Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ



tải về 7.45 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích7.45 Mb.
#35675
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Lợi ích của vận động thân thể.

Các em đều biết vận động thân thể làm cho thân thể ta phát triển, làm cho ta tráng kiện. Vận động thân thể bao gồm cả thể dục và cả việc làm tay chân : quét nhà, quét sân, . . .

Một khảo sát mới đây trên 7.000 thanh thiếu niên đã cho kết quả như sau : trẻ ít vận động (dưới 1 giờ vận động từ trung bình đến nặng) thường có những biểu hiện như lo lắng, rụt rè, trầm cảm hơn so với những trẻ năng vận động. ở bé gái cũng thế và còn thêm rối loạn giấc ngủ. Các tác động này sẽ gây khó khăn cho trẻ khi trưởng thành.

Như vậy, vận động thân thể không những cho ta thêm sức khỏe thể chất mà còn cho ta thêm sức khỏe tinh thần, tránh cho ta sự lo lắng, rụt rè, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; những cái tác hại cho em khi em lớn lên.

Khảo sát trên chứng thực cho lời của BiPi : “Sự phát triển cơ thể một cách thăng bằng sẽ phát triển sự thăng bằng về tinh thần”.

Thế thì, anh mong rằng các em đừng lười, đừng lười tập thể dục, đừng lười làm việc tay chân để đừng yếu như sên, để đừng ủ dột vì lo lắng và trầm cảm, để đừng như con rùa rụt cổ.



Bơi lội

Cuối năm 2008, một doanh nhân công khai viết thư (đăng trên báo) cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục đề nghị tái lập HĐ vì HĐ có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa nạn trẻ em bị chết đuối, nhất là trong lũ lụt hằng năm tại đồng bằng sông Cửu Long. Trên mạng, anh đã đọc được các bài khác tán đồng bức thư ấy.





Thật là vinh hạnh cho HĐ chúng ta phải không các em? Có điều là chúng ta phải xứng đáng với vinh hạnh đó.

HĐS nam nữ nào cũng phải biết bơi.” (BiPi). Trước hết bơi lội là một môn thể thao toàn diện đối với thân thể em; biết bơi là có thêm khả năng sinh tồn cho bản thân, biết bơi để người khác không phải liều thân nhảy xuống nước cứu em nếu em không biết bơi. Ngoài ra, biết bơi em sẽ có thêm tự tin và dũng cảm; biết bơi em sẽ có khả năng cứu người đuối nước và có thêm ý thức trách nhiệm cứu nạn .

BiPi nhấn mạnh : “Chỉ HĐS nào biết bơi và biết cứu người đuối nước thì mới thực sự là HĐS cừ “(F.700)

Chỉ cần theo học lớp bơi lội độ 8 buổi ở hồ bơi là các em biết bơi đúng cách. Sau đó, em tự học lặn, bơi chỉ với hai tay (phòng khi chân bị “chuột rút”) giữ mình bất động nổi trên mặt nước, . . .

Ở hồ bơi đừng khạc nhổ, tiểu tiện vào nước hồ bơi; em phải khạc nhổ, tiểu tiện đúng chỗ. Tắm trước và sau khi bơi trong hồ. Và sau khi hết bơi em nên ngoáy tai, ngoáy mũi với tăng-pông (tampon : que nhựa có bông gòn hai đầu) và nhất là nhỏ mắt với thuốc nhỏ mắt tiệt trùng như Chloramphenicol, Efticol chẳng hạn.

Em nào chưa biết bơi thì nên đi học bơi ngay; em nào đã biết bơi thì nên học thêm các cách cứu người đuối nước.

Mong rằng tất cả HĐS xứng đáng với vinh hạnh mà bức thư của doanh nhân nói trên mang lại cho HĐ chúng ta.

Siêng năng

Luật HĐ Việt Nam không có điều “HĐS siêng năng” như HĐ Đức chẳng hạn [Der Pfadfinder ist fleissig und sparsam (HĐS siêng năng và tiết kiệm)]. Như thế phải chăng là HĐS Việt Nam không cần phải siêng năng? Phải chăng HĐS Việt Nam được phép lười chảy thây ?

Trước tiên, các em phải biết HĐ là một “đại đồng huynh đệ”, yêu cầu gì đặt ra cho HĐS một nước nào đó cũng là một yêu cầu đặt ra cho mọi HĐS trên khắp thế giới, cho khắp gần 30 triệu HĐS (số liệu mới nhất) ở 216 quốc gia và lãnh thổ.

Mặt khác, em không siêng năng, chăm chỉ học hành thì lấy gì mai sau em giúp ích cho Đất nước, lấy gì bây giờ để tỏ lòng hiếu với cha mẹ như nêu trong điều Luật thứ 2?

Em không siêng năng học thêm nhiều khả năng, nhiều kỹ năng thì lấy gì em giúp đỡ người khác như nêu trong điều Luật thứ 3 ? Em không siêng năng công việc nhà, giúp đỡ cho gia đình thì em cũng chưa thực thi điều Luật thứ 3 đó được bao nhiêu.

Em không siêng năng học thêm nhiều khả năng thì em có thể nói là em làm theo châm ngôn “Sắp Sẵn” của HĐ không?

Tóm lại, tuy Luật HĐ Việt Nam không nêu yêu cầu “siêng năng” nhưng các điều Luật khác gián tiếp yêu cầu em phải siêng năng mới sống Luật HĐ được, mới là HĐS.

Chăm sóc răng

Có khi em trò chuyện với một người nào đó và em phát hiện hơi thở người ấy có mùi hôi. Hơi thở em cũng có thể có mùi hôi nếu em không chăm sóc răng, miệng đúng cách.





Trước hết em phải đánh răng; nếu không được 3 lần / ngày sau mỗi bửa ăn thì chí ít phải có một lần đánh răng trước khi đi ngủ.

Sau bữa ăn tối, trước khi đi ngủ em cần đánh răng và đã đánh răng rồi thì đừng ăn gì nữa cả. Không làm thế, những mảnh thức ăn sẽ thối rữa trong miệng em qua đêm, chất a-xít sẽ làm hư men răng em và hơi thở em sẽ có mùi hôi. Để lấy những mảnh thức ăn giữa các kẽ răng, em có thể dùng chỉ nha khoa hoặc một loại bàn chải nhỏ có bán ở các tiệm thuốc tây (giống như cái “đuôi chồn” dùng để rửa ly, chai, nhưng rất nhỏ để có thể chui qua kẽ răng). Tốt hơn nữa là em súc miệng bằng nước muối (chỉ mặn như canh thôi).

Khi em thấy mình có một hay nhiều cái răng lung lay với nướu sưng đỏ lên thì đấy là bệnh nha chu rất nguy hiểm. Bệnh này làm miệng em có mùi hôi và có thể làm em mất răng. Cách duy nhất là đến ngay nha sĩ để được chăm sóc và nhất thiết phải thực hiện những gì nha sĩ bảo em phải làm ở nhà.

Hãy làm cho răng miệng sạch sẽ tối đa trước khi ngủ.




tải về 7.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương