Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ


­ Câu cuối : vài ba từ, ấn tượng, tồn tại trong trí nhớ



tải về 7.45 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích7.45 Mb.
#35675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3­ Câu cuối : vài ba từ, ấn tượng, tồn tại trong trí nhớ. Như trong hai bài trên đây.

4­ Cố gắng đưa ý kiến của BiPi vào bài nói.

Quý Trưởng có thể tìm thấy ý kiến của BiPi về mọi vấn đề trong tuyển tập Footsteps of the Founder. Mặt khác, các đề mục trong tuyển tập có thể gợi ý cho Trưởng nhiều đề tài để nói với các em mà không sợ chệch hướng bởi có sẵn ý kiến của BiPi. Trưởng chỉ cần nêu ý kiến của BiPi (hoặc nêu kết quả của các công trình nghiên cứu về giáo dục hoặc ý kiến của những nhà giáo dục khác chẳng hạn), đôi chút giải thích và bình luận, cho vài thí dụ minh họa phù hợp với tuổi thiếu sinh (rất cần, để cụ thể) . Phần “Quan Điểm HĐ” trong sách này cũng có đề nghị thêm nhiều đề tài CCDC.



5­ Kể một câu chuyện là cách làm rất hay.

Để minh họa cách làm này chúng tôi kể nhiều câu chuyện lấy từ bộ sách Chicken Soup for the Soul (Món ăn bổ dưỡng cho tâm hồn)



6­Trưởng (nhất là Trưởng trẻ, 20 – 25 tuổi) cần tỏ ra tự tin và tỏ ra tin ở điều mình nói.

Nói suông sẻ, tự nhiên, luôn quay mắt nhìn khắp lượt các em; mặt mày tươi tắn, môi luôn chớm nụ cười, hai tay “múa” vừa phải. Cố gắng chêm vào những câu hỏi nhỏ (hay hài hước vừa phải) cho các em trả lời ngắn gọn.



7­ Trong CCDC khi anh khuyến khích các em làm một việc gì, anh cần phải nêu rõ sự lợi ích của việc đó cho chính bản thân mỗi em.

Đừng ngại nói đi nói lại một vấn đề (dĩ nhiên là phải thay đổi cách diễn đạt) và cũng đừng ngại việc cầm giấy mà trình bày.



Dịch ý câu chữ trên hình vẽ :

Người Hướng đạo vượt qua

thói ích kỷ

phân biệt chủng tộc

kỳ thị tôn giáo

đố kỵ giai cấp

tính cau có



72 CÂU CHUYỆN DƯỚI CỜ

Sau đây là một số CCDC, hay đúng hơn là chất liệu để Trưởng viết lại thành những CCDC, theo ý mình, với phong cách riêng, nhưng luôn luôn phải ngắn gọn (độ một trang A5); đừng ngại nói về một vấn đề “nhỏ nhoi”, đừng ngại nói đi nói lại một vấn đề (một vấn đề cần nhập tâm như tinh thần HĐ chẳng hạn; dĩ nhiên là phải thay đổi cách diễn đạt) và cũng đừng ngại việc cầm giấy mà nói; cầm giấy mà nói chứng tỏ anh tôn trọng các em, không nói năng tùy hứng mà là đã chuẩn bị kỹ càng, chu đáo; một tiết mục chiếm 50% chất lượng cuộc họp đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng.

Chúng tôi tạm phân 3 mục (mặc dầu các vấn đề ở 3 mục hòa quyện vào nhau) :





Tinh thần Hướng Đạo

II­

Rèn luyện bản thân

III­

Sống các quan hệ.

I ­ Tinh thần Hướng Đạo

Lời Hứa bao gồm những nội dung nào ?




& Sắp Sẵn

& Việc thiện
Khi em tuyên Lời hứa Hướng Đạo, em đem danh dự của mình hứa làm hết sức mình để thực hiện 3 điều của Lời Hứa : Trung thành, Giúp ích, Tuân theo Luật Hướng Đạo.

Không phải chỉ có vậy, khi em tuyên hứa, mặc nhiên em hứa làm hết sức mình để thực hiện châm ngôn “Sắp Sẵn” và khẩu hiệu “Mỗi ngày làm một Việc thiện”.

Nếu mỗi ngày em không làm bản thân em phong phú thêm về khả năng (học thêm một chữ, một câu ngoại ngữ thôi cũng được rồi) thì em đã hứa cuội rồi. Nếu mỗi ngày em không nghĩ đến Việc thiện, không làm một Việc thiện nào cả thì em đã hứa cuội rồi. Em nên nhớ : HĐ không hứa cuội.

Luật Hướng Đạo

Nước nào cũng có luật. Vi phạm luật ở một mức độ nào đó thì đi tù. Luật Hướng Đạo, tuy mang danh là luật nhưng khác hẳn. Nó không cấm đoán gì cả, nó cũng không gây bức xúc nào cả (các em chỉ hứa cố gắng làm theo luật thôi; có điều là đã hứa cố gắng thì phải cố gắng đấy nhé)

Thực chất Luật HĐ là gì ? Nó đơn thuần chỉ là một phương cách làm nảy sinh tính khí và phát triển tính khí nơi mỗi em, bởi nó phát triển nơi em 5 cái tự : tự lập, tự giác, tự trọng, tự chủ và tự tin. Một khi các em đã sở đắc được 5 cái tự này nhờ rèn luyện theo Luật HĐ thì em có được tính khí, mà có tính khí thì sẽ thành công trong đời. Đó là điều rõ ràng và đó cũng là điều BiPi khẳng định : “Tôi thực sự tin chắc rằng HĐS nào thực thi trọn vẹn Luật HĐ trong công việc và giải trí hằng ngày thì không thể không thành công trong đời.”

Luật HĐ là người bạn tốt, dễ thương, đồng hành với em suốt cả cuộc đời. Anh hy vọng em cũng là bạn tốt của Luật HĐ



Giải thích điều Luật 1.

HĐS trọng danh dự,



ai cũng có thể tin lời nói của HĐS”.

BiPi giải thích Điều 1:



Khi một HĐS nói “Tôi xin lấy danh dự mà nói thế”, đó có nghĩa là sự việc là như thế, y như một lời hứa trang trọng nhất.

Cũng thế, nếu một Trưởng nói với một HĐS, “Tôi tin vào danh dự của em để hoàn thành việc này ”, HĐS có trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh với khả năng tốt nhất của mình, và không để bất cứ cái gì cản trở công việc của mình.

Nếu một HĐS đánh mất danh dự của mình bằng một lời dối trá, hoặc vì không thực hành nghiêm túc một mệnh lệnh được giao cho anh ta thực hiện vì tin vào danh dự của anh ta, anh ta có thể được yêu cầu phải trả lại Huy Hiệu HĐ và không bao giờ được mang huy hiệu đó lại. Anh ta cũng có thể được yêu cầu không được xưng là HĐS.

Như vậy, sẽ mất danh dự không những khi không trung thực mà cả khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Danh dự là linh hồn của người Hướng Đạo; đã không có danh dự thì không còn là Hướng Đạo.

Trong các sách “kinh điển” HĐ có lẻ chỉ duy nhất trong giải thích Điều Luật thứ nhất, BiPi quy định một trừng phạt cụ thể và dứt khoát như thế này.

Bởi “Người ta trông đợi tính trung thực nơi người Hướng Đạo” nên “HĐS phải đặt danh dự của mình lên trên hết mọi thứ.”

Một việc thông thường : khi em đăng ký với Đội trưởng sẽ hoàn thành mục nào đó trong chương trình đẳng thứ vào ngày nào đó thì dứt khoát em phải làm đúng như thế; không làm đúng như thế thì em chỉ “hứa cuội”, mà đã “hứa cuội” thì không còn danh dự, không còn là HĐ nữa.

Em nhớ cho, HĐ nói điều gì là lấy danh dự của mình mà nói, nhất ngôn trên danh dự của mình và nhất là không “hứa cuội”.

Điều Luật thứ 3

Có khi chúng ta băn khoăn nên làm việc nào trong hai việc mà ta có thể làm. Các em có biết BiPi đã cho ta một tiêu chí chọn lựa trong giải thích của điều luật nào không?

Đó là điều luật thứ 3 với lời giải thích dịch từ nguyên văn trong Scouting For Boys :

Bổn phận của HĐS là tự làm mình hữu dụng và giúp đỡ người khác”.

“Và HĐS phải làm tròn bổn phận của mình trước hết thảy mọi thứ, cho dù phải từ bỏ sự vui thú, tiện nghi hoặc an toàn của mình. Khi gặp khó khăn trong chọn lựa phải làm điều gì trong hai điều, HĐS phải tự hỏi: ‘Bổn phận của tôi là gì ?’, tức là : ‘Điều gì tốt đẹp nhất cho người khác?’ và làm điều đó. HĐS luôn Sắp Sẵn để cứu mạng người hoặc giúp đỡ người bị thương. Và HĐS phải cố gắng hết sức để mỗi ngày làm chí ít một Việc Thiện cho một ai đó.” (BiPi)

Điều Luật thứ 9

Điều Luật thứ 9 của chúng ta là “HĐS tằn tiện của mình và của người”. Tằn tiện có nghĩa là “không lãng phí”.

Do đâu mà lãng phí thường xảy ra ?

­ hoặc là do đua đòi, đua đòi theo thời trang chẳng hạn. Em đã có một cái áo gió rồi nhưng thấy bạn có áo gió đẹp hơn thì lại xin tiền cha mẹ đi mua một áo mới; đó là lãng phí.

­ hoặc là nếp nghĩ : xài miễn phí , xài “chùa”, thì xài cho đã; chẳng hạn như khi các em được ăn “Buffet” (muốn ăn món gì thì cứ mặc sức lấy) nếu em lấy vào dĩa mình nhiều quá, ăn không hết thì đó là lãng phí. ở tiệc buffet, em chỉ lấy vào dĩa ít thôi, ăn hết mà muốn ăn thêm mới lấy thêm. Có những tiệc buffet miễn phí nhưng người ăn sẽ phải trả tiền tương ứng với số thực phẩm bỏ lại trong dĩa.

Tằn tiện để làm gì ? Để để dành tiền, phòng khi mình cần hoặc để đem giúp đỡ người khác. Đó là điều BiPi nêu khi giải thích Điều Luật thứ 9.



Lời nói trong sạch

Anh vừa nghe đọc Điều luật thứ 10 : “HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói, đến việc làm.”




Đá phăng những gi xấu xa, tục tỉu.


BiPi giải thích : “Điều này có nghĩa là, người HĐ xem rẻ bọn xuẩn ngốc nói lời bẩn thìu và không buông thả mình nói năng, suy nghĩ và làm việc xấu xa. Người HĐ trong trắng, có đầu óc trong sạch và tâm hồn cường kiện”.

Hôm nay anh chỉ đề cập tới “lời nói trong sạch”. Anh xin được cầm giấy mà nói cho chắc ăn. Giữ lời nói trong sạch là :

­ không nói dối , phải nói sự thật để tạo sự kính nể và tin cậy; không tham gia loan truyền những lời nói mà mình không biết chắc chắn là đúng sự thật để không mắc lỗi vu oan cho người khác.

­ không nói lời thô tục, bẩn thìu, không chửi thề; không chửi rủa, không nói năng thô bạo xúc phạm người khác, phải nói lời dịu dàng dễ mến; không nói lời mìa mai, chê bai, mím trề làm người khác tự ái hoặc nhụt chí, mà phải nói lời khuyến khích, động viên.

­ không nói lời ly gián, đâm thọc, phải nói lời xây dựng và hòa giải.

­ không nói lời nịnh hót nhằm được nhận ân huệ, phải tự trọng.



Hướng Đạo nhớ phải để tâm :

Miệng không dối, ác, thọc đâm, nịnh người.

Cái lọc 3 lớp của Socrate

­ Tôi kể Ngài nghe một chuyện rất xấu về người bạn của Ngài; một người nói với nhà hiền triết Hy Lạp Socrate.

­ Ông có tin tưởng tuyệt đối rằng chuyện ông định kể tôi nghe là có thật không?

­ Không, thực ra tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi.

­ Thế là câu chuyện của ông không qua được lớp lọc thứ nhất là Sự THậT, tôi xin hỏi thêm một câu cho lớp lọc thứ hai : THIệN Ý. Có phải do thiện ý với bạn tôi mà ông kể chuyện đó không ?

­ Không.


­ Thế là câu chuyện của ông không qua được lớp lọc thứ hai; tôi xin hỏi thêm một câu cho lớp lọc thứ ba. Câu chuyện của ông CÓ ÍCH gì cho tôi không ?

­ Không.


­ Một chuyện không biết có thật hay không, không xuất phát từ thiện ý và chẳng có ích gì cho tôi, thì tôi nghe làm gì cho mất thì giờ?

Sắp Sẵn là gì ?

BiPi định nghĩa (F.610) :





“Sắp Sẵn” có nghĩa là chuẩn bị tinh thần và thể chất đầy đủ để làm bổn phận của mình.

Sắp sẵn về tinh thần, để tự giác chấp hành kỷ luật, thi hành mọi mệnh lệnh; đã tính trước mọi rủi ro, đã biết phải làm gì trong mọi tình huống có thể xảy ra và quyết tâm làm.

Sắp sẵn về thể chất bằng cách rèn luyện mình khỏe mạnh, năng động và có khả năng làm đúng việc cần làm khi hữu sự và thực làm.

Kỷ luật

Anh vừa nghe đọc 10 điều Luật Hướng Đạo.

Điều Luật nào nói về kỷ luật, các em ?

Phải rồi, đó là điều Luật thứ 7 : “HĐS vâng lời cha mẹ và huynh trưởng mình mà không biện bác”.



Theo quan điểm HĐ, kỷ luật không chỉ có thế. Chúng ta hãy nghe BiPi nói : “Tôi quan niệm kỷ luật là sự kiên định chấp hành lệnh của cấp hữu trách và các mệnh lệnh khác của bổn phận”. ( F.127).

Cấp hữu trách là cha mẹ, là thầy/cô, là huynh trưởng, là chính quyền.

Còn mệnh lệnh của bổn phận là gì ? Theo BiPi :

­ trước hết là không những không trốn tránh bổn phận mà còn phụ làm phần việc của người khác;

­ thứ hai là không nề mệt nhọc, gian khổ hay hiểm nguy;

­ thứ ba là không trông chờ ai ghi nhận hay chờ được tưởng thưởng;

­ thứ tư là làm bổn phận một cách vui vẻ .

Kỷ luật HĐ là vâng lời và làm tròn bổn phận.




tải về 7.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương