TÒa giám mục phát diệm thưỜng huấn linh mụC 18 – 21 / 02 / 2013 Đề tài: giáo hội theo công đỒng vatican II


Ðiều 221:(3) Các tín hữu có quyền chỉ bị thụ án phạt theo Giáo Luật hợp với quy tắc luật định



tải về 472.12 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích472.12 Kb.
#5591
1   2   3   4   5   6   7

Ðiều 221:(3) Các tín hữu có quyền chỉ bị thụ án phạt theo Giáo Luật hợp với quy tắc luật định.

Ðiều 231: (2) Tuy vẫn giữ nguyên vẹn điều 230, triệt 1, họ có quyền được nhận thù lao xứng đáng tùy theo điều kiện của họ, ngõ hầu họ có thể được chu cấp xứng hợp các nhu cầu riêng cho chính họ và nhu cầu của gia đình họ; trong vấn đề này, phải giữ các quy tắc của dân luật nữa. Ngoài ra, họ có quyền hưởng bảo hiểm, an ninh xã hội và trợ cấp y tế.

Sắc lệnh PO cũng lưu ý giáo sĩ thể hiện sự chan hòa bình đẳng với giáo dân :



“Linh Mục cũng như Giám Mục, được [] sai đi giảng Phúc Âm cho người nghèo khó, phải tránh tất cả những gì bằng cách này hay cách khác có thể làm xa cách người nghèo khó, các ngài phải loại bỏ mọi thứ khoe khoang trong các đồ dùng của mình. Các ngài phải xếp đặt chỗ ở thế nào để [] không ai dù nghèo hèn đến đâu phải sợ hãi không bao giờ dám lui tới”(số 17).

Bộ Giáo luật 1983 đưa ra những qui định giúp cha sở được giáo dân mạnh dạn cộng tác với tinh thần đồng trách nhiệm trong mọi hoạt động của giáo xứ theo mô hình Giáo hội tham gia :



Ðiều 222: (1) Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những gì cần thiết hầu xử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên.

(2) Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa.



Ðiều 529: (2) […] làm sao cho các tín hữu duy trì sự hiệp thông trong giáo xứ và chính họ tự cảm thấy họ vừa là phần tử của giáo phận vừa là phần tử của Giáo Hội phổ quát, và để họ dự phần cũng như nâng đỡ mọi hoạt động nhằm làm gia tăng sự thông hiệp ấy.

Ðiều 536: (1) Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Ðồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Ðồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.

Thực ra, trong hoạt động mục vụ giáo xứ, giáo dân VN trước đây cũng đã nhiệt tình góp sức cộng tác với cha sở, trong những tổ chức như Ban phủ xứ, Ban hành giáo, Ban chấp hành giáo xứ, v.v…Tuy nhiên trong thực tế họ chỉ cộng tác với tư cách người làm giúp, như là “những cánh tay nối dài” của cha sở, hoàn toàn tùy thuộc cha sở. Cha sở bảo sao làm vậy, theo cung cách gia trưởng nắm toàn quyền quyết định. Công đồng muốn giáo dân tham gia tích cực theo thể chế Hội Ðồng Mục Vụ, để họ có quyền tham bàn chủ động vào các quyết định chung cùng với cha sở.

Và để điều trị tận căn lề thói gia trưởng“tay hòm chìa khóa” của một số cha sở muốn nắm toàn bộ kinh tế tài chính của giáo xứ chi tiêu theo ý riêng mình, đôi khi gây thiệt hại không nhỏ cho tài sản của giáo xứ, Giáo luật buộc phải quản trị tài sản của giáo xứ theo thể chế hội đồng :

Ðiều 537: Mỗi giáo xứ phải có Hội Ðồng Kinh Tế được điều hành bởi luật phổ quát và bởi các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong Hội Ðồng ấy, các tín hữu được tuyển chọn theo các quy tắc vừa nói, giúp Cha Sở trong việc quản lý mọi tài sản của giáo xứ, tuy vẫn tôn trọng quy định của điều 532 ( trách nhiệm quy về cha sở đứng đầu pháp nhân).

Ðiều 1261: (1) Các tín hữu được tự do để dâng biếu tài sản cho Giáo Hội.

(2) Giám Mục giáo phận phải nhắc nhở và tùy cơ thúc bách các tín hữu về nghĩa vụ nói ở điều 222, triệt 1.



  1. Với cộng đoàn giáo xứ :

Mối tương quan cuối cùng cha sở cần nhận thức cho đúng để duy trì, đó là với toàn thể cộng đoàn giáo xứ. Nhưng phải hiểu thế nào về cộng đoàn giáo xứ ? Trước đây, người ta hạn hẹp cộng đoàn này chỉ gồm những người đã được Rửa tội đang thực hành sống đạo trong giáo xứ. Nhưng theo quan điểm Giáo hội học hiệp thông của Vatican II, một giáo phận hoặc một giáo xứ phải bao gồm tất cả nhân số bất kỳ lương giáo sống trên phần đất của giáo phận hoặc giáo xứ đó. Bởi vậy, một Giám mục hoặc một linh mục được bổ nhiệm chăm sóc mục vụ cho giáo phận hoặc giáo xứ nào thì có trách nhiệm phục vụ tất cả những con người sống ở đó.

Sắc lệnh PO bao gồm cả những người lương dân vào số đối tượng các vị chủ chăn phải chăm sóc :

Như các mục tử nhân lành, các ngài phải nhận biết các chiên của mình và còn tìm cách dẫn về những chiên không thuộc đoàn này, để chúng cũng nghe tiếng Chúa Kitô, hầu nên một đoàn chiên cùng một Người Chăn (Ga 10, 14-16)”( Số 3).

Các ngài phải đặc biệt coi sóc tất cả những người chưa nhận biết Chúa Kitô là Ðấng Cứu Chuộc mình (Số 9).

Giáo luật 1983 kể ra các đối tượng của cộng đoàn mà các vị chủ chăn phải chăm sóc, gồm tất cả các tín hữu lớn nhỏ, người sống đạo cũng như người lơ là hoặc bỏ đạo, lo liệu loan báo Tin Mừng cho cả những người vô tín ngưỡng, quan tâm tới đời sống xã hội trong khu vực. Các ngài còn phải huy động các thành phần tín hữu, sống bậc tu trì trong tu viện hoặc sống bậc đôi bạn làm cha làm mẹ trong các gia đình, đều ý thức trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác giảng dạy giáo lý, giáo dục công giáo, và loan báo Tin Mừng cho mọi người trong lãnh địa của mình :



Ðiều 528: (1) (Các vị chủ chăn) ủng hộ giúp đỡ những chương trình nhằm cổ động tinh thần Phúc Âm kể cả trong lãnh vực công bình xã hội; cần phải để ý cách riêng tới việc giáo dục công giáo cho thiếu nhi và thanh niên; cố gắng, bằng mọi phương tiện có thể, cùng với sự hợp tác của các tín hữu, để sứ điệp Phúc Âm được đạt đến với cả những người đã lơ là việc giữ đạo hoặc không tuyên xưng Ðức Tin chân thật nữa.

Ðiều 771: (2) Các vị chủ chăn cũng phải lo liệu loan báo Tin Mừng cho những người vô tín ngưỡng trong khu vực của mình, bởi lẽ việc coi sóc các linh hồn bao trùm cả những người đó lẫn các tín hữu.

Ðiều 776: Do nhiệm vụ đòi buộc, Cha Sở phải lo huấn luyện giáo lý cho người lớn, thanh niên và trẻ em. Vì mục đích ấy, Cha Sở hay mời gọi sự cộng tác của các giáo sĩ làm việc trong họ đạo, của các phần tử của Hội Dòng tận hiến cũng như các tu đoàn tông đồ, tùy theo đường hướng riêng của mỗi dòng tu, cũng như của giáo dân, nhất là các giáo lý viên.[…]. Cha Sở còn phải cổ võ và thúc đẩy cha mẹ chu toàn bổn phận dạy giáo lý trong gia đình, như đã nói ở điều 774,(2).

Ðiều 781: Bởi vì toàn thể Giáo Hội có tính cách truyền giáo từ bản tính và việc truyền bá Phúc Âm là nhiệm vụ nền tảng của dân Chúa, cho nên tất cả mọi tín hữu hãy ý thức trách nhiệm ấy và phải chu toàn phần việc của mình trong công cuộc truyền giáo.

Anh em linh mục thân mến,

Sau khi lược lại một số điều Giáo luật 1983 và giáo huấn của Công đồng Vatican II liên quan đến nhiệm vụ quản xứ của linh mục, ta có thể nhận ra rằng còn nhiều điều cần chấn chỉnh lại trong công tác mục vụ cũng như tác phong đời sống của hàng linh mục chúng ta. Có thể do hoàn cảnh khách quan, mà cũng có thể do thiếu tinh thần trách nhiệm học hỏi về nghiệp vụ của mình mà chính linh mục chúng ta cũng chưa được thấu triệt Công đồng cho đến nơi đến chốn. Dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng là cơ hội may mắn để chúng ta qui tụ với nhau học hiểu về Công đồng. Ta cùng điểm lại cái đã và cái chưa nắm bắt về đường hướng canh tân của Công đồng. Ta cùng nhau xem lại phong cách đời sống và cách làm mục vụ giáo xứ của mình, xem cái gì đã cập nhật với Công đồng, cái gì còn lạc hậu như thời Tiền Công đồng. Khởi điểm từ nhận thức đó ta xúc tiến đổi mới con người mình và giáo xứ mình phục vụ, đáp ứng kịp thời với những thách đố của thời đại hôm nay.

Phát Diệm ngày 20 tháng 02 năm 2013



Gioan Maria Vũ Tất



1 Một cách chính xác, thuật ngữ ‘communio’ hay ‘hiệp thông’ được tìm thấy như sau: trong hiến chế về Giáo Hội 31 lần; trong sắc lệnh về Đại Kết 27 lần; trong sắc lệnh về Truyền Giáo 10 lần; trong hiến chế Mục Vụ 8 lần; trong sắc lệnh về chức vụ Giám Mục 7 lần; trong sắc lệnh về thừa tác vụ và đời sống linh mục 6 lần; trong sắc lệnh về các Giáo Hội Đông Phương 4 lần; trong hiến chế về Phụng Vụ 3 lần; trong sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân 2 lần; trong hiến chế về Mặc Khải 1 lần và trong sắc lệnh về đời tu 1 lần.

2 Thuật ngữ “bổ trợ” đã được đưa ra bàn cãi trong thường hội đồng giám mục bất thường năm 1985, nhân kỷ niệm 20 năm bế mạc Vatican II. Lúc đó, đức hồng y Danneels có ghi nhận trong bản tường trình của nhóm thiểu số như sau: “nguyên tắc thuộc nhân học này […] không được áp dụng cho thực tại bí tích là Giáo Hội […] Nếu vậy, người ta sẽ lôi về lại trong Giáo Hội những quan niệm quyền hành theo hình kim tự tháp, mà người ta đã từng muốn loại bỏ”. Rất may trong bản báo cáo cuối cùng để bỏ phiếu, người ta đã đề nghị như sau: “Cần nghiên cứu để xem nguyên tắc bổ trợ đang áp dụng trong xã hội loài người có thể áp dụng cho Giáo Hội không; nếu có thì trong mức độ nào và theo chiều hướng nào”. Vấn đề là sau đó người ta đã tiến hành tới nơi tới chốn việc nghiên cứu này chưa ? (x. Documents d’Église, Paris, éd. Dyu Centurion 1986, p. 195 và 235).

3 Cha Arrupe, cựu bề trên tổng quyền dòng Tên, đưa ra định nghĩa như sau về hội nhập văn hóa: “Hội nhập văn hóa là tiến trình qua đó một cộng đoàn kitô hữu tiếp nhận Tin Mừng dựa vào văn hóa và bối cảnh sống thường ngày của mình. Thế nên, đó trước tiên không phải là công việc của các nhà thần học làm trong phòng riêng của mình, mà là một quá trình chín muồi dần dần cho văn hóa và Lời Chúa gặp nhau và sinh ra một tạo thành mới” (‘Thư và tài liệu làm việc về hội nhập văn hóa”, Acta Romana Societatis Jesu, 1978, p. 283).


Каталог: download -> khotulieu -> hochoi
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
khotulieu -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
hochoi -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 472.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương