T I ê uchu ẩ n V i ệ t n a m



tải về 0.74 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16279
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4 Mặt cắt ngang

4.1 Yêu cầu chung đối với việc thiết kế bố trí mặt cắt ngang đ­ờng ô tô

4.1.1 Việc bố trí các bộ phận gồm phần xe chạy, lề, dải phân cách, đ­ờng bên và các làn xe phụ (làn phụ leo dốc, làn chuyển tốc) trên mặt cắt ngang đ­ờng phải phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông nhằm bảo đảm mọi ph­ơng tiện giao thông (ô tô các loại, xe máy, xe thô sơ) cùng đi lại đ­ợc an toàn, thuận lợi và phát huy đ­ợc hiệu quả khai thác của đ­ờng.

Tuỳ theo cấp thiết kế của đ­ờng và tốc độ thiết kế, việc bố trí các bộ phận nói trên phải tuân thủ các giải pháp tổ chức giao thông qui định ở Bảng 5.



Bảng 5 - Giải pháp tổ chức giao thông trên mặt cắt ngang đ­ờng

Cấp thiết kế của đ­ờng


I

II

III

IV

V

VI

Tốc độ thiết kế km/h

Vùng núi

-

-

60

40

30

20

Đồng bằng và đồi

120

100

80

60

40

30

Bố trí đ­ờng bên*)





Không

Không

Không

Không

Bố trí làn dành riêng cho xe đạp
và xe thô sơ

Xe đạp và xe thô sơ bố trí trên đ­ờng bên

(Xem 4.6.2 và 4.6.6)




- Bố trí trên phần lề gia cố

- Có dải phân cách bên**) bằng vạch kẻ



Không có làn riêng;
xe đạp và xe thô sơ đi trên phần lề gia cố

Xe thô sơ và xe đạp đi chung trên phần xe chạy

Sự phân cách giữa hai chiều xe chạy

Có dải phân cách giữa hai chiều xe chạy

Khi có 2 làn xe không có dải phân cách giữa. Khi có 4 làn xe dùng vạch liền kẻ kép để phân cách.

Chỗ quay đầu xe

Phải cắt dải phân cách giữa để quay đầu xe theo 4.4.4

Không khống chế

Khống chế chỗ ra vào đ­ờng

Có đ­ờng bên chạy song song với đ­ờng chính. Các chỗ ra, vào cách nhau ít nhất 5 km và đ­ợc tổ chức giao thông hợp lý.

Không khống chế

*) Đ­ờng bên xem điều 4.6.

**) Dải phân cách bên xem ở điều 4.5.

4.1.2 Chiều rộng tối thiểu của các yếu tố trên mặt cắt ngang đ­ờng đ­ợc quy định tuỳ thuộc cấp thiết kế của đ­ờng nh­ qui định ở Bảng 6 áp dụng cho địa hình đồng bằng và đồi, Bảng 7 áp dụng cho địa hình vùng núi.

Bảng 6 - Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang
cho địa hình đồng bằng và đồi

Cấp thiết kế của đ­ờng

I

II

III

IV


V

VI

Tốc độ thiết kế, km/h

120

100

80

60

40

30

Số làn xe tối thiểu dành cho xe cơ giới (làn)

6

4

2

2

2

1

Chiều rộng 1 làn xe, m

3,75

3,75

3,50

3,50

2,75

3,50

Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới, m

2 x 11,25

2 x 7,50

7,00

7,00

5,50

3,5

Chiều rộng dải phân cách giữa1), m

3,00

1,50

0

0

0

0

Chiều rộng lề và lề gia cố2), m

3,50 (3,00)

3,00 (2,50)

2,50 (2,00)

1,00 (0,50)

1,00 (0,50)

1,50

Chiều rộng nền đ­ờng, m

32,5

22,5

12,00

9,00

7,50

6,50

1) Chiều rộng dải phân cách giữa có cấu tạo nói ở điều 4.4 và Hình 1. áp dụng trị số tối thiểu khi dải phân cách đ­ợc cấu tạo bằng dải phân cách bê tông đúc sẵn hoặc xây đá vỉa, có lớp phủ và không bố trí trụ (cột) công trình. Các tr­ờng hợp khác phải bảo đảm chiều rộng dải phân cách theo quy định ở điều 4.4.

2) Số trong ngoặc ở hàng này là chiều rộng phần lề có gia cố tối thiểu. Khi có thể, nên gia cố toàn bộ chiều rộng lề đ­ờng, đặc biệt là khi đ­ờng không có đ­ờng bên dành cho xe thô sơ.

Bảng 7 - Chiều rộng tối thiểu các bộ phận trên mặt cắt ngang
cho địa hình vùng núi


Cấp thiết kế của đ­ờng

III

IV

V

VI

Tốc độ thiết kế, km/h

60

40

30

20

Số làn xe dành cho xe cơ giới, làn

2

2

1

1

Chiều rộng 1 làn xe, m

3,00

2,75

3,50

3,50

Chiều rộng phần xe chạy dành cho xe cơ giới, m

6,00

5,50

3,50

3,50

Chiều rộng tối thiểu của lề đ­ờng*), m

1,5

(gia cố 1,0m)



1,0

(gia cố 0,5m)



1,5

(gia cố 1,0m)



1,25

Chiều rộng của nền đ­ờng, m

9,00

7,50

6,50

6,00

*) Số trong ngoặc ở hàng này là chiều rộng phần lề có gia cố tối thiểu. Khi có thể, nên gia cố toàn bộ chiều rộng lề đ­ờng, đặc biệt là khi đ­ờng không có đ­ờng bên dành cho xe thô sơ.

4.1.3 Khi thiết kế mặt cắt ngang đ­ờng cần nghiên cứu kỹ quy hoạch sử dụng đất của các vùng tuyến đ­ờng đi qua, cần xem xét ph­ơng án phân kỳ xây dựng trên mặt cắt ngang (đối với các đ­ờng cấp I, cấp II) và xem xét việc dành đất dự trữ để nâng cấp, mở rộng đ­ờng trong t­ơng lai, đồng thời phải xác định rõ phạm vi hành lang bảo vệ đ­ờng bộ hai bên đ­ờng theo các qui định hiện hành của nhà n­ớc.

4.2 Phần xe chạy

4.2.1 Phần xe chạy gồm một số nguyên các làn xe. Con số này nên là số chẵn, trừ tr­ờng hợp hai chiều xe có l­u l­ợng chênh lệch đáng kể hoặc có tổ chức giao thông đặc biệt.

4.2.2 Số làn xe trên mặt cắt ngang đ­ợc xác định tuỳ thuộc cấp đ­ờng nh­ ở Bảng 6 và 7, đồng thời phải đ­ợc kiểm tra theo công thức:

nlx =

trong đó:

nlx là số làn xe yêu cầu, đ­ợc lấy tròn theo điều 4.2.1;

Ncđgiờ là l­u l­ợng xe thiết kế giờ cao điểm, theo điều 3.3.3;

Nlth là năng lực thông hành thực tế, khi không có nghiên cứu, tính toán, có thể lấy nh­ sau:



  • –        khi có dải phân cách giữa phần xe chạy trái chiều và có dải phân cách bên để phân cách ô tô với xe thô sơ: 1800 xcqđ/h/làn;

  • –        khi có dải phân cách giữa phần xe chạy trái chiều và không có dải phân cách bên để phân cách ô tô với xe thô sơ: 1500 xcqđ/h/làn;

  • –        khi không có dải phân cách trái chiều và ô tô chạy chung với xe thô sơ: 1000 xcqđ/h/làn.

Z là hệ số sử dụng năng lực thông hành:

Vtk ³ 80 km/h là 0,55;

Vtk = 60 km/h là 0,55 cho vùng đồng bằng; 0,77 cho vùng núi;

Vtk Ê 40 km/h là 0,85.

áp dụng tính toán số làn xe theo công thức trên đối với tr­ờng hợp dự kiến bố trí phần xe chạy có số làn xe lớn hơn quy định trong Bảng 6 và Bảng 7.

4.2.3 Chiều rộng một làn xe

Thông th­ờng, chiều rộng một làn xe cho các cấp đ­ợc quy định nh­ ở Bảng 6 và Bảng 7.



4.3 Lề đ­ờng

4.3.1 Tuỳ thuộc cấp đ­ờng, lề đ­ờng có một phần đ­ợc gia cố theo chiều rộng quy định trong Bảng 6 và Bảng 7 (trị số trong ngoặc). Kết cấu của lề đ­ờng gia cố đ­ợc quy định theo điều 8.8.

4.3.2 Đ­ờng có tốc độ thiết kế từ 60 km/h trở lên phải có dải dẫn h­ớng. Dải dẫn h­ớng là vạch kẻ liền (trắng hoặc vàng) rộng 20 cm nằm trên lề gia cố, sát với mép phần mặt đ­ờng. ở các chỗ cho phép xe qua, nh­ ở nút giao thông, chỗ tách nhập các làn... dải dẫn h­ớng kẻ bằng nét đứt (theo điều lệ báo hiệu đ­ờng bộ). Tr­ờng hợp trên đ­ờng cấp III có bố trí dải phân cách bên để tách riêng làn xe đạp trên lề gia cố, thì thay thế bằng hai vạch liên tục màu trắng, chiều rộng mỗi vạch là 10 cm và mép vạch cách nhau 10 cm (tổng chiều rộng cả hai vạch là 30 cm).

4.3.3 Tại các vị trí có làn xe phụ nh­ làn phụ leo dốc, làn chuyển tốc..., các làn xe phụ sẽ thế chỗ phần lề gia cố. Chiều rộng phần lề đất còn lại nếu không đủ, cần mở rộng nền đ­ờng để đảm bảo phần lề đất còn lại tối thiểu là 0,5 m.

4.3.4 Đ­ờng dành cho xe thô sơ: Đối với đ­ờng cấp I và cấp II, phải tách xe thô sơ ra khỏi làn xe cơ giới (nh­ quy định ở Bảng 5) để đi chung với các xe địa ph­ơng ở đ­ờng bên; đ­ờng cấp III, xe thô sơ đi trên lề gia cố (đ­ợc tách riêng với làn xe cơ giới bằng dải phân cách bên, xem điều 4.5).

Chiều rộng mặt đ­ờng xe đạp (b) của một h­ớng tính bằng mét, theo công thức:

b = 1 x n + 0,5

trong đó: n là số làn xe đạp theo một h­ớng.

Năng lực thông hành một làn xe đạp là 800 xe đạp/h/một chiều. Tr­ờng hợp đ­ờng xe đạp bố trí ở trên phần lề gia cố thì khi cần mở rộng lề gia cố cho đủ chiều rộng b (chiều rộng lề gia cố lúc này bằng b cộng thêm chiều rộng dải phân cách bên). Chiều rộng mặt đ­ờng xe đạp đ­ợc kiểm tra thêm về khả năng l­u thông của các loại xe thô sơ khác.

4.3.5 Lớp mặt của đ­ờng xe thô sơ phải có độ bằng phẳng t­ơng đ­ơng với làn xe ô tô bên cạnh.

4.4 Dải phân cách giữa

4.4.1 Dải phân cách giữa chỉ đ­ợc bố trí khi đ­ờng có bốn làn xe trở lên (xem Bảng 5) và gồm có phần phân cách và hai phần an toàn có gia cố ở hai bên. Kích th­ớc tối thiểu của dải phân cách đ­ợc qui định trong Bảng 8, xem Hình 1.

Bảng 8 - Cấu tạo tối thiểu dải phân cách giữa

Cấu tạo dải phân cách

Phần phân cách, m

Phần an toàn (gia cố), m

Chiều rộng tối thiểu dải phân cách giữa, m

Dải phân cách bê tông đúc sẵn, bó vỉa có lớp phủ, không bố trí trụ (cột) công trình

0,50

2 x 0,50

1,50

Xây bó vỉa, có lớp phủ, có bố trí trụ công trình

1,50

2 x 0,50

2,50

Không có lớp phủ

3,00

2 x 0,50

4,00

Dải phâncách

Phần xe chạy


a)
b)
c)




Phần
an toàn




Phần
phân cách




Phần
an toàn




Phần xe chạy














Dải phâncách


chú dẫn:

a) nâng cao; b/ cùng độ cao, có phủ mặt đ­ờng; c/ hạ thấp thu n­ớc vào giữa



Hình 1 - Cấu tạo dải phân cách giữa

4.4.2 Khi nền đ­ờng đ­ợc tách thành hai phần riêng biệt, chiều rộng nền đ­ờng một chiều gồm phần xe chạy và hai lề, lề bên phải cấu tạo theo Bảng 6 hoặc Bảng 7 tuỳ địa hình, lề bên trái có chiều rộng lề giữ nguyên nh­ng đ­ợc giảm chiều rộng phần lề gia cố còn 0,50 m. Trên phần lề gia cố, sát mép mặt đ­ờng vẫn có dải dẫn h­ớng rộng 0,20 m.

4.4.3 Khi dải phân cách rộng d­ới 3,00 m, phần phân cách đ­ợc phủ mặt và bao bằng bó vỉa.

Khi dải phân cách rộng từ 3,00 m đến 4,50 m:



  • –        nếu bao bằng bó vỉa thì phải đảm bảo đất ở phần phân cách không làm bẩn mặt đ­ờng (đất thấp hơn bó vỉa), bó vỉa có chiều cao ít nhất 18 cm và phải có lớp đất sét đầm nén chặt để ngăn n­ớc thấm xuống nền mặt đ­ờng phía d­ới.

  • –        nên trồng cỏ hoặc cây bụi để giữ đất và cây bụi không cao quá 0,80 m.

  • –        Khi dải phân cách rộng trên 4,50m (để dự trữ các làn xe mở rộng, để tách đôi nền đ­ờng riêng biệt) thì nên cấu tạo trũng, có công trình thu n­ớc và không cho n­ớc thấm vào nền đ­ờng. Cấu tạo lề đ­ờng theo điều 4.4.2.

4.4.4 Phải cắt dải phân cách giữa để làm chỗ quay đầu xe. Chỗ quay đầu xe đ­ợc bố trí:

  • –        cách nhau không d­ới 1,0 km (khi chiều rộng dải phân cách nhỏ hơn 4,5 m) và không quá 4,0 km (khi dải phân cách rộng hơn 4,5 m);

  • –        tr­ớc các công trình hầm và cầu lớn.

Chiều dài chỗ cắt và mép cắt của dải phân cách phải đủ cho xe tải có 3 trục quay đầu. Chỗ cắt gọt theo quỹ đạo xe, tạo thuận lợi cho xe không va vào mép bó vỉa.

4.5 Dải phân cách bên

4.5.1 Chỉ bố trí dải phân cách bên đối với các tr­ờng hợp đã nêu ở Bảng 5 để tách riêng làn xe đạp và xe thô sơ đặt trên phần lề gia cố (hoặc lề gia cố có mở rộng thêm) với phần xe chạy dành cho xe cơ giới.

4.5.2 Bố trí và cấu tạo dải phân cách bên có thể sử dụng một trong các giải pháp sau:

  • –        bằng hai vạch kẻ liên tục theo 22 TCN 237 (chỉ với đ­ờng cấp III);

  • –        bằng cách làm lan can phòng hộ mềm (tôn l­ợn sóng). Chiều cao từ mặt lề đ­ờng đến đỉnh tôn l­ợn sóng là 0,80 m.

Các tr­ờng hợp nêu trên đ­ợc bố trí trên phần lề gia cố nh­ng phải đảm bảo dải an toàn bên cách mép làn xe ô tô ngoài cùng ít nhất là 0,25 m.

Chiều rộng dải phân cách bên gồm: chiều rộng dải lan can phòng hộ (hoặc vạch kẻ) cộng thêm dải an toàn bên.



4.5.3 Cắt dải phân cách bên với khoảng cách không quá 150 m theo yêu cầu thoát n­ớc. Bố trí chỗ quay đầu của xe thô sơ trùng với chỗ quay đầu của xe cơ giới, theo điều 4.4.4

4.6 Đ­ờng bên

4.6.1 Đ­ờng bên là các đ­ờng phụ bố trí hai bên đ­ờng cấp I và cấp II có các chức năng sau:

  • –        ngăn không cho các ph­ơng tiện giao thông (cơ giới, thô sơ, đi bộ) tự do ra, vào đ­ờng cấp I, cấp II;

  • –        đáp ứng nhu cầu đi lại trong phạm vi địa ph­ơng của mọi ph­ơng tiện nói trên theo một hay hai chiều (trong phạm vi giữa các vị trí cho phép mọi ph­ơng tiện ra vào đ­ờng cấp I và cấp II).

4.6.2 Trên đ­ờng cấp I và cấp II, bố trí đ­ờng bên ở những đoạn có giao thông địa ph­ơng đáng kể nh­: các đoạn tuyến qua các điểm tập trung dân c­, các đoạn tuyến qua các khu công nghiệp, các danh lam thắng cảnh du lịch, các nông, lâm tr­ờng v.v... Khi không bố trí đ­ợc đ­ờng bên (khi đầu t­ phân kỳ, khi có khó khăn...) thì tuân thủ quy định ở điều 4.6.6.

Việc xác định nhu cầu giao thông địa ph­ơng nói trên cũng phải đ­ợc điều tra, dự báo theo quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đoạn tuyến dự kiến bố trí đ­ờng bên.



4.6.3 Đ­ờng bên đ­ợc bố trí tách riêng khỏi đ­ờng chính cấp I và cấp II. Chiều dài mỗi đoạn đ­ờng bên (tức là khoảng cách giữa các điểm cho phép ra vào đ­ờng cấp I và cấp II) nên lớn hơn hoặc bằng 5 km. Có thể bố trí ở cả hai bên đ­ờng chính và mỗi bên có thể là đ­ờng một chiều hoặc đ­ờng hai chiều (để đáp ứng thuận lợi nhất cho giao thông địa ph­ơng). Nếu bố trí ở cả hai bên đ­ờng chính thì khi thật cần thiết có thể tổ chức liên hệ đi lại giữa hai đ­ờng bên bằng các công trình chui hoặc v­ợt khác mức với đ­ờng chính (không cắt qua đ­ờng chính) ở phạm vi giữa hai chỗ cho phép ra, vào đ­ờng chính.

4.6.4 Đ­ờng bên có thể đ­ợc bố trí ngay trong hành lang bảo vệ đ­ờng bộ của đ­ờng chính cấp I và cấp II. Trong tr­ờng hợp này hành lang bảo vệ đ­ờng bộ đ­ợc thực hiện theo các quy định hiện hành kể từ ranh giới của hạng mục công trình ngoài cùng của đ­ờng bên.

4.6.5 Đ­ờng bên đ­ợc thiết kế theo tiêu chuẩn đ­ờng cấp V, cấp VI (đồng bằng hoặc đồi) nh­ng chiều rộng của nền đ­ờng có thể giảm xuống tối thiểu là 6,0 m (nếu là đ­ờng bên cho đi hai chiều) và tối thiểu là 4,5 m (nếu là đ­ờng bên cho đi một chiều). Bố trí mặt cắt ngang đ­ờng bên do t­ vấn thiết kế lựa chọn, tuỳ thuộc tình hình thực tế yêu cầu.

4.6.6 ở các đoạn không bố trí đ­ờng bên, trên đ­ờng cấp I và cấp II phải bố trí tách riêng làn dành cho xe đạp và xe thô sơ ở trên phần lề gia cố, có dải phân cách bên ngăn bằng lan can phòng hộ, cao ít nhất 0,80 m tính từ mặt đ­ờng.

4.7 Làn xe phụ leo dốc

4.7.1 Chỉ xét đến việc bố trí thêm làn xe phụ leo dốc khi có đủ ba điều kiện sau đây:

  • –        dòng xe leo dốc v­ợt quá 200 xe/h;

  • –        trong đó l­u l­ợng xe tải v­ợt quá 20 xe/h;

  • –        khi dốc dọc ³ 4 % và chiều dài dốc ³ 800 m.

Đối với các đoạn đ­ờng có dự kiến bố trí làn xe leo dốc, phải so sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật giữa hai ph­ơng án hoặc có bố trí làn xe leo dốc hoặc hạ dốc dọc của đ­ờng.

Làn xe leo dốc th­ờng đ­ợc xem xét đối với đ­ờng hai làn xe không có dải phân cách giữa, điều kiện v­ợt xe bị hạn chế.



4.7.2 Cấu tạo và bố trí làn phụ leo dốc

  • –        bề rộng của làn phụ leo dốc là 3,50 m, tr­ờng hợp khó khăn cho phép giảm xuống 3,00 m;

  • –        nên bố trí thành một tuyến độc lập, nếu không đ­ợc, làn phụ leo dốc đặt trên phần lề gia cố; nếu bề rộng lề gia cố không đủ thì mở rộng thêm cho đủ 3,5 m và bảo đảm lề đất rộng đủ 0,5 m. (tại đoạn leo dốc này xe đạp và xe thô sơ đi cùng với xe tải trên làn phụ leo dốc);

  • –        đoạn chuyển tiếp sang làn xe phụ phải đặt tr­ớc điểm bắt đầu lên dốc 35 m và mở rộng dần theo hình nêm theo độ mở rộng 1 : 10; đoạn chuyển tiếp từ làn xe phụ trở lại làn xe chính cũng đ­ợc vuốt nối hình nêm kể từ điểm đỉnh dốc với độ thu hẹp 1 : 20 (chiều dài đoạn vuốt nối hình nêm là 70 m).

4.8 Làn chuyển tốc

Các chỗ đ­ờng bên ra vào đ­ờng cấp I và cấp II phải bố trí các làn chuyển tốc. Cấu tạo của làn chuyển tốc xem điều 11.3.5.



4.9 Dốc ngang

Độ dốc ngang của các bộ phận trên mặt cắt ngang ở các đoạn đ­ờng thẳng đ­ợc quy định nh­ ở Bảng 9. Dốc ngang trên các đoạn đ­ờng cong phải tuân thủ quy định về siêu cao (xem điều 5.6).



Bảng 9 - Độ dốc ngang các yếu tố của mặt cắt ngang

Yếu tố mặt cắt ngang

Độ dốc ngang, %

1) Phần mặt đ­ờng và phần lề gia cố




Bê tông xi măng và bê tông nhựa

1,5 - 2,0

Các loại mặt đ­ờng khác, mặt đ­ờng lát đá tốt, phẳng

2,0 - 3,0

Mặt đ­ờng lát đá chất l­ợng trung bình

3,0 - 3,5

Mặt đ­ờng đá dăm, cấp phối, mặt đ­ờng cấp thấp

3,0 - 3,5

2) Phần lề không gia cố

4,0 - 6,0

3) Phần dải phân cách:

tuỳ vật liệu phủ lấy t­ơng ứng theo 1)

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương