Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ



tải về 7.45 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích7.45 Mb.
#35675
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Hai tập quan trọng nhất,

luôn để trong tầm tay:

4- Tập nháp : dùng một cuốn tập thông thường nhưng bao lại bằng giấy màu sao cho dễ tìm thấy.

5- Sổ tích lũy : Em sẽ ghi vào đây những điều em cho là quan trọng : các công thức (vật lý, hóa học, toán . . . ; với các công thức vật lý nhớ ghi hệ thống đơn vị : giây, mét, volt, joule,. . .), những câu thơ hoặc đoạn văn em thích hoặc cần nhớ, những từ ngoại ngữ mới, . . . Em sẽ đọc lại sổ tích lũy này ít nhất hai ngày một lần, tốt hơn hết là mỗi ngày trước khi đi ngủ. Làm như vậy em sẽ tự tin hơn khi bước vào các kỳ thi học kỳ hay cuối cấp.

Cách học hữu hiệu nhất

6-Đọc qua trước : Em đọc trước một lần các bài thầy cô sắp giảng. Thế mới gọi là “Sắp Sẵn” chứ ! Em sẽ thấy chỗ nào khó hiểu để chú ý nghe giảng hơn hoặc hỏi thêm thầy cô.

Nghỉ hè, em có thể mua sách giáo khoa năm tới và đọc qua trước, đọc thoải mái, không đặt thêm yêu cầu gì khác ngoài việc chỉ đọc qua mà thôi.

7-Học nhiều lần : Thí dụ em có một bài cần học thuộc lòng; em có thể học một lèo cho đến khi thuộc luôn, nhưng tốt hơn hết là lần đầu khi em thuộc chưa làu làu thì ngưng, chuyển qua học cái khác, môn khác. Độ một giờ sau em học lại bài đó cho đến khi thuộc làu làu. Học như vậy em sẽ nhớ kỹ hơn và lâu hơn, rất có ích cho việc ôn bài trước các kỳ thi.



Sinh hoạt vui, bổ ích, phát triển óc sáng tạo:

8- Chơi Hướng Đạo: Em cần nghỉ ngơi. Có nhiều cách nghỉ ngơi, cách nghỉ ngơi hay nhất là thay đổi công việc. Từ tiếng Anh Recreation có nghĩa là nghỉ ngơi, nhưng nguyên nghĩa là tái tạo sức lực, tinh thần, hăng hái (Re : tái; creation : tạo). Học ở nhà độ một giờ em có thể lấy dây ra, tập thắt một cái nút; lấy băng ra tập tự băng bó cho mình; lấy cờ truyền tin ra tập đánh một câu tiếng Anh. . . hoặc thổi Morse một câu thơ nào đó em thích hoặc cần nhớ. . . hoặc hát hay đánh đàn hay thổi harmonica một bài nhạc. Và em sẽ nghĩ đến việc được gặp lại anh em trong Đội, ngoài trời, vào ngày chủ nhật để chơi, để vui, để thương yêu nhau : một tập thể tuyệt vời chỉ HĐ mới có.

Anh đếm xem đủ 20 từ không:

- Thể dục ­ Ăn sáng ­ Việc thiện

­ Tập nháp ­ Sổ tích lũy ­ Đọc qua trước ­ Học nhiều lần

­ Chơi Hướng Đạo.

Ba bước” tự học ngoại ngữ

Ngày nay, không biết ngoại ngữ thì chẳng khác gì vừa câm vừa điếc. Em cần có chí ít là bằng B tiếng Anh.

Em có thể học , tự rèn luyện ngoại ngữ theo cách “ba bước”.

Bước 1 : Khi em học một đoạn văn ngoại ngữ (của bài khóa chẳng hạn), em lấy một câu nào đó và làm 3 việc: 1)­ tìm hiểu nghĩa, 2)­ viết lại câu đó. 3)­ nhìn câu mà đọc lớn tiếng 4 , 5 lần cho đúng, cho suông sẻ, để tập dượt phát âm.

Bước 2 : Không nhìn câu mà đọc lớn tiếng cho đến khi đọc suông sẻ và bình thường như nói.

Bước 3 : Viết lại câu đó (không nhìn sách) để xem viết có đúng không.

Kết quả của cách học này đã được thực tế chứng minh là rất tốt, nhất là cho kỹ năng nói và viết bởi nói ngoại ngữ thật ra là nói lại những câu đã thuộc lòng. Em cần học “Ba bước” với từng câu trong các bài khóa ngoại ngữ cấp lớp em. Trong kỳ hè, em có thể dùng bộ sách song ngữ Anh-Việt Chicken Soup for the Soul để tự học theo cách “3 bước”, mỗi ngày chừng 5 câu.

Nếu không đủ kiên định để làm “3 bước” thì tối thiểu, em phải thực hành Bước 1 cho các tất cả các câu của bài khóa và cả các câu hỏi & trả lời. Khi học một câu ngoại ngữ thì tối thiểu phải viết lại câu đó và lớn tiếng đọc 4, 5 lần.

Em nào hứa sẽ thực hiện việc tối thiểu này thì đưa tay lên. HĐ hứa thì phải giữ lời đấy nhé.

Nói được một ngoại ngữ là một lợi thế hàng đầu trong cuộc sống ngày nay.

Quan sát và suy diễn

Chúng ta tập thể dục hàng ngày để phát triển sức vóc cơ thể. Còn muốn phát triển trí óc nhạy bén thì làm sao ? Có một cách mà các em có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

Đó là quan sát và suy diễn. Quan sát những gì quanh ta, những gì đang xảy ra quanh ta : trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới; suy diễn là lý giải sự việc và rút ra ý nghĩa từ những gì đã quan sát.

Thấy một căn phòng bừa bộn, sàn dơ và nhiều rác, trần đầy mạng nhện, cửa sổ đầy bụi, thì các em suy ra tánh tình của chủ nhân : không ngăn nắp và lười biếng. Ai dám giao việc cho một người như thế.





Quan sát và suy diễn không những là cách mài trí óc cho sắc bén mà còn là biện pháp giúp em có khả năng ứng phó khi tình huống xấu xảy ra.

Khi em lên một toa tàu hỏa hay một xe đò đường dài chẳng hạn, em cần quan sát : xem cửa thoát hiểm ở đâu và cách mở, xem có cách nào khác để thoát ra, kín đáo quan sát khách đồng hành để phát hiện ai có thể cần giúp đỡ, ai có thể là kẻ nguy hiểm.

Thế nên, BiPi luôn nhắc nhở : Một trong những kỹ năng mà người HĐ phải rèn luyện thành thói quen là quan sát và suy diễn, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. (F.364,366). Thật đáng hỗ thẹn cho HĐS nào không ghi nhận gì cả quanh mình trong khi người bên cạnh thấy hết mọi thứ lớn nhỏ, xa gần, trên cao dưới thấp. (F.368)

Hẹn rày hẹn mai

Hằng ngày, có thể em được cha mẹ giao làm một việc gì đó : đi trả tiền điện thoại, quét màng nhện, thay cái phích cắm điện,…

Có em tự nhủ “chiều sẽ làm”, đến chiều lại tự nhủ “mai sẽ làm” và cứ thế cho đến khi. . . bị la.

Các em nghĩ lại xem. Khi cứ lần lần lữa lữa như vậy thì công việc kia cứ đeo đẳng đầu óc em và ngấm ngầm phá hại sự thanh thản của em, ngấm ngầm làm em không được thoải mái. Đó là điều có hại cho em và chính em tự gây hại cho mình. “HĐS không phải là thằng ngu”, thế thì ngu gì mà cứ làm điều có hại cho mình.

Thế thì, khi được giao một việc, em nên làm việc ấy ngay, vì trước sau gì cũng phải làm; làm ngay đi cho rảnh nợ.

Và các em có biết việc lần lần lữa lữa là dấu hiệu của tật xấu gì không ? Lần lần lữa lữa là dấu hiệu lười biếng, hẹn rày hẹn mai là dấu hiệu lười biếng. Người Đức có câu ngạn ngữ dịch ra thế này :

Có việc không chịu làm ngay

Bởi lười nên mới hẹn rày hẹn mai.

(Morgen, Morgen, nur nicht heute / Sagen alle faulen Leute: ngày mai, ngày mai, không phải bây giờ / tất cả bọn lười đều nói như vậy)

Hẹn rày hẹn mai, lần lần lữa lữa : đó là cách kẻ lười tự gây hại cho mình. “HĐS không phải là thằng ngu”.



Ngăn nắp

Ở nhà, chắc các em không ít lần bị la vì không ngăn nắp; bị la vì bây beng. Em có biết BiPi nói gì về ngăn nắp không ?

Nếu ở nhà em không ngăn nắp thì ở trại em sẽ không ngăn nắp; và nếu em không ngăn nắp ở trại thì em chỉ là một «chân mềm» và chẳng phải Hướng Đạo”. Thế nên người HĐ phải ngăn nắp, phải tập thói quen ngăn nắp.

Không ngăn nắp thì không những phiền cho em mà còn phiền cho người khác khi không tìm thấy vật dụng đang cần. Thí dụ nhà em có thùng đồ nghề : búa, kềm, tua-vít, . . . Nếu em lấy kềm để dùng rồi không trả lại vào thùng đồ nghề sau khi dùng xong thì em sẽ làm cho anh hay ba của em phát khùng khi họ không tìm thấy trong thùng đồ nghề cái kềm họ cần gấp.

Không ngăn nắp về giấy tờ quan trọng thì vô cùng phiền toái. Em đi nhận một giấy chứng nhận nào đó; về nhà, do lười (“lát nữa sẽ cất!”), em để nó trên bàn thay vì cất ngay vào nơi để hồ sơ quan trọng. Tờ chứng nhận có thể bay xuống đất và có thể sẽ bị người không biết cho vào thùng rác; hậu quả là một đống phiền toái .

Ông bà mình có để lại một bài thơ nhỏ :



Ngăn nắp có ba điều ích lợi

Khỏi phiền ta nhớ lại nhớ đi

Khỏi công tìm kiếm mỗi khi

Khỏi điều sai lặt vặt gì của ta.

Nhờ ngăn nắp em sẽ không mất thì giờ tìm kiếm, không bị mất mát vật dụng của em và không gây bực bội cho người khác.



Thảm kịch ở thác Niagara

BiPi có thuật lại câu chuyện như sau xảy ra ở cụm thác Niagara giữa Canada và Mỹ trên sông Niagara; các em hãy nghe cho kỹ vì cuối câu chuyện anh sẽ đặt một câu hỏi :



Lúc đó là giữa mùa đông. Băng đá tạo nên một cây cầu vượt qua dòng sông bên dưới một ngọn thác . Một gia đình gồm ba người : cha, mẹ và con trai 17 tuổi, đang đi trên cầu băng đó thì thình lình cầu nứt và đổ ập xuống : người cha và người mẹ vẫn đứng được trên một tảng băng và người con trên một tảng băng khác. Quanh họ các tảng băng quay cuồng va đập vào nhau và dòng nước đưa đẩy họ về hướng những thác khác cách đó chừng 1,5 km. Người trên bờ đứng nhìn, bất lực : không thể bơi ra cứu, cũng không thể cho thuyền ra. Sau một giờ họ trôi đến một cây cầu, cao cách mặt nước chừng 50m. Người ta thòng dây xuống, anh thanh niên chụp được sợi dây, nhưng khi người ta mới kéo anh lên được nửa chừng, thì anh không còn sức nắm dây nữa và anh rơi xuống, chết mất xác.




Thiếu nút ghế đơn,

ba người phải chết.
Ông cha cũng chụp được một sợi dây và cố buộc quanh bà mẹ, nhưng tay ông đã tê cóng, sợi dây tuột ra và chỉ vài giây sau họ bị cuốn hút mất dạng vào dòng thác quay cuồng hung hản.

Bipi thuật tiếp, theo lời một Trưởng HĐ Canada : Ít lâu sau khi tai nạn xảy ra, đang ngồi trên tàu hỏa, anh nghe người ta bàn tán về tấn thảm kịch đó và một người nói : “Tôi tin là nếu khi đó mà có HĐS ở đó thì chắc hẳn họ đã tìm được cách cứu hộ rồi !”

Cả 3 người có thể đã được cứu thoát chết nếu… Nếu gì các em? (có thể chờ cho có em đưa ra giải pháp) Phải rồi, nếu các sợi dây đều có nút ghế thì ba người đã được cứu thoát. Chỉ vì thiếu cái nút ghế thôi mà ba người đã phải chết. Đây là câu chuyện trả lời cho những ai mím trề “Ích gì mà phải học nút dây !”



Một chi tiết. Phát biểu của người hành khách nói lên điều gì ? (có thể chờ cho có em phát biểu) Các em thấy đấy : người ta trông chờ nhiều ở HĐS. Các em là HĐS.

Hít thở sâu



Trong mọi buổi tập thể dục luôn luôn có động tác hít thở sâu : đem nhiều o-xy vào người để lọc máu và tống hết khí đã dùng ra khỏi các nang phổi để nang phổi nhận khí mới. Hít sâu vào và nén khí vài giây bằng cách phình bụng ra, thở ra bằng cách thóp bụng lại và dồn bụng lên cao. Hít thở mỗi ngày vài lần như vậy sẽ bổ ích cho cơ thể. Nào, chúng ta tập thở như vậy 5 hơi nhé. (… làm xong, để các em thở bình thường một lát)

Đó là cách hít thở sâu có lợi cho cơ thể ; còn có cách hít thở sâu mà các em có thể dễ dàng thực hành mọi lúc mọi nơi, vừa có lợi cho cơ thể vừa có lợi cho trí tuệ và tâm hồn các em nữa.

Em ngồi, hay đứng, hay đi, vừa hít vào (không cần sâu lắm, bình thường cũng được) vừa theo dõi khí vào phổi qua mũi; vừa thở ra vừa theo dõi khí ra qua mũi; em làm như người đứng ở vành mũi quan sát khí vào và ra. Nào, chúng ta thở như vậy 5 hơi nhé (… làm xong, để các em thở bình thường một lát)

Trong khi thở như vậy các em có thấy đầu óc mình nghĩ đến chuyện gì khác không ? Nếu làm đúng cách thì trong khi thở như thế, đầu óc các em không nghĩ đến bất cứ việc gì khác; đầu óc các em được nghỉ ngơi, đầu óc các em được sạch sẽ trong chốc lát (đâu có tư tưởng xấu nào len vào), đầu óc các em yên tĩnh trong chốc lát. Chính sự sạch sẽ đó và sự yên tĩnh đó làm cho các em sáng láng hơn về trí tuệ và thanh thản hơn về tâm hồn.

Trong ngày, cứ cách hai hay ba giờ em cố gắng thở như vậy chừng 5 phút và em sẽ tự mình thấy ích lợi về nhiều mặt, cả cho thể chất lẫn tinh thần.



tải về 7.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương