TÒa giám mục phát diệm thưỜng huấn linh mụC 18 – 21 / 02 / 2013 Đề tài: giáo hội theo công đỒng vatican II


Qui chiếu về phạm trù “societas” : xã hội trở thành mầu nhiệm



tải về 472.12 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích472.12 Kb.
#5591
1   2   3   4   5   6   7

Qui chiếu về phạm trù “societas” : xã hội trở thành mầu nhiệm


Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế tín lý về Giáo hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo hội”. Giáo hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4 ; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô : “Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4) : “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata”. 20 Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh : nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu21. Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn : “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần”(HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo hội, và như vậy, Giáo hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi.

Do đó, một người thuộc về Giáo hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo hội sẽ được định nghĩa như sau : “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo hội ; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành” : Giáo hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo hội nữa.

Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh Kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo hội anh chị em với Giáo hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn Giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15 ; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ : không phải là “có” hoặc “không” một cách tuyệt đối, mà là có “nhiều” hay “ít”, là công giáo trọn vẹn hay không trọn vẹn, có tính Giáo hội hoàn toàn hay bất toàn. Chính vì vậy mà theo Vaticanô II, Giáo hội của Đức Kitô không “là” (= không đồng hóa với) Giáo hội công giáo, nhưng “tồn tại trong (subsistit in) Giáo hội công giáo” (GH 8), bởi lẽ các Giáo hội khác ít nhiều cũng là Giáo hội của Đức Kitô. Phải mất bao nhiêu thế kỷ chúng ta mới khám phá ra tiếng “subsistit in” ấy, và chính sự khiêm tốn nhìn nhận Giáo hội công giáo không phải là tất cả Giáo hội của Đức Kitô đã đem lại niềm hy vọng và rút ngắn con đường đại kết.

Mầu nhiệm Giáo hội vượt quá biên cương hữu hình của Giáo hội, nên ngay cả những người không thuộc về Giáo hội một cách hữu hình trên bình diện xã hội, vẫn “qui hướng về Dân Thiên Chúa”, và “nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ” (GH 16). Trong bối cảnh của Giáo hội học nặng về pháp lý, dựa vào câu nói của thánh Cyprianô : “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”, người ta hiểu rằng những người ngoài tổ chức xã hội hữu hình của Giáo hội không thể được cứu độ. Quả thực là ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ, nhưng Vaticanô II không hiểu theo nghĩa loại trừ, nghĩa là ngoài tổ chức Giáo hội, không hề có ân sủng và không thể được cứu độ ; trái lại Vaticanô II đã hiểu theo nghĩa tích cực là : kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện trong lịch sử một cách hữu hình nơi Giáo hội, và vì thế Giáo hội trở thành dấu chỉ và phương tiện mang tính xã hội và hữu hình của ơn cứu độ. Bởi vậy những người ở ngoài Giáo hội hữu hình vẫn có thể được cứu độ, vì ân sủng của Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt và không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố nhân loại nào. Tuy nhiên Công đồng hiểu là mọi ân sủng đều là ân sủng của Đức Kitô, và Giáo hội đã được Đức Kitô thiết lập để trở thành dấu chỉ hữu hình của ân sủng của Người trên trần gian, nên mọi ân sủng của Đức Kitô đều ít nhiều mang chiều kích Giáo hội ; bởi vậy những người công chính đều “qui hướng” và thuộc về mầu nhiệm Giáo hội một cách nào đó, và như thế ơn cứu độ của họ cũng mang chiều kích Giáo hội. Đây chính là cơ sở để người ta nói đến các Kitô hữu vô danh22


    1. Qui chiếu về phạm trù “societas perfecta” : xã hội hoàn hảo trở thành bí tích


Vaticanô II dứt khoát từ bỏ não trạng quyền lực của thời thế giới kitô giáo (chrétienté), không còn tự coi mình là một thế lực văn hóa xã hội có đầy đủ mọi tổ chức và quyền hành cạnh tranh với các xã hội thế tục. Lẽ dĩ nhiên Giáo hội cũng cần có quyền bính để thực hiện mục đích của mình, nhưng Công đồng tỏ ra thận trọng và chỉ nói đến quyền bính trong bối cảnh thi hành sứ mạng, trách nhiệm, bổn phận, và nhất là không còn nhấn mạnh đến quyền ép buộc hoặc xử phạt (x. GH 27 ; GM 16). Ngoài ra, sự tự do mà Giáo hội đòi hỏi không đặt nền tảng trên sự thỏa thuận giữa hai quyền lực như trong các thế kỷ trước, nhưng trên sự phục vụ những quyền lợi căn bản của phẩm giá con người. Sứ mạng của Giáo hội thuộc phạm vi thiêng liêng, nên không hề cạnh tranh với các cộng đoàn chính trị, trái lại, Giáo hội sẵn sàng hợp tác với xã hội để phục vụ con người23. Đức Phaolô VI đã tuyên bố với Ngoại giao đoàn rằng Vaticanô II không còn quan niệm Giáo hội như một thế lực cạnh tranh hoặc chống lại các quyền lực của thế giới, mà chỉ muốn cộng tác để xây dựng thế giới24. Xin được nhắc lại một đoạn trong diễn văn của Đức Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc ngày 4-10-1965, tức là vào thời điểm đang hoàn thành Hiến chế Gaudium et Spes để chuẩn bị công bố vào ngày 7-12-1965 :

Người đang nói với quý vị là một người trong quý vị, là anh em, thậm chí là một người nhỏ nhất trong quý vị, vì quý vị đại diện cho các cường quốc, còn người đang nói chỉ có một chút uy quyền trần thế nhỏ bé tượng trưng ; đó chỉ là một chút cần thiết để tự do thi hành sứ mạng thiêng liêng và để bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi độc lập với mọi quyền bính của thế giới này. Chúng tôi không có một chút quyền lực trần gian và không hề có tham vọng cạnh tranh với quý vị. Thực vậy, chúng tôi không xin gì và cũng không đặt vấn đề gì ; cùng lắm chỉ là trình bày một ước nguyện, đó là xin phép được phục vụ quý vị trong khả năng chuyên môn của chúng tôi một cách vô vị lợi, với khiêm tốn và yêu thương 25.

Theo Vaticanô II, thái độ căn bản của Giáo hội là không tách rời khỏi thế gian nhưng đồng hành và phục vụ thế gian. Trong diễn văn khai mạc khóa ba của Công đồng, Đức Phaolô VI đã xác định hướng đi của Giáo hội : “Mục đích của Giáo hội không phải là chính Giáo hội, trái lại, Giáo hội ao ước được trọn vẹn thuộc về Đức Kitô, nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, được trọn vẹn thuộc về nhân loại, ở giữa nhân loại, sống cho nhân loại” 26. Đó là sự chọn lựa căn bản. “Tất cả giáo lý phong phú của Công đồng chỉ nhắm một mục đích là phục vụ con người. […] Có thể nói Giáo hội là đầy tớ (ancilla) của nhân loại. […]  Ý tưởng «phục vụ» chiếm vị trí trung tâm trong Công đồng” 27.

Nhận thức ấy đã đưa các nghị phụ Công đồng trở về với các giáo phụ và khám phá ra ý niệm bí tích để áp dụng vào Giáo hội : “Trong Đức Kitô, Giáo hội tựa như bí tích, - tức là như dấu chỉ và khí cụ - , của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1). Khẳng định ấy bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, trên bình diện tín lý, Vaticanô II xác nhận Giáo hội không có mục đích nơi chính mình, không phải là cứu cánh mà chỉ là dấu hiệu và phương tiện của ơn cứu độ. Khác với quan niệm trước đây, theo Vaticanô II, Giáo hội không đồng hóa với Nước Trời nhưng là sự hiện diện mầu nhiệm (in mysterio) của Nước Đức Kitô (x. GH 3), là “mầm mống và khai nguyên của Nước Trời trên trần gian” (GH 5). Từ ngữ mysterio phải được hiểu theo nghĩa sacramentum, và vì thế có thể nói Giáo hội là bí tích của Nước Trời. Nước Trời là thực tại cánh chung, dù là đã bắt đầu nơi Giáo hội, còn Giáo hội dù là dấu chỉ của Nước Trời, nhưng vẫn còn đang lữ hành trong lịch sử và “mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc đời này” (GH 48).

Kế đến trên bình diện mục vụ, vì là bí tích của sự hiệp nhất của toàn thể loài người với Thiên Chúa và với nhau, nên Giáo hội không tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, trái lại đối thoại, đồng hành, và phục vụ nhân loại. Giáo hội của Vaticanô II không còn là một xã hội hoàn hảo cạnh tranh hoặc chống lại các cơ cấu của xã hội trần gian, nhưng đã vượt lên trên phạm trù xã hội để trở thành bí tích cứu độ, làm men và muối, trở thành sức năng động nâng đỡ và thúc đẩy thế giới đi tới cứu cánh của mình là Thiên Chúa.



Chính ý thức về lịch sử và cánh chung đã làm cho Giáo hội quan tâm nhiều hơn đến thế giới. Suốt hai mươi thế kỷ, Giáo hội dường như không có ý thức mãnh liệt về lịch sử và vì thế dường như vắng mặt khỏi thế giới. Khái luận thần học về cánh chung chỉ dừng lại ở những vấn đề “tứ chung”, “de ultimis rebus”, đó là : chết, luyện ngục, thiên đàng và hỏa ngục. Y. Congar cho thấy bộ từ điển vĩ đại thuộc loại kinh điển Dictionnaire de Théologie catholique gồm có 41.338 cột, in thành 15 tập to lớn, xuất bản từ năm 1903 đến 1950, thế mà không hề nhắc tới nghề nghiệp, việc làm, gia đình, phụ nữ, tình yêu hôn nhân, tính dục, thân xác, niềm vui, đau khổ, bệnh tật, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, thế giới, nhân vị, giáo dân, … Và Congar nhận xét chí lý : một tôn giáo không có thế giới sẽ đưa tới hậu quả tất nhiên như chúng ta đang chứng kiến, đó là một thế giới không có tôn giáo28. Vì thế chương VII của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium khẳng định chiều kích lịch sử và cánh chung của Giáo hội: lữ hành trong lịch sử nhân loại và mang những đặc tính và dấu vết của đời này, Giáo hội đang trên đường tiến về cánh chung. Giáo hội ở trong thế giới và tiến bước trong lịch sử, nhưng thế giới đã được tháp nhập vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: kế hoạch đó khởi nguồn từ cuộc Vượt qua của Đức Kitô và đang nhắm tới cùng đích là Nước Trời cánh chung ; còn vai trò của Giáo hội hiện nay là trở thành người loan báo và là bí tích của kế hoạch ấy : Giáo hội hiện diện trong thế giới “như là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (GH 48). Giáo hội và thế giới vẫn phân biệt nhau, nhưng vì cả hai đều theo đuổi cùng một mục đích tối hậu, nên một cách nào đó cả Giáo hội và thế giới đều làm nên chung một lịch sử là lịch sử cứu độ, vì nguyên lý duy nhất vẫn là Đức Kitô: “Thiên Chúa vừa là Đấng Cứu độ vừa là Đấng Tạo dựng, làm chủ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử cứu độ” (MV 41). Vấn đề này sẽ được triển khai sâu rộng trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.

    1. Каталог: download -> khotulieu -> hochoi
      download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
      khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
      khotulieu -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
      khotulieu -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
      khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
      khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
      khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
      khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
      hochoi -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

      tải về 472.12 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương