Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ



tải về 7.45 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích7.45 Mb.
#35675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Lòng nhân ái của Bác Hồ

(Báo Tuổi Trẻ số ngày 23-12-2005)

“Nhân Quốc Khánh 2-9-1955, một thương binh từ miền Nam ra được mời dự chiêu đãi tại Phủ Chủ tịch. Tên thật của anh là Nguyễn Trản, bị cụt mất hai tay khi phụ trách một xưởng quân giới rất thô sơ tại Nam bộ thời chống Pháp, nên còn có bí danh là Vương Nhị Chi .

Trong lúc chờ đợi, anh hỏi thăm lối đi tới nhà vệ sinh. Với hai cánh tay cụt, anh đang loay hoay chưa biết tính sao thì bỗng nghe tiếng hỏi nhẹ nhàng sau lưng : “Chú làm sao cởi khuy?...” Anh còn lúng túng chưa biết trả lời ra sao thì một ông già bước tới cởi khuy giúp anh rồi đứng tránh sang một bên, chờ anh tiểu tiện xong rồi lại lặng lẽ đến cài khuy giúp.

Ông già ấy là vị Chủ tịch nước : Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thì ra đúng lúc anh hỏi thăm lối vào nhà vệ sinh đã tình cờ gặp Người. Sau khi dẫn anh trở lại phòng lễ tân, Hồ Chủ Tịch liền nghiêm khắc quở trách mấy cán bộ hồi nãy “chỉ trỏ” bàn tán khi anh đi vào nhà vệ sinh : “Người ta mất cả hai cánh tay mà không ai đi theo giúp đỡ...”

HĐ chúng ta có được một vị Hội trưởng Danh dự quá là dễ thương, có một không hai.



Công dân tốt

Chúng ta là công dân của nước Việt Nam. Chẳng ai trong chúng ta muốn trở thành công dân hạng bét cả, trái lại, chúng ta, những người Hướng Đạo, chúng ta muốn trở thành công dân tốt cho Đất nước. Làm sao để có thể chắc chắn trở thành công dân tốt ?

Để có thể trở thành công dân tốt em chỉ cần hằng ngày làm ba việc :

Một là : rèn luyện mình có sức khỏe tốt; bằng thể dục, bằng chế độ ăn uống, ngủ ngê, nghỉ ngơi, . . .

Hai là, tạo hạnh phúc cho mình, ngay bây giờ. Bằng cách nào ? Bằng cách vui tươi và làm Việc thiện : đó là – theo BiPi – hai chỉa khóa của hạnh phúc.

Ba là, tự rèn luyện mình có nhiều kỹ năng và khả năng để tự lập và giúp người.

Ba điều này không phải tự anh nghĩ ra, mà chính là theo định nghĩa công dân tốt của BiPi. Theo BiPi công dân tốt là “công dân 3 chữ H” : Healthy, Happy and Helpful : khỏe mạnh, hạnh phúc và giúp ích.

Khỏe mạnh, hạnh phúc và giúp ích; đó là công dân tốt.

Đồng phục

Đi họp các em mặc đồng phục. Khi mặc đồng phục HĐ các em cần nhớ 3 điều :

1­ Trước tiên là quy cách : đồng phục HĐ bao gồm cả thắt lưng và nón, áo quần phải thẳng thớm, sạch sẽ; ra đường em phải cho áo vào quần.

2­ Người khác đánh giá em thế nào khi thấy em mặc đồng phục HĐ? “Người ta đáng giá cao một thiếu niên mặc đồng phục HĐ vì biết rằng đây không phải là một em như những em khác, mà đây là một thiếu niên trong sạch, thông minh, năng động, một thiếu niên đáng được tin là sẽ làm hết sức mình, sẽ chấp hành mệnh lệnh và sẵn sàng giúp ích mọi người”. (F.710). Em phải cố gắng tỏ ra thực sự xứng đáng với đánh giá đó.

3­ “Đồng phục HĐ chứng tỏ rằng em là thành viên một tập thể huynh đệ rộng lớn khắp thế giới”. (F.710). Rộng lớn và khắp thế giới với 28 triệu HĐS ở 216 quốc gia và lãnh thổ . Trong đồng phục HĐ em là đại diện của tập thể to lớn đó.

Ngoài đường, khi mặc đồng phục HĐ, em chớ có vừa đi vừa cạp bánh mì, vừa đi vừa hút nước trong bịch ny-lông. Muốn ăn uống thì kiếm một chỗ khuất. Khi đi em cần đi chững chạc, không lết chân, và với vẻ mặt vui tươi. Đó cũng là một phần của đồng phục HĐ.

Em ăn mặc nhếch nhác, đi đứng lệt bệt thì tiếng tăm, uy tín của HĐ sẽ bị tổn hại và chính em là người đầu tiên bị đánh giá là thiếu tự trọng, và Trưởng của em cũng bị đánh giá thấp.

Đồng phục HĐ tuy nhẹ nhưng rất nặng ý nghĩa.



Gương Hướng Đạo 1

Anh trích dẫn một lời nói của BiPi: “Hữu hiệu trong công việc là điều rất tốt. Nhưng còn phải có những thứ khác nữa : phải can đảm, dũng cảm, quyết tâm làm tròn bổn phận, bất chấp rủi ro, nguy hiểm”. (F.155)

Đòi hỏi như thế có quá cao không ? Điều này có khả thi không ? Anh kể các em nghe câu chuyện không những của một HĐS mà là của nhiều HĐS đàn anh của chúng ta. Anh xin được cầm giấy mà nói cho chắc ăn.

Từ trước khi Kháng chiến chống Pháp bùng nỗ, Bác Hồ giao việc giữ tiền của Chính phủ cho ông Nguyễn Lương Bằng, môt người nổi tiếng thanh liêm (về sau là Phó Chủ Tịch Nước). Ông chọn ai để phụ giúp ông ? Đa phần người ông chọn là các tráng sinh và huynh trưởng HĐ. Và các anh ấy đã không phụ lòng tin tưởng của ông. Trong khi Hà Nội vang trời súng nổ giữa quân ta và quân Pháp, các anh được lệnh đi đến các địa điểm giữ tiền và vàng bạc quyên góp được trong các “Tuần lễ vàng” để đem ra vùng do ta kiểm soát. Các anh đã vượt qua bom đạn các tuyến lửa, lấy tiền và vàng bạc đem về căn cứ không thiếu một xu. Trong thời gian Kháng chiến, các anh còn phải vượt qua gian khó và hiểm nguy để đi phát tiền cho các cơ quan. Thế nên khi có người hỏi ông Nguyễn Lương Bằng về các HĐS giúp việc cho ông, ông trả lời : “Họ làm gì cũng được và nhất là không ăn cắp2.

Và không chỉ có các anh ấy. Anh Đoàn Trưởng Đoàn Thăng long Nguyễn Như Kim, nói tiếng Pháp như Tây, vừa mới lấy xong bằng Vật lý Đại cương ở Hà Nội là tham gia Kháng chiến. Tháng 6-1948, một mình anh được Bộ Quốc phòng giao 18 (mười tám) ki-lô vàng đi qua Thái Lan mua sắm thiết bị cho Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, máy thu phát quân sự, các loại thuốc men, dụng cụ y tế, sách cho bậc đại học, . . . Bằng nhiều phương tiện như đi bộ, đi xe đạp, đi ghe, thuyền độc mộc, băng rừng, vượt thác, len lỏi xuyên qua vùng hậu cứ của địch, một thân một mình, anh mang 18 ký vàng đi xuyên bán đảo Đông Dương đến Thái Lan để thi hành nhiệm vụ.

Họ làm gì cũng được và nhất là không ăn cắp”.

Các anh HĐ đó đã được tin tưởng tuyệt đối liêm khiết, sẵn sàng hy sinh mạng sống và có đủ khả năng hoàn thành những nhiệm vụ cực kỳ gian khó và nguy hiểm; sự tin tưởng đó là một vinh dự vô cùng to lớn cho HĐ chúng ta.

Các anh là những HĐS và chúng ta cũng là HĐS. Chúng ta tôn vinh các anh bằng cách noi gương các anh : làm gì cũng được và nhất là không ăn cắp.

Tài ba, hữu hiệu, dũng cảm và liêm khiết , đó là gương sáng các HĐS đàn anh của chúng ta để lại cho chúng ta.

Ghi chú . ­ Phần nói về anh Nguyễn Như Kim lấy từ báo An Ninh Thế Giới ­ Cuối tuần ­ số 87 Tháng 10-2008. Xin cảm ơn Trưởng Tôn Thất Hoàng đã gởi cho chúng tôi tư liệu này.

Gương Hướng Đạo 2

Anh vừa nghe điều Luật thứ 5 “ HĐS lễ độ và liêm khiết”. Anh kể các em nghe về gương liêm khiết của một HĐS : anh Đặng Văn Việt.

Đang học ngành Y ở Hà Nội, anh xếp bút nghiên gia nhập quân đội sau khi Bác Hồ tuyên bố Việt Nam Độc Lập. Anh đúng là “bách chiến bách thắng” với gần 120 trận đánh. Khi chỉ huy Trung Đoàn Cao-Bắc-Lạng chiến đấu trên Đường số 4, anh đã gieo kinh hoàng cho giặc Pháp đến độ chúng tâm phục khẩu phục đặt cho anh biệt danh “Hùm Xám Đường Số 4” còn nhân dân địa phương (phần lớn là người dân tộc thiểu số, rất thương mến anh và bộ đội của anh) thì phong anh là “Đệ Tứ Quốc Lộ Đại Vương”. Chính đơn vị anh đã góp phần chính đánh tan hai binh đoàn thiện chiến nhất của Pháp và bắt sống luôn cả hai viên đại tá chỉ huy Lơ-pa-giơ và Sác-tông (Le Page, Charton), giải phóng vùng biên giới, tạo ra bước ngoặt dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Rời quân ngũ anh được chuyển công tác về Cục Xây dựng Cơ bản Thủy sản, một vị trí dễ dàng làm giàu, tiền dâng tận miệng. Nhưng khi về hưu, có lúc anh đã phải đạp xe đi giao bánh kẹo. Vì sao vậy ? Vì “ 58 năm làm cách mạng, tôi không tham nhũng của Bác Hồ đến nửa xu”, Anh viết trong sách Hồi ức “Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ đường số 4 anh hùng”. Câu viết của anh tôn vinh hai chữ “liêm khiết” trong Luật HĐ của chúng ta: “ 58 năm làm cách mạng, tôi không tham nhũng của Bác Hồ đến nửa xu

Phụ chú .­ Cuốn “Đường Số 4 Rực Lửa” của anh Việt đoạt Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc Hạng A năm 1999 và Giải Văn học Nghệ thuật Đặc biệt Hoàng Văn Thụ tình Lạng sơn năm 2000. Đây là cuốn sách rất hấp dẫn : cầm lên đọc là đọc luôn một lèo, bỏ xuống không được.

Khi tôi (ĐHQ) hỏi anh học ở Trường Quân Sự nào mà đánh giỏi thế, anh trả lời : “Mình có học trường nào đâu; chỉ là nhờ có đi HĐ thôi. Học trường Thanh niên Tiền tuyến chưa tới một tháng, mới tập đi ắc-ê (ĐHQ ghi chú : đi đều bước một, hai), thì kháng chiến bùng nỗ, mình là người đầu tiên trong trường được phong ngay Trung đội trưởng và thế là đi đánh thôi”.


II ­ Rèn luyện bản thân

Tự lập là gì ?

Người HĐ phải có khả năng tự lập.



Tự lập là gì ? Có ba điều trùm lên từ “tự lập”. Người tự lập không những là người lo được cho bản thân mà còn phải là người có khả năng chọn lựa và quyết định, có thể tự khẳng định mình và có tinh thần trách nhiệm.




Người ta làm được

thì mình cũng làm được.

Đá phăng từ “bất”

ra khỏi cụm từ “bất khả thi”.
Muốn lo được cho bản thân mình thì em phải học để có nhiều kỹ năng : chăm sóc mình khỏe mạnh, biết cứu thương, may vá, nấu nướng, đọc bản đồ, . . .

Khả năng chọn lựa giải pháp để quyết định đòi hỏi em phải biết cái gì là đúng, cái gì là sai. Theo tinh thần HĐ, cái đúng là cái gì có lợi, có ích cho mình và cho người khác; cái sai là cái có lợi cho mình nhưng có hại cho người khác.

Thiếu sinh HĐ khẳng định mình bằng cách nào? Khi em mang chuyên hiệu “cứu thương” em đã tự khẳng định mình ; không những khẳng định : tôi có khả năng tương ứng với chuyên hiệu này, mà còn khẳng định : tôi sẵn sàng dùng khả năng đó để giúp đỡ người cần giúp đỡ. Cái chuyên hiệu em mang sẽ vô nghĩa nếu em không đem đi giúp ích với ý thức trách nhiệm của người mang chuyên hiệu đó.

Các em hãy tự soi rọi lại mình, xem mình đã “tự lập” đến mức nào trên thước đo ba bậc :

Một là, có khả năng tự lo được cho mình,

Hai là, khả năng chọn lựa và quyết định,

Ba là, có thể tự khẳng định mình và có tinh thần trách nhiệm.

Chúc các em ngày mai “tự lập” hơn hôm nay.



Tinh thần liên đới

Người HĐ phải có tinh thần liên đới . Bởi tinh thần liên đới là một trong hai yếu tố cơ bản tạo nên tính khí (yếu tố kia là Tự lập) mà tính khí là linh hồn của người Hướng Đạo.

Tinh thần liên đới là gì ? Chỉ có hai điều :

một là, chia sẻ và cảm thông với người khác trong mọi tình huống. Cụ thể như chia sẻ sự nặng nhọc trong công việc của người khác, cảm thông với khó khăn của người khác.

hai là, thực sự quan tâm đến người khác và làm một cái gì đó cho người khác.

Đây không phải là những việc “trên trời” mà là những việc các em có thể làm hằng ngày chẳng hạn như chia sẻ và cảm thông sự lo lắng, cực nhọc của cha mẹ; quan tâm đến mọi người trong gia đình và cố gắng làm một cái gì đó cho mọi người trong gia đình.

Với tinh thần liên đới em tạo hạnh phúc cho gia đình, và mai sau tạo hạnh phúc cho xã hội. Đó là trách nhiệm của người HĐ, hôm nay và mai sau.



Tính khí là gì ?

Trong HĐ có một từ rất quan trọng; đó là “tính khí”, vì tính khí là linh hồn của người HĐ.



Vậy thì người có “tính khí” phải là người có những phẩm chất nào ? Đó là người vừa có khả năng tự lập vừa có tinh thần liên đới.

Tự lập là gì ? Có ba điều :

Một là, có khả năng tự lo được cho mình,

Hai là, khả năng chọn lựa và quyết định,

Ba là, có thể tự khẳng định mình và có tinh thần trách nhiệm.

Tinh thần liên đới là gì ? Có hai điều :



Một là, chia sẻ và cảm thông với người khác

Hai là, thực sự quan tâm đến người khác và làm một cái gì đó cho người khác.

Cả năm việc này, các em đều có thể thực hiện hằng ngày, và nên thực hiện hằng ngày, trước tiên là ngay trong gia đình mình, sau là ở trường, ở khu phố, và trong Đội, trong Đoàn của em.

Nhỏ mà không rèn luyện tự lập và liên đới thì lớn lên khó có được tính khí. Người HĐ mà không có tính khí thì chẳng qua chỉ là cái giá áo thôi, cái giá áo móc bộ đồng phục HĐ.

Tự trọng là gì ?

Ai trong chúng ta cũng đều muốn được người khác tôn trọng. Muốn được người khác tôn trọng thì trước hết bản thân mỗi chúng ta phải biết tôn trọng mình, tức là phải biết tự trọng.

Rất đơn giản : người biết tự trọng là người có tinh thần trách nhiệm (nghĩa là biết việc và tự tin sẽ làm được việc một cách tốt nhất) và được người khác tin tưởng là sẽ đem hết sức mình để chu toàn nhiệm vụ.

Em được giao giữ trang thiết bị của Đoàn, của Đội. Em là người biết tự trọng nếu em có tinh thần trách nhiệm (tức là biết việc và tự tin sẽ làm được việc một cách tốt nhất) và đem hết sức mình để chu toàn nhiệm vụ như Đoàn trưởng hay Đội trưởng mong đợi.

Em mặc nhiên có nhiệm vụ học tốt. Em là người biết tự trọng nếu em ý thức rằng đó là trách nhiệm của em và hết sức lo học hành để đáp ứng mong đợi của cha mẹ.

Tóm lại, em là người biết tự trọng khi em có tinh thần trách nhiệm và luôn đem hết sức mình để chu toàn mọi nhiệm vụ được giao.

Cái thước Hướng Đạo.

Các em đều có học ước đạc; ước đạc chiều cao, độ dài, trọng lượng, . . . Học ước đạc thì vui, biết ước đạc thì dĩ nhiên hữu ích, nhất là khi sống ngoài trời; hữu ích như khi mua bán : người bán đưa em một túi chôm chôm và hét đó là 4kg; nếu em sành ước đạc trọng lượng thì chỉ cầm lên thôi em biết túi đó mấy ki-lô.

Để có sẵn thước đo luôn bên mình em đem mình ra đo : đo độ dài của bước chân, bàn chân; đo độ dài của gang tay, sải tay; . . . em lấy các số đo cá nhân với một cái thuớc, phải không ?

Nhưng cái quan trọng khi đem mình ra đo là cái gì ? Đó là đo bản thân mình với cái thước HĐ : Luật Hướng đạo.

Anh đề nghị chúng ta mỗi tuần dành 5-10 phút để tự hỏi :

­ Những việc tôi làm có đúng theo Luật HĐ không ?

­ Tôi đã sở đắc thêm khả năng nào, kỹ năng nào để thực thi châm ngôn “Sắp Sẵn” ?

­ Tôi đã làm được bao nhiêu Việc thiện ?

­ Tôi đã có lời lẽ hoặc hành vi gây khó chịu cho ai ?

Em cần nhận ra những điều ấy, có điều tốt, có điều chưa tốt, có điều xấu. Có điều các em cần lưu ý : sự hối hận về việc xấu mình đã làm phải nhanh chóng biến thành quyết tâm không tái phạm. Đừng để sự hối hận gặm nhấm em vì nó phá sự thanh thản của em.

Tự đo mình với Luật HĐ và sửa chữa, đó là bí quyết sống vui tươi và hạnh phúc của tất cả chúng ta.



Công Dung Ngôn Hạnh

Các em có bao giờ nghe nói đến bốn chữ Công Dung Ngôn Hạnh chưa ?






Nữ Hướng đạo không phải là búp-bê ỏng ẹo!
Đấy là bốn chữ mà ông bà mình dùng để đánh giá một cô gái. Chị sẽ giới thiệu vắn tắt và dễ hiểu như thế này :

Công là công việc, biết làm được nhiều việc, nhất là những việc thường dành riêng cho nữ giới : thêu thùa (ngày xưa có cả dệt cửi nữa), nấu nường, nuôi dạy con, . . .Tóm tắt là có nhiều kỹ năng và nhất là siêng năng; tóm tắt công là kỹ năng và siêng năng.

Dung là dung nhan, là sắc đẹp. Các em muốn mình đẹp, đó là một ý muốn rất chính đáng, không có gì đáng chê cả, miễn là đừng thái quá trong việc làm đẹp; theo thời trang cũng được nhưng đừng đua đòi; các em phải biết liệu cơm gắp mắm.Và cho dù nhà em giàu có, em cũng chẳng nên thái quá bởi như vậy em chỉ chăm vào cái đẹp bên ngoài và đương nhiên bỏ qua cái đẹp bên trong, không tạo cho mình cái đẹp bên trong.

Ngôn là lời nói. Là Hướng Đạo, dĩ nhiên các em không nói dối. Nhưng còn những miệng lưỡi khác nữa. Nghe và nhìn một cô gái la hét, chửi mắng, nguyền rủa, văng tục, các em thấy có gì đẹp không? Các em cần trông chừng miệng lưỡi của mình, phải dịu dàng, phải tế nhị. Chị biết rất nhiều cặp vợ chồng đã chia tay nhau chỉ vì cái miệng của bà vợ : chỉ chiết, chê bai, than vãn, chặn họng, chêm vào lời chồng một câu làm “tắt đài” luôn. Ông chồng có bà vợ như thế mà không bỏ nhà đi mới là chuyện lạ.

Hạnh là phẩm hạnh, là tánh tình. Sống theo Luật Hướng Đạo, các em có đủ phẩm hạnh cần thiết để sống. Nhưng vẫn có những điều cần tránh. Chị thường nghe câu nói chê bai “Con kia thấy trai là xáp tới” hoặc “Con kia, trai chưa vào làm rễ, gái đã vào làm dâu”. Trong giao tiếp với bạn trai, em nên xa lánh người có lời nói cớt nhã dù là đùa cợt bởi người đó không tôn trọng em.

Xem ra Công Dung Ngôn Hạnh vẫn là thước đo cái đẹp của người con gái.




tải về 7.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương