nhưng khám phá của Vaticanô II là kết quả một hành trình tìm kiếm tiệm tiến của chính Công đồng. Lược đồ I De Ecclesia được phát cho các Nghị phụ gồm 11 chương bàn về : bản chất và các thành phần của Giáo hội chiến đấu, Giáo hội cần thiết cho ơn cứu độ, chức giám mục là một bí tích, các giám mục sở tại, các bậc trọn lành, giáo dân, quyền giáo huấn, quyền bính và lòng vâng phục, quan hệ giữa Giáo hội với Nhà Nước, bổn phận truyền giáo, đại kết ; và cuối cùng là một phụ lục về Đức Maria14. Lược đồ này vẫn còn quan niệm Giáo hội chủ yếu như một xã hội hữu hình, phẩm trật, pháp lý. Cuối khóa họp đầu tiên, lược đồ được đem ra thảo luận, và ngay lập tức nhận được nhiều phê bình gay gắt, chẳng hạn Đức Cha E. De Smedt cho rằng lược đồ còn mang não trạng thích vinh quang (triomphalisme), giáo sĩ trị (cléricalisme), nặng pháp lý (juridisme) 15. Nhiều Nghị phụ lấy làm tiếc vì bản văn không đáp lại ước nguyện của Đức Gioan XXIII là Vaticanô II phải mang tính mục vụ. Nội dung giáo lý trong kho tàng đức tin của Giáo hội ngàn đời vẫn không thay đổi, nhưng theo ngài, – và sau này Đức Phaolô VI cũng tiếp tục xác định chọn lựa căn bản này – cần phải diễn tả thế nào để đáp ứng với hoàn cảnh xã hội đã thay đổi và mở ra nhiều hình thức tông đồ mới. Giáo hội nhìn vào mình (ad intra) là một cộng đoàn các tín hữu tham dự vào sự sống của Đức Kitô, để rồi nhìn ra bên ngoài thế giới (ad extra) và phục vụ các nhu cầu của anh chị em16. Cũng chính vì tính cách mục vụ này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, Vaticanô II không có những mệnh đề kết án với những anathema sit như vẫn thường có trong các Công đồng.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Vaticanô II đã có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về Giáo hội. Thay vì được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” 17. Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ : giữa Giáo hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo hội công giáo với nhau : giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo hội địa phương với nhau và với Giáo hội hoàn vũ, giữa Giáo hội công giáo với các Giáo hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây : “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14 ; 20) 18; nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông.

Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống Kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn : amor (tình yêu, 113 lần), dialogus (đối thoại, 31 lần), evangelizare (Phúc Âm hóa, 18 lần), fraternus – fraterne – fraternitas (huynh đệ, 87 lần), historia (lịch sử, 63 lần), laicus (giáo dân, 200 lần), ministerium (tác vụ, 147 lần), ministrare (thi hành tác vụ, 31 lần), missionalis (thừa sai, 75 lần), pauper (nghèo, 42 lần), servire (phục vụ, 17 lần), servitium (sự phục vụ, 80 lần), evangelium (Tin Mừng, 157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) 19.


    1. Каталог: download -> khotulieu -> hochoi
      download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
      khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
      khotulieu -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
      khotulieu -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
      khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
      khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
      khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
      khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
      hochoi -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

      tải về 472.12 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương