T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a


Các quá trình tái sử dụng phần mềm



tải về 1.07 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích1.07 Mb.
#32543
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

7.3 Các quá trình tái sử dụng phần mềm


CHÚ THÍCH: Người sử dụng tiêu chuẩn này, mong muốn thông qua các thủ tục tái sử dụng phần mềm của tổ chức, có thể yêu cầu bổ sung các điều khoản của tiêu chuẩn này với các điều khoản của tiêu chuẩn IEEE, IEEE Std 1517™-1999.

7.3.1 Quá trình kỹ thuật miền


7.3.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình kỹ thuật miền là để phát triển và duy trì các mô hình miền, các kiến trúc miền và các tài sản đối với miền đó.



7.3.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình kỹ thuật miền gồm:



  1. Các định dạng trình bày cho các mô hình miền và các kiến trúc miền được lựa chọn;

  2. Các giới hạn miền và các mối quan hệ của nó tới các miền khác được thiết lập;

  3. Mô hình miền đạt được các chức năng, khái niệm, khả năng và các tính năng khác biệt và chung trong miền đó được phát triển;

  4. Kiến trúc miền mô tả tập hợp các hệ thống trong miền đó, bao gồm cả các sự khác biệt và các sự tương đồng, được phát triển;

  5. Các tài sản thuộc về miền được chỉ định;

  6. Các tài sản thuộc về miền được mua hoặc phát triển và duy trì từ đầu tới cuối các vòng đời của chúng;

  7. Các kiến trúc và mô hình miền được duy trì từ đầu tới cuối các vòng đời của chúng;

CHÚ THÍCH 1: Kỹ thuật miền là một phương pháp tiếp cận dựa trên việc tái sử dụng để định nghĩa phạm vi (ví dụ: định nghĩa miền), chỉ rõ cấu trúc (ví dụ: kiến trúc miền) và xây dựng các tài sản (ví dụ: các yêu cầu, các thiết kế, mã phần mềm, tài liệu hướng dẫn) đối với một lớp các hệ thống, các hệ thống nhỏ hoặc các ứng dụng.

CHÚ THÍCH 2: Quá trình kỹ thuật miền có thể xếp chồng với các quá trình phát triển và bảo trì sử dụng các tài sản được quá trình kỹ thuật miền tạo ra.



7.3.1.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình kỹ thuật miền.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn IEEE Std 1517TM, cung cấp một tập các hoạt động và nhiệm vụ chi tiết hơn được sắp xếp tương ứng với các hoạt động và nhiệm vụ được trình bày dưới đây.

7.3.1.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.1.3.1.1 Kỹ sư thiết kế miền phải tạo ra và thực thi kế hoạch kỹ thuật miền.

7.3.1.3.1.2 Kỹ sư thiết kế miền phải lựa chọn định dạng trình bày được sử dụng đối với các mô hình và các kiến trúc miền.

7.3.1.3.1.3 Kỹ sư thiết kế miền phải thiết lập các thủ tục để tiếp nhận, giải quyết và cung cấp phản hồi tới bên quản lý tài sản dù các vấn đề hoặc các yêu cầu thay đổi xảy ra đối với các tài sản được kỹ sư thiết kế miền phát triển.

7.3.1.3.2 Phân tích miền

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.1.3.2.1 Kỹ sư thiết kế miền phải định nghĩa các giới hạn của miền và các mối quan hệ giữa miền này với các miền khác.

7.3.1.3.2.2 Kỹ sư thiết kế miền phải nhận biết các nhu cầu trước đó và hiện hành của các bên liên quan về các sản phẩm phần mềm trong miền này.

7.3.1.3.2.3 Kỹ sư thiết kế miền phải xây dựng các mô hình miền sử dụng các định dạng trình bày đã được lựa chọn trong hoạt động triển khai quá trình trong quá trình này.

7.3.1.3.2.4 Kỹ sư thiết kế miền phải xây dựng bảng từ vựng cung cấp thuật ngữ để mô tả các khái niệm miền quan trọng và các mối quan hệ giữa các tài sản chung hoặc tương tự của miền.

7.3.1.3.2.5 Kỹ sư thiết kế miền phải phân loại và tài liệu hóa các mô hình miền.

7.3.1.3.2.6 Kỹ sư thiết kế miền phải đánh giá các mô hình miền và bảng từ vựng miền phù hợp với các quy định về kỹ thuật mô hình được lựa chọn và phù hợp với các thủ tục xác thực và tiếp nhận tài sản của tổ chức.

7.3.1.3.2.7 Kỹ sư thiết kế miền phải tiến hành soát xét việc phân tích miền. Bên phát triển phần mềm, bên quản lý tài sản, chuyên gia về miền và người sử dụng sẽ được tính đến trong quá trình soát xét.

7.3.1.3.2.8 Kỹ sư thiết kế miền phải giao nộp các mô hình miền tới bên quản lý tài sản.

7.3.1.3.3 Thiết kế miền

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.1.3.3.1 Kỹ sư thiết kế miền phải tạo ra và tài liệu hóa kiến trúc miền, phù hợp với mô hình miền và các tiêu chuẩn của tổ chức như sau:

7.3.1.3.3.2 Kiến trúc miền sẽ được đánh giá phù hợp với các quy định của kỹ thuật thiết kế kiến trúc được lựa chọn và các thủ tục xác thực và tiếp nhận tài sản của tổ chức.

7.3.1.3.3.3 Đối với mỗi thực thể được lựa chọn để được thiết kế cho việc tái sử dụng, Kỹ sư thiết kế miền phải phát triển và tài liệu hóa đặc tả kỹ thuật tài sản.

7.3.1.3.3.4 Đối với mỗi tài sản xác định, đặc tả kỹ thuật của nó sẽ được đánh giá theo các thủ tục xác thực và tiếp nhận tài sản của tổ chức.

7.3.1.3.3.5 Kỹ sư thiết kế miền phải tiến hành soát xét thiết kế miền. Bên phát triển phần mềm, chuyên gia về miền và bên quản lý tài sản sẽ được tính đến trong việc soát xét này.

7.3.1.3.3.6 Kỹ sư thiết kế miền phải giao nộp kiến trúc miền tới bên quản lý tài sản.

7.3.1.3.4 Cung cấp tài sản

Đối với mỗi tài sản được phát triển hoặc được mua, hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.1.3.4.1 Kỹ sư thiết kế miền phải có được tài sản bằng việc mua hoặc phát triển.

7.3.1.3.4.2 Kỹ sư thiết kế miền phải tài liệu hóa và phân loại tài sản.

7.3.1.3.4.3 Kỹ sư thiết kế miền phải đánh giá tài sản phù hợp với các thủ tục xác thực và tiếp nhận tài sản của tổ chức.

7.3.1.3.4.4 Kỹ sư thiết kế miền phải tiến hành soát xét tài sản. Bên phát triển phần mềm và bên quản lý tài sản sẽ được bao gồm trong việc soát xét này.

7.3.1.3.4.5 Kỹ sư thiết kế miền phải giao nộp tài sản tới bên quản lý tài sản.

7.3.1.3.5 Bảo trì tài sản

Nhiệm vụ liên quan tới việc tái sử dụng sau đây được bổ sung vào quá trình bảo trì phần mềm khi nó được áp dụng để bảo trì tài sản.



7.3.1.3.5.1 Khi phân tích các yêu cầu cho việc chỉnh sửa tài sản và lựa chọn các phương án triển khai, kỹ sư thiết kế miền sẽ xem xét:

  1. Sự phù hợp với các mô hình miền và kiến trúc miền;

  2. Ảnh hưởng lên các hệ thống và các sản phẩm phần mềm sử dụng tài sản đó;

  3. Ảnh hưởng đến người sử dụng tài sản trong tương lai;

  4. Ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng tài sản.

7.3.2 Quá trình quản lý tài sản tái sử dụng


7.3.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý tài sản tái sử dụng là để quản lý thời gian tồn tại của các tài sản có thể tái sử dụng từ khi hình thành ý tưởng đến lúc ngừng sử dụng.



7.3.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý tài sản tái sử dụng gồm:



  1. Chiến lược quản lý tài sản được tài liệu hóa;

  2. Một lược đồ phân loại tài sản được thiết lập;

  3. Tiêu chí đối với việc tiếp nhận, xác thực và ngừng sử dụng tài sản được định nghĩa;

  4. Cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản được sử dụng;

  5. Việc sử dụng các tài sản được ghi lại;

  6. Các thay đổi đối với các tài sản được kiểm soát;

  7. Người sử dụng các tài sản được cảnh báo về các vấn đề được phát hiện, các sửa đổi được thực hiện, các phiên bản mới được tạo ra và việc xóa bỏ các tài sản khỏi cơ chế khôi phục và lưu trữ.

7.3.2.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý tài sản tái sử dụng.



7.3.2.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.2.3.1.1 Bên quản lý tài sản sẽ tạo ra kế hoạch quản lý tài sản để định nghĩa các tài nguyên và các thủ tục để quản lý các tài sản.

7.3.2.3.1.2 Bên quản lý tài sản sẽ thực thi kế hoạch.

7.3.2.3.1.3 Kế hoạch quản lý tài sản sẽ được soát xét phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Các Kỹ sư thiết kế miền và các quản trị viên chương trình sẽ được bao gồm trong việc soát xét.

7.3.2.3.2 Định nghĩa khôi phục và lưu trữ tài sản

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.2.3.2.1 Bên quản lý tài sản sẽ triển khai và duy trì cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản.

7.3.2.3.2.2 Bên quản lý tài sản nên phát triển, tài liệu hóa và duy trì một lược đồ phân loại được sử dụng trong việc phân loại các tài sản.

7.3.2.3.2.3 Bên quản lý tài sản sẽ tiến hành soát xét cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Các quản trị viên chương trình tái sử dụng và các kỹ sư thiết kế miền phải được bao gồm trong việc soát xét.

7.3.2.3.3 Kiểm soát và quản lý tài sản

Đối với mỗi tài sản, hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.2.3.3.1 Đối với mỗi tài sản đã giao nộp cho bên quản lý tài sản, tài sản đó sẽ được đánh giá dựa vào các tiêu chí xác thực và tiếp nhận tài sản.

7.3.2.3.3.2 Đối với mỗi tài sản được tiếp nhận, nó sẽ được làm cho khả dụng đối với việc tái sử dụng thông qua cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản.

7.3.2.3.3.3 Tài sản sẽ được phân loại phù hợp với lược đồ phân loại tái sử dụng, nếu bất kỳ lược đồ nào tồn tại.

7.3.2.3.3.4 Bên quản lý tài sản sẽ thực hiện quản lý cấu hình đối với tài sản bằng cách sử dụng quá trình quản lý cấu hình phần mềm.

7.3.2.3.3.5 Bên quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm theo dõi đối với mỗi quá trình tái sử dụng tài sản và báo cáo tới kỹ sư thiết kế miền thông tin về các việc tái sử dụng thực tế của tài sản đó.

7.3.2.3.3.6 Bên quản lý tài sản sẽ chuyển tiếp các yêu cầu hiệu chỉnh tài sản và các báo cáo vấn đề được nhận từ người tái sử dụng tài sản tới kỹ sư thiết kế miền để soát xét và hiệu chỉnh/sửa đổi các kế hoạch và các hoạt động.

7.3.2.3.3.7 Bên quản lý tài sản sẽ giám sát và ghi lại các báo báo/yêu cầu tài sản này và các hoạt động tiếp theo được thực hiện.

7.3.2.3.3.8 Bên quản lý tài sản sẽ cảnh báo tới tất cả người sử dụng tài sản và kỹ sư thiết kế miền, các vấn đề được phát hiện trong tài sản đó, các sửa đổi được thực hiện đối với tài sản, các phiên bản mới của tài sản và việc xóa bỏ tài sản khỏi cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản.

7.3.2.3.3.9 Bên quản lý tài sản sẽ ngừng sử dụng các tài sản khỏi cơ chế khôi phục và lưu trữ tài sản theo tiêu chí và thủ tục ngừng sử dụng tài sản.

7.3.3 Quá trình quản lý chương trình tái sử dụng


7.3.3.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý chương trình tái sử dụng là để lập kế hoạch, thiết lập, quản lý, kiểm soát và giám sát chương trình tái sử dụng của tổ chức và để khai thác một cách hệ thống các cơ hội tái sử dụng.



7.3.3.2 Kết quả

Nhờ kết qua triển khai thành công của quá trình quản lý chương trình tái sử dụng gồm:



  1. Chiến lược tái sử dụng của tổ chức, bao gồm mục đích, phạm vi, các mục tiêu và các mục đích của nó, được định nghĩa;

  2. Các miền cơ hội tái sử dụng tiềm năng được định nghĩa;

  3. Khả năng tái sử dụng có hệ thống của tổ chức được đánh giá;

  4. Khả năng tái sử dụng của mỗi miền được đánh giá;

  5. Các đề xuất tái sử dụng được đánh giá để đảm bảo rằng sản phẩm tái sử dụng là phù hợp đối với các ứng dụng được đề xuất;

  6. Chiến lược tái sử dụng được triển khai trong tổ chức;

  7. Các cơ chế thông báo, truyền thông và phản hồi diễn ra giữa các bên tham gia chịu ảnh hưởng được thiết lập;

  8. Chương trình tái sử dụng được giám sát và đánh giá.

CHÚ THÍCH: Các bên tham gia chịu ảnh hưởng có thể bao gồm quản trị viên chương trình tái sử dụng, bên quản lý tài sản, kỹ sư thiết kế miền, bên phát triển, bên vận hành và bên bảo trì.

7.3.3.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý tài sản tái sử dụng.



7.3.3.3.1 Khởi tạo

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.1.1 Chương trình tái sử dụng đối với tổ chức phải được khởi tạo bằng cách thiết lập chiến lược tái sử dụng của tổ chức bao gồm phạm vi, các mục đích, và mục tiêu tái sử dụng.

7.3.3.3.1.2 Bên bảo trợ quá trình tái sử dụng nên được định rõ tên.

7.3.3.3.1.3 Các bên tham gia chương trình tái sử dụng sẽ được nhận biết và các vai trò của họ sẽ được chỉ định.

7.3.3.3.1.4 Chức năng điều hành tái sử dụng sẽ được thiết lập để đảm đương thẩm quyền và trách nhiệm đối với chương trình tái sử dụng của tổ chức.

7.3.3.3.1.5 Chức năng hỗ trợ chương trình tái sử dụng sẽ được thiết lập.

7.3.3.3.2 Nhận dạng miền

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.2.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng được bên phát triển phần mềm, người sử dụng, kỹ sư thiết kế miền và bên quản lý phù hợp hỗ trợ, phải nhận biết và tài liệu hóa các miền để khảo sát các cơ hội tái sử dụng hoặc trong đó tổ chức dự định thực hiện tái sử dụng.

7.3.3.3.2.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng được bên phát triển phần mềm, người sử dụng, kỹ sư thiết kế miền và bên quản lý phù hợp hỗ trợ, phải đánh giá các miền để đảm bảo rằng chúng phản ánh một cách đúng đắn chiến lược tái sử dụng của tổ chức.

7.3.3.3.2.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải tiến hành soát xét phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Bên phát triển phần mềm, kỹ sư thiết kế miền và người sử dụng phải được bao gồm trong việc soát xét.

7.3.3.3.2.4 Khi có thêm thông tin về các kế hoạch và các miền của tổ chức trong tương lai, các sản phẩm phần mềm trở nên khả dụng hoặc khi các miền được phân tích, các miền này có thể được quản trị viên chương trình tái sử dụng tinh chỉnh và định nghĩa lại phạm vi.

7.3.3.3.3 Đánh giá việc tái sử dụng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.3.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá khả năng tái sử dụng có hệ thống của tổ chức.

7.3.3.3.3.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá mỗi miền đang được xem xét tái sử dụng để xác định khả năng tái sử dụng thành công trong miền đó.

7.3.3.3.3.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đưa ra các khuyến nghị để tinh chỉnh chiến lược tái sử dụng của tổ chức và kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng dựa vào kết quả của các đánh giá tái sử dụng.

7.3.3.3.3.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng, khi liên kết với kỹ sư thiết kế miền, bên quản lý tài sản, bên vận hành, bên bảo trì, bên phát triển, nhà cung cấp và bên mua sản phẩm phù hợp, phải cải tiến nâng cao các kỹ năng, công nghệ, các quá trình tái sử dụng, cơ cấu tổ chức và các phép đánh giá mà bao gồm cơ sở hạ tầng tái sử dụng.

7.3.3.3.4 Lập kế hoạch

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.4.1 Kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được tạo ra, tài liệu hóa và duy trì để định nghĩa các tài nguyên và các thủ tục để triển khai chương trình tái sử dụng.

7.3.3.3.4.2 Kế hoạch đó phải được soát xét và đánh giá tính đầy đủ, tính khả thi triển khai và khả năng để thực hiện chiến lược tái sử dụng của tổ chức đó. Việc đánh giá kế hoạch đó nên bao gồm các thành viên có chức năng điều hành tái sử dụng.

7.3.3.3.4.3 Sự chấp thuận và hỗ trợ đối với kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được tiếp nhận từ các chức năng điều hành tái sử dụng và bên quản lý phù hợp.

7.3.3.3.4.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải tiến hành soát xét phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Các thành viên có chức năng điều hành tái sử dụng và bên quản lý phù hợp phải được bao gồm trong việc soát xét.

7.3.3.3.5 Thực thi và kiểm soát

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.5.1 Các hoạt động trong kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được thực thi phù hợp với kế hoạch đó.

7.3.3.3.5.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải giám sát tiến độ chương trình tái sử dụng dựa vào chiến lược tái sử dụng của tổ chức và thực hiện bất kỳ điều chỉnh hợp lý cần thiết nào tới kế hoạch để thực hiện chiến lược đó.

7.3.3.3.5.3 Các vấn đề và các sự không phù hợp xảy ra trong khi thực thi kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được ghi lại và giải quyết.

7.3.3.3.5.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải định kỳ xác nhận lại trách nhiệm quản lý, sự hỗ trợ và sự cam kết đối với chương trình tái sử dụng.

7.3.3.3.6 Soát xét và đánh giá

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.3.3.3.6.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá định kỳ chương trình tái sử dụng đối với thành tựu đạt được của chiến lược tái sử dụng của tổ chức và tính hiệu quả và phù hợp được duy trì của chương trình tái sử dụng.

7.3.3.3.6.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải cung cấp kết quả đánh giá và các bài học kinh nghiệm tới cơ quan chức năng điều hành tái sử dụng và tới bên quản lý phù hợp.

7.3.3.3.6.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải khuyến nghị và thực hiện các thay đổi tới chương trình tái sử dụng, mở rộng chương trình tái sử dụng và cải tiến chương trình tái sử dụng khi thích hợp.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương