TÒa giám mục phát diệm thưỜng huấn linh mụC 18 – 21 / 02 / 2013 Đề tài: giáo hội theo công đỒng vatican II


Đời sống và chức vụ linh mục theo Vaticano II



tải về 472.12 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích472.12 Kb.
#5591
1   2   3   4   5   6   7

Đời sống và chức vụ linh mục theo Vaticano II

Canh tân và khủng hoảng

*

Chức linh mục trong Giáo Hội vô cùng cao trọng, đó là điều Thánh Công Đồng này đã nhiều lần nhắc nhở cho mọi người” (PO 1). Đó là lời đầu tiên của sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục của Công Đồng Vaticano II. Cũng ngay trong đoạn mở đầu, sắc lệnh khẳng định: “Do chức thánh và sứ mệnh nhận từ các giám mục, các linh mục được đặc cử để phụng sự Đức Kitô là Thầy, là Tư Tế và là Vua, tham dự vào tác vụ của Người để xây dựng Giáo Hội ở trần gian thành Dân Thiên Chúa, nên Thân Thể Đức Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần” (PO 1). Có thể nói đó là tóm tắt và cốt lõi toàn bộ giáo huấn của Công Đồng về đời sống và chức vụ linh mục.



I

Đời sống và tác vụ của các linh mục

  1. Chức thánh và sứ mệnh nhận từ giám mục

Các giám mục là những người kế nhiệm các tông đồ. Các ngài nhân danh Đức Kitô thi hành ba chức năng của Người là Thầy, Tư Tế và Vua. Để hoàn thành nhiệm vụ, các ngài cần những người cộng tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt những người được Thiên Chúa mời gọi làm linh mục qua việc phong chức và trao sứ mệnh. Chức thánh và sứ mệnh là do Thiên Chúa, nhưng qua các giám mục. Một linh mục nhất thiết phải do giám mục phong chức và do giám mục trao sứ mệnh.

  1. Được đặc cử để phụng sự Đức Kitô

Công Đồng Vaticano II làm sống lại ý thức về chức tư tế cộng đồng của mọi tín hữu. Khi được rửa tội, mọi tín hữu đều tham gia vào ba chức năng của Đức Kitô: ai cũng là thầy, là tư tế và là vua với Đức Kitô. Các linh mục là những tư tế thừa tác: không chỉ khác biệt về cấp độ với chức tư tế cộng đồng, nhưng cả về bản chất. Theo tông huấn Pastores Dabo Vobis, linh mục không chỉ ở trong Giáo Hội, nhưng còn là đầu và mục tử của Giáo Hội. Linh mục được chọn để phụng sự Đức Kitô: tiếp nối đời sống và sứ mệnh của Người trên trần gian cho đến tận thế.

  1. Xây dựng Giáo Hội ở trần gian

Giáo Hội được gọi là Dân Thiên Chúa, là Thân Thể Đức Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Linh mục được kêu gọi và tuyển chọn để xây dựng Giáo Hội ấy. Cách thức của linh mục là loan báo Lời Chúa, cử hành các bí tích và quản trị cộng đồng được giám mục ủy thác. Ngoài việc liên kết với giám mục, linh mục còn liên kết với nhau thành linh mục đoàn, cùng nhau xây dựng Giáo Hội ở cấp bậc giáo phận hay toàn cầu.
II

Bối cảnh Hội Thánh sau Công Đồng Vaticanô II


  1. Đổi mới

Chủ trương về nguồn và thích nghi, Công Đồng Vaticano II đem lại nhiều thay đổi trong đời sống Giáo Hội. Về nguồn: Giáo Hội muốn trở về với Đức Kitô và Giáo Hội sơ khai, loại bỏ những điều đã du nhập nhưng không phù hợp với Thánh Kinh và Thánh Truyền. Thích nghi: Giáo Hội phải là Giáo Hội hic et nunc, trung thành với Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhưng thích hợp với thời đại và địa phương. Từ một Giáo Hội nặng về lễ nghi và luật lệ, Giáo Hội nhấn mạnh đến mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Những điều dễ thấy nhất là thánh lễ bằng tiếng địa phương, đối thoại cả ở bên trong cũng như với bên ngoài thay vì kết án, đề cao vai trò giáo dân và các đặc sủng.

  1. Khủng hoảng

Những thay đổi trong đời sống Giáo Hội được đa số các thành phần trong Giáo Hội hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, một số người cho là thái quá, một số các lại cho là bất cập. Từ đó phát sinh hai chủ trương cực đoan: thành phần thủ cựu cho là những thay đổi làm Giáo Hội bị biến chất, nên đòi trở lại như cũ; thành phần cấp tiến cho là phải thay đổi triệt để, muốn bỏ hẳn truyền thống lâu đời để làm mới lại hoàn toàn. Tiêu biểu cho khuynh hướng trước là giám mục Marcel Lefevres và tiêu biểu cho khuynh hướng sau là quyển Giáo Lý Hà Lan.

  1. Đối với đời sống và sứ vụ linh mục: khủng hoảng căn tính

Nếu tất cả các tín hữu đều là tư tế, đâu là căn tính của linh mục? Có người đề nghị theo gương các Giáo Hội Tin Lành: chức vụ mục sư thay cho chức vụ linh mục. Có người đề nghị bỏ luật độc thân linh mục. Có người đề nghị tách biệt 3 chức năng (ngôn sứ, tư tế và vương giả) thành 3 chức vụ riêng biệt chứ không đòi hỏi nơi mỗi linh mục… Cuộc khủng hoảng dẫn đến việc nhiều linh mục hồi tục và số ơn gọi suy giảm.
III

Tông huấn Pastores Dabo Vobis

  1. Thượng Hội Đồng Giám Mục

Công Đồng Vaticano II, một cơ chế mới được khai sinh trong Giáo Hội: Thượng Hội Đồng Giám Mục, qua đó các giám mục thảo luận về những vấn đề cả Giáo Hội cùng quan tâm. Sau đó Đức Giáo Hoàng có thể ban bố một tông huấn để hướng dẫn Dân Chúa khắp nơi về một vấn đề cụ thể. Thượng Hội Đồng năm 1990 bàn về việc đào tạo linh mục trước tình trạng nhiều nơi thiếu ơn gọi trầm trọng. Năm 1992, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ban hành tông huấn Pastores Dabo Vobis đưa ra đường hướng đào tạo linh mục trong giai đoạn mới của Giáo Hội.

  1. Mục đích của Tông Huấn

Dựa vào lời Thiên Chúa hứa trong Thánh Kinh: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gr 3,15), Đức Giáo Hoàng tin tưởng Thiên Chúa sẽ ban cho Giáo Hội các linh mục, nhưng Giáo Hội phải tích cực cộng tác với ơn Chúa. Tông huấn đề ra “một phương án sáng tỏ và can trường về ơn gọi”, giúp người trẻ: (1) phân tích tính chính hiệu của lời mời gọi từ Thiên Chúa; (2) đáp lại lời mời gọi ấy với lòng quảng đại. Đời sống và sứ mệnh linh mục đòi hỏi ứng viên sống 3 lời khuyên Phúc Âm (tuân phục, khiết tịnh và thanh bần) và được đào tạo theo 4 chiều kích (nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ).

  1. Những nét mới về linh mục

Trước khi đề ra những biện pháp cụ thể về đào tạo linh mục, Tông Huấn nêu lên những nét chính yếu về đời sống và chức vụ linh mục. Có thể tóm tắt trong 2 điểm: (1) Qua bí tích truyền chức, linh mục trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong tư cách là đầu và mục tử của Giáo Hội”; (2) Đời sống linh mục thể hiện bằng “đức ái mục vụ”. Mọi tín hữu nhờ Phép Rửa đều nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, riêng linh mục nên đồng hình đồng dạng trong tư cách là “đầu và mục tử”. Mọi tín hữu đều phải thể hiện đức tin bằng đức ái, riêng linh mục đức ái được thi hành trong đời sống của mục tử và hoạt động mục vụ.

*

Đức Chân phước Gioan Phaolô II cũng như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI rất quan tâm đến công cuộc Tân Phúc Âm Hóa trong thế giới hiện nay. Đây là một từ tương đối mới: làm cho đời sống con người thấm nhuần tinh thần Tin Mừng. Giáo Hội muốn dùng Tin Mừng để định hướng và định hình đời sống con người qua các hoạt động:



  1. Giúp Hội Thánh hiểu và sống Phúc Âm mỗi ngày một hơn

  2. Truyền giáo cho những người chưa biết Chúa

  3. Đem tinh thần Phúc Âm vào các môi trường xã hội

Trong giai đoạn mới này, sứ mệnh của Giáo Hội phải đối diện với hoàn cảnh mới, phải tìm ra những cách thức mới, phải vận dụng những phương tiện mới. Nhưng trên hết, Giáo Hội cần đến những “nhà Phúc Âm Hóa mới”. Các linh mục chính là những người đầu tiên Hội Thánh mong muốn thể hiện vai trò này.
Bắc Ninh 15.2.2013

+Cosma Hoàng Văn Đạt SJ


LINH MỤC QUẢN XỨ THEO GIÁO LUẬT 1983
Anh em linh mục thân mến,

Trong bối cảnh Năm Đức Tin kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II, nội dung tuần thường huấn linh mục chúng ta quy về đề tài “GIÁO HỘI THEO CÔNG ĐỒNG VATICAN II”. Trong 2 ngày trước anh em đã được giới thiệu về những ý hướng chủ đạo của Công đồng và những nét tổng quát về nền Giáo hội học của Công đồng (LG). Anh em đã hội thảo cách riêng về xây dựng một mô hình Giáo hội tham gia để sống chiều kích Giáo hội hiệp thông nhằm mục đích thực thi hữu hiệu Sứ mạng của Giáo hội trong thế giới ngày nay (GS).

Sáng nay, anh em đã hội thảo về Sắc lệnh “Tác vụ và đời sống của linh mục”(PO) của Vatican II, để từ những chỉ thị của Công đồng riêng cho hàng ngũ linh mục vận dụng vào công cuộc canh tân đời sống cũng như cung cách làm mục vụ cùa linh mục thích ứng với thời đại.

Chiều nay, ta chuyên sâu vào lãnh vực thực thi nhiệm vụ quản xứ của hàng linh mục giáo phận theo tinh thần canh tân của Sắc lệnh đó, áp dụng cụ thể theo Giáo luật 1983 được ban hành sau Công đồng. Có thể nói Bộ giáo luật 1983 là một văn kiện trình bày nội dung của Công đồng Vatican II bằng ngôn từ pháp lý, đưa ra những chuẩn mực qui định mối tương quan giữa các thành phần Dân Chúa trong hoạt động mục vụ của Giáo hội phục vụ cho con người hôm nay theo ý hướng đổi mới của Công đồng.




  1. THỪA TÁC VỤ LINH MỤC THEO SẮC LỆNH PO VÀ GIÁO LUẬT 1983


Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis (PO) mời gọi các linh mục noi theo gương Thầy Chí Thánh, Ðấng đến ở giữa mọi người "không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người" (Mt 20,28), trong khi thi hành 3 nhiệm vụ : thừa tác vụ Lời Chúa (số 4), thừa tác vụ Bí tích (số 5) và thừa tác vụ quản trị Dân Chúa (số 6). Theo tinh thần của Sắc lệnh PO, Bộ Giáo luật 1983 định nghĩa Cha sở cụ thể như sau :

Ðiều 519: Cha Sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Ðức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định.

Về nhiệm vụ thừa tác viên Lời Chúa

Giáo luật lưu ý các cha sở đặc biệt nhiệm vụ hàng đầu của các ngài là rao truyền Lời Chúa qua việc giảng lễ và dạy giáo lý :



Ðiều 528: (1) Cha Sở có bổn phận dự liệu để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho mọi người đang cư ngụ trong giáo xứ; vì thế phải lo giảng dạy các giáo dân về các chân lý Ðức Tin, nhất là nhờ việc giảng lễ trong các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Buộc, và nhờ việc dạy giáo lý.

Về việc giảng lễ Giáo luật quy định :

Ðiều 762: Xét vì dân Chúa được tụ họp do Lời Thiên Chúa hằng sống, Lời mà các tư tế có nghĩa vụ phải tuyên giảng, cho nên những thừa tác viên có chức thánh hãy quý trọng nhiệm vụ rao giảng; thực vậy, việc công bố Tin Mừng của Chúa cho mọi người là một trong những bổn phận chính yếu của họ.

Ðiều 767: (1) Trong những hình thức giảng thuyết, nổi bật nhất là bài giảng giải thánh lễ vì là phần chính của phụng vụ và dành riêng cho Linh Mục hay Phó Tế. Trong bài giảng ấy, phải làm sao để suốt một năm phụng vụ có thể trình bày các mầu nhiệm đức Tin và khuôn khổ đời sống Kitô giáo dựa vào bản văn Thánh Kinh.

(2) Trong mọi thánh lễ ngày Chủ Nhật và ngày lễ buộc, khi có dân chúng họp lại, thì buộc phải giảng lễ, trừ khi có lý do quan trọng mới được bỏ qua.



Ðiều 770: Vào những thời kỳ nhất định, dựa theo các chỉ thị của Giám Mục giáo phận, các Cha Sở nên tổ chức giảng cấm phòng và tuần đại phúc hay những hình thức khác tùy nhu cầu.

Về việc dạy Giáo lý, Giáo luật chỉ rõ :

Ðiều 776: Do nhiệm vụ đòi buộc, Cha Sỡ phải lo huấn luyện giáo lý cho người lớn, thanh niên và trẻ em.

Ðiều 777: Dựa trên các quy luật do Ðức Giám Mục giáo phận ban bố, Cha Sở phải lo cách riêng đến:

1. dạy giáo lý tương xứng về việc cử hành các Bí Tích;

2. chuẩn bị cho các trẻ em, sau thời gian học giáo lý đầy đủ, được xưng tội rước lễ lần đầu, cũng như chịu phép Thêm Sức một cách xứng đáng;

3. trau dồi cho các trẻ em, sau khi đã rước lễ vỡ lòng, được có căn bản giáo lý dồi dào sâu rộng hơn;

4. dạy giáo lý cho cả những người tàn tật về thể lý hay tinh thần, tùy theo hoàn cảnh của họ cho phép;

5. dùng các hình thức và chương trình khác nhau để làm cho đức Tin của giới trẻ và người lớn được kiện cường, chói sáng và triển nở.

Ðiều 780: Các Bản Quyền sở tại phải trù liệu để các giảng viên giáo lý được huấn luyện kỹ lưỡng để thi hành trọn vẹn nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, cần cung cấp cho họ sự đào tạo liên tục, để họ thông thạo giáo lý của Giáo Hội, học biết những quy tắc riêng của khoa sư phạm, cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Về nhiệm vụ thừa tác viên Bí tích

Giáo luật nhấn mạnh đến tư cách thường trực của thừa tác viên có Chức Thánh luôn sẵn sàng ban phát các Bí tích, ghi nhớ rằng mình không phải là chủ nhân nhưng là người quản lý có nhiệm vụ phân phát các ơn thánh :



Ðiều 528 (2) Cha Sở cố gắng để Bí Tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; làm sao cho mọi tín hữu được nuôi sống nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích, cách riêng là thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Thống Hối.

Ðiều 843: (1) Thừa tác viên thánh không được từ chối ban Bí Tích khi có người xin lãnh nhận một cách thích đáng, đã được chuẩn bị hợp lệ và không bị giáo luật cấm nhận lãnh Bí Tích.

(2) Các vị chủ chăn và các tín hữu khác, mỗi người tùy theo nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, có bổn phận phải lo liệu để cho những người xin lãnh các Bí Tích được chuẩn bị bằng sự rao giảng Phúc Âm và huấn giáo đầy đủ, dựa theo các quy luật do nhà chức trách có thẩm quyền ban bố.



Ðiều 904: Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công việc cứu chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Lễ Thánh Thể; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ. Hơn nữa, rất đáng mong ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi giáo dân không thể hiện diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Ðức Kitô và của Giáo Hội; chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình.

Ðiều 911: (1) Những người có bổn phận và quyền đem Mình Thánh như của ăn đàng đến cho người đau ốm là: Cha Sở, các cha phó xứ, các tuyên úy, các Bề Trên cộng đoàn của các dòng tu giáo sĩ hay tu đoàn tông đồ giáo sĩ đối với mọi người ở trong nhà.

Ðiều 980: Nếu không có gì hoài nghi về sự thành tâm của hối nhân và đương sự xin ơn xá giải, thì cha giải tội không được khoan giãn hay từ chối việc xá giải.

Ðiều 986: (1) Tất cả những người có trách nhiệm coi sóc các linh hồn buộc phải dự liệu cho giáo dân của mình được xưng tội mỗi khi họ yêu cầu cách hợp lý; lại phải ấn định ngày và giờ thuận lợi để họ tùy tiện đến xưng tội riêng.

(2) Trong trường hợp khẩn cấp, bất cứ cha giải tội nào cũng buộc phải giải tội cho tín hữu; và trong lúc nguy tử, bất cứ tư tế nào cũng buộc phải giải tội.



Về nhiệm vụ quản trị cộng đoàn

Sắc lệnh PO (số 6) của Công đồng Vatican II viết : “Ðể thi hành thừa tác vụ này, các Linh Mục phải theo gương Chúa mà đối xử rất nhân đạo với hết mọi người. Tuy nhiên, khi dạy dỗ và khuyên bảo họ như những người con rất yêu qúy, các ngài phải đối xử với họ không phải theo sở thích loài người, nhưng theo giáo thuyết và đời sống Kitô giáo đòi hỏi”.

Theo tinh thần ấy, Giáo luật qui định cụ thể :



Ðiều 529: (1) Ðể siêng năng chu toàn chức vụ chủ chăn, Cha Sở hãy tìm cách hiểu biết mọi tín hữu đã ủy thác cho mình săn sóc; vì thế cần đi thăm viếng các gia đình, san sẻ những lo lắng, ưu tư nhất là tang tóc của các tín hữu, và để an ủi họ trong Chúa; nếu họ có lỗi lầm gì, thì phải sửa bảo họ cách khôn khéo; đối với những bệnh nhân nhất là những người gần chết, hãy dốc hết tình bác ái với họ, tăng cường sức lực cho họ bằng các Bí Tích và phó thác linh hồn họ cho Thiên Chúa; hãy đặc biệt ân cần theo sát những người nghèo khổ, bệnh tật, những người cô đơn, những người bị lưu đầy và tất cả những người đang trải qua những sự khó khăn đặc biệt; cũng phải để ý lo cho các đôi vợ chồng và những người làm cha mẹ được nâng đỡ trong sự chu tất mọi phận sự riêng của họ và cổ võ sự tăng trưởng đời sống Kitô giáo trong gia đình.

Ðiều 1063: Các Chủ Chăn có bổn phận lo liệu sao cho cộng đoàn Giáo Hội của mình biết trợ giúp các tín hữu bảo toàn bậc sống hôn nhân theo tinh thần Kitô giáo, thăng tiến bậc sống hôn nhân trên đường trọn lành. Sự trợ giúp này tiên vàn phải được thực hiện:

1. bằng việc rao giảng, huấn luyện giáo lý thích hợp cho vị thành niên, thanh niên và người lớn, kể cả qua việc xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, ngõ hầu các tín hữu được giáo dục về ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo và về nghĩa vụ của vợ chồng và của cha mẹ Công Giáo;

2. bằng việc chuẩn bị riêng cho những người sắp kết hôn để đôi bạn được sửa soạn để lãnh nhận sự thánh thiện và những bổn phận của bậc sống mới;

3. bằng việc cử hành phụng vụ hôn phối cách chu đáo, để làm sáng tỏ rằng đôi bạn trở thành dấu chỉ và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Chúa Kitô và Giáo Hội;

4. bằng sự giúp đỡ cho đôi bạn sống trung thành với giao ước vợ chồng, đễ mỗi ngày họ thêm thánh thiện và hoàn hảo hơn trong đời sống gia đình.


  1. LINH MỤC QUẢN XỨ TRONG TƯƠNG QUAN GIÁO HỘI HỌC HIỆP THÔNG

Trong Điều 519, câu định nghĩa Cha sở của Bộ Giáo luật 1983 bao hàm bản chất thừa tác vụ linh mục và nêu lên cà những mối tương quan của linh mục với các thành phần Dân Thiên Chúa trong Giáo hội. Vấn đề khác biệt cần lưu ý ở đây khi nói về GIÁO HỘI là : “Giáo hội theo mô hình nào”, mô hình kim tự tháp theo quan điểm Giáo hội học của Công đồng Trentô (1545-1563), hay mô hình vòng tròn đồng tâm theo quan điểm Giáo hội học của Công đồng Vatican II (1962-1965)? Cha Rey-Mermet CSsR, trong cuốn “Sống Đức Tin theo Công đồng Vaticanô II” (Vivre la Foi avec le Concile Vatican II) có viết : “Đức Phaolô VI thường nhắm mục tiêu làm cho việc canh tân của Công đồng được phổ cập tới các não trạng và ăn nhập vào trong đời sống. Theo phán đoán của ĐTC, trận mưa dồi dào của Vatican II chỉ mới thấm đám đất Giáo hội được một lớp mỏng, nó chưa ăn sâu vào lòng Dân Chúa”. Hôm nay, 50 năm sau Công đồng, nhận định của Đức Phaolô VI phải chăng vẫn còn chưa lỗi thời ? Để việc canh tân của Công đồng được phổ cập nơi mọi thành phần Dân Chúa, hàng linh mục chúng ta phải là những người thực hiện trước hết đường hướng chính yếu của Công đồng là tạo lập mối tương quan giữa các thành phần Dân Chúa trong Mô hình Giáo hội tham gia, theo quan điểm Giáo hội học hiệp thông, được Giáo luật quảng diễn như sau :



Ðiều 529: (2) Cha Sở hãy nhận biết và thúc giục mọi tín hữu giáo dân góp phần riêng của họ vào sứ mệnh của Giáo Hội, bằng cách cổ động các Hiệp Hội nhằm các mục tiêu tôn giáo. Hãy cộng tác với Giám Mục của mình và với Linh Mục đoàn của giáo phận, và làm sao cho các tín hữu duy trì sự hiệp thông trong giáo xứ và chính họ tự cảm thấy họ vừa là phần tử của giáo phận vừa là phần tử của Giáo Hội phổ quát, và để họ dự phần cũng như nâng đỡ mọi hoạt động nhằm làm gia tăng sự thông hiệp ấy.

Bốn mối tương quan được Giáo luật Điều 519 đề cập tới gồm : Cha sở (linh mục quản xứ) với Giám mục giáo phận, với các linh mục khác, với giáo dân và với cộng đoàn được ủy thác :



  1. Với Đức Giám mục giáo phận :

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của não trạng phong kiến trước CĐ Vatican II, mỗi cha sở như là lãnh chúa biệt lập trong giáo xứ của mình, Công đồng nhắc nhở các linh mục : mình là kẻ được sai đi, đến nơi mình được sai đến, chỉ làm những việc như ý đấng sai mình. Sắc lệnh PO của Công đồng viết: “Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ Linh Mục, phải kể đến tâm trạng này, là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn Ðấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng. Vì chức vụ Linh Mục là chức vụ của chính Giáo Hội, nên chức vụ đó chỉ có thể được chu toàn trong sự thông công phẩm trật của toàn thân thể. Vậy đức bác ái mục vụ thôi thúc các Linh Mục đang hoạt động trong mối thông hiệp này biết hy sinh ý riêng mình, qua việc vâng lời phục vụ Chúa và anh em, bằng cách lấy tinh thần đức tin mà lãnh nhận và tuân theo những gì được Ðức Giáo Hoàng, Ðức Giám Mục của mình, cũng như các Bề Trên khác truyền dạy và khuyên bảo, bằng cách hoàn toàn sẵn lòng tự hiến và tự hiến hết mức trong bất cứ chức vụ nào đã được trao phó cho mình dù là thấp kém và nghèo hèn” (số 15).

  1. Với các linh mục khác :

Tuy “Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ được trao phó”, nhưng cũng trong Giáo luật Điều 519 nhắc cha sở chỉ có thể chu toàn nhiệm vụvới sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế”.

Cách riêng khi cha sở được Đức Giám mục bổ nhiệm một số cha phó giúp trong giáo xứ, thì sự cộng tác càng chặt chẽ hơn nữa :



Ðiều 545: (1) Mỗi khi xét thấy cần thiết hay thuận lợi cho việc săn sóc mục vụ tốt đẹp của một giáo xứ, thì ngoài Cha Sở ra, có thể đặt một hoặc nhiều cha phó như cộng sự viên của Cha Sở và san sẻ mọi nỗi lo âu với Cha Sở, đồng tâm nhất trí và dưới quyền của Cha Sở để thi hành nhiệm vụ mục vụ.

(2) Nếu văn thư bổ nhiệm của Giám Mục không quy định minh thị cách nào khác, cha phó, chiếu theo chức vụ, có nghĩa vụ giúp Cha Sở trong toàn thể tác vụ thuộc giáo xứ, […], và có nghĩa vụ thay thế Cha Sở nếu trường hợp xảy ra, theo quy tắc luật định.

(3) Cha phó phải thường xuyên báo cáo cho Cha Sở biết mọi chương trình mục vụ đã hoạch định hoặc đang tiến hành, ngõ hầu Cha Sở và cha phó hoặc các cha phó sẽ cùng hợp lực với nhau để dự liệu việc săn sóc mục vụ cho giáo xứ, mà họ đồng lãnh trách nhiệm.

3. Với giáo dân :

Mối tương quan giữa cha sở và giáo dân trong mô hình Giáo hội tham gia theo quan điểm của Giáo hội học hiệp thông của Vatican II được đặc biệt nhấn mạnh. Bởi vì, trải qua hàng chục thế kỷ sống trong chế độ phong kiến, não trạng giáo sĩ trị trước Vatican II đã ăn sâu vào nề nếp sống đạo của Giáo hội. Tương quan giữa cha sở và giáo dân như là giữa giai cấp cai trị và giai cấp bị trị, lại được cả một nền Giáo hội học phẩm trật tán đồng. Cụ thể có câu giáo lý của Sách Bổn Rôma (sách Giáo lý Công đồng Trentô tk XVI) như sau :

Hỏi : Hội Thánh nghĩa là làm sao ?

Thưa : Nghĩa là các bổn đạo đều hợp làm một cùng nhau mà chịu lụy Đấng Chính quyền thay mặt Đức Chúa Giêsu.

Giáo hội Việt Nam chúng ta suốt 4 thế kỷ qua bao thế hệ đã ghi sâu não trạng ấy ngay từ khi con trẻ học “Kinh Bổn” dọn mình xưng tội rước lễ vỡ lòng. Vì thế, để áp dụng mối tương quan theo mô hình Giáo hội tham gia của nền Giáo hội học hiệp thông Vatican II quả là cuộc cách mạng đổi mới tìm về nguồn Tin Mừng, không dễ gì thực hiện xong một sớm một chiều. Nhưng đó là định hướng mà hàng linh mục chúng ta phải thành tâm cố gắng đi hàng đầu để thúc đẩy toàn Dân Chúa canh tân theo tinh thần Công đồng. Ta hãy nghe Sắc lệnh PO khẳng định :

Cùng với tất cả những ai được tái sinh trong suối nước Rửa Tội, các Linh Mục là những anh em giữa các anh em, như chi thể của cùng một Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô mà mọi người có nhiệm vụ xây dựng.[…]. Như vậy các Linh Mục phải lãnh đạo làm sao để không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích cho Chúa Giêsu Kitô; các ngài hợp tác với giáo dân và sống giữa môi trường của họ theo gương Thầy, Ðấng đến ở giữa mọi người "không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người" (Mt 20,28). Các Linh Mục phải thành thật nhìn nhận và khích lệ phẩm giá và vai trò riêng của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội. Các ngài cũng phải thành thật kính trọng sự tự do chân chính mà mọi người có quyền được hưởng trong xã hội trần gian. Các ngài phải sẵn lòng lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại” (số 9).

Để nhắc các giáo sĩ tôn trọng nhân quyền của người giáo dân, không được đối xử thưởng phạt theo tùy thích cá nhân, Giáo luật qui định :



Каталог: download -> khotulieu -> hochoi
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
khotulieu -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
hochoi -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 472.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương