T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a


Các quá trình hỗ trợ phần mềm



tải về 1.07 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích1.07 Mb.
#32543
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

7.2 Các quá trình hỗ trợ phần mềm


CHÚ THÍCH: Các quá trình hỗ trợ được liệt kê dưới mục này là dành cho phần mềm và được gán tên là các quá trình hỗ trợ phần mềm. Mặc dù chúng đóng vài trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ quá trình triển khai phần mềm, các quá trình hỗ trợ phần mềm cũng có thể cung cấp các dịch vụ tới các quá trình khác, ví dụ: các quá trình thỏa thuận, kiểm tra chất lượng các hệ thống, hỗ trợ tiếp nhận phần mềm, vận hành phần mềm và quá trình bảo trì phần mềm.

7.2.1 Quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm


CHÚ THÍCH: Quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm là một cụ thể hóa của quá trình quản lý thông tin từ nhóm quá trình dự án trong tiêu chuẩn này.

7.2.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm là để phát triển và duy trì thông tin phần mềm ghi được quá trình tạo ra.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn ISO/IEC 15289 cung cấp nội dung chi tiết hơn đối với các thành phần thông tin quá trình vòng đời (tài liệu hướng dẫn).

7.2.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm gồm:



  1. Chiến lược xác định tài liệu hướng dẫn được đưa ra trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm được phát triển;

  2. Các tiêu chuẩn được áp dụng cho việc phát triển tài liệu hướng dẫn phần mềm được nhận biết;

  3. Tài liệu hướng dẫn được quá trình hoặc dự án đưa ra, được nhận biết;

  4. Nội dung và mục đích của tất cả tài liệu hướng dẫn được chỉ rõ, soát xét và được chấp thuận;

  5. Tài liệu hướng dẫn được phát triển và thực hiện khả thi phù hợp với các tiêu chuẩn xác định;

  6. Tài liệu hướng dẫn được duy trì phù hợp với các tiêu chí xác định.

7.2.1.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm.



7.2.1.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.1.3.1.1 Kế hoạch, định nghĩa các tài liệu hướng dẫn được đưa ra trong suốt vòng đời sản phẩm phần mềm phải được phát triển, tài liệu hóa và được triển khai. Mỗi tài liệu hướng dẫn được định nghĩa phải gồm những nội dung sau:

  1. Tiêu đề hoặc tên;

  2. Mục đích và nội dung;

  3. Đối tượng dự kiến;

  4. Các thủ tục và các trách nhiệm đối với đầu vào, sự phát triển, soát xét, sửa đổi, chấp thuận, sản xuất, lưu trữ, phân phối, bảo trì và quản lý cấu hình;

  5. Lịch trình đối với các phiên bản trung gian và cuối cùng.

7.2.1.3.2 Thiết kế và phát triển

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.1.3.2.1 Mỗi tài liệu xác định phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn tài liệu hướng dẫn có khả năng áp dụng về phương tiện, định dạng, mô tả nội dung, đánh số trang, sắp xếp hình ảnh/bảng biểu, đánh dấu an toàn/sở hữu độc quyền, đóng gói và các mục trình bày khác.

CHÚ THÍCH: Tài liệu hướng dẫn có thể khởi tạo và hoàn thành theo bất kỳ định dạng nào (ví dụ: bằng lời nói, văn bản, đồ họa, số) và có thể được lưu trữ, xử lý, sao chép và chuyển giao sử dụng bất kỳ phương pháp nào (ví dụ: điện tử, in, từ, quang).



7.2.1.3.2.2 Nguồn gốc và sự phù hợp của dữ liệu đầu vào đối với các tài liệu hướng dẫn phải được xác nhận. Các công cụ hỗ trợ tài liệu hướng dẫn tự động có thể được sử dụng.

7.2.1.3.2.3 Các tài liệu được chuẩn bị phải được soát xét và chỉnh sửa về định dạng, nội dung kỹ thuật và cách trình bày dựa vào các tiêu chuẩn tài liệu hướng dẫn. Chúng phải được người có thẩm quyền chấp thuận là đầy đủ trước khi ban hành.

7.2.1.3.3 Sản xuất

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.1.3.3.1 Các tài liệu hướng dẫn phải được sản xuất và cung cấp phù hợp với kế hoạch. Việc sản xuất và phân phối các tài liệu này có thể sử dụng giấy, điện tử hoặc phương tiện khác. Các tài liệu gốc phải được lưu trữ phù hợp với các yêu cầu đối với việc lưu giữ hồ sơ, an toàn, bảo trì và sao lưu.

7.2.1.3.3.2 Các kiểm soát phải được thiết lập phù hợp với quá trình quản lý cấu hình phần mềm (mục 7.2.2).

7.2.1.3.4 Bảo trì

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.1.3.4.1 Các nhiệm vụ của quá trình bảo trì phần mềm, được yêu cầu khi tài liệu hướng dẫn được sửa đổi, phải được thực hiện (xem mục 6.4.10). Đối với các tài liệu về quản lý cấu hình, các sửa đổi phải được quản lý phù hợp với quá trình quản lý cấu hình phần mềm (mục 7.2.2).

7.2.2 Quá trình quản lý cấu hình phần mềm


CHÚ THÍCH: Quá trình quản lý cấu hình phần mềm là một cụ thể hóa của quá trình quản lý cấu hình từ nhóm quá trình dự án trong tiêu chuẩn này.

7.2.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý cấu hình phần mềm là để thiết lập và duy trì tính toàn vẹn của các thành phần phần mềm của quá trình hoặc dự án và làm cho chúng khả dụng đối với các bên tham gia có liên quan.



7.2.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý cấu hình phần mềm gồm:



  1. Chiến lược quản lý cấu hình phần mềm được phát triển;

  2. Các thành phần được quá trình hoặc dự án tạo ra được nhận biết, định nghĩa và giới hạn cơ bản;

  3. Các sửa đổi và phát hành các thành phần được kiểm soát;

  4. Các sửa đổi và phát hành được làm cho khả dụng đối với các bên tham gia chịu ảnh hưởng;

  5. Trạng thái của các thành phần và các sửa đổi được ghi lại và báo cáo;

  6. Tính đầy đủ và tính kiên định của các thành phần được đảm bảo;

  7. Việc lưu trữ, xử lý và chuyển giao các thành phần được kiểm soát.

7.2.2.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý cấu hình phần mềm.



7.2.2.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.1.1 Kế hoạch quản lý cấu hình phần mềm phải được phát triển. Kế hoạch phải mô tả: các hoạt động quản lý cấu hình; các thủ tục và lịch trình để thực hiện các hoạt động này; trách nhiệm của tổ chức về việc thực hiện các hoạt động này; mối liên hệ của chúng với các tổ chức khác, ví dụ, việc phát triển hoặc bảo trì phần mềm. Kế hoạch này phải được tài liệu hóa và được triển khai.

CHÚ THÍCH: Kế hoạch này có thể là một phần của kế hoạch quản lý cấu hình hệ thống.



7.2.2.3.2 Nhận biết cấu hình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.2.1 Một lược đồ phải được thiết lập cho việc nhận biết các thành phần phần mềm và các phiên bản của chúng được kiểm soát đối với dự án. Đối với mỗi thành phần phần mềm và các phiên bản của nó, các điều sau đây phải được nhận biết: tài liệu hướng dẫn thiết lập giới hạn cơ bản; các tham chiếu phiên bản; các chi tiết nhận dạng khác.

7.2.2.3.3 Kiểm soát cấu hình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.3.1 Những điều sau đây phải được thực hiện: nhận biết và ghi hồ sơ các yêu cầu thay đổi; phân tích và đánh giá các thay đổi; chấp thuận hoặc không chấp thuận yêu cầu đó; triển khai, xác minh và phát hành thành phần phần mềm được sửa đổi. Dấu vết kiểm tra phải tồn tại, nhờ đó mỗi sửa đổi, lý do sửa đổi và quyền cho phép sửa đổi có thể được theo dõi. Việc kiểm soát và kiểm tra tất cả truy cập tới các thành phần phần mềm được kiểm soát mà xử lý các chức năng quan trọng về độ an toàn hoặc độ tin cậy phải được thực hiện.

CHÚ THÍCH: Quá trình quản lý việc giải quyết vấn đề phần mềm có thể cung cấp sự hỗ trợ cho hoạt động này.



7.2.2.3.4 Báo cáo trạng thái cấu hình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.4.1 Các hồ sơ quản lý và các báo cáo trạng thái thể hiện tình trạng và lịch sử của các thành phần phần mềm được kiểm soát, bao gồm các giới hạn cơ bản phải được chuẩn bị. Các báo cáo trạng thái nên bao gồm một số các thay đổi đối với dự án, các phiên bản thành phần phần mềm mới nhất, các nhận dạng phát hành, số lượng phát hành và các bản so sánh của các bản phát hành.

7.2.2.3.5 Đánh giá cấu hình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.5.1 Các nội dung sau phải được xác định và đảm bảo: tính đầy đủ về mặt chức năng của các thành phần phần mềm dựa vào các yêu cầu của chúng và tính đầy đủ về mặt vật lý của các thành phần phần mềm (cho dù mã hóa và thiết kế của chúng có phản ánh sự mô tả kỹ thuật mới nhất hay không).

7.2.2.3.6 Chuyển giao và quản lý phát hành

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.2.3.6.1 Việc phát hành và chuyển giao các sản phẩm phần mềm và tài liệu hướng dẫn phải được kiểm soát một cách chính thức. Các bản sao chép gốc về mã nguồn và tài liệu hướng dẫn phải được duy trì trong suốt thời gian tồn tại của sản phẩm phần mềm. Mã nguồn và tài liệu hướng dẫn gồm các chức năng quan trọng về độ an toàn hoặc tin cậy phải được xử lý, lưu trữ, đóng gói và chuyển giao phù hợp với các chính sách của các tổ chức liên quan.

7.2.3 Quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm


7.2.3.1 Mục đích

Mục đích của quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm là để cung cấp sự đảm bảo rằng các quá trình và sản phẩm công việc tuân theo các kế hoạch và các quy định được định nghĩa trước đó.



7.2.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm gồm:



  1. Chiến lược để tiến hành đảm bảo chất lượng được phát triển;

  2. Bằng chứng về việc đảm bảo chất lượng phần mềm được đưa ra và duy trì;

  3. Các vấn đề và/hoặc không tuân thủ các yêu cầu được nhận dạng và ghi lại;

  4. Sự tuân thủ của các sản phẩm, các quá trình và các hoạt động với các yêu cầu, các thủ tục và các tiêu chuẩn có khả năng áp dụng được xác minh.

7.2.3.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm.



7.2.3.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.3.3.1.1 Quá trình đảm bảo chất lượng phù hợp với dự án phải được thiết lập. Các mục đích của quá trình đảm bảo chất lượng phải đảm bảo rằng các sản phẩm phần mềm và các quá trình sử dụng để cung cấp các sản phẩm phần mềm đó tuân theo các yêu cầu đã được thiết lập của chúng và tuân thủ các kế hoạch đã được thiết lập của chúng.

7.2.3.3.1.2 Quá trình đảm bảo chất lượng nên được phối hợp với quá trình xác minh phần mềm (mục 7.2.4), quá trình xác nhận phần mềm (mục 7.2.5), quá trình soát xét phần mềm (mục 7.2.6) và quá trình kiểm tra phần mềm (mục 7.2.7).

7.2.3.3.1.3 Kế hoạch để tiến hành các hoạt động và nhiệm vụ của quá trình đảm bảo chất lượng phải được phát triển, tài liệu hóa, triển khai và duy trì trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng. Kế hoạch phải bao gồm như sau:

  1. Các tiêu chuẩn chất lượng, các phương pháp luận, các thủ tục và các công cụ để thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng (hoặc các tham chiếu của chúng trong tài liệu hướng dẫn chính thức của tổ chức);

  2. Các thủ tục đối với việc phối hợp và soát xét hợp đồng;

  3. Các thủ tục đối với việc nhận dạng, thu thập, sắp xếp, duy trì và hủy bỏ các hồ sơ ghi chất lượng;

  4. Các tài nguyên, lịch trình và các trách nhiệm đối với việc tiến hành các hoạt động đảm bảo chất lượng;

  5. Các hoạt động và nhiệm vụ được lựa chọn từ việc hỗ trợ các quá trình, ví dụ: quá trình xác minh phần mềm (mục 7.2.4), quá trình xác nhận phần mềm (mục 7.2.5), quá trình soát xét phần mềm (mục 7.2.6) và quá trình kiểm tra phần mềm (mục 7.2.7) và quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8).

7.2.3.3.1.4 Các hoạt động và nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đang diễn ra và được lên lịch trình phải được thực thi. Khi các vấn đề hoặc sự không phù hợp với các yêu cầu hợp đồng được phát hiện, chúng phải được tài liệu hóa và được coi như đầu vào của quá trình giải quyết vấn đề (mục 7.2.8). Các hồ sơ ghi các hoạt động và nhiệm vụ này, việc thực thi, các vấn đề và các cách giải quyết vấn đề của chúng phải được chuẩn bị và duy trì.

7.2.3.3.1.5 Các hồ sơ ghi các hoạt động và nhiệm vụ đảm bảo chất lượng phải được làm cho khả dụng đối với bên mua sản phẩm như được chỉ định trong hợp đồng.

7.2.3.3.1.6 Phải được đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu hợp đồng có quyền tự do tổ chức, có các tài nguyên và có thẩm quyền để cho phép đánh giá khách quan và để khởi tạo, tác động, giải quyết và xác minh các cách giải quyết vấn đề.

7.2.3.3.2 Đảm bảo sản phẩm

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.3.3.2.1 Phải được đảm bảo rằng tất cả kế hoạch được yêu cầu trong hợp đồng được tài liệu hóa, tuân thủ với hợp đồng, hai bên cùng thống nhất và được thực thi theo yêu cầu.

7.2.3.3.2.2 Phải được đảm bảo rằng các sản phẩm phần mềm và tài liệu hướng dẫn có liên quan tuân thủ hợp đồng và luôn gắn với các kế hoạch.

7.2.3.3.2.3 Trong việc chuẩn bị đối với việc chuyển giao các sản phẩm phần mềm, phải được đảm bảo rằng các sản phẩm phần mềm đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hợp đồng và được bên mua sản phẩm chấp nhận.

7.2.3.3.3 Đảm bảo quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.3.3.3.1 Phải được đảm bảo rằng các quá trình vòng đời phần mềm đó (quá trình cung cấp, phát triển, vận hành, bảo trì và các quá trình hỗ trợ bao gồm cả đảm bảo chất lượng) được sử dụng cho dự án tuân thủ hợp đồng và luôn gắn với các kế hoạch.

7.2.3.3.3.2 Phải được đảm bảo rằng các bài thực hành kỹ thuật phần mềm trong, môi trường phát triển, môi trường kiểm tra và các thư viện tuân thủ theo hợp đồng.

7.2.3.3.3.3 Phải được đảm bảo rằng các yêu cầu hợp đồng chính có khả năng áp dụng được chuyển tới nhà thầu phụ và các sản phẩm phần mềm của nhà thầu phụ đáp ứng các yêu cầu hợp đồng chính.

7.2.3.3.3.4 Phải được đảm bảo rằng bên mua sản phẩm và các bên tham gia khác được cung cấp các sự hợp tác và hỗ trợ cần thiết phù hợp với hợp đồng, các đàm phán và các kế hoạch.

7.2.3.3.3.5 Nên được đảm bảo rằng các phép đo quá trình và sản phẩm phần mềm là phù hợp với các thủ tục và các tiêu chuẩn đã thiết lập.

7.2.3.3.3.6 Phải được đảm bảo rằng nhân lực được phân công có kỹ năng và kiến thức cân thiết để đáp ứng các yêu cầu của dự án và tiếp nhận bất kỳ khóa đào tạo cần thiết nào.

7.2.3.3.4 Đảm bảo các hệ thống chất lượng

Hoạt đông này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.3.3.4.1 Các hoạt động quản lý chất lượng bổ sung có thể được đảm bảo phù hợp với các điều khoản của ISO 9001.

7.2.4 Quá trình xác minh phần mềm


7.2.4.1 Mục đích

Mục đích của quá trình xác minh phần mềm là để xác nhận rằng mỗi sản phẩm và/hoặc dịch vụ phần mềm của quá trình hoặc dự án phản ánh một cách chính xác các yêu cầu xác định.



7.2.4.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình xác minh phần mềm gồm:



  1. Chiến lược xác minh được phát triển và triển khai;

  2. Các tiêu chí đối với việc xác minh tất cả các sản phẩm phần mềm cần thiết được xác định;

  3. Các hoạt động xác minh cần thiết được thực hiện;

  4. Các sai sót được xác định và ghi lại;

  5. Kết quả của các hoạt động xác minh được làm cho khả dụng đối với khách hàng và các bên tham gia liên quan khác.

7.2.4.3 Hoạt động và kết quả

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình xác minh phần mềm.



7.2.4.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.4.3.1.1 Việc xác định phải được tạo ra nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác minh và mức độ độc lập của tổ chức đối với nỗ lực cần thiết đó. Các yêu cầu dự án phải được phân tích về mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro có thể được đo lường về mặt:

  1. Khả năng một lỗi không được phát hiện trong yêu cầu phần mềm hoặc hệ thống khiến gây tử vong hoặc gây thương tích cá nhân, vận hành thất bại hoặc thiệt hại hoặc mất mát về thiết bị ngẫu nhiên hoặc về tài chính;

  2. Độ chín muồi của và các rủi ro liên quan tới công nghệ phần mềm được sử dụng;

  3. Tính khả dụng của các nguồn vốn và các nguồn lực.

7.2.4.3.1.2 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác minh, quá trình xác minh phải được thiết lập để xác minh sản phẩm phần mềm.

7.2.4.3.1.3 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác minh độc lập, tổ chức đủ điều kiện chịu trách nhiệm về việc thực hiện xác minh phải được lựa chọn. Tổ chức này phải được đảm bảo về tính độc lập và thẩm quyền để thực hiện các hoạt động xác minh.

7.2.4.3.1.4 Căn cứ vào phạm vi, tầm quan trọng, độ phức tạp và mức độ rủi ro đã phân tích trên, các sản phẩm phần mềm và các hoạt động vòng đời mục tiêu yêu cầu xác minh phải được xác định. Các hoạt động và nhiệm vụ xác minh đã định nghĩa trong mục 7.2.4.3.2, bao gồm cả các công cụ, các kỹ thuật và các phương pháp liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, phải được lựa chọn đối với các sản phẩm phần mềm và các hoạt động vòng đời mục tiêu.

7.2.4.3.1.5 Căn cứ vào các nhiệm vụ xác minh như đã xác định, kế hoạch xác minh phải được phát triển và tài liệu hóa. Kế hoạch này phải chỉ ra các sản phẩm phần mềm và các hoạt động vòng đời đưa ra để xác minh, các nhiệm vụ xác minh cần thiết đối với mỗi sản phẩm phần mềm và hoạt động vòng đời và lịch trình, các trách nhiệm, các tài nguyên liên quan. Kế hoạch này cũng phải giải quyết các thủ tục để chuyển tiếp các báo cáo xác minh tới bên mua sản phẩm và các tổ chức tham gia khác.

7.2.4.3.1.6 Kế hoạch xác minh phải được triển khai. Các vấn đề và các sự không phù hợp được phát hiện bởi nỗ lực xác minh phải được đưa vào quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8). Tất cả các vấn đề và sự không phù hợp phải được giải quyết. Kết quả của các hoạt động xác minh phải được làm cho khả dụng đối với bên mua sản phẩm và các tổ chức tham gia khác.

7.2.4.3.2 Xác minh

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.4.3.2.1 Xác minh các yêu cầu. Các yêu cầu phải được xác minh bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây:

  1. Các yêu cầu hệ thống là nhất quán, khả thi và có thể kiểm tra;

  2. Các yêu cầu hệ thống đã được phân phối một cách phù hợp tới các thành phần phần cứng, các thành phần phần mềm và các hoạt động thủ công theo các tiêu chí thiết kế;

  3. Các yêu cầu phần mềm là nhất quán, khả thi, có thể kiểm tra và phản ánh một cách chính xác các yêu cầu hệ thống;

  4. Các yêu cầu phần mềm liên quan tới độ tin cậy, tính an toàn và mức độ rủi ro là chính xác như được thể hiện theo các phương pháp chặt chẽ phù hợp.

7.2.4.3.2.2 Xác minh thiết kế. Thiết kế phải được xác minh bằng cách xem xét các tiêu chí được kê dưới đây:

  1. Thiết kế là đúng đắn và phù hợp với và có khả năng theo dõi tới các yêu cầu;

  2. Thiết kế thực hiện đúng trình tự của các sự kiện, các đầu vào, đầu ra, các giao diện, luồng logic, phân bổ quỹ kích cỡ và thời gian và định nghĩa cô lập và khôi phục lỗi;

  3. Thiết kế được lựa chọn có thể được xuất phát từ các yêu cầu;

  4. Thiết kế triển khai các yêu cầu về độ tin cậy, an toàn và các yêu cầu quan trọng khác một cách chính xác như được thể hiện theo các phương pháp chặt chẽ phù hợp.

7.2.4.3.2.3 Xác minh mã nguồn. Mã nguồn phải được xác minh bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây:

  1. Mã nguồn có thể khả năng theo dõi tới thiết kế và các yêu cầu, có thể kiểm tra, là chính xác và tuân thủ các yêu cầu và các tiêu chuẩn mã hóa;

  2. Mã nguồn thực hiện đúng trình tự sự kiện, các giao diện nhất quán, luồng kiểm soát và dữ liệu đúng, tính đầy đủ, phân bổ quỹ kích thước và thời gian thích hợp và định nghĩa cô lập và khôi phục lỗi;

  3. Mã nguồn được lựa chọn có thể xuất phát từ thiết kế hoặc các yêu cầu;

  4. Mã nguồn triển khai các yêu cầu về độ tin cậy, an toàn và các yêu cầu quan trọng khác một cách chính xác như được thể hiện theo các phương pháp chặt chẽ phù hợp.

7.2.4.3.2.4 Xác minh việc tích hợp. Việc tích hợp phải được xác minh bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây:

  1. Các đơn vị và các phần tử phần mềm của mỗi thành phần phần mềm đã được tích hợp đầy đủ và chính xác thành thành phần phần mềm;

  2. Các thành phần phần cứng, các thành phần phần mềm và các hoạt động thủ công của hệ thống đã được tích hợp đầy đủ và chính xác thành hệ thống;

  3. Các nhiệm vụ tích hợp đã được thực hiện phù hợp với kế hoạch tích hợp.

7.2.4.3.2.5 Xác minh tài liệu hướng dẫn. Tài liệu hướng dẫn phải được xác minh bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây:

  1. Tài liệu hướng dẫn là đầy đủ, hoàn thiện và nhất quán;

  2. Việc chuẩn bị tài liệu hướng dẫn là kịp thời;

  3. Quản lý cấu hình các tài liệu tuân theo các thủ tục xác định.

7.2.5 Quá trình xác nhận phần mềm


7.2.5.1 Mục đích

Mục đích của quá trình xác nhận phần mềm là để xác nhận rằng các yêu cầu đối với việc sử dụng dự kiến cụ thể của sản phẩm phần mềm được đáp ứng.



7.2.5.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình xác nhận phần mềm gồm:



  1. Chiến lược xác nhận được phát triển và triển khai;

  2. Các tiêu chí đối với việc xác nhận tất cả các sản phẩm cần thiết được xác định;

  3. Các hoạt động xác nhận cần thiết được thực hiện;

  4. Các vấn đề được nhận dạng và ghi lại;

  5. Bằng chứng được cung cấp rằng các sản phẩm phần mềm như đã được phát triển là phù hợp đối với mục đích sử dụng của chúng;

  6. Kết quả của các hoạt động xác nhận được làm cho khả dụng đối với khách hàng và các bên tham gia khác.

7.2.5.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình xác nhận phần mềm.



7.2.5.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.5.3.1.1 Việc xác định phải được thực hiện nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác nhận và mức độ độc lập của tổ chức đối với nỗ lực cần thiết đó.

7.2.5.3.1.2 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác nhận, quá trình xác nhận phải được thiết lập để xác nhận hệ thống hoặc sản phẩm phần mềm. Các nhiệm vụ xác nhận được định nghĩa dưới đây, bao gồm cả các công cụ, các kỹ thuật, các phương pháp liên kết cho việc thực hiện các nhiệm vụ, phải được lựa chọn.

7.2.5.3.1.3 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực độc lập, tổ chức có khả năng chịu trách nhiệm để tiến hành xác nhận phải được lựa chọn. Bên thực hiện xác nhận phải được đảm bảo về tính độc lập và thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ xác nhận.

7.2.5.3.1.4 Kế hoạch xác nhận phải được phát triển và tài liệu hóa. Kế hoạch này phải bao gồm, nhưng không giới hạn, như sau:

  1. Các thành phần đưa ra để xác nhận;

  2. Các nhiệm vụ xác nhận để được thực hiện;

  3. Các tài nguyên, các trách nhiệm và lịch trình cho việc xác nhận;

  4. Các thủ tục để chuyển tiếp các báo cáo xác nhận tới bên mua sản phẩm và các bên tham gia khác.

7.2.5.3.1.5 Kế hoạch xác nhận phải được triển khai. Các vấn đề và sự không phù hợp được phát hiện bởi việc xác nhận phải được đưa vào quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8). Tất cả vấn đề và sự không phù hợp phải được giải quyết. Kết quả của các hoạt động xác nhận phải được làm cho khả dụng đối với bên mua sản phẩm và các tổ chức tham gia khác.

7.2.5.3.2 Xác nhận

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

CHÚ THÍCH: Các phương pháp khác bên cạnh việc kiểm tra (ví dụ: phân tích, mô hình hóa, mô phỏng, vv…) có thể được áp dụng đối với việc xác nhận.

7.2.5.3.2.1 Chuẩn bị các yêu cầu kiểm tra được lựa chọn, các trường hợp thử nghiệm và các đặc tả kiểm tra cho việc phân tích kết quả kiểm tra.

7.2.5.3.2.2 Đảm bảo rằng các yêu cầu kiểm tra, các trường hợp kiểm tra và các đặc tả kiểm tra này phản ánh các yêu cầu cụ thể đối với mục đích sử dụng.

7.2.5.3.2.3 Tiến hành các bài kiểm tra trong các mục 7.2.5.3.2.1 và 7.2.5.3.2.2, bao gồm:


  1. Kiểm tra với các đầu vào suy biến, giới hạn và ứng suất;

  2. Kiểm tra sản phẩm phần mềm về khả năng của nó để cô lập và giảm thiểu tác động của các lỗi; nghĩa là xuống cấp từ từ khi xảy ra lỗi, yêu cầu trợ giúp của bên vận hành khi có các trạng thái suy biến, giới hạn và ứng suất;

  3. Kiểm tra rằng người sử dụng đại diện có thể đạt được một cách thành công các nhiệm vụ dự kiến của họ bằng cách sử dụng sản phẩm phần mềm đó.

7.2.5.3.2.4 Xác nhận rằng sản phẩm phần mềm đáp ứng được mục đích sử dụng của nó.

7.2.5.3.2.5 Kiểm tra sản phẩm phần mềm khi thích hợp trong các phạm vi được lựa chọn của môi trường mục tiêu.

7.2.6 Quá trình soát xét phần mềm


7.2.6.1 Mục đích

Mục đích của quá trình soát xét phần mềm là để duy trì sự hiểu biết chung với các bên liên quan về tiến độ so với các mục tiêu thỏa thuận và những gì nên được thực hiện để đảm bảo việc phát triển sản phẩm mà thỏa mãn các bên liên quan. Soát xét phần mềm có thể được thực hiện tại mức quản lý và kỹ thuật dự án và được tiến hành từ đầu tới cuối thời gian tồn tại của dự án.



7.2.6.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình soát xét phần mềm gồm:



  1. Soát xét về mặt kỹ thuật và quản lý được tiến hành dựa vào các nhu cầu của dự án;

  2. Trạng thái các các sản phẩm của hoạt động từ một quá trình được đánh giá thông qua các hoạt động soát xét;

  3. Kết quả soát xét được thông báo tới tất cả bên tham gia chịu ảnh hưởng;

  4. Các hoạt động tạo ra từ việc soát xét được theo dõi tới khi đóng dự án;

  5. Các rủi ro và các vấn đề được nhận dạng và ghi lại.

7.2.6.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình soát xét phần mềm.



7.2.6.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.6.3.1.1 Soát xét định kỳ sẽ được thực hiện tại các mốc được xác định trước như đã chỉ định trong kế hoạch dự án. Các bên liên quan nên xác định nhu cầu đối với bất kỳ soát xét đặc biệt nào trong đó các bên tham gia thỏa thuận có thể tham gia.

7.2.6.3.1.2 Tất cả các tài nguyên được yêu cầu để tiến hành soát xét sẽ được cung cấp. Các tài nguyên này bao gồm nhân lực, địa điểm, phương tiện, phần cứng, phần mềm và các công cụ.

7.2.6.3.1.3 Các bên tham gia tham gia trong quá trình soát xét nên thỏa thuận các nội dung sau tại mỗi quá trình soát xét: nội dung cuộc họp, các sản phẩm phần mềm (kết quả của một hoạt động) và các vấn đề được soát xét; phạm vi và các thủ tục; các điều kiện bắt đầu và kết thúc đối với việc soát xét.

7.2.6.3.1.4 Các vấn đề được phát hiện trong khi soát xét sẽ được ghi lại và đưa vào quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8) khi cần thiết.

7.2.6.3.1.5 Kết quả soát xét phải được tài liệu hóa và được thông báo. Thông báo này bao gồm sự tương thích soát xét (ví dụ: chấp thuận, không chấp thuận hoặc chấp thuận ngẫu nhiên) về kết quả soát xét.

7.2.6.3.1.6 Các bên tham gia tham gia sẽ thỏa thuận về kết quả soát xét và bất kỳ trách nhiệm hành động và tiêu chí kết thúc nào.

7.2.6.3.2 Soát xét việc quản lý dự án

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.6.3.2.1 Tình trạng dự án phải được đánh giá liên quan tới các hướng dẫn, các tiêu chuẩn, các lịch trình và các kế hoạch dự án có khả năng áp dụng. Kết quả soát xét nên được xem xét bởi việc quản lý phù hợp và nên cung cấp các điều sau:

  1. Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, dựa vào việc đánh giá trạng thái hoạt động hoặc sản phẩm phần mềm;

  2. Duy trì việc kiểm soát toàn bộ dự án thông qua việc phân phối đầy đủ các tài nguyên;

  3. Thay đổi hướng dự án hoặc xác định nhu cầu về việc lập kế hoạch thay thế;

  4. Đánh giá và quản lý các vấn đề rủi ro có thể hủy hoại sự thành công của dự án.

7.2.6.3.3 Soát xét kỹ thuật

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.6.3.3.1 Soát xét kỹ thuật sẽ được thực hiện để đánh giá các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm dưới việc xem xét và cung cấp bằng chứng rằng:

  1. Các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm là hoàn thiện;

  2. Các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm tuân thủ các đặc tả kỹ thuật và các tiêu chuẩn;

  3. Các thay đổi đến các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm được triển khai một cách phù hợp và chỉ ảnh hưởng tới các phạm vi được quá trình quản lý cấu hình định nghĩa (mục 7.2.2);

  4. Các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm tuân theo các lịch trình có thể áp dụng;

  5. Các sản phẩm hoặc các dịch vụ phần mềm là sẵn sàng cho hoạt động kế hoạch tiếp theo;

  6. Sự phát triển, vận hành hoặc bảo trì được tiến hành theo các kế hoạch, các lịch trình, các tiêu chuẩn và các hướng dẫn của dự án.

7.2.7 Quá trình kiểm tra phần mềm


7.2.7.1 Mục đích

Mục đích của quá trình kiểm tra phần mềm là để xác định một cách độc lập sự tuân thủ của các quá trình và các sản phẩm được lựa chọn với các yêu cầu, các kế hoạch và thỏa thuận, khi thích hợp.



7.2.7.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình kiểm tra phần mềm gồm:



  1. Chiến lược kiểm tra được phát triển và triển khai;

  2. Việc tuân thủ của các quá trình và/hoặc các dịch vụ và/hoặc các sản phẩm phần mềm được lựa chọn với các yêu cầu, các kế hoạch và sự thỏa thuận được xác định theo chiến lược kiểm tra;

  3. Các việc kiểm tra được bên tham gia độc lập phù hợp tiến hành;

  4. Các vấn đề được phát hiện trong suốt quá trình kiểm tra được nhận dạng và thông báo tới bên chịu trách nhiệm về hoạt động khắc phục và giải quyết.

7.2.7.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình kiểm tra phần mềm.



7.2.7.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



7.2.7.3.1.1 Các quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện tại các mốc được xác định trước như đã chỉ định trong kế hoạch dự án.

7.2.7.3.1.2 Người kiểm tra sẽ không có bất kỳ trách nhiệm trực tiếp nào đối với các hoạt động và các sản phẩm phần mềm mà họ kiểm tra.

7.2.7.3.1.3 Tất cả các tài nguyên được yêu cầu để tiến hành việc kiểm tra sẽ được các bên tham gia đồng ý. Các tài nguyên này bao gồm người hỗ trợ, địa điểm, các phương tiện, phần cứng, phần mềm và các công cụ.

7.2.7.3.1.4 Các bên tham gia nên thỏa thuận các nội dung sau tại mỗi lần kiểm tra: nội dung; các sản phẩm phần mềm (và kết quả của một hoạt động) được rà soát; các thủ tục và phạm vi kiểm tra; các điều kiện bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra.

7.2.7.3.1.5 Các vấn đề được phát hiện trong các quá trình kiểm tra sẽ được ghi lại và đưa vào quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8) khi cần thiết.

7.2.7.3.1.6 Sau khi thoàn thành quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra có thể được tài liệu hóa và được cung cấp tới bên tham gia được kiểm tra. Bên tham gia được kiểm tra sẽ xác nhận tới bên tham gia kiểm tra bất kỳ vấn đề nào được tìm thấy trong quá trình kiểm tra và các cách giải quyết vấn đề liên quan đã lập kế hoạch.

7.2.7.3.1.7 Các bên tham gia tham gia sẽ thỏa thuận về kết quả kiểm tra và bất kỳ trách nhiệm hành động và tiêu chí kết thúc nào.

7.2.7.3.2 Kiểm tra phần mềm

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.7.3.2.1 Các quá trình kiểm tra phần mềm sẽ được tiến hành để đảm bảo rằng:

  1. Khi được viết mã, các sản phẩm phần mềm (ví dụ: một thành phần phần mềm) phản ánh đúng tài liệu hướng dẫn thiết kế;

  2. Các yêu cầu đo kiểm và rà soát tiếp nhận được quy định bởi tài liệu hướng dẫn là phù hợp đối với việc tiếp nhận các sản phẩm phần mềm;

  3. Dữ liệu kiểm tra tuân thủ các đặc tả kỹ thuật;

  4. Các sản phẩm phần mềm được kiểm tra thành công và đáp ứng các đặc tả kỹ thuật của chúng;

  5. Các báo cáo kiểm tra là chính xác và các sự sai lệch giữa kết quả kỳ vọng và thực tế được giải quyết;

  6. Tài liệu hướng dẫn người sử dụng tuân thủ các tiêu chuẩn như đã chỉ định;

  7. Các hoạt động đã được tiến hành theo hợp đồng, các kế hoạch và các yêu cầu có thể áp dụng;

  8. Các chi phí và lịch trình tuân thủ với các kế hoạch đã thiết lập.

7.2.8 Quá trình giải quyết vấn đề phần mềm


7.2.8.1 Mục đích

Mục đích của quá trình giải quyết vấn đề phần mềm là để đảm bảo rằng tất cả vấn đề được phát hiện được nhận dạng, phân tích, quản lý và kiểm soát để giải quyết.



7.2.8.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình giải quyết vấn đề phần mềm gồm:



  1. Chiến lược quản lý vấn đề được phát triển;

  2. Các vấn đề được ghi lại, nhận biết và phân loại;

  3. Các vấn đề được phân tích và đánh giá để xác định giải pháp có khả năng áp dụng;

  4. Giải quyết vấn đề được triển khai;

  5. Các vấn đề được theo dõi tới khi đóng dự án;

  6. Tình trạng của tất cả vấn đề đã báo cáo được nhận biết.

CHÚ THÍCH: Quá trình giải quyết vấn đề phần mềm có thể được sử dụng hoặc tương thích một cách dễ dàng để quản lý, theo dõi và kiểm soát các yêu cầu thay đổi phần mềm.

7.2.8.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình giải quyết vấn đề phần mềm.



7.2.8.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.8.3.1.1 Quá trình giải quyết vấn đề sẽ được thiết lập để xử lý tất cả vấn đề (bao gồm cả sự không phù hợp) được phát hiện trong các hoạt động và các sản phẩm phần mềm. Quá trình này sẽ tuân theo các yêu cầu sau:

  1. Quá trình này sẽ là một chu trình khép kín, đảm bảo rằng: tất cả vấn đề được phát hiện được báo cáo ngay lập tức và được đưa vào quá trình giải quyết vấn đề; hoạt động được khởi tạo dựa vào chúng; các bên tham gia liên quan được cho biết về sự tồn tại của vấn đề khi thích hợp; các nguyên nhân được xác định, phân tích và, khi có thể, được loại bỏ; cách giải quyết và hủy bỏ được hoàn thiện; tình trạng được theo dõi và báo cáo; các bản ghi hồ sơ các vấn đề được duy trì như đã quy định trong hợp đồng;

  2. Quá trình nên bao gồm một lược đồ để phân loại và ưu tiên các vấn đề. Mỗi vấn đề nên được phân loại bởi hạng mục và sự ưu tiên để thuận tiện phân tích xu hướng và giải quyết vấn đề;

  3. Việc phân tích sẽ được thực hiện để phát hiện các xu hướng trong các vấn đề đã báo cáo;

  4. Việc hủy bỏ và giải quyết vấn đề sẽ được đánh giá: để đánh giá rằng các vấn đề đã được giải quyết, các xu hướng bất lợi đã được thay đổi hoàn toàn và các thay đổi đã được triển khai một cách chính xác trong các hoạt động và các sản phẩm phần mềm phù hợp; để xác định xem liệu các vấn đề bổ sung đã được đưa ra hay chưa.

7.2.8.3.2 Giải quyết vấn đề

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



7.2.8.3.2.1 Khi các vấn đề (bao gồm cả sự không phù hợp) đã được phát hiện trong một sản phẩm phần mềm hoặc một hoạt động, một bản báo cáo vấn đề sẽ được chuẩn bị để mô tả mỗi vấn đề đã phát hiện. Bản báo cáo vấn đề sẽ được sử dụng như một phần của quá trình vòng kín đã mô tả trên: từ việc phát hiện vấn đề, thông qua sự khảo sát, phân tích, giải quyết vấn đề và nguyên nhân của nó, cho đến việc phát hiện xu hướng qua các vấn đề đó.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương