Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ



tải về 7.45 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích7.45 Mb.
#35675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chơi đúng cách


BiPi nói : “Nói cho cùng, nhiệm vụ chính của người HĐ là “chơi đúng cách”. (F.464)

Chơi thế nào mới là đúng cách, đúng cách HĐ ?

Các em đã từng thấy thợ hồ xây tường. Bức tường sẽ ra sao khi một số viên gạch thoát khỏi vị trí và rời ra, hoặc khi một số viên gạch thiếu chất lượng, mủn ra thành bụi đất ? Không chóng thì chầy bức tường sẽ lung lay và sụp đổ.

Các em cũng đã từng xem đá bóng. Một đội mà có cầu thủ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, hoặc có cầu thủ chơi cá nhân nhằm kiếm vinh quang cho riêng mình thì đội đó có mong gì thắng không? Còn lâu mới thắng và đã không thắng được còn bị người ta chê cười, chê cười đội dở, chê cười cầu thủ không làm tròn trách vụ của mình, chê cười cầu thủ chơi cá nhân.

Mỗi chúng ta đều là thành viên không phải của một mà của nhiều tập thể : gia đình, lớp học, Đội, Đoàn, Phong trào HĐ,…

“Chơi đúng cách” là mỗi chúng ta phải làm hết sức mình để chu toàn nhiệm vụ, không phải chỉ vì lợi ích cá nhân mà chủ yếu vì lợi ích của tập thể.

Làm hết sức mình để chu toàn nhiệm vụ, vì lợi ích của tập thể; đó mới gọi là “chơi đúng cách”.

“Chơi đúng cách” có lợi gì cho em ? BiPi nói em sẽ thành công trong đời (“You will be a successful man” ­ F.465). Vì sao vậy ?

Bởi em phải tự rèn luyện mình có nhiều khả năng để chu toàn nhiệm vụ của mình trong mọi tình huống, và nhất là bởi em sẽ có được sự tin tuởng và lòng kính trọng của mọi người.

Em làm việc ở một xí nghiệp, một công-ty mà được ban giám đốc tin tưởng em đủ khả năng cho công việc và tin em làm việc vì lợi ích của xí nghiệp, của công-ty thì ai có nhiều cơ may thành công trong đời hơn em ?



“Chơi đúng cách”, em sẽ mang lại thành công vừa cho em vừa cho tập thể và được mọi người nể trọng.

Bắt tay trái


Khi gặp nhau các HĐS chào và bắt tay trái. Chúng ta vẫn thường được bảo rằng HĐ bắt tay trái vì tay trái gần trái tim, chắc hẵn là trái tim huynh đệ HĐ. Tìm hiểu nguồn gốc nét “văn minh HĐ” này ta sẽ thấy việc bắt tay trái có thêm ý nghĩa khác.



Ở Tây Phi có bộ tộc Ashanti, một bộ tộc mà khi BiPi tiếp xúc, ông đưa tay phải lên chào các chỉ huy chiến binh Ashanti ; để đáp lại, họ đưa tay trái ra bắt tay BiPi và nói: “Trên đất chúng tôi chỉ những người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm mới bắt tay trái, vì để bắt tay trái họ phải đặt khiên và vũ khí xuống.

Các chiến binh Ashanti đã từng biết sự dũng cảm của BiPi vì họ đã từng đánh lại ông và họ hãnh diện bắt tay trái ông.

Khi HĐ chúng ta bắt tay trái, xin đừng quên đó còn là dấu hiệu của sự tôn trọng lòng dũng cảm của nhau, lòng dũng cảm của đôi bên quyết tâm đạt đến lý tưởng HĐ bất chấp mọi khó khăn .

Nào cùng chào !

Anh thường đến các nơi HĐS hoạt và thường thấy các em khác đơn vị không chào nhau. BiPi chắc hẳn không tán thành việc này, BiPi nói gì về “Ý Nghĩa của việc Chào” anh đọc các em nghe vài trích dẫn.

Chào là dấu hiệu giữa những người có phẩm giá. Chào là dấu hiệu của chính nhân, dấu hiệu của người không có ý hại ai. Chào chẳng mảy may là một chỉ dấu nô dịch nào cả.”

HĐ phải chào nhau khi gặp nhau; ai thấy người kia trước thì chào trước, bất kể cấp bậc. ở trại chẳng hạn, mọi người phải chào nhau khi gặp nhau lần đầu trong ngày.



Ba ngón tay, một nụ cười,

Chân tình ruột thịt, chào người anh em.

Em còn chào ai nữa? (có thể để cho các em trả lời) Khi ngồi vào chỗ trên tàu hỏa, máy bay hay xe đò em hãy chào những người ngồi cạnh mình. Cũng thế, khi ngồi vào bàn tiệc với những người chưa quen em hãy chào chí ít hai người ngồi hai bên em. Và em chào khách đến nhà nữa.

Các em hằng ngày còn chào ai nữa?

­ Trước hết là chào mọi người trong gia đình buổi sáng khi thấy mặt nhau lần đầu : Con chào Ba, Con chào Mẹ, Chào anh X.., Chào chị Y…, Chào Cu tý, … (Lúc đầu, em có thể còn ngượng ngập; em có thể tập chào bằng cách nói vui vẻ và với nụ cười)

­ Chào Thầy/Cô và bạn học ở trường.

Anh nhắc lại lời BiPi : “Chào là dấu hiệu giữa những người có phẩm giá” Em chứng tỏ em là người có phẩm giá khi em chào.

Về Việc Thiện

Việc thiện là gì ?

Một việc phải thiện đến mức độ nào mới được gọi là Việc Thiện?

Một thí dụ : một người hỏi đường bạn, bạn chỉ đường. Đấy chưa phải là việc thiện, đấy chỉ mới là hành động theo phép xã giao. Nhưng nếu em chịu khó vẽ một bản đồ hay đích thân dẫn người kia đi thì hành động đó mới gọi là việc thiện. Việc thiện đòi hỏi một sự tử tế, một sự quan tâm cụ thể đến nhu cầu của người khác, một cố gắng hơn quy định giao tế xã hội để đáp ứng nhu cầu đó.

Tầm cỡ của Việc Thiện không phải là điểm quan trọng nhất. Thế nên dù nhặt mãnh chai giữa đường cho vào thùng rác, hay giúp đỡ người già hay tàn tật qua đường, hay cắm điện sạc bình điện xe đạp điện của mẹ mỗi ngày, . . . tất cả những việc đó đều là những Việc thiện. Ngay cả với Đất nước cũng vậy; một ngạn ngữ phương tây nói “Không một việc làm nào phục vụ Tổ Quốc gọi là nhỏ cả”.

Thế nên, anh khuyên các em : hằng ngày hãy làm những Việc thiện mà người thường có thể cho là “nhỏ”.



Một Việc thiện cho triệu triệu người.

Trong lịch sử HĐ có một việc thiện mà người thường có thể gọi là “nhỏ” nhưng lại được dựng tượng do hậu quả to lớn của nó.

Câu chuyện như thế này :

Luân Đôn, một ngày năm 1909, sương mù dày đặc. Một khách đi đường người Mỹ tên là William D.Boyce lạc đường, không biết mình đang ở đâu ; ông dừng lại dưới một trụ đèn và cố gắng định hướng. Một cậu bé đột ngột xuất hiện trước mặt ông và hỏi cậu ta có giúp được gì cho ông không.

­ “Dĩ nhiên là có”.



Ông bảo cho cậu bé biết là ông muốn đến văn phòng của một doanh nghiệp ở trung tâm thành phố.

­ “Cháu sẽ đưa ông đến đấy.”



Đến nơi, ông Boyce móc túi định lấy tiền “bồi dưỡng” cậu bé. Cậu bé ngăn lại :

­ “Cảm ơn ông nhưng thưa ông, khỏi. Cháu là HĐS, cháu không nhận gì cả khi giúp đỡ người khác.”

 “HĐS ? HĐS là gì vậy ?

Cậu bé nói cho ông Boyce biết về cậu và các anh em HĐ của cậu. Boyce thích quá. Sau khi xong việc, ông nhờ cậu bé đưa ông đến Trụ sở Hội HĐ Anh.

ở đấy ông gặp Robert Baden-Powell, người sáng lập Phong Trào HĐ. ấn tượng HĐ mạnh đến nỗi Boyce quyết định mang HĐ cùng ông về Mỹ. Năm sau, Boyce cùng một số người lãnh đạo xuất chúng thành lập Hội HĐ Mỹ.

Còn cậu bé kia đâu? Không ai biết. Cậu không đòi tiền công, không xưng danh nhưng không bao giờ rơi vào quên lãng. ở Gilwell Park, Trung Tâm Huấn Luyện Huynh Trưởng của Anh , các HĐS Mỹ đã dựng tượng một con bò rừng Mỹ để tôn vinh cậu bé HĐ vô danh, người đã đưa HĐ đến cho triệu triệu trẻ em Mỹ.

Một Việc Thiện cho một người đã trở thành một Việc Thiện cho triệu triệu người.



Phần thưởng từ Việc Thiện

Khẩu hiệu của HĐ chúng ta là : “Mỗi ngày làm một Việc thiện”. Tầm cỡ của Việc Thiện không phải là điểm quan trọng nhất. Cái quan trọng là thường xuyên nghĩ đến việc thiện, và nhất là phải làm cho được việc thiện mỗi ngày. Làm Việc thiện mà không phô trương, không trông chờ ai khen ngợi hay tưởng thưởng, đó là tinh thần Hướng Đạo.

Nhưng tự thân Việc thiện đã thưởng cho các em rồi.

Thưởng gì ? ­ Hạnh phúc.

Thật không ? Thật hay không, em cứ nhìn lại tâm hồn của em sau khi làm một Việc thiện thì em sẽ rõ. Em có nghĩ mình sẽ buồn, sẽ khổ sở, sẽ hối hận, . . .sau khi làm một Việc thiện không ? Anh không nghĩ thế, đơn giản vì anh không khùng, không “mát dây”.

Không có ý tuyên truyền Phật Pháp, anh nêu một câu nói của Đức Phật Thích Ca : “Nếu như người nào luôn luôn đem niềm vui đến cho người khác thì nhất định người đó là người rất hạnh phúc” (Trích dẫn trong “Phật giáo với nhân sinh”Tuệ Luật) bởi thế nên Đức Phật khuyên ta “ Sáng làm cho người thêm vui, chiều giúp người bớt khổ”. Và HĐ chúng ta đã lấy câu này làm khẩu hiệu cho hai ngành ấu và Thiếu.

Và BiPi nói “Con đường chân chính đến hạnh phúc là mang hạnh phúc đến cho người khác”. Còn có cả một châm ngôn rất phổ biến : "Be good and you will be happy" : hãy tốt bụng và bạn sẽ hạnh phúc.

Việc thiện không những cho em niềm vui, hạnh phúc mà còn cho em thêm gì nữa ? ­ Thêm trí huệ, thêm thông minh, thêm sáng láng.

Đầu óc con người như thùng nước, có thùng đục bùn đất , có thùng trong. Việc thiện là một cách để “gạn đục khơi trong”; luôn nghĩ đến Việc thiện thì không còn chỗ cho tư tưởng xấu trong đầu óc. Đầu óc đã trong sáng thì dĩ nhiên sẽ sáng láng hơn.

Hạnh phúc hơn và sáng láng hơn, đó là phần thưởng mà bất cứ Việc thiện nào cũng mang lại cho chúng ta.



Phân nửa Việc Thiện

Nếu mỗi ngày em làm một việc thiện cho người khác thì em mới chỉ làm phân nửa Việc Thiện.

Việc Tốt Hướng Đạo, ngoài cái Thiện cho người khác, còn có một điều khác nữa.

Hãy nghe BiPi nói: «Làm Việc Tốt» , theo tôi, có nghĩa là tự làm cho mình hữu ích và giúp đỡ kẻ khác.



Việc thiện đầu tiên mỗi ngày là “tự làm cho mình hữu ích.

Vậy mỗi ngày muốn làm được một việc thiện trọn vẹn ­chứ không phải chỉ phân nửa Việc Thiện­ thì mỗi ngày phải có một việc thiện cho bản thân để nâng cao “chất lượng” bản thân về thể chất, về tri thức, về kỹ năng, . . . để có thể tự lo cho mình và đồng thời để có thể làm Việc thiện nhiều hơn, tốt hơn, trong bất cứ tình huống nào.



Linh hồn của việc thiện

Tôn trọng lời đã hứa, mỗi ngày em đều làm một Việc thiện, tốt rồi. Có ngày em làm được nhiều Việc thiện như BiPi khuyến khích, tốt lắm. Trước hết là tốt cho em, bởi nhờ đó mà em cảm thấy vui. Nhưng Việc thiện sẽ làm cho em thấy vui hơn, êm đềm hơn, nếu . . . Nếu gì, các em biết không ? Các em không biết cũng phải, trước đây anh cũng không biết. Vậy chúng ta hãy lắng nghe lời Mẹ Tê-rê-xa, một nữ tu đã hiến trọn đời mình giúp đỡ những người nghèo khổ nhất ở ấn Độ và được giải Nobel Hòa Bình :





Món quà quan trọng

không phải là tiền tài hay của cải.

Những thứ mà người ta ban phát thì không quan trọng.

Điều quan trọng là

tình thương đằng sau món quà.

Nếu em làm Việc thiện vì do em đã hứa, tốt thôi.

Nếu em làm Việc thiện vì em mong được phước đức, được Trời ban thưởng, cũng tốt thôi. Nhưng nếu em làm Việc thiện với trái tim thổn thức tình thương thì tuyệt vời; tuyệt vời cho em vì em sẽ cảm thấy êm đềm vô hạn.



tải về 7.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương